Luận văn đề tài : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất &tính giá thành sản phẩm
lượt xem 20
download
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay đất nước ta đã và đang từng bước khẳng định mình trên nền kinh tế thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ở thị trường đó không chỉ các quốc gia mà các công ty cũng luôn phải cạnh tranh khắc nghiệt để đứng vững và phát triển. Vì thế các công ty luôn luôn phải quan tâm tới hiệu quả mà đồng vốn bỏ ra. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các công ty đang áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau như mở rộng liên doanh hợp tác. Nhưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất &tính giá thành sản phẩm
- 1
- LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay đất nước ta đã và đang từng bước khẳng định mình trên nền kinh tế thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ở thị trường đó không chỉ các quốc gia mà các công ty cũng luôn phải cạnh tranh khắc nghiệt đ ể đ ứng vững và phát triển. Vì thế các công ty luôn luôn phải quan tâm tới hiệu quả mà đồng vốn bỏ ra. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các công ty đang áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau như mở rộng liên doanh hợp tác. Nhưng trên thực tế không có biện pháp nào khả thi hơn là nỗ lực của các công ty, tức là tìm biện pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để tạo nên sự thành công trong kinh doanh là việc tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí s ản xuất là c ơ s ở đ ể tính giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất cũng có nghĩa là hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu lợi nhuận thì các nhà quản lý thường sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau và trong đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng nhất để đưa ra phương án thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Sao Mai Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng trong ngành điện, là loại sản phẩm đặc thù, yêu cầu chất lượng rất cao để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng những cũng là một loại hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Việc tính toán, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phầm là vấn đ ề r ất quan trọng nhằm đưa ra biện pháp quản lý để hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sao Mai Việt Nam, xuất phát từ những lý do trên, em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và l ựa chọn đ ề tài " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2
- PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất CPSX biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ...Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Đặc điểm phát sinh của chi phí, CPSX được phân thành các yếu tố sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng SXKD ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức. - Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD. 3
- - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ. 1.2.2. Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 5 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. 1.2.3.Phân loại CPSX theo các tiêu thức khác như : - Phân loại CPSX theo cách ứng xử của chi phí: Chi phí của doanh nghiệp được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí: Chi phí được chia thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Theo thẩm quyền của các nhà quản trị các cấp đối với từng loại chi phí: CPSX được phân thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. - Theo cách tập hợp, phản ánh trên sổ kế toán, chi phí sản xuất có thể được phân thành chi phí được phản ánh trên sổ kế toán và chi phí không được phản ánh trên sổ kế toán. Tuy nhiên những chi phí này lại rất quan trọng và các doanh nghiệp cần lưu ý, xem xét khi đưa ra những quyết định kinh doanh- đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án hành động này để thay thế một phương án hành động khác. Hành động ở đây là phương án tối ưu nhất có sẵn so với phương án được chọn. 1.3. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 4
- Đối tượng kế toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Nơi phát sinh chi phí như: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm. 2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm GTSP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được những mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm. GTSP còn là căn cứ để tính toán hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu GTSP luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong, nó là CPSX đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Như vậy bản chất của GTSP là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 2.2.1. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. - Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện sản xuất sản phẩm. - Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 2.2.2 Theo phạm vi phát sinh chi phí: 5
- - Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và CPSXC - Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ( chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí quản Chi phí tiêu của sản phẩm tiêu = sản phẩm + lý doanh + thụ sản thụ sản xuất nghiệp phẩm 2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm -Đối tượng tính giá thành là các loại sản phầm ,công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đon vị - Nếu sản xuất đơn giản thì từng sản phẩm,công việc là một đối tượng tính giá thành. -Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào quy trình công nghệ : - Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. - Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoan cuối cùng, có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. GTSP và CPSX là hai chỉ tiêu có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí, còn giá thành biểu hiện kết quả. 6
- Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Vì vậy chúng giống nhau về chất. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đồng đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất khác nhau về lượng. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ A B C D Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD hay: Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí SX phát sinh trong Chi phí sản sản phẩm hoàn = xuất dở dang + kỳ ( đã trừ các khoản thu - xuất dở dang thành đầu kỳ hồi ghi giảm chi phí ) cuối kỳ Mỗi một loại hình doanh nghiệp với một lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì sẽ lựa chọn phương pháp xác định sản phẩm dở dang cũng như phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khác nhau. II. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất - Kế toán CPSX theo công việc: Đối tượng tập hợp CPSX được xác định theo từng loại sản phẩm, từng loại công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó, kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán CPSX theo từng đối tượng. CPSX không kể phát sinh ở đâu, ở bộ phận nào đều được phân loại theo sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. - Kế toán CPSX theo quá trình sản xuất: Không xác định chi phí hoặc từng công việc cụ thể nào mà thay vào đó, CPSX được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. -Phương pháp liên hợp: Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp vừa có điều kiện vận dụng phương pháp kế toán CPSX theo sản phẩm vừa có điều 7
- kiện vận dụng phương pháp kế toán theo công nghệ chế biến thì có thể sử dụng cả hai phương pháp này để kế toán CPSX sản phẩm. 2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất 2.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm... Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bỏ cho từng đối tượng của từng đối tượng Tỷ lệ = x ( hoặc sản phẩm ) ( hoặc sản phẩm) phân bổ Tỷ lệ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng phân bổ = * Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. 8
- + Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. TK 621 cuối kỳ không có số dư. * Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.1_phụ lục. 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. * Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu của TK: Bên Nợ: +Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, +Thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành. TK 622 cuối kỳ không có số dư. * Trình tự hạch toán: Kế toán chi phí nhân công được thể hiện qua sơ đồ: 1.2_phụ lục 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. CPSXC bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ sản xuất, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền * Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung Kết cấu TK: Bên Nợ: +Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh 9
- Bên Có: +Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, +Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: +TK 6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng). +TK 6272 (Chi phí vật liệu), +TK 6273 (Chi phí dụng cụ sản xuất), +TK 6274 (Chi phí khấu hao TSCĐ), +TK 6277 (Chi phí dịch vụ mua ngoài), +TK 6278 (Chi phí khác bằng tiền). * Trình tự hạch toán : Toàn bộ quy trình kế toán chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ 1.3_phụ lục 2.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất * Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu của TK: Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm, Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành. * Trình tự hạch toán: Quy trình tổng hợp chi phí sản xuất được khái quát qua sơ đồ 1.4_phụ lục 2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
- Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp theo phương pháp KKĐK không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị vật liệu đã xuất dùng trong kỳ được xác định như sau: * Trình tự hạch toán: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát qua sơ đồ: 1.5_phụ lục 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 - Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng Có TK 622 - K/c chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được ph©n bổ vào TK 631 - Giá thành sản xuất. Nợ TK 631 - Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng Có TK 627 - Kết chuyển (hoặc phân bổ) CPSXC theo từng đối tượng. 2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất * Tài khoản sử dụng: TK 631 - Giá thành sản xuất Kết cấu của TK: Bên Nợ: +Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. 11
- TK 631 cuối kỳ không có số dư. * Trình tự hạch toán: Quy trình kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ 1.6_phụ lục III. KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ SP DỞ DANG CUỐI KỲ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành ở một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới thành sản phẩm. Khi tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán phải dựa vào đặc điểm, tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp. 1.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dë dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính. Giá trị vật liệu nằm Số lượng SPDD cuối kỳ Toàn bộ giá trị trong sản phẩm dở = x vật liệu chính dang Số lượng Số lượng SP + xuất dùng thành phẩm dở dang 1.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng: 12
- Giá trị vật liệu chính Số lượng SPDD cuối kỳ ( không quy đổi) Toàn bộ giá trị nằm trong SP dở = x vật liệu chính dang Số lượng Số xuất dùng + thành phẩm lượngSPDD không quy đổi Chi phí chế biến nằm Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm Tổng chi phí trong SPDD ( theo = x chế biến từng từng loại) Số lượng Số lượng SPDD quy + loại thành phẩm đổi ra thành phẩm 1.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng cña phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SPDD chưa hoàn thành Giá trị NVL chính nằm 50% CP thành ở = + trong SP dở dang mức chế biến 1.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. 1.5. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản 13
- mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang... 2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá tr ị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức: Tổng giá thành Giá trị SPDD Chi phí phát Giá trị SPDD = + sản phẩm cuối kỳ sinh trong kỳ - cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành 2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp tính giá thành này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm... 2.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 14
- Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm gốc). Số lượng SP S.lượng SPSX Hệ số tính giá thành = x tiêu thực tế của từng của từng loại chuẩn(gốc) loại Từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm : Giá trị SPDD TổngCPSX Giá trịSPDD + phát sinh trong - c.kỳ của đ.kỳ của nhóm SP kỳ của nhóm nhóm SP Giá thành đơn vị SP gốc = SP Số lượng sản phẩm gốc Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số tính giá thành = x thực tế từng loại SP SP gốc của từng loại Giá thành thực tế Giá thành đơn vị thực S.lượng SPSX thực = x từng loại SP tế của từng loại SP tế của từng loại SP 2.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợ chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. 15
- 2.5. Phương pháp trừ sản phẩm phụ loại Phương án này sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ nhưng kết quả thu được gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Trong đó sản phẩm phụ không phải là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, do đó để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Trong doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí là chi pí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. IV. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ , SỔ KẾ TOÁN CHI PH Í SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Hiện nay có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau:Nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký sổ cái. Về báo cáo kế toán chi phí sản xuất thì sử dụng báo cáo chi phí sản xuất. Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó (TK621, TK622, TK627, TK154, TK631) đều phản ánh chỉ tiêu về chi phí sản xuất. Nó cung cấp các chỉ tiêu, thông tin đ ể lập báo cáo tài chính về chi phí sản xuất và giá thành… Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK154… + Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ: Sổ nhật ký chung Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết + Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Nhật ký sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 16
- Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Các sổ, thẻ chi tiết + Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ số 7 Bảng kê số 4,5 Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3. PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP SAO MAI VIỆT NAM 1. Giới thiệu chung về công ty. Tên đầy đủ công ty : công ty cổ phần Sao Mai Việt Nam Tên tiếng anh : Sao Mai Vietnam Joint Stock Company Tên viết tắt : VINASAMA JSC Địa chỉ: Đường N2- Khu công nghiệp Bắc Vinh- Nghệ An Điện thoại: 038. 519402 Fax: 038 511034 Đăng ký kinh doanh: Số2703000434. ngày cấp 19/11/2004 Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư - Nghệ An Giám đốc : Trịnh Xuân Giáo. Email: vinasama@gmail.com Website: www.vinasama.vn 2. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Sao Mai Việt Nam được thành lập năm 2001, với tên ban đ ầu là công ty TNHH Sao Mai. Trụ sở ban đầu của công ty tại 212 Nguyễn Trãi - TP Vinh. Nhà xưởng tại Nghi Liên - Nghi Lộc - Nghệ An. Đến năm 2005, công ty chuy ển đổi thành 17
- công ty cổ phần và đổi tên chính thức thành công ty CP Sao Mai Việt Nam với tên viết tắt là VINASAMA. Năm 2006, công ty chuyển địa điểm vào khu công nghiệp Bắc Vinh. Công ty sản xuất trong lĩnh vực dây cáp điện và nhựa với các mặt hàng chủ yếu như: dây và cáp điện hạ thế, trung thế, cao thế; bọc cách điện PVC, XLPE; các nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân, tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. VINASAMA với tổng số vốn đầu tư trên 40 triệu USD. Sản phẩm của VINASAMA “Dây điện tốt. Cáp điện bền” có chất lượng ngang hàng với sản phẩm ngoại nhập bởi nguồn vật tư, nguyên liệu sạch được nhập về từ nước ngoài với hàm lượng tinh chất đồng đạt 99,99%, nhôm đạt 99,7%. Hệ thống thiết bị, máy móc được đầu tư theo phương thức chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên Thế giới như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, nhân viên, kỹ thuật giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Trong quá trình xây dựng và phát triển, VINASAMA luôn tự hào mang thương hiệu Việt. Sản phẩm của VINASAMA đã có mặt ở hầu hết các công trình, dự án, khu công nghiệp và các công trình Thuỷ điện, Nhiệt điện cả nước như: dự án thuỷ điện Sơn La; dự án chiếu sáng cầu Bãi Cháy; dự án chiếu sáng khu T20 Đà Nẵng; dự án khu công nghiệp Dung Quất; dự án năng lượng nông thôn II Việt Nam khu vực miền Bắc; dự án năng lượng nông thông II Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Điện Biên; dự án xây dựng trung tâm Hội nghị Quốc gia và các công trình lớn nhỏ tại Vinh- Nghệ An như công trình chợ Vinh , công trình tòa nhà Tecco, nhà thờ Đồng Yên, Đồng Tân... Thương hiệu VINASAMA có uy tín và ngày càng ăn sâu vào tình cảm người tiêu dùng. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã lựa chọn VINASAMA làm đối tác chiến lược để hợp tác, đầu tư như Tập đoàn Dongyang; Tập đoàn Cosmolink, Tập đoàn Shangin… Sự hợp tác này nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển doanh nghiệp VINASAMA theo mô hình Tập đoàn Đa Quốc gia, Đa ngành nghề. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục hợp tác đầu tư với các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và quốc tế, mở rộng sản xuất kinh doanh; đồng hành cùng ngành Điện lực, ngành Xây dựng và các ngành công nghiệp chủ lực khác góp phần Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; đồng thời từng bước xây dựng VINASAMA trở thành một Tập đoàn kinh tế - Công nghiệp hùng mạnh. 18
- 3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sao Mai Việt Nam 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. H.Đ Quản Trị Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Hành Kế Kế Kinh Chính Hoạch Toán Doanh Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 3.2. Chức năng của của các chức danh, các bộ phận Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người quyết định thực hiện hay không thực hiện các kế hoạch, chiến luợc kinh doanh, đâu tư hay không đầu tư kinh doanh. Chức năng của Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo, điều hành bộ máy của Công ty để thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Chức năng của Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu thị trường về nhu cầu sản phẩm của từng thời kỳ, thời điểm để đưa ra kế 19
- hoạch sản xuất, phát triển sản phẩm, đồng thời phối hợp với các phòng bán khác thực hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra. Chức năng của phòng kỹ thuật: Là bộ phận chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo xưởng sản xuất thực hiện sản xuất đúng quy trình sản xuất, đúng định mức sản phẩm đã đặt ra để đảm bảo chất lượng, đồng thời phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cùng với bộ phận thí nghiệm nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp hơn với khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nghiên cứu định mức sản phẩm tối thiếu hóa chi phí vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chức năng của phòng kế toán: Tổng hợp số liệu, phân tích và đưa ra thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch để lập kế hoạch kinh doanh. Chức năng của phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đưa ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm. đồng thời qua nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch lập kế hoạch kinh doanh và phòng kỹ thuật thiết kế những sản phẩm có chi phí thấp và phù hợp với người tiêu dùng. 4. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty CP Sao Mai Việt Nam 4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuận lợi trong việc cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ trong Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. 4.2. Cơ cấu bộ máy kế toán: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Sao Mai Việt Nam : Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán chi Kế toán Kế toán 20 ủ quỹ Th vốn vật tư phí, giá TSCĐ, tiền công nợ bằng thành lương tiền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Bình
75 p | 1190 | 693
-
Luận văn đề tài nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh quản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 427 | 197
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 391 | 109
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú
75 p | 295 | 87
-
Luận văn Đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT NHẸ (CaCO3) NĂNG SUẤT TẤN/NGÀY
79 p | 261 | 68
-
Luận văn Đề tài: Tín Hiệu Đèn Giao Thông
37 p | 400 | 67
-
Luận văn đề tài:" Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Vũ Gia”
68 p | 129 | 38
-
Luận văn đề tài : “Viết chương trình Quản Lý Kế Toán Doanh Nghiệp”
71 p | 148 | 22
-
Luận văn đề tài: Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn và đại lý thuế Trương Gia
79 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng
125 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Kon Tum
111 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần Xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng
118 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
100 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
104 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán quản trị chi phí dịch vụ vận tải tại Công ty cổ phần Thương mại và vận tải Petrolimex Đà Nẵng
98 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng
91 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công ty TNHH Thạch Anh
116 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn