Luận văn đề tài: Kinh tế biển ở Trà Vinh
lượt xem 18
download
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Hầu hết các vấn đề mang tính toàn cầu có liên quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài: Kinh tế biển ở Trà Vinh
- 1 Luận văn Kinh tế biển ở Trà Vinh
- 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Hầu hết các vấn đề mang tính toàn cầu có liên quan tới sự sống còn của con người trong thế giới đương đại đều liên quan chặt chẽ đến biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới, có một tài nguyên biển khá p hong phú và đ a dạng, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế biển phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển, phục vụ cho quá trình cô ng nghiệp hoá, hiện đại ho á đất nước. Từ lợi thế về vị trí, địa lý và vai trò của biển đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng. Ngày 06/5/1993 Bộ chính trị ra Nghị quyết 03- NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong hơn 20 năm đổi mới và mở cửa. Việt Nam đã chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế. Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch, cảng biển, đóng tàu... trở thành những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. Cơ cấu
- 3 ngành nghề có sự thay đổi lớn. Tiếp tục công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhằm tránh tình trạng tuột hậu xa hơn về kinh tế. Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và b ền vững, các lĩnh vực kinh tế liên q uan đến biển và vùng ven biển phải được coi là động lực chủ yếu. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại như điều kiện hiện nay, chúng ta sẽ không bắt kịp xu thế chung của thế giới, sẽ hạn chế trong việc bảo vệ và khai thác lợi thế từ biển, mà lại càng hạn chế khi mở rộng ra biển quốc tế. Trà Vinh có 65 km bờ biển, Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm cả vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi, là một trong những vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Vì vậy, vùng biển và ven biển Trà Vinh có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, giao lưu thương mại và an ninh quốc phòng của tỉnh nói riêng và Đồng bằng Sông cửu Long nói chung. Cảng biển Trà Vinh là cảng thương mại đầu mối cho các tỉnh Đồng bằng Sông cửu Long ra vào cảng Cần Thơ. Mặc khác, địa hình Trà Vinh là một bán đảo, ba bên giáp sông, một bên giáp biển. Trà Vinh là một tỉnh cùng, chỉ có một con đường bộ duy nhất nói Trà Vinh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Để Trà Vinh phát triển toàn diện và bền vững, không còn hướng nào khác là phải phá thế độc đạo, hướng ra biển. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh luôn quan tâm đầu tư cho phát kinh tế biển, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Tỉnh đã chú trọng thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển, khai thác được tiềm năng thế mạnh và lợi thế của ngành kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng tích cực, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo vùng ven biển, thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ven biển phát triển, bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo an ninh quốc phòng.
- 4 Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân Trà Vinh chưa đ ầy đủ; cơ chế, chính sách chưa đủ thông thoáng để mở cửa vùng biển trong tiến trình hội nhập. Chưa đánh thức hết tiềm năng và thế mạnh của kinh tế biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, x ã hội và an ninh - quốc phòng. Kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Trình độ kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản còn hạn chế. Trình độ của người lao động đối với kinh tế biển còn thấp. Tình trạng khai thác, đánh bắt còn bừa bãi, ô nhiễm môi trường chưa kịp thời khắc phục. Đ ể tiếp tục quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển, để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải đánh giá thực trạng kinh tế biển để có những giải pháp kịp thời thúc đẩy kinh tế biển Trà Vinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Kinh tế biển ở Trà Vinh” làm đề tài luận văn thạc sĩ tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Từ vị thế, vai trò và tiềm lực của kinh tế biển, ngày 06/5/1993 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đ ất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, còn có những thông tin, bài viết được đề cập đến kinh tế biển: - Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược và mô hình quản lý biển của một số nước. - Hồ sơ sự kiện chuyên đề của Tạp chí Cộng sản số 20, ngày 25/9/2007.
- 5 - Bài viết của tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Việt Nam “Để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển” trong tạp chí cộng sản sô 777, tháng 7/2007. - Biển và hải đảo Việt Nam, do Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn… Có thể nói kinh tế biển là lĩnh vực còn rất mới, ít được nghiên cứu. Kinh tế biển ở Trà Vinh lại càng ít được đề cập, cho đến nay chưa có một công trình, bài viết nói về kinh tế biển. Do đó, cần được nghiên cứu cơ bản và toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phân tích thực trạng kinh tế biển ở Trà Vinh. Từ đó, xác định phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở Trà Vinh. - Trình bày khái quát lý luận về kinh tế biển và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển. - Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở Trà Vinh và p hân tích những nguyên nhân thành công, hạn chế của kinh tế biển ở địa phương. - Đ ề xuất những phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển ở Trà Vinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kinh tế biển nằm trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, nhưng trọng tâm là nghiên cứu giữa lực lượng sản xuất và các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong kinh tế biển ở Trà Vinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Kinh tế biển ở Trà Vinh từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận
- 6 Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đ ường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng cùng những bài viết tổng kết về sự phát triển kinh tế biển Việt Nam của các nhà quản lý, của các học giả và một số công trình nghiên cứu khoa học khác. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đ ề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin như: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Góp phần làm rỏ hơn lý luận về kinh tế biển và vai trò của nó trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng. - Đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu của kinh tế biển ở Trà Vinh và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp phần phát triển kinh tế biển ở Trà Vinh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 03 chương, 8 tiết.
- 7 Chương 1 KINH TẾ BIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. KINH TẾ BIỂN - NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.1.1. Nội dung kinh tế biển Theo một nghĩa chặt chẽ nào đó, cho tới nay, việc xác định nội dung của kinh tế biển vẫn còn đang là vấn đề để ngỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ước về nội dung kinh tế biển lại không phải là vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật. Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể không tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn luận nhiều hơn lại thuộc về các lĩnh vực liên quan và không phải diễn ra trên biển. Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về kinh tế biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Đ ể có một khái niệm mang tính quy ước, chúng tôi xin định nghĩa kinh tế biển như sau: Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển. Từ đó kinh tế biển bao gồm: - Các hoạt động kinh diễn ra trên biển: 1.Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. khai thác dầu khí ngo ài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm , cứu hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo. - Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ cho các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền
- 8 ven biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển; 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc biển; 6. Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển; 7. Đ ào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; 8. Điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển. Từ định nghĩa về kinh tế b iển như đã nêu cho chúng ta thấy đặc điểm của kinh tế biển khác so với một số ngành kinh tế khác đó là: - Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẩn nhau. - Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết và khí hậu… Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên, bão lũ. - Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên, khoáng sản là chính. Thí dụ như: khai thác d ầu khí, đánh bắt thuỷ sản, du lịch… - Kinh tế biển là ngành kinh tế mà ở đó mọi hoạt động chủ yếu diễn ra trên biển và ven biển. Do vậy, tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển. - Trong kinh tế biển doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò đ ầu tàu trong một số ngành trọng yếu của kinh tế biển như: tìm kiếm, khai thác, chế biến dầu khí; khai thác khoáng sản b iển và ven biển; cảng biển...Với vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động và công nghệ chất lượng cao , đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, mhiệm vụ mở đường, hỗ trợ cho các ngành kinh tế phát triển, khai thác có hiệu q uả tài nguyên biển. - Ho ạt động kinh tế b iển mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua vận tải biển, khai thác đánh bắt thuỷ sản... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng biển của địa p hương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- 9 Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt trong vài ba thập kỷ tới. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển sẽ ngày càng có vai trò quan trọng. Hơn nữa, hướng phát triển ra biển còn là đòi hỏi bức thiết của chiến lược mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Vấn đề đặt ra là, trong tình hình phát triển kinh tế biển của nước ta chậm như hiện nay, nếu không b ắt kịp xu thế chung của thế giới, thì không chỉ hạn chế trong việc bảo vệ và khai thác lợi thế của biển mà còn lại càng hạn chế khi vươn ra biển quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố m à thế giới luôn xem như một yếu tố địa lợi, chúng ta phải cần tăng cường hơn nữa những khả năng vươn ra biển và xác định đây là động lực quan trọng thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. 1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển nói chung và kinh tế biển của Việt Nam nói riêng 1.1.2.1. Tài nguyên của biển và vùng ven biển Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mọi dân tộc, biển có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và đ ảm bảo an ninh, quốc phòng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của biển lại càng quan trọng hơn. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để chinh phục và khai thác biển. Như chúng ta đã biết mọi sự thành công hay thất bại đều do con người mà ra, nguồn lực con người quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Nhưng ngoài nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội, thì yếu tố về lợi thế tài nguyên là đ ộng lực quan
- 10 trọng thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, là quốc gia có nguồn tài nguyên biển khá phong phú, sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển phát triển. Theo Mác lưu thông hàng hoá là một khâu không thể thiếu trong một chu trình sản xuất hàng hoá. Lưu thông hàng hoá là cầu nói giữa sản xuất và tiêu dùng, nó sẽ làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhanh hay chậm. Mặc khác, lưu thông ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm hàng hoá. Do vậy, lưu thông tác động rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Đ ể quá trình lưu thông hàng hoá thuận lợi thì một trong những giải pháp quan trọng là phải phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại. Ngày nay, trong hệ thống giao thông vận tải thì giao thông vận tải biển được các nhà sản xuất, kinh doanh ưa chuộng vì ưu thế của vận tải biển là chi phí thấp, khối lượng vận tải lớn. Vì vậy, vận tải biển phát triển đã thúc đ ẩy thương mại các quốc gia ngày càng trở nên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp. Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường m à chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Từ đó, vị thế địa lý biển là nhân tố địa lợi cho quá trình phát triển vận tải biển và cảng biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam có bờ biển dài, là lợi thế để xây dựng nhiều cảng biển phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải biển ngày càng phát triển. Đến năm 2005, Việt Nam có 126 cảng biển ở các vùng, miền trong đó có 4 cảng có công suất trên 10 triệu tấn/năm và 14 cảng có công suất trên 1 triệu tấn/năm, còn lại là cảng quy mô nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [47, tr.6]. Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập
- 11 quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hoá quốc tế và trong nước tăng nhanh, đòi hỏi hệ thống cảng biển cần có những bước tiến mạnh mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tổng hợp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đ ã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng ta sẽ phải thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch hệ thống cảng biển, tiến hành lập và quy hoạch chi tiết các nhóm cảng quan trọng. Trong đầu tư xây dựng cảng, cần tạo liên kết cảng với các hệ thống giao thông mặt đất nhằm tạo thuận lợi nhất cho khách hàng khi sử dụng phương thức vận tải đa phương. Vai trò vận tải ven biển cũng ngày càng tăng đối với hàng rời thông thường và hàng bách hoá. Đầu tư ngắn hạn cho cảng tại các cảng tổng hợp với mục tiêu cải tiến nâng cao năng suất cảng, hiện đại hoá những thiết bị dẫn luồng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong xếp dỡ có hiệu quả nhằm khuyến khích các tàu lớn, hiện đại vào cảng Việt Nam. Biển Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa d ạng, là nhân tố quan trọng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản, cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tôm, cua, sò, mực, rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Như vậy, phát triển nuôi trồng và đánh b ắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế quốc dân giải quyết nhiều công ăn việc làm. Nguồn lợi hải sản của nước ta đ ược đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5% [2, tr.109]. Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 105 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn
- 12 có 298 loài, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế [7, tr.15]. Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật thuỷ sản, thì trữ lượng của một số loài hải sản tiêu biểu có thể khai thác hàng năm tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam như sau: cá (các lo ại) khoảng 4.180.133 tấn; tôm khoảng 44.404 tấn; mực ống khoảng 64.140 tấn ; mực nang khoảng 59.113 tấn [7, tr.16]...Dọc theo bờ biển có khoảng 180 cửa sông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gó mùa, trải dài trên 13 vĩ độ, có hơn 3 triệu ha đất ngập nước, hiện nay nước ta có khoảng 100.000 ha rừng đ ước mang lại cho cư dân nhiều loại cá và chim, đước cũng đem lại nguồn kiếm sống cho hàng nghìn bà con vùng ven biển. Mặc khác, rừng ngập mặn rất thích hợp cho nuôi trồng hải sản, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển .Hệ sinh thái rạng san hô với tổng diện tích ước tính khoảng 127 nghìn ha, hệ sinh thái cỏ biển vào khoảng 8 nghìn ha [81, tr.6]…Đó là những nguồn lợi, tài nguyên vô cùng quý giá, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập kinh tế quốc dân. V ì vậy, các nước đều quan tâm phát triển du lịch, có quốc gia đặt du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn – là ngành “công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” đối với cơ cấu thu nhập quốc dân. Đặc biệt, biển và vùng ven biển gắn chặt với du lịch và tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh cho du lịch. Việt Nam có bờ biển dài, với những cảnh quan đẹp vào lại bậc nhất của thế giới, như V ịnh Hạ Long và vô số vịnh đẹp mà thiên nhiên đ ã ban tặng. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển lớn và nhỏ với khoảng 3000 hòn đ ảo lớn nhỏ xa bờ [81, tr.6] là lợi thế cho phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Trong đó có khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế [81, tr.4]. Các b ãi biển của Việt
- 13 Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ…, rất thích hợp cho tắm biển và vui chơi giải trí trên biển. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, đ ịa hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền. Để khai thác mọi tiềm năng lợi thế về biển và tài nguyên từ biển, kể từ sau đổi mới Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng, nguồn thu mà du lịch mang lại là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá VII) của Đảng đã nêu rõ: “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có qui mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta”. Đây là một chủ trương đúng đắn vừa phù hợp với xu thế phát triển chung, vừa gắn với điều kiện thực tế, với tiềm năng và yêu cầu bức thiết của sự phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình đ ộ phát triển du lịch của khu vực”. Với lợi thế về tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, mà hầu như trước đây chúng ta chưa khai thác đúng mức. Do vậy, cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả, đánh thức du lịch biển phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, nền kinh tế đòi hỏi phải đáp ứng một nguồn liệu lớn phục vụ cho sản xuất và chế biến. Biển và vùng ven biển Việt Nam có hệ khoáng sản phong phú, đa dạng. Khai thác chúng phục vụ cho phát triển công
- 14 nghiệp, với nguồn nguyên liệu tại chổ góp phần giảm giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá sẽ cao hơn. Mặc khác, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới: dầu khí, vàng sa khoáng…Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội nhất của vùng biển Việt Nam, tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ m3 d ầu và 2100 - 2800 tỷ m3 khí [81, tr.3]. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa thật sự lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi động nền kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài dầu mỏ, biển và ven bờ biển Việt Nam còn có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5-6 vạn ha ruộng muối biển… Tiềm năng về khí-điện-đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sóng và cả thuỷ nhiệt. Có thể nói, tài nguyên trên biển và vùng ven biển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các ngành, nghề, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con người, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần phải đánh thức các tiềm năng tài nguyên của biển và ven biển mang lại, đưa ra giải pháp, chiến lược khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. 1.1.2.2. Vốn, công nghệ Vốn và công nghệ là đòn bẩy của quá trình sản xuất và kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh, có vai trò rất quan trọng đến phát triển kinh tế, xã hội. Vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế biển. Để khai thác tiềm năng thế mạnh từ biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và sớm đưa nước ta trở
- 15 thành nước công nghiệp, giàu lên từ biển, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đầu tư, huy động các nguồn vốn và công nghệ cho việc phát triển kinh tế biển. Có thể chứng minh đều này ở nước ta: * Đ ối với ngành thuỷ sản: Từ năm 1997 đến nay, nhà nước đã đ ầu tư 1.300 tỷ đồng đóng 1.292 [47, tr.6] chiếc tàu đánh bắt xa bờ trong chương trình đánh bắt cá xa bờ. Đến nay cả nước đã có khoảng 14 ngàn tàu đánh bắt xa bờ, chiếm hơn 40% [24, tr.3] tổng sản lượng hải sản khai thác. Một hệ thống trên 60 cảng cá, bến cá với hơn 10 ngàn mét cầu cảng [24, tr.3] đã được xây dựng chủ yếu trong 10 năm gần đây đang dần phát huy hiệu quả, đặc biệt là phục vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ. Khai thác hải sản là một nghề truyền thống của đại bộ phận cư dân ven biển. Hiện nay hơn 80% [75, tr.1] số tàu thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ, trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản lượng khai thác b ền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50 mét được ước tính khoảng 600 nghìn tấn, trong khi sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn [74, tr.2]. Điều này chứng tỏ sức ép lên nguồn lợi ven bờ là quá lớn. Chính vì vậy, Bộ Thuỷ sản trong chiến lược phát triển nghề cá của mình đưa ra m ục tiêu là đ ến năm 2010 giảm số tàu thuyền khai thác ven bờ từ 96.000 chiếc như hiện nay xuống còn 50.000 chiếc [74, tr.3], tăng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhằm giảm sức ép khai thác huỷ diệt nguồn lợi. Ngành thuỷ sản đ ã hiện đại hoá thành công ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. Cuối năm 1980 chỉ có tổng số là 27 nhà máy [22, tr.67], thì đ ến cuối năm 2005 cả nước đ ã có tổng cộng 439 nhà máy đông lạnh với tổng công suất cấp đông 4.262 tấn/ngày [22, tr.67]. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Từ 18 cơ sở chế biến đ ược phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU hồi tháng 11-1999 [22, tr.67], đến nay trong tổng số hơn 470 cơ sở-doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã có 248 cơ sở-doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã được Liên minh châu
- 16 Âu công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh, 300 đơn vị đã áp d ụng HACCP đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn vào Trung Quốc và 300 danh nghiệp chế biến đáp ứng các yêu cầu an toàn vệ sinh đối với thị trường Hàn Quốc [24, tr.3]. *Hàng hải: Trong 10 năm qua, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có bước phát triển, tăng bình quân 10%/năm về số lượng tàu và trên 10%/năm về trọng tải. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có trên 1.000 tàu với tổng vận tải hơn 3,5 triệu DWT. Năng lực vận tải tăng lên, đồng thời có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng lực của đội tàu Việt Nam. Ngành công nghiệp đóng tàu củng được Chính phủ quan tâm đầu tư rất nhiều vốn để phát triển. Trong năm 2006, toàn bộ 750 triệu USD trái phiếu chính phủ đã được dành phát triển công nhiệp đóng tàu [2, tr.363]. Như vậy, công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đạt những bước phát triển khích lệ, ngày càng được nhiều hảng tàu lớn của nước ngoài tín nhiệm, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia được công nhận là ngành công nghiệp đóng tàu đứng hàng thứ 11 trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải, trong đó Bộ Giao thông Vận tải có số lượng chiếm trên 70% công xuất đóng tàu của ngành. Năm 2005, trong tổng số 126 cảng biển ở các vùng, miền thì chỉ có 4 cảng có công suất trên 10 triệu tấn/năm và 14 cảng có công suất trên 1 triệu tấn/năm, còn lại là cảng quy mô nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [47, tr.6]. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trung chuyển hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Những năm vừa qua Chính phủ đã rất chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển cảng biển. Chỉ tính từ tháng 6/2006 - 2/2007, đã có năm cảng biển mới được phép xây dựng tại phía Nam với tổng vốn đầu tư 984 triệu USD [2, tr.362]. Việc
- 17 thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ven biển cũng đạt bước nhảy vọt, chỉ riêng khu kinh tế vinh Vân Phong (Khánh Hoà) đã và đang hình thành 48 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 7 tỷ USD [2, tr.363]. Các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng như luyện thép, điện, hoá dầu, dịch vụ du lịch… * Đối với du lịch biển: để khai thác lợi thế tiềm năng từ du lịch biển, những năm vừa qua đầu tư cho phát triển du lịch biển luôn được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhiều nhà đầu tư du lịch lớn quốc tế đã và đang chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư. Các khu du lịch biển ngày càng hoàn thiện và khang trang hơn, hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển phục vụ cho du khách không ngừng tăng lên. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp làm du lịch của cả nước [81, tr.27]. * Đối với nghề làm muối: Nghề muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với biển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi. Nhưng nhờ công tác huy hoạch, đầu tư sản xuất muối, đặc biệt là muối công nghiệp, cho nên nghề muối Việt Nam đã phần nào giảm bớt những khó khăn. Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án xây dựng đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản xuất muối sạch. Hoạt động đầu tư về vốn, công nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp dành để đầu tư các dự án về muối, ngành muối đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất muối, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp. Vậy thì sự tăng trưởng ngoạn mục cả về lượng và chất của dòng vốn đầu tư vào các khu vực, ngành sản xuất có lợi thế gần biển đã thể hiện điều gì? Câu trả lời là: Điều đó không chỉ ghi nhận lợi thế địa lý, tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Mà trên hết, đó là thể hiện cụ thể sự tin tưởng của các nhà đầu tư
- 18 với những chuyển biến tích cực của Việt Nam trong xây dựng tầm nhìn chiến lược và chương trình cụ thể nhằm phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả. 1.1.2.3. Nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết nguồn lực vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho sản phẩm hàng hoá. Do vậy, nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ở nước ta có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng đ ầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển, vùng ven biển. Vùng ven biển Việt Nam gồm 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 x ã đảo), dân cư tập trung khá đông đúc với khoảng 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 2010, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người, năm 2020 dân số khoảng trên 30 triệu người, trong đó lao động khoảng 19 triệu người [2, tr.45]. Tuy dân số vùng ven biển chiếm khoảng 1/3 dân số cả nước, nhưng chỉ có gần 40% số này sống nhờ vào hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến biển [2, tr.52]. Điều này cho chúng ta thấy tuy nguồn nhân lực ở vùng ven biển nước ta số lượng thì đông nhưng chất lượng thì còn hạn chế, trình độ học vấn rất thấp . Nhất là các tỉnh ven biển miền trung do thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra. Từ đó, đ ã ảnh hưởng đến đời sống của người dân, điều kiện để nuôi con, em ăn học gặp rất nhiều khó khăn. Dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực kém. Đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, lao động chủ yếu là từ kinh nghiệm, cha truyền con nối, ít được đào tạo. Do vậy, năng suất, hiệu quả kinh tế không cao. Phần nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển nói riêng. 1.1.2.4. Thị trường
- 19 Thị trường là nơi trao đổi sản phẩm hàng hoá, là sự gặp rỡ giữa người bán và người mua, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Một trong những quan điểm của đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước hiện nay là thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá. Từ đó, đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có điều kiện xâm nhập và cạnh tranh thị trường thế giới. Do vậy, thị trường có vai trò rất quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung của kinh tế biển nói riêng. * Đ ối với thị trường ngành thuỷ sản: Thế mạnh của thị trường thuỷ sản được thể hiện chủ yếu ở thị trường xuất khẩu thuỷ sản là chính. Từ năm 1980, được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế tự cân đối, tự trang trải, nên ngành thuỷ sản đã có cơ hội tiếp cận với kinh tế thị trường sớm hơn so với các ngành kinh tế khác. Khi cả nước chuyển sang mô hình kinh tế mới và xây dựng chiến lược xuất khẩu, thị trường nguyên liệu của ngành thuỷ sản đã hội đủ các điều kiện để phát triển với tốc độ tăng trưởng rất cao và có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá và ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Những kết quả đạt được trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm qua không thể tách rời với công tác phát triển thị trường. Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 130 thị trường trên thế giới [8, tr.6]. Các doanh nghiệp đã chuyển hẳn từ tiếp thị thụ động sang tiếp thị chủ động. Nhờ đó đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam không lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường truyền thống Nhật Bản như những năm trước đây, giảm hẳn tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên các các thị trường lớn, có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Ôxtrâylia... Các doanh nghiệp thuỷ sản đã có thể
- 20 điều chỉnh được cơ cấu thị trường, khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Việc mở rộng và điều chỉnh thị trường xuất khẩu các sản phẩm cá tra, basa là một minh chứng về sự thành công của Việt Nam cho khẳng định này. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn luôn chú trọng khai thác chiều sâu của các thị trường chính, thực hiện “khai thác thị trường mới trên địa bàn cũ” như Mỹ, Nhật, EU. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản và EU đã chiếm khoảng 65% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam[8, tr.6]. Số liệu này khẳng định thêm tầm quan trọng của ba thị trường này đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Trước tiên là việc Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam cùng với Nhật Bản. Trước kia thị trường Nhật thường chiếm tỷ trọng 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong gần 10 năm trở lại đây chỉ còn trên dưới 30%. Các thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản của Việt Nam ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc khá ổn định, chiếm tỷ trọng khoảng 3 – 6% giá trị xuất khẩu, vị trí tiếp theo thuộc về các nước ASEAN. Thị trường EU cũng là một mục tiêu quan trọng mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hướng tới và đã cố gắng khai thác từ những năm 1990 song không mấy thành công. Nhưng đến vài năm trở lại đây, những cố gắng đó đã được đền đáp xứng đáng. Năm 2006, EU đã chiếm khoảng 22% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ hai sau Nhật Bản. Thành công này có liên quan mật thiết với sự “bùng nổ” xuất khẩu cá tra, basa nói trên. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,37 lần so với năm 1990 [22, tr.64]. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, tăng 16,1 lần so với năm 1990 [22, tr.64]. Bảng 1.1: Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 2001 2002 2003 2004 2005 G iá trị G iá trị G iá trị G iá trị G iá trị T ỷ trọng T ỷ trọng Tỷ trọng T ỷ trọng Tỷ trọng (1000 (1000 (1000 (1000 (1000 (%) (%) (%) (%) (%) U SD) USD) USD) U SD) USD) Mỹ 489.035 27,51 654.977 32,38 777.656 35,35 602.969 25,12 649.630 23,81 Nhật Bản 465.901 26,21 537.459 26,57 582.838 26,50 772.195 32,16 824.907 30,24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà
36 p | 1161 | 368
-
Luận văn đề tài nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh quản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 429 | 197
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
97 p | 573 | 180
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp việc làm ở Việt Nam
25 p | 417 | 85
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
123 p | 260 | 78
-
Luận văn: Đề tài quản trị quan hệ mạng lưới khách hàng
135 p | 320 | 72
-
Luận văn đề tài:" đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”.
53 p | 230 | 69
-
Luận văn đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
122 p | 228 | 69
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới
102 p | 156 | 40
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
91 p | 180 | 36
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam
102 p | 155 | 33
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
140 p | 163 | 29
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính tại ngân hàng TMCP Đông Á trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p | 111 | 25
-
Luận văn đề tài: Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex
56 p | 149 | 19
-
Luận văn đề tài: Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn và đại lý thuế Trương Gia
79 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Hoạt động kinh doanh thẻ - Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong khu vực và thực tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
103 p | 38 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn