Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình
lượt xem 56
download
Trong quá trình thực tập, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ rất chân thành. Tôi xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Đình Quang người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình
- Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ rất chân thành. Tôi xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Đình Quang người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lệ Thuỷ và UBND thị trấn Lệ Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu, một lần nửa tôi xin chân thành cảm ơN. Tuy nhiên trong quá trình thực tập hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Dương Văn Hùng SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và mọi sự sống trên trái đất. Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người Nếu mục đích sử dụng đúng dắn và quản lý tốt thì sẻ cung cấp cho nhu cầu của chúng ta không bao giờ cạn, ngược lại nếu quản lý kém thì rừng sẽ nhanh chóng xuống cấp cả về số lượng và chất lượng và không còn cung cấp cho con người những thứ cần thiết Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha. Trong đó diện tích đất đồi núi là 23 triệu ha chiếm 70% diện tích tự nhiên của cả nước. Rừng và đất rừng từ trước đến nay chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Đất chưa sử dụng còn rất lớn khoảng 13,1 triệu ha, chiếm 40% diện tích của cả nước ( trong đó hơn 1 triệu ha là đất trống đồi núi trọc) cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tài nguyên đất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý sử dụng một cách hiệu quả bền vững. Trong những năm qua nhà nước đã có nhà nước có chủ trương về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để và quản lý bảo vệ và sản xuất, nhưng thực tế triển khai còn chậm. Việc giao rừng chưa gắn liền với giao đất lâm nghiệp, nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý thực sự trong khi ở nhiều nơi người dân miền núi vẫn thiếu đất sản xuất không có điều kiện tham gia vào sản xuất nghề rừng phát triển kinh tế, dẩn đến tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng, gây nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý đất đai và tài nguyên rừng. Để góp phần thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng nhằm phát huy sức mạnh của lâm nghiệp miền SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang núi, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì việc đi sâu tìm hiểu sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện công tác giao đất,giao rừng là hết sức cần thiết Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn chúng tôi thực hiện đề tài “đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình “ SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang PHẦN II.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất, giao rừng ở Việt Nam. * Giai đoạn 1968-1982. Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở phát triển quốc tế quốc doanh và hợp tác xã, chưa giao đất cho hộ gia đình. Các lâm trường quốc doanh là loại chủ ruqngf chủ yếu, được nhà nước đầu tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng trồng tập trung, hợp tác xã trồng rừng chủ yếu là để nhận tiền công lao động do nhà nước trả là chính. Chưa có quyền sở hữu trồng rừng nên chưa quan tâm kết quả rừng của mình gây trồng nên. Tuy vậy cũng có một số ít hợp tác xã sử dụng nhân lực và nguòn vốn của mình để trồng nên có quyền sở hữu một số khu rừng do hợp tác xã đầu tư. *Giai đoạn 1982-1992. Vào những năm đầu 1980 là thời kì nhà nước đang nghiên cứu cải thiện quản lí hợp tác xã. Trong nghành lâm nghiệp nhất là giai đoạn cuối của thời kì này chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình đã cụ thể và đẩy mạnh hơn. Ngày 6/11/1982 Hội Đồng Bộ Trưởng ra quyết định số 24 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng . Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị số 29/CT – TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng xây dựng và tổ chức kinh doanh theo nông lâm kết hợp. Sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1988) Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá gắn với kinh tế thi trường theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa dưới quản lí của nhà nước. Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Thông tin bộ số 01/TT/LB ngày 06/02/1991đã hướng dẫn việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 15/09/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định số 4A47-CT về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước trong đó ban hành chíng sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư đần cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc lấy lãi, việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc có sản phẩm . Ngày 22/01/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyế định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Quyết định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân trồng cay lâm nghiệp ở vùng định canh định cư. Nhà nước hỗ trợ vố không lấy lãi và cũng từ đây nghành lâm nghiệp đã cùng với các địa phương vận dụng và thực hiện giao đát giao rừng đã có những tiến bộ đáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta. Tại những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất, giao rừng thì rừng có người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chung chung mà thực chất là vô chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm vào việc kinh doanh rừng và bồi bổ đất đai, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi núi trọc đã được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản suất theo phương thức nông lâm kết hợp, làm vườn rừng làm trang trại khá phổ biến ở nhiều địa phương. Qua nhận đất rừng đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Những hộ nông dân và công nhân lâm trường thường nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vài chục triệu đòng hàng năm không còn là hiện tượng hiếm thấy. Đây là những tiến bộ ban đầu đáng khích lệ của công tác giao đất, khoán rừng giai đoạn này. * Giai đoạn 1993- 2003 Đầu năm 1993 Đảng và Nhà Nước ta đã ban các nghị quyết, chủ trương và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng. Nghị quyết TW lần thứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế nganh lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy định và phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng” SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Luật đất đai đã được quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hoá điều 17.18 hiến pháp năm 1992, Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc Quốc hội thông qua luật đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở hửu toàn dân vè đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế Hàng hoá, bắt đầu tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại. Nghiên cưú tổng quát về những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai thời kì này có thể nhận thấy những vấn đề lưu ý nổi bật sau: Cũng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai , tăng cường vai trò quản lý thóng nhất của cả nước. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào muc đích do nhà nước quyết định. Nhà nước xác định các loại đất tính thuế, chuyển quyền sử dụng đất thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê, đánh giá tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi họ thu hồi. Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Theo nghị định chính phủ đã ban hành. Nghị định 64- CP (1993) về giao đất nông nghiệp Nghị định 02- CP (1994) giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp. Nghị định số 202- CP/TTg (1994) về khoản, quản lý bảo vệ rừng. Ngành lâm nghiệp đã có thông tư số 06- LN (1994) về giao đất lâm nghiệp. Nghị định số 01/CP (01/11/1995) về giao khoán và sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong các doanh nghiệp nhà nước. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Quyết định số 661/QĐ-TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Nghị định 163/CP (16/11/1999) thay thế cho nghị định 02/CP về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử dụng đất kế thừa, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi sử dụng đất theo quy định của pháp luật, hạn chế mức giao đất cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân do UBND tỉnh quyết định nhưng không quá 30ha. Thời gian giao đất, cho thuê đất cho các tỏ chức, cá nhân, hộ gia đình là 50 năm, hết thời hạn nếu tổ chức,hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đất đúng mục đích thì được nhà nước giao tiếp nếu các loại cây trên 50 năm thì sau 50 năm nhà nước sẽ giao tiếp đến khi thu hoạch sản phẩm chính. * Giai đoạn 2003 đến nay. Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặc biệt quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010, Bộ NN và PTNT đã đề cập ra các biện pháp và cơ chế chính sách xác định rõ quyền sử dụng đất đai và tài nguyên rừng cho các tổng công ty, công ty lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh các thành phần kinh tế khác và hộ gia đình .... để ổn định sản xuất lâu dài. Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển, sử dụng và kinh doanh các loại rừng này. Đối với lâm nghiệp giao cho từng hộ cá nhân gia đình, thúc đẩy nông lâm kết hợp góp phần xoá đói giảm nghèo. Mở rộng và cũng cố quyền của người được giao đất, cũng như làm rõ và đơn giản hoá để có thể thực hiện các quyền của người sử dụng. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong giai đoạn này nhằm cung cấp các hướng dẩn cho ngành lâm nghiệp trong một thời gian dài về quản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc Gia và hướng dẩn luật pháp về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Nhìn chung giai đoạn này nhà nước đã đầu tư nguồn lực để ban hành và sửa đổi điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng như: * Luật đât đai: Luật quản lý và phát triển rừng. * Nghị định số 163 về giao khoán đất lâm nghiệp chủ hộ gia đình và tổ chức. Mặt khác trong quá trình tiếp cận, nhiều hoạt động chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên hoặc quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cụ thể đó là QHSD đất, giao đất lâm nghiệp có sự tham gia quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm bình đẳng quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình,cá nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được giao. Đây chính là động lực trực tiếp kích thích người dân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển hơn. Mỗi người dân nói chung, đặc biệt là nông dân miền núi, rất phấn khởi thực hiện chính sách trên, chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng và nhà nước đến nay đã đi vào cuộc sống của người dân miền núi bao đời nay gắn bó với rừng. Giao đất lâm nghiệp nước ta được hình thành như là một cấu thành đổi mới kinh tế hiện nay. Muốn quản lý bảo vệ rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ rừng và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Thực tế cho thấy thông qua kết quả giao đất, giao rừng ở địa phương trong cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phủ xanh đât trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, tạo các vùng công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Điển hình làm tốt như các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Quảng Bình. Có thể từ sau khi có luật đất đai 1993, luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách nhà nước ta đã được chú trọng đến quyền lợi của người dân và việc tham gia của người dân trong việc sử dụng đất ngày càng được gia tăng cường. Tuy nhiên một số tồn tại đã bộc lộ trong quá trình thực hiện chính sách như: Chính sách giao đất cho người dân đã có, nhưng tại sao thực hiện không có hiệu quả và còn nhiều vướng mắc, giữa chính sách và thực hiện có gì bất cập? Vì sao việc cấp giấy phép về quyền sử dụng đất lại rất khó khăn. Việc nhà nước “ cho thuê đất “ mà đối tượng là tổ chức, hộ gia đình,cá nhân trong nước và ngoài nước.... Đồng thời xác lập quyền cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng sử dụng đất có khe hở trong chính sách hay không. Có cần thêm những quy định cụ thể cho điều này? 2.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng. Hoạt động giao đất, giao rừng là một công cụ hữu ích trong quản lý và sử dụngđất lâm nghiệp, tuy nhiên tuỳ theo rừng giai đoạn lịch sử của xã hội và chính sách hỗ trợ mà hiệu quả mang lại mà hoạt động giao đất, giao rừng có khác nhau. * Từ giai đoạn 1968 – 1992 Những chính sách xây dựng nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền núi có nhiều mặt không phù hợp, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, lâm nghiệp làm rập khuôn như đồng bằng là không phù hợp với tính chất và lực lượng sản xuất ở miền núi. Khoản 10 đối với đồng bào miền núi được hiểu như là sự giải thể hợp tác xã nông nghiệp các hộ gia đình nhận lại ruộng đất, rừng của mình trước khi vào hợp tác xã, tình SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang trạng này dẫn đến tranh chấp đất đai giữa các cộng đồng dân cư trong thôn bản, và dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng trong thời kì này chưa cao, nhưng chính sách giao đất giao rừng đã khuyến khích tạo động lực phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi. Bước đầu hình thành nên thị trường trung du và miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chính sách giao đất lâm nghiệp nhiều hạn chế. Qua thực tế cho thấy ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận rừng mà tổ chức kinh doanh đã có thu nhập rừng đáng kể, do xác định được cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở nhiều địa phương như: Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh. Qua 24 năm thực hiện công tác giao đất, giao rừng (1968- 1992) đã giao được tổng số trên 11 triệu ha tron đó 5,8 triệu ha giao cho các đơn vị quốc doanh: 1,3 triệu ha giao cho hộ gia đình, 3,7 triệu ha giao cho hợp tác xã nông nghiệp, nên thực tế mới chỉ sử dụng 30% diện tích giao số còn lại vẫn không được khai thác, bảo vệ mà vẫn còn hoang hoá, thực tế này chứng tỏ chủ trương giao đất, giao rừng trong giai đoạn này chưa tạo điều kiện tích cực trong việc quản lý, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng. * Giai đoạn 1993- 2003 Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý, sử dụng rừng và đất rừng ở Việt Nam, là sự ra đời của luật đất đai. Nghị định 02/ CP nghị định 163/CP công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc và quy định mới. Theo số liệu thống kê của cục kiểm lâm, đên cuối năm 1999 cả nước giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp. Trong quy hoạch đất lâm nghiệp 3 loại rừng teo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng 2.119.547ha đã được giao 972.375 chiếm 46%. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Rừng phòng hộ 6.8 triệu ha đã được giao 3.196.343 ha chiếm 47%. Rừng sản xuất 9,6 triệu ha đã được giao 4.617.872ha chiếm 48%. Trong đó giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 1.173ha chiếm 13% tổng diện tích đã giao. Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự, tạo ra nhiều loại hình sở hữu rừng ( rừng nhà nước, rừng tập thể, rừng cộng đồng, và hộ gia đình ) tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn tại chổ. Cùng với chính sách tích cực của nhà nước trong thời gian qua làm cho rừng có độ che phủ tăng lên nhanh chóng từ năm 1992 đến năm 1999 độ che phủ của rừng tăng lên từ 28% lên 31% Đã hình thành hàng ngàn trang trại nông lâm nghiệp mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao, đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự. Trồng rừng được đảm bảo với tỉ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, một bộ phận dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở ra hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xoá đói, giảm nghèo, từng bước góp phần thay đổi bộn mặt nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những hiệu quả đạt được còn hạn chế trên một số mặt sau: - Ở một số địa phương giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thực sử không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, không giao đúng đối tượng. - Ở một số nơi trong quá trình thực hiện giao đất còn nhầm lẫn giữa giao đất theo nghị định 02/CP và khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP - Giao sai thẩm quyền, một số lâm trường đứng ra giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu. - Trong quá trình giao đất thiếu sự tham gia của người dân, không coi trọng việc bàn giao ranh giới ngoài thuộc địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao nhiều hộ gia đình, cá nhân không xác định được ranh giới của mình ở ngoài thực địa. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang - Việc xác định giúp các hộ gia đình hướng sử dụng đất sau khi được giao còn hạn chế, chung chung, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia đình không xác định mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa ở địa phương. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang PHẦN III MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu. - Tìm hiểu và phân tích tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. - Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất, giao rừng - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiểu quả công tác giao đất, giao rừng công tác quản lý đất rừng ở địa bàn nghiên cứu. 3.2 Giới hạn nghiên cứu. - Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu công tác giao đất, giao rừng , công tác quản lý đất rừng ở thị trấn Lệ Ninh từ năm 2005- 2010 3.3 Nội dung nghiên cứu. 3.3.1. Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu 3.3.1.1. Tình hình cơ bản của thị trấn Lệ Ninh 3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội 3.3.1.3. Tình hình kinh tế xã hội 3.3.1.4. Cơ sở hạ tầng 3.3.2. Công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn nông trường Lệ Ninh. 3.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất trước khi thực hiện công tác giao đất, giao rừng. 3.3.2.2. Tổ chức tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng. 3.3.2.3. Phương án giao đất, giao rừng. 3.3.2.4. Kết quả giao đất, giao rừng ở thi trấn Lệ Ninh. 3.3.3. Tình hình quản lý sử dụng đất. 3.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, giao rừng. 3.3.5. Hiệu quả công tác giao đất,giao rừng. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang 3.3.6. Thuận lợi và khó khăn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. 3.4 Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu. Tiến hành điều tra thu thập số liệu về: + T ài liệu, số liệu thống kê, biểu kê và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội qua một số năm. + Các văn bản pháp puật liên quan đến vấn đề này + Các tài liệu về công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Lệ Ninh. + Kiểu hệ mức độ chính xác của tài liệu bổ sung chỉnh lý cho phù hợp. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được việc tiến hành chon lọc thông tin theo các hương sau. + Phân loại tài liệu số liệu theo nội dung cụ thể của thông tin + Chọn lọc thông tin theo từng thời kì. + Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể. + Phân tích các số liệu thô sau khi thu thập được. Ta xử lý và dùng bảng biểu đồ biểu thị. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu. 4.1.1. Tình hình cơ bản của thị trấn Lệ Ninh. Thị trấn Lệ Ninh là một địa phương vùng đồi núi cách trung tâm huyện 25km về phía Đông. Vị trí của thị trấn giáp liền với đường Hồ Chí Minh . Tổng diện tích đất tự nhiên là 1135 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi và có con sông Cẩm Lý chảy qua xã là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và nước cho chăn nuôi rất quan trọng. Tuy vậy, vào những tháng khô hạn trong mùa hè ( tháng 5, 6 âm lịch) và có gió Lào thổi mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất . Do đặc điểm giao thông của địa phương đi lại khó khăn và dân cư thưa thớt nên nghề phụ ở đia phương cũng chưa phát triển. Ngoài sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, ngề phụ thưòng là buôn bán đánh bắt thuỷ sản dọc sông Cẩm Ly và đi lấy củi trong các rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đã giao khoán. Ở một số thôn gần rừng hầu hết là đi lấy củi. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng 01 vụ. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, lạc,các loại đậu, sắn. Diện tích trồng cây ăn quả rất manh mún, kể cả cây truyền thống như: ( Chanh, cam, mít, chuối) và cây mới nhập về ( Xoài, vải, nhãn ..) Do vậy đời sống của người dân ở đây rất khó khăn, họ sống chủ yếu dựa voà ngề rừng, cho nên việc thường xuyên vào rừng thu lượm lâm sản phụ, đốt củi, săn bắn, khai thác lâm sản gỗ trái phép la điều tất yếu. Thấy được những khó khăn trên nên trong những năm gần đây chính quyền địa phương huyện, thị trấn đã tạo công ăn việc làm để tiến tới xoá đối giảm ngèo theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Trong đó chủ yếu lôi kéo họ tham gia vào ngề rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang 4.1.2. Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý Thị trấn Lệ Ninh là một địa phương miền núi của huyện Lệ Thuỷ, có tổng diện tích tự nhiên 1135 ha. Thị trấn cách trung tâm thị trấn Kiến Giang khoảng 25km về phía Đông và có vị trí như sau: - Phía bắc giáp với xã Ngân Thủy - Lệ Thủy - Phía nam giáp Phú Thủy - Lệ Thủy - Phía đông giáp Sơn Thủy - Lệ Thủy - Phía tây giáp Vạn Ninh - Quảng Ninh b. Địa hình địa mạo: Là một địa phương miền núi nằm ở sườn đông, thị trấn có độ dốc nghiêng từ tây sang đông. c. Khí hậu: Thị trấn Lệ Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của miền trung. Mùa mưa có lượng mưa lớn gây lũ lụt, mùa nắng lại khắc nghiệt gây hạn hán thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. - Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây nam nên gây khô hạn. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc kèm theo mưa lớn, rét đậm kéo dài gây ra lũ lụt nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong vùng rất lớn. Nhìn chung tình hình khí hậu của thị trấn Lệ Ninh không được thuận nhiều cho việc phát triển vật nuôi cây trồng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay chúng ta có thể áp dụng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương tăng cường đa dạng hoá các loại cây trồng mà nhất là cây lâm nghiệp. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang d. Thuỷ văn. Thị trấn Lệ Ninh có hệ thống sông suối cũng khá nhiều. Tuy nhiên, do chiều ngang của dòng suối hẹp nên về mùa lũ dòng chảy xiết và rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ, trong mùa mưa lũ nước chảy từ các sườn núi xuống các thung lũng làm nước sông lên nhanh gây tình trạng ngập lụt. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng khác biệt rất lớn. 4.1.3 Các nguồn tài nguyên: a. Tài nguyên đất. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009 tổng diện tích của thị trấn Lệ Ninh là 1135 ha. Trên địa bàn thị trấn chủ yếu là đất sản xuất có vật nuôi, cây trồng hợp lý. b. Các tài nguyên khác. - Tài nguyên nước Lệ Ninh có nguồn nước khá phong phú. Đặc biệt ở đây có hồ nước Cẩm Ly là nguồn cung cấp lượng nước lớn cho hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp. Hơn nữa ở đây còn có mạch nước ngầm cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt - Tài nguyên rừng. Đây là địa phương có độ che phủ khá lớn với trên 80% . Đặc biệt trên địa bàn có rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ quý và nhiều loài động vật quý hiếm. Ngoài ra, công tác phòng chống cháy rừng cũng được triển khai tốt. - Tài nguyên khoáng sản. Thống kê trên địa bàn chủ yếu có: Sỏi, đá phục vụ cho công tác xây dựng. - Tài nguyên nhân văn. Trên địa bàn chủ yếu là người kinh sinh sống. Trong chiến tranh với tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ tổ quốc nhân dân trên địa bàn đã lập nhiều chiến công cho sự nghiệp cách mạng. Ngày nay họ cùng nhau xây dựng lại quê hương, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang 4.1.4. Thực trạng môi trường. Thị trấn Lệ Ninh là địa phương đang phát triển nhưng hiện nay môi trưòng ở đây vẫn rất trong lành và có những khu rừng có hệ thực vật phong phú và đa dạng Nhận xét chung: Lệ Ninh là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng hay mô hình nông – lâm kết hợp. Có nguồn tài nguyên dồi dào về đất nước, sinh vật. Tuy nhiên đại phưong cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn nhuư khí hậu khắc nghiệt, đất đai có độ phì thấp, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 4.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện nghị quyết Đảng Bộ thị trấn lần thứ VII nhiệm kỳ 2000-2005. Dưới sự lãnh đạo của HĐND, UBND thị trấn đã phối hợp với với các tổ chức ban ngành, đoàn thể cán bộ nhân dân nổ lực phấn đấu đã thu được những kết quả nhất định. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, các công trình phúc lợi từng bước đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 4.2.1 Về tăng trưởng kinh tế Hiện nay theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và huyện. Thị trấn Lệ Ninh cũng đang cố chuyển dịch cơ cấu, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng công nghiệp. tăng cường áp dụng các giống mới kèo theo biện pháp canh canh tác hợp lý. Tổng sản lượng bình quân tăng 3,2% so với năm 2005 4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu qua các năm 2005 - 2009 Cơ cấu ngành Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Tổng số 100 100 100 Nông lâm - Ngư 41,2 38,5 36,4 CN - XD 25,3 30,1 29,5 Dịch vụ 33,5 31,4 34,1 SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
- B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỷ trọng ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản tăng. Do vậy, cơ cấu kinh tế thị trấn Lệ Ninh cũng phát triển theo hướng chung của huyện . 4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành. a. Ngành nông nghiệp: Là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thị trấn. Được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cùng với sự nỗ lực lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của bà con nhân dân nên đã khắc phục được mọi hậu quả thiên tai, đạt được một số kết quả trong phát triển nông nghiệp. * Về trồng trọt. Tổng sản lượng thu được ước tính khoảng 1.276 tấn trong đó lúa là 1054 tấn ngô là 222 tấn, năng suất lúa đạt 33 tạ/ ha. Ngoài ra còn một số cây trồng chiếm diện tích khá lớn : Khoai lang đạt 2ha, lạc đạt 3ha và một số loại rau đậu khoảng 8 ha. *Chăn nuôi: Tống số đần gia súc, gia cầm của toàn thị trấn hiện nay là khá lớn: Đàn trâu có trên 100 con, đàn bò có 189 con, lợn có 2033 con, đàn dê có 199 con, đàn gia cầm có 100.327 con, và hươu nai là 99 con. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai kịp thời vì vậy tỉ lệ trâu bò bị dịch và chết đã giảm so với các năm trước. *Về thủy sản. Ngành thủy sản phát triển chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt với sản lượng trên 20 tấn/ năm. Nuôi trồng thủy sản có xu hướng phát triển do các hộ đã chủ động nạo vét các ao, hồ, tận dụng nguồn nước đào ao thả cá. b. Ngành lâm nghiệp. Công tác rừng theo các dự án trên địa bàn đã được triển khai tốt. Trong 2010 thực hiện chỉ đạo của UBND huyện về việc phát triển trồng rừng cao su kinh tế bà con SVTH: D¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình "
17 p | 1921 | 626
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
60 p | 589 | 149
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
52 p | 340 | 110
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải
196 p | 462 | 108
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 132 | 35
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang
80 p | 187 | 33
-
Luận văn:Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế cho trạm tích hợp 110 KV Lăng Cô
25 p | 87 | 18
-
Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng hệ thống KPI trong đánh giá hiệu quả công việc của chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
119 p | 61 | 18
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
54 p | 119 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
74 p | 55 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại Điện lực Cẩm Khê
85 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
130 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy
120 p | 23 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
28 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc - KPI cho Đài viễn thông Dak Lak thuộc Trung tâm mạng lưới Mobifone Miền Trung
141 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội
120 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
65 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
100 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn