Luận văn đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố đà nẵng
lượt xem 19
download
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian qua nông nghiệp, nông thôn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đã tạo ra khối lượng sản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố đà nẵng
- 1 Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố đà nẵng Hà nội - 2006
- 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian qua nông nghiệp, nông thôn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đã tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Hơn nữa, sản phẩm lại chưa được chế biến dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Để thúc đẩy nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển nhanh cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết. Vì vậy đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều tác giả quan tâm, chẳng hạn như: - PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. - GS,TS Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
- 3 - PGS,TS Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á, Nxb Thống kê, Hà Nội. - PGS,TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS,TS Lê Đình Thắng, TS Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Tiệm (1994), Dịch vụ nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. - R.Barker, C.P.Timmer (1991), ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp: kinh nghiệm các nước châu á và Đông Âu - những gợi ý đối với Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà Nội. - G.A, Kuznetxov (1975), Địa lý quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Ngoài ra còn có một số học viên làm luận văn tốt nghiệp về đề tài nông nghiệp, nông thôn dưới các góc độ khác nhau, nhưng chưa có luận văn nào viết về vấn đề: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng“ 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIV về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Hoà Vang theo hướng phát triển nông nghiệp, gắn với nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hoá, với đời sống nông dân của huyện.. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm của Đảng Bộ huyện Hoà Vang về công nghiệp hoá, hiện đại
- 4 hoá nông nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu, như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với phương pháp hệ thống, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh…, 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nằng. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở các tỉnh có địa bàn tương đồng như huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng và làm tư liệu giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của luận văn
- 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CƠ Sở lý luận Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng 1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ khi phương thức sản xuất TBCN chiến thắng ph ương thức sản xuất phong k iến vào giữa thế kỷ XVIII nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay, trên thế giới đã diễn ra hai loại công nghiệp hóa: TBCN và XHCN. Các loại công nghiệp hóa này, xét về mặt phát triển lực lượng sản xuất, (khoa học kỹ thuật và công nghệ) là giống nhau. Song, c húng có sự khác nhau về mục đích, ph ương thức tiến hành, đ ịnh hướng và hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất đang thống trị. Ngo ài ra, công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử k hác nhau, trong những điều k iện kinh tế - xã hội khác nhau cũng có nội d ung đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại. Trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, Đảng ta đã đưa ra khái niệm:
- 6 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [13, tr. 65]. Như vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự thay đổi kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật máy móc trên qui mô toàn bộ nền kinh tế, là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại; đồng thời biết tranh thủ ứng dụng những thành tựu của c ủa cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh phân công lại lao động, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển từ nền kinh tế có trình độ sản xuất lạc hậu lên nền k inh tế có trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hiện nay trên thế giới một số nước đã và đang phát triển nền kinh tế tri thức, thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam còn phải gắn với phát triển kinh trí thức để rút ngắn quá tr ình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng đã xác đ ịnh Việt Nam cần: "Tranh thủ các c ơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá tr ình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [17, tr.8 7].
- 7 Như vậy, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở từng nước có những con đường khác nhau cho phù hợp. Song c ũng phảỉ thấy rằng hiện nay khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, các nước đi sau cần phải có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho nước mình một cách phù hợp, có thể có những công nghệ tiên tiến nhất mới đ ược phát minh, nhưng cũng có thể có những công nghệ đã được các nước tiên tiến đã sử dụng nhưng đối với những nước đi sau thì sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn và có điều kiện chuyển giao. 1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước, cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Vai trò của nông nghiệp thể hiện ở chỗ: Một là, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhu cầu cơ bản cho con người. Xã hội càng phát triển nhu cầu của con người càng tăng lên và phát triển đa dạng, như C. Mác đã khẳng định: con người tr ước hết ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác, mà nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người, như vậy vai trò của nông nghiệp đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho dân c ư, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia, dân tộc hay một địa phương. Ông cha ta thường nói: phi nông bất ổn. Hai là, nông nghiệp cũng là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không những của nông nghiệp mà cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội và cư dân, đời sống dân cư
- 8 nông thôn được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển càng đa dạng và tốc độ tăng trưởng cao thị nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhận định rằng “nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời, sẽ cung cáp đủ lương thực, nguyê n liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có sẽ giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa” [22, tr.91] và Người cho rằng nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế. Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai sản phẩm nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ chỉ làm thay đổi hình thức sản xuất nông nghiệp để đưa năng suất lao động nâng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao và tốt hơn. Ba là, nông nghiệp có vai trò quan trong trong phát triển các ngành kinh tế của đất nước, trước hết là ngành công nghiệp. Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội, trong công nghiệp chủ yếu công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, qua đó có thể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm c ủa chính k hâu sản xuất ra nó; hơn nữa thông qua công nghiệp chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hơn về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp tốt hơn về mối quan hệ giữa phát triẻn ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến cả về qui trình k ỷ thuật, qui mô sản xuất và quan hệ lợi ích. J.Stalin đã khẳng định: không thể phát triển đ ược công nghiệp nếu trong nước không có
- 9 nguyên liệu, không có lương thực cung cấp cho công nhân, nếu không có một nền nông nghiệp phát triển ít nhiều đến mức có thể làm thị trường chủ yếu cho công nghiệp và Ông chỉ rõ muốn phát triển công nghiệp phải có ba điều kiện: một là, phải có thị tr ường trong nước mà thị trường trong nước lại chủ yếu là nông dân; hai là, nông nghiệp phải đảm bảo nguồn nguyên liệu tương đối phát đạt, ba là phải làm cho nông dân có thể dự trữ một số lượng cần thiết về nông sản để cung cấp cho công nghiệp, cung cấp cho công nhân. J.Stalin đã nhắc lại lời Lênin nói: muốn xây dựng công nghiệp thì cần phải bắt đầu từ nông nghiệp [21, tr.171] Bốn là, nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn cho xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua chế biến. Đối với các nước đang phát triển nông sản xuất khẩu là chủ yếu để tạo ra tích luỹ cho tái sản xuất và phát triển nền kinh tế và xã hội. Năm là, nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ cho công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác; đây là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại lao động xã hội từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tr ước hết năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, công nghiệp và d ịch vụ trong thành thị ngày càng mở mang, chất lượng lao động ở nông thôn phải được nâng cao; S áu là, nông nghiệp có một vai tr ò đ ặc biệt quan trọng nữa là b ảo vệ t ài nguyên thiên nhiên và môi trư ờng sinh thái. Quá tr ình phát triển nông n ghiệp gắn liền với sử dụng đất đai, nguồn n ước và các lo ại hoá chất,..; đ ồng thời việc trồng và b ảo vệ rừng, luân canh c ây tr ồng, phủu xanh đất t rống đồi núi trọc, đều có ảnh h ưởng đến môi tr ường. Phải thấy rằng, v iệc bảo vệ nguồn t ài nguyên thiên nhiên, môi trư ờng sinh thái c òn là đ iều kiện để quá tr ình tái s ản xuất nông nghiệp diến ra b ình thường và có h iệu quả.
- 10 Có thể nói, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá tr ình phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia. Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều nước trên thế giới và khu vực Châu á gần Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm trong việc xác định vai trò nông nghiệp qua các giai đoạn phát triển. Có thể tóm tắt thành công c ủa nhiều nước đang phát triển là: Thời kỳ đầu coi trọng phát triển khu vực nông nghiệp, tăng đầu t ư giải phóng năng lực sản xuất cho nông dân. Sau vai ba thập kỷ, khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, mặc d ù t ỷ trọng giá trị sản phẩm khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, nhưng phục vụ phát triển nông nghiệp vẫn là đ ịnh hướng quan trọng nhằm phát triển công nghiệp và d ịch vụ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia,.. Trong tương lai, t ỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái. Hiện nay, nước ta đang b ước vào thời k ỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn có tầm chiến lược quan trọng. Vì vậy, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã nhận định - V iệt nam bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức - một trong những nội dung cần phải triển khai để thực hiện quá trình này là đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân [17, tr. 88]. 1.1.3. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướ ng gắn nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nhờ đó cho phép phát huy có hiệu
- 11 quả mọi lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế. Quá trình này bao gồm các nội dung sau: - Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - k ỹ thuật dựa trên những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản nông phẩm hàng hóa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra khối lượng nông phẩm hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao. - Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - k ỹ thuật và kinh tế - xã hội cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo h ướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (điện, đường, trường, trạm... và các dịch vụ "đầu vào", "đầu ra" của sản xuất nông phẩm hàng hóa). - Thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và d ịch vụ theo phương châm "tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo", từng bước xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - d ịch vụ ngay trên đ ịa bàn. Thực hiện chiến lược "li nông bất li hương" nhằm giải quyết việc làm cho nông dân. - Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sinh thái trong khu vực nông nghiệp và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và đô thị [19, tr. 100-102] Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 7, khóa VII đã chỉ rõ: …Trong những năm tr ước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân c òn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, ra s ức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - t hủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng
- 12 xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ... cả ở thành thị và nông thôn [13, tr.7]. Sở dĩ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cấp thiết và là nội dung trọng yếu của CNH, HĐH nền kinh tế trong những năm tr ước mắt là vì: Thứ nhất, nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, do đó muốn ổn định t ình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết phải ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nông thôn. Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN; Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò và tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Thứ ba, kinh nghiệm thế giới và t hực tiễn nước ta cho thấy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn... là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến hiện đại. Thứ tư, là do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông t hôn nước ta còn nhiều mặt yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trong suốt thời kỳ quá độ, do đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nội dung trọng yếu hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá IX đã đưa ra quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như sau: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công
- 13 nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, tr ước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu s ản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường [16, tr.93]. 1.2. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 1.2.1. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí M inh về công nghiệp hoá, hiệ n đại hoá nông nghiệp Trong suốt quá tr ình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đ ường XHCN, lý luận Mác - Lê nin về công nghiệp hoá được Đảng ta vận dụng sáng tạo và luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ q uá độ. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, quan điểm về công nghiệp hoá cũng ngày càng đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với qui luật khách quan, điều kiện cụ thể của n ước ta và bối cảnh chung của thế giới. Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sữ xã hội c ùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá tr ình nghỉên cứu của mình, mặc d ù Mác và Ăng-ghen không viết một chuyên luận nào về công nghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình các Ông c ũng đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất t ư bản như: trong đại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ. Máy móc thúc đẩy phân công lao động xã hội, giảm lao động cơ b ắp và làm cho việc nâng cao tr ình độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động. Mác dự đoán: theo
- 14 đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất. Việc cách mạng trong phương thức sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp gây ra cuộc cách mạng trong các lĩnh vực khác làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động. Cách mạng công nghiệp khi Mác - Ăng-ghen nghiên cứu đã diễn ra bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, rồi lan sang nông nghiệp, giao thông vận tải… và cuối cùng xâm nh ập vào công nghiệp nặng. Sự biến đổi cơ cấu ngành diễn ra không ngừng kéo theo sự biến đổi c ơ cấu lao động xã hội, đòi hỏi phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành d ịch vụ, làm cho lao động nông nghiệp giảm cả tương đối và tuyệt đối. Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Theo Các Mác: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của côn g nghiệp hoá có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm thuê. Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với tr ình độ ở thành thị” và “chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nền kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” [22, tr. 84]. V.I.Lênin c ũng phân tích sự tác động của công nghiệ p tới lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp sẽ làm cho công c ụ lao động ngày càng tiến bộ
- 15 hơn, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng khi đó đ òi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp và kéo theo nó là những ngành công nghiệp khác cũng phát triển. Theo Lênin: Ngoài máy móc ra, s ự cần thiết phải cày bừa ruộng đất tốt hơn nữa sẽ đưa đến chỗ thay thế những công cụ thô s ơ trước đây, bằng những công cụ cải tiến hơn, và thay thế gỗ bằng sắt, bằng thép. Sự t hay đổi đó tất nhiên sẽ đưa đến chỗ phải xây dựng tại chỗ những nhà máy chế tạo ra những công cụ đó, vì công nghiệp thủ công không thể làm ra được những công cụ tốt như thế’ và “nhờ có sự phát triển của công nghiệp chế biến bằng máy móc và công nghiệp khác cho nên yêu cầu về khoáng sản cũng ngày một tăng thêm [21, tr.89]. V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng: Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu và phân tán trên cơ s ở tập thể hoá… Do đó, nhiệm vụ là phải cung cấp cho nông nghiệp đến mức tối đa những công cụ và tư liệu sản xuất cần thiết để xúc tiến và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp trên cơ sở kỹ thuật mới” và việc cải tạo một nền nông nghiệp bị chia nhỏ, phân tán là một việc làm hết sức khó khăn cần phải đi dần từng bước nhưng liên t ục và k iên quyết bền bỉ, làm cho nông nghiệp chuyển qua một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở của nền đại sản xuất, đưa nông nghiệp lên ngang tầm trình độ công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nếu làm được việc đó thì thắng lợi cuối cùng c ủa chủ nghĩa xã hội mới được đảm bảo [21, tr.157, 158, 159]. Lênin còn chỉ ra rằng, Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng khi xây dựng được một nền sản xuất hiện đại trên cơ sở vật chất- k ỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Đối với nước có kinh
- 16 tế lạc hậu, lại bị c hiến tranh tàn phá như nước Nga lúc đó thì công nghiệp hoá là bước đi quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, trong đó điện khí hoá là bước quan trọng nhất. Người luôn coi trọng ngành sản xuất có công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ công nhân có trình độ cao, nên trong thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, vẫn giành chi phí hàng triệu rúp để cử người ra nước ngoài học tập. J.Stalin đã tiếp nối quan điểm của Lênin về vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, Ông cho rằng muốn đ ưa nông dân thoát k hỏi cảnh nghèo đói thì chỉ có con đường là phải giúp đỡ nông dân chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại. Để làm được việc đó thì phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghiệp [21, tr.162]. Không chỉ tác động trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp phát triển còn thúc đẩy các quá trình kinh tế khác, gián tiếp mở mang phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp hội nhập kinhtế thế giới. Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước, làm lưu thông hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tham gia vào phân công lao động thế giới và th ị trường thế giới. Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác t ài nguyên, nguyên liệu, vận tải… được cơ khí hoá, làm cho c ủa cải được sản xuất ra với khối lượng lớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng mở trên thế giới, điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàn cầu hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên t ừ nông nghiệp là chủ yếu thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, phải công nghiệp hoá nông nghiệp. Người cho rằng đời sống của nông dân chỉ có thể thật dồi dào khi chúng dùng máy móc để sản xuất một cách thật
- 17 rộng rãi và muốn đ ưa máy móc vào s ản xuất nông nghiệp thì phải khoanh vùng sản xuất nông nghiệp. Trong văn kiện quan trọng v à nổi tiếng mang tên Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Bác nhấn mạnh: Phải cải tạo v à p hát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể p hát triển mạnh. Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Bác đã ví bằng một câu rất dễ hiểu như: "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân c ủa nền kinh tế … công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển...” [23, tr. 545]. Nói tới vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập tới kinh tế gia đ ình và nghề phụ của người nông dân. Nghề phụ ở đây có thể hiểu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nông dân có thể tăng thêm thu nhập cho mình t ừ các ngành nghề này. Người luôn nhắc nhở cần phải phát triển kinh tế phụ gia đ ình xã viên, phải vừa chú ý tới việc trang bị kỹ thuật mới, vừa phải biết tận d ụng cải tiến công nghệ hiện có và sử dụng những công cụ cải tiến. Người nhận định: muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng còn phải mất 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được. Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng d ùng được, nông dân cũng làm được. Khoa học kỹ thuật phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngững cải thiện đời sống nhâ n dân. Tư tưởng này đã đ ược thực tiễn chứng minh trong những năm tr ước đổi mới và đã ch ứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khi đã đ ược điều chỉnh cho phù hợp thì nền kinh tế sẽ p hát triển, nước ta từ chỗ luôn phải nhập khẩu gạo, nay sản xuất gạo ở nước ta không những đủ gạo ăn mà nước ta đã xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới.
- 18 Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào nước ta, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công c ủa việc rập khuôn máy móc mô hình ưu tiên p hát triển công nghiệp nặng, Đảng ta đã đổi mới và từng bước hoàn thiện quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là kết quả của quá trình đổi mới t ư duy lý luận, đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.2. Các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Từ Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ III, Công nghiệp hoá đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong quá tr ình công nghiệp hoá đất nước. Tại các Đại hội III,IV, Đảng ta xác định nội dung của công nghiệp hoá nước ta là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Đảng ta xác định phát triển nông nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá trong chặng đ ường đầu tiên: Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt [9, tr. 62-63].
- 19 Đại hội VI vẫn tiếp tục triển khai tư tưởng của Đảng tại đại hội V. Đại hội VII, Đảng ta đã nhận thức được rằng do chính nhu cầu phát triển của nông nghiệp, nông thôn mà phải tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Tư tưởng này được đưa ra tại Hội nghị trung ương 5, khoá VII. Văn kiện hội nghị trung ương 5, khoá VII đã viết "C ùng với sự chuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải có chính sách và chương trình, biện pháp xúc tiến quá tr ình công nghiệp hoá nông thôn, nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân công lao động theo hướng ai giỏi việc gì làm việc nấy [12, tr. 12]. Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “phải sớm phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản …. cần phát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàng tiêu dùng đến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp c ơ khí chế tạo và sửa chữa với qui mô vừa và nhỏ" [12, tr. 13] Tại hội nghị trung ương 7, khoá VII, "điểm mới lần này là gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại" [13, tr. 5]. Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn c ũng được gắn với hiện đại hoá. Hơn thế nữa, do những điều kiện đặc th ù phát triển kinh tế xã hội nước ta thời kỳ đó Đảng ta đã xác đ ịnh cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Văn kiện Hội nghị trung ương 7, khoá VII đã nêu: Trong những năm tr ước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân c òn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn…từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ
- 20 công truyền thống có thị tr ường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước [13, tr.7]. Đại hội VIII, tiếp tục tư tưởng Đại hội VII - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt coi trọng c ông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đại hội IX tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhưng việc triển khai quá trình nà y vẫn còn chậm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa cao, đời sống nông dân vẫn chưa ổ n định đặc biệt là nông dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX từ những thực tiễn, Đảng ta đã rút ra bài học và có những điểm nhấn trong chủ trương, đường lối về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng, đó là cần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và nhấn mạnh cần: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng t iến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, c ơ giới hoá. điện khí hoá; quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu đ ược trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá… cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn [15, tr. 93]. V ăn kiện đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ X của Đảng đ ã k ế thừa t ư tưởng công nghiệp hoá hiện đại hoá từ các Đại hội tr ước và khẳng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Robot công nghiệp
135 p | 1055 | 358
-
Đề tài " Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp "
24 p | 518 | 245
-
Đề tài “Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giải pháp”
17 p | 358 | 168
-
LUẬN VĂN Đề tài “Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở Công ty TNHH Tân Hồng Hà”
74 p | 774 | 141
-
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI "CÔNG NGHIỆP HÓA HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN, KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM "
0 p | 213 | 81
-
Đề tài “Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.Thực trạng và giải pháp ở nước ta hiện nay.”
28 p | 245 | 79
-
Đề tài " công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn "
26 p | 241 | 73
-
Luận văn Đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT NHẸ (CaCO3) NĂNG SUẤT TẤN/NGÀY
79 p | 261 | 68
-
Tiểu luận: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đưa ra thực trạng và giải pháp ở nước ta hiện nay
30 p | 257 | 48
-
Đề tài “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay”
32 p | 170 | 40
-
Đề Tài: " Công nghiệp hoá và hiện đại hoá "
13 p | 86 | 26
-
Đề tài: “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay”
30 p | 118 | 22
-
Luận văn đề tài : Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á
89 p | 106 | 21
-
Tiểu luận: Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
36 p | 152 | 19
-
Đề tài "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay"
23 p | 112 | 16
-
Đề tài: Công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta trong những năm trước mắt
13 p | 59 | 15
-
Đề tài “Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay”
13 p | 92 | 14
-
Đề tài: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tại Việt Nam
29 p | 95 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn