Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Luận văn nhằm Đánh giá thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn đến 2030. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÚ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÚ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tú
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Minh Thọ là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội Nông dân, các phòng ban huyện Phú Bình đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tú
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................... x MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2. Hoạt động ủy thác tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội ............ 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 30 1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam............................................. 30 1.2.2. Một số kinh nghiệm về hoạt động ủy thác của ngân hàng chính sách cho hội nông dân ở một số địa phương......................................... 32 1.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc ủy thác của ngân hàng chính sách cho hội nông dân ở huyện Phú Bình ............................................. 38 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 40 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình .......... 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 40 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 43 2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Phú Bình ........................................ 48 2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình ...... 50
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 51 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 51 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 51 2.3.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ............................................. 53 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 53 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 56 3.1. Thực trạng ủy thác tín dụng của Ngân hàng chính sách đến Hội nông dân huyện Phú Bình .............................................................................. 56 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Hội nông dân huyện Phú Bình....... 56 3.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Phó giám đốc ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình .......................................................................... 60 3.1.3. Các hoạt động chính của NHCSXH huyện Phú Bình ........................... 62 3.1.4. Tình hình ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị-xã hội ....... 63 3.2. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện Phú Bình ................................................................................................ 66 3.2.1. Bộ máy Tổ chức hội Nông dân huyện Phú Bình .................................. 67 3.2.2. Nhân lực hội Nông dân huyện Phú Bình .............................................. 69 3.2.3. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Phú Bình ........ 70 3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nông dân .................................. 78 3.3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng .............................. 78 3.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra .................................................. 82 3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân......... 87 3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay ................................................... 87 3.4.2. Nhận thức người dân ............................................................................. 90 3.5. Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển nông thôn............................................................................................... 93
- v 3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng trên địa bàn huyện Phú Bình đến năm 2025 ................................ 97 KẾT LUẬN.................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 107
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CSXH : Chính sách xã hội DĐĐT : Dồn điền đổi thửa DN : Doanh nghiệp ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức Nông Lương thế giới GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã ICOR : hệ số sử dụng vốn KHCN : Khoa học Công nghệ NN-PTNT : Nông nghiệp - Phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới ODA : Vốn viện trợ PT : Phát triển PTNN : Phát triển nông nghiệp TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019 ..... 42 Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2017 -2019 ................................................................................ 44 Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 ................................................................. 47 Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Phú Bình ................. 59 Bảng 3.2: Tình hình uỷ thác qua các tổ chức hội ...................................... 64 Bảng 3.3: Kết quả dư nợ cho vay của NHCSXH thông qua các tổ chức chính trị xã hội trong 3 năm 2017-2019 .......................... 66 Bảng 3.4: Tình hình nhân lực hội Nông dân huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 ........................................................................ 69 Bảng 3.5: Tình hình dư nợ của Hội nông dân ở huyện Phú Bình trong 3 năm 2017 - 2019 .................................................................... 70 Bảng 3.6: Số dư nợ của NHCSXH ở huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 ..... 72 Bảng 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay trong 3 năm 2017-2019 ................................................................................. 74 Bảng 3.8: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay trong 3 năm 2017-2019 ................................................................................. 76 Bảng 3.9: Diễn biến nợ quá hạn trong 3 năm (2017-2019) ...................... 77 Bảng 3.10: Một số thông tin chung về các hộ điều tra................................ 79 Bảng 3.11: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra .......................................... 80 Bảng 3.12: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ sau khi sửa dụng vốn vay ...................................................................................... 81 Bảng 3.13: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra.................................... 83 Bảng 3.14: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay............................ 84
- viii Bảng 3.15: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay ............................ 85 Bảng 3.16: Hiệu quả của sự vay vốn có sự thay đổi về thu nhập của các hộ được phỏng vấn ............................................................. 88 Bảng 3.17: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng ................... 91 Bảng 3.18: Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử dụng vốn hiệu quả ..................................................................... 92 Bảng 3.19: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ khi được vay vốn ....... 95
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức PGD NHCSXH huyện Phú Bình ........ 61 Sơ đồ 3.2: Tổ chức Hội nông dân huyện Phú Bình ................................. 67 Biểu đồ 3.1: Tình hình dư nợ qua 3 năm ..................................................... 71 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của ngân hàng CSXH ................. 72 Biểu đồ 3.3: Tình hình dự nợ cho vay theo mục đích ................................. 76 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo ................................................ 82 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu nhập của hộ không nghèo ..................................... 82 Biểu đồ 3.6: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra ................................. 83 Biểu đồ 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay .......................... 86 Biểu đồ 3.8: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn ................... 89
- x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ và tên: Nguyễn Văn Tú Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Khóa học: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ 1. Tên luận văn Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 2. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, góp phần không nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mô, bênh cạnh đó nhu cầu ngày càng lớn về tín dụng để từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đảng, Nhà nước đã có nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho linh vực nông nghiệp đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hoạt động đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhất là dịch vụ hỗ trợ vốn, trong đó hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, trong đó Hội nông dân đóng góp vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân các cấp vẫn còn những hạn chế như: việc tổ chức thực hiện dịch vụ ủy thác chưa toàn diện, đầy đủ các nội dung trong quy trình vay vốn. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dung ưu đãi của Nhà nước chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói chung và hội viên hội nông dân nói riêng. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt yêu cầu. Quá trình xét cho vay vốn ở Tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên, nông dân đôi lúc còn nghi ngờ.
- xi Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động ủy thác của cấp hội chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa tốt. Không ít đơn vị chưa chưa kịp thời phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để kiểm điểm, đánh giá hoạt động ủy thác theo định kỳ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội về ủy thác, hướng dẫn giúp đỡ hộ vay vốn về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh còn ít. Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV chưa đồng đều, tỷ lệ số tổ hoạt động trung bình, yếu còn cao. Xuất phát từ thực tiền đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trang và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu với mong muốn đưa kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân, góp phần nâng cao đời sông nhân dân ở địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và ủy thác tín dụng để thấy rõ vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế nông thôn. - Đánh giá thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn đến 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin gồm thu thập tài liệu thứ cấp và thu thập tài liệu sơ cấp. - Phương pháp xử lý số liệu
- xii - Phương pháp phân tích gồm: Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp so sánh ... 5. Kết quả nghiên cứu chính Luận văn nghiên cứu về thực trạng ủy thác tín dụng cho hội nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình. Luận văn đã nghiên cứu được thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nông của hộ điều tra. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nông dân trên địa bàn huyện. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn phù hợp đối với các hộ vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện. 6. Kết luận chủ yếu Hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nông dân là một việc làm hết sức cần thiết cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Việc triển khai hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nông dân trên cả nước và tỉnh Thái Nguyên là cơ sở để giúp huyện Phú Bình để thúc đẩy nâng cao hiệu quả tín dụng và giúp cho cải thiện đời sống của người dân góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở huyện. Để hoạt động ủy thác tín dụng ngày càng phát triển bên cạnh sự chủ động tích cực, tự thân vận động của mỗi hộ vay vốn cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các hội đoàn thể và nân hàng; chính sách hỗ trợ chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục dễ dàng, hướng dẫn người dân sử dụng vốn có hiệu quả... Ngày tháng 05 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HỌC VIÊN HƯỚNG DẪN
- xiii TS. Nguyễn Thị Minh Thọ Nguyễn Văn Tú
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, góp phần không nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mô, bênh cạnh đó nhu cầu ngày càng lớn về tín dụng để từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đảng, Nhà nước đã có nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho linh vực nông nghiệp đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hoạt động đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhất là dịch vụ hỗ trợ vốn, trong đó hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, trong đó Hội nông dân đóng góp vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, tạo sức lan tỏa lớn, giúp cho nhiều cán bộ, hội viên nông dân học tập kinh nghiệm, cách làm, góp phần thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Dư nợ tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua Hội Nông dân liên tục tăng từ năm 2015 đến nay, cả về khối lượng tín dụng và số lượng, chất lượng các chương trình tín dụng. Tính đến 30/6/2019, có 100% Hội Nông dân cấp tỉnh và cấp huyện ký văn bản thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng cấp; 100% Hội Nông dân cấp xã đã ký Hợp đồng ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện. Hội Nông dân Việt Nam đang trực tiếp quản lý 56.532 Tổ TK&VV với 2.062.380 thành viên. Nhận tổng số ủy thác của các chương trình tín dụng từ Ngân hàng CSXH với 61.961 tỷ đồng (tăng 31.074 tỷ đồng so với 31/12/2019), chiếm 31,16% tổng dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội [21].
- 2 Tuy nhiên, hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân các cấp vẫn còn những hạn chế như: việc tổ chức thực hiện dịch vụ ủy thác chưa toàn diện, đầy đủ các nội dung trong quy trình vay vốn. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dung ưu đãi của Nhà nước chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói chung và hội viên hội nông dân nói riêng. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt yêu cầu. Quá trình xét cho vay vốn ở Tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên, nông dân đôi lúc còn nghi ngờ. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động ủy thác của cấp hội chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa tốt. Không ít đơn vị chưa chưa kịp thời phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để kiểm điểm, đánh giá hoạt động ủy thác theo định kỳ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội về ủy thác, hướng dẫn giúp đỡ hộ vay vốn về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh còn ít. Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV chưa đồng đều, tỷ lệ số tổ hoạt động trung bình, yếu còn cao. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trang và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu với mong muốn đưa kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân, góp phần nâng cao đời sông nhân dân ở địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và ủy thác tín dụng để thấy rõ vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế nông thôn. - Đánh giá thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019.
- 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn đến 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu: - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về ủy thác tín dụng của hội nông dân của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Quy trình và hiệu quả của việc ủy thác tín dụng của hội nông dân ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Những hộ nông dân được vay vốn ủy thác của ngân hàng cho hội nông dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2017-2019. + Số liệu sơ cấp thu thập năm 2019. + Giải pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về ủy thác tín dụng của hội nông dân. 4. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Đề tài là thông tin cơ sở về hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là công trình khoa học dùng để tham khảo cho lãnh đạo huyện Phú Bình, các sở, ban ngành tỉnh Thái Nguyên trong công tác phát triển hoạt động ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và hội nông dân huyện nói riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn:
- 4 Kết quả phân tích thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2019 và các đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên sẽ là tài liệu quý cho các nhà lãnh đạo địa phương trong công tác chỉ đạo các tổ chức có liên quan đến hoạt động tín dụng.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển Lucien Febvre, nhà nghiên cứu xã hội học Pháp nói: không bao giờ mất thì giờ vô ích để khảo cứu về lịch sử một tử, khi ông ta nghiên cứu từ văn minh. Tôi cũng muốn áp dụng quan điểm đó để nghiên cứu lịch sử của khái niệm phát triển. Một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ phát triển ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson. Trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm phát triển được sử dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển. Khái niệm phát triển lúc này gắn với khái niệm văn minh. Chính là với khái niệm đó mà chủ nghĩa thực dân phương tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đến khai hóa cho các dân tộc lạc hậu, dã man. Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh tế, và lúc này người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã thành lập Liên hợp quốc, các chuyên gia của tổ chức quốc tế này mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về phát triển. Diễn văn của tổng thống Mỹ Truman năm 1949 nêu vấn đề trách nhiệm của Mỹ trong chương trình mang chủ đề phát triển các vùng chậm phát triển. Vào thời điểm này, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc như Francois Perroux và Samir Amin vẫn chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển. Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây lại có ý kiến cho rằng khái niệm phát triển bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin. Thời kỳ thế kỷ ánh sáng, nó gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 288 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn