Luận văn đề tài: Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex
lượt xem 19
download
Luận văn đề tài "Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex" Nghiên cứu kinh tế về tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc và xác định một tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của nền kinh tế Trung Quốc – đồng nhân dân tệ (RMB hay CNY). Từ đó, kết luận về tỷ giá hối đoái hiệu lực của Trung Quốc từ giai đoạn hậu cải cách, 1982 – 2010. Liệu đồng nhân dân tệ trong hiện tại đã được định giá đúng hay chưa và việc định giá này đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc trong hiện tại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài: Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 1 1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:............................................................................................. 2 2. TỔNG QUAN CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................ 7 3. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC .................................................................................................. 9 3.1. Giới thiệu............................................................................................................................................................. 10 3.2. Mô hình NATREX mở rộng: ......................................................................................................................... 12 3.2.1. Cấu trúc của mô hình.................................................................................................... 14 3.2.1.1. Tiết kiệm: .................................................................................................................. 14 3.2.1.2. Tỷ giá thương mại và tỷ giá hối đoái thực: ............................................................... 15 3.2.1.3. Đầu tư: ...................................................................................................................... 16 3.2.1.4. Cân bằng thị trường hàng hóa ................................................................................. 17 3.2.1.5. Tài khoản vãng lai: .................................................................................................... 18 3.2.1.6. Danh mục cân bằng: ................................................................................................. 18 3.2.1.7. Tích lũy vốn và tài sản nước ngoài: .......................................................................... 18 3.2.2. Cân bằng trung hạn ...................................................................................................... 19 3.2.3. Sự điều chỉnh động....................................................................................................... 19 3.2.4. Trạng thái ổn định ........................................................................................................ 20 3.3. Phương pháp luận thực nghiệm ................................................................................................................ 22 3.4. Đo lường tỉ giá hối đoái thực hiệu lực ( REER) ................................................................................... 24 3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................................................................... 27 3.5.1. Tỷ giá thương mại.................................................................................................................................. 32 3.5.2. Tỷ lệ phụ thuộc của giới trẻ. .............................................................................................................. 32 3.5.3. Hạn chế thanh khoản............................................................................................................................ 33 3.5.4. Đầu tư của chính phủ. .......................................................................................................................... 34 3.6. Mô hình Natrex và sự sai lệch .................................................................................................................... 34 3.7. Kết luận và nhận xét :..................................................................................................................................... 39 Phụ lục A ................................................................................................................................... 41 Phụ lục B. biến đo lường và các nguồn dữ liệu ...................................................................... 42 4. Mở rộng tại Việt Nam : ..................................................................................................... 46 4.1. Chọn năm gốc .................................................................................................................................................... 46 4.2. Chọn rổ tiền tệ đặc trưng ............................................................................................................................. 46 4.3. Các bước tính REER:....................................................................................................................................... 47
- 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÍ HIỆU THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT C Consumption Chi tiêu c The user cost of capital Chi phí sử dụng vốn CA Current account Tài khoản vãng lai CPIi Consumer price index Chỉ số giá hàng tiêu dùng DEPO Dependency ratio of the old Tỷ số phụ thuộc già DEPY Dependency ratio of the young Tỷ số phụ thuộc trẻ Dn Demand for non-tradables Hàm cầu hàng phi thương mại DPI Domestic private investment Đầu tư tư nhân nội địa F Foreign assets Tài sản nước ngoài FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GI Government investment Đầu tư chính phủ GDPi GDP price deflator index Chỉ số giảm phát GDP I Investment Tổng đầu tư K Capital Vốn LIQC Liquidity constraint Hạn chế thanh khoản N Nominal exchange rate Tỷ giá hối đoái danh nghĩa NATREX Natural real exchange rate Tỷ giá hối đoái thực tự nhiên p Output price Giá đầu ra pk Price of capital goods Giá hàng tư liệu sản xuất PPP Purchasing power parity Ngang giá sức mua R Real exchange rate Tỷ giá hối đoái thực r Real interest rate Lãi suất thực r' Foreign interest Lãi suất nước ngoài REER Relative effective exchange rate Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực RMB Renminbi Đồng nhân dân tệ Trung Quốc RRC Relative return to capital Tỷ suất sinh lợi tương đối của vốn RULC Relative unit labor cost Chi phí lao động tương đối S Saving Tiết kiệm Sn Supply of non-tradables Hàm cung hàng phi thương mại T Terms of trade Tỷ giá thương mại TFP Total factor productivity Tổng năng suất yếu tố sản xuất Y Domestic output Sản lượng nội địa δ Rate of economic depreciation Tỷ lệ khấu hao kinh tế τ The composite tax rate Thuế suất đa hợp
- 2 1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ: 1. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER): là giá trị trung bình có trọng số của tỷ giá hối đoái thực song phương giữa một quốc gia với với nhiều đối tác thương mại, với trọng số là tỷ trọng thương mại. REER rất thích hợp để so sánh mức độ cạnh tranh về giá của một nước so với đối tác thương mại đồng thời là một yếu tố cần xem xét để đánh giá xem nội tệ có bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác. 2. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng (EREER): là chỉ số cho thấy sự đạt được đồng thời cân bằng bên trong và bên ngoài nền kinh tế khi các giá trị biến số kinh tế vĩ mô nền tảng có liên quan cho trước ổn định. Sự cân bằng bên trong đề cập đến cân bằng thị trường hàng hóa phi mậu dịch. Sự cân bằng bên ngoài đạt được khi cán cân vãng lai bền vững. Khi REER bị lệch so với EREER sẽ tạo ra mất cân bằng tỷ giá. REER bị định giá cao so với giá trị cân bằng sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Có 6 cách tiếp cận để đánh giá tỷ giá hối đoái thực cân bằng: Ngang giá sức mua (PPP) Ngang giá sức mua hiệu chỉnh Cân bằng kinh tế vĩ mô Sức cạnh tranh của hàng hóa ngoại thương Tỷ giá hối đoái ước tính bào gồm: mô hình FEER, mô hình BEER, mô hình Natrex, mô hình EREER. Cân bằng tổng thể. Do phương pháp tiếp cận của bài là mô hình Natrex, do đó chúng tôi chỉ đi sâu phân tích mô hình này. 3. Định nghĩa Natrex : Natrex viết tắt từ Nature real exchange rate, được Stein đưa ra 1995. Natrex được áp dụng riêng cho từng nền kinh tế riêng biệt, đối với từng nền kinh tế thì sẽ có từng biến riêng biệt. Phương pháp Natrex giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái thực trong trung và dài hạn, nhưng chủ yếu là tập trung vào dài hạn. Natrex là một tỷ lệ được xác định bởi các yếu tố kinh tế thực cơ bản trong nền kinh tế. Một đồng tiền bị sai lệch bao nhiêu hay được định giá cao hay thấp bao nhiêu thì chúng ta có thể so sánh tỷ giá
- 3 hối đoái thực với Natrex của nó. Phương pháp Natrex được mở rộng mô hình PPP, FEER và BEER để khắc phục các nhược điểm của chúng. Tỷ giá hối đoái thực hiện tại Rt: Rt = Natrex + sai lệch 4. Kiểm định nghiệm đơn vị: là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Vấn đề tính dừng là một trong những điều kiện quan trọng khi phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian. Nếu chuỗi dữ liệu không dừng thì sẽ tạo ra hồi quy giả mạo và làm sai lệch kết quả của mô hình. 5. Kiểm định đồng liên kết: là một phương pháp xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa một nhóm các biến chuỗi thời gian. Để kiểm định đồng liên kết chúng ta có hai cách kiểm định: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư: do trong bài nghiên cứu tác giả không dùng cách kiểm định này nên chúng ta không để cập đến. Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương phápVAR của Johansen: Ở đây có hai giả thiết H0: (i) “None”, nghĩa là không có đồng liên kết (đây là giả thiết ta quan tâm nhất) (ii) “At most 1”, nghĩa là có một mối quan hệ đồng liên kết. Lưu ý, tùy vào số biến trong mô hình (ví dụ k biến) mà ta có k-1 số phương trình đồng liên kết. Khi đó, ta có thêm số giả thiết về số phương trình đồng liên kết. Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0, ta so sánh giá trị “Trace Statistic” với giá trị tới hạn (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ở MHM (ở đây ta chọn là 5%). Nếu Trace Statistic < Critical Value, ta chấp nhận giả thiết H0. Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H0.
- 4 6. Các thuật ngữ và các công thức tính bổ sung cho các biến trong mô hình: T (tỷ giá thương mại): được định nghĩa là giá đơn hàng xuất khẩu chia cho giá hàng nhập khẩu. ET (tỷ giá thương mại hiệu lực): là tỷ giá thương mại sau khi đã tính đến sự thay đổi trong tỷ giá. Sự khác biệt giữa REER và tỷ giá hối đoái danh nghĩa: REER so sánh giá trị đồng nội tệ với một giỏ tiền tệ gồm nhiều đơn vị có tỷ trọng thương mại lớn với quốc gia đang xem xét, trong khi đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa so giá giá trị đồng nội tệ với giá trị ngoại tệ của một quốc gia cụ thể. Chi phí lao động đơn vị (ULC): chi phí lao động yêu cầu đầu vào đển sản xuất một đơn vị lao động đầu ra. EULC được xây dựng bằng cách lấy trung bình nhân của chi phí lao động đơn vị của Trung Quốc với các đối tác thương mại chính của Trung Quốc. Lãi suất thực dài hạn được tính toán bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa dài hạn của trái phiếu của chính phủ trừ đi lạm phát. Tỷ lệ phụ thuộc tương đối giới trẻ (RDEPY) và người già (RDEPO): được định nghĩa là lần lượt lấy dân số dưới 15 tuổi và dân số trên 60 tuổi chia cho tổng dân số lao động. Sản lượng: tổng các yếu tố sản lượng TFP1 và TFP2, 1 và 2 trong TFP là lần lượt dựa trên chuỗi vốn của Chow và Li (2002) và Bai và cộng sự (2006). Giới hạn thanh khoản của Trung Quốc (LIQC): được tính bằng tín dụng nội địa của khu vực tư nhân chia cho GDP danh nghĩa. Đầu tư Chính Phủ (GI): là tỷ số của tổng đầu tư của chính phủ chia cho tổng đầu tư vào tài sản cố định.
- 5 7. So sánh giữa NATREX và các phương pháp tính EREER: Có rất nhiều phương pháp tính tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (EREER) như BEER, FEER và PPP, và dưới đây là sự so sánh về ưu nhược điểm của NATREX và các phương pháp đó: BEER: được xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất không phòng ngừa thực (real UIP). Thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu đã xem tỷ giá thực đa phương như một biến số chính của mô hình. Xác định sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn. FEER: dựa trên những giả định về một nền kinh tế lý tưởng với thương mại tự do hoàn toàn, tỷ giá đạt được khi nền kinh tế đạt được cân bằng cả đối nội lẫn đối ngoại. Nói một cách khác, tỷ giá cân bằng FEER được xác định dựa trên một số điều kiện kinh tế được xác định bởi các biến số kinh tế quan trọng, còn các yếu tố mang tính chu kì trong ngắn hạn bị loại bỏ. Đây là phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trong trung hạn. PPP: đây là phương pháp ra đời sớm nhất được dùng để dự báo tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Theo hướng tiếp cận này, việc xác định tỷ giá được thực hiện bằng cách so sánh sức mua của hai đồng tiền. Trong đó mức độ điều chỉnh PPP được xác định thông qua lạm phát: tốc độ tăng (giảm) tỷ giá hối đoái hằng năm giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ bằng chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát nội tệ và tỷ lệ lạm phát ngoại tệ. Tuy nhiên, PPP không được duy trì liên tục, nguyên nhân: o Tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác đến tỷ giá hối đoái: chênh lệch lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát của chính phủ. o Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu. o Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn. o Tỷ trọng nhâp lượng phi mậu dịch trong hàng hóa. o Thông tin bất cân xứng. o Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào rổ hàng hóa để tính chỉ số giá ở những quốc gia khác nhau sẽ khác nhau.
- 6 NATREX: Tỷ giá cân bằng NATREX là tỷ giá thực mà tại đó trạng thái của cán cân vãng lai bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng NATREX tập trung vào sự biến động của tỷ giá thực cân bằng trong trung và dài hạn, bỏ qua mọi biến động mang tính chu kì và đầu cơ trong ngắn hạn. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, phương pháp NATREX giải thích sự biến động của tỷ giá thực trong dài hạn tốt hơn so với học thuyết ngang giá sức mua. Về cơ bản tỷ giá cân bằng NATREX: được xác định giống như tỷ giá cân bằng trung hạn FEER. Tuy nhiên, nó cũng có một số khác biệt như sau: Thứ nhất, ngoài các biến số kinh tế như trạng thái của cán cân vốn trong trung hạn, thu nhập quốc dân trong nước và nước ngoài, tỷ giá NATREX còn được xác định phù hợp với phương pháp cân bằng danh mục, theo đó lãi suất thực trong nước phải bằng với lãi suất thực nước ngoài. Do điều kiện về lãi suất thực này chỉ được duy trì trong dài hạn, nên tỷ giá NATREX được gọi là tỷ giá cân bằng trong dài hạn. Thứ hai, tỷ giá thực được dùng trong phương pháp NATREX được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Đối với các nền kinh tế lớn như Mĩ, tỷ giá thực được xác định dựa vào tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP giữa 2 quốc gia. Còn đối với nền kinh tế nhỏ thì tỷ giá thực được tính dựa trên tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá nhân công giữa 2 quốc gia. Thứ ba, bên cạnh các biến được sử dụng trong phương pháp tính tỷ giá cân bằng FEER, để tính tỷ giá cân bằng NATREX chúng ta có thể sử dụng thêm một số biến khác như tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong nước và nước ngoài, tỷ lệ chi tiêu xã hội hoặc chi tiêu chính phủ trên GNP, tỷ giá thương mại TOT, lãi suất thực của nước ngoài.
- 7 2. TỔNG QUAN CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm trong nền kinh tế mở, nó tác động đến nhiều yếu tố. Nhiều nhà kinh tế đã xem xét tác động của nó trong mối quan hệ đối với cán cân thương mại của một quốc gia. Nhưng mô hình NATREX mở rộng được sử dụng trong bài nghiên cứu gốc chưa từng được sử dụng ở Trung Quốc trước đây và một loạt các nền tảng kinh tế học chỉ phù hợp duy nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc được đưa vào mô hình. Ngược lại, hầu hết các bài nghiên cứu khác chỉ xem xét về phương pháp đo lường và liên kết REER với các nền tảng lý thuyết. Trong bài “Evaluating Alternative Measures of the Real Effective Exchange Rate” của Robert Lafrance, Patrick Osakwe, and Pierre St-Amant, các tác giả đã xem xét ảnh hưởng của tỷ giá hoái đối thực hiệu lực đến xuất khẩu và nhập khẩu ở Canada. Một sự suy giảm trong REER sẽ dẫn đến một cải thiện trong cán cân thương mại theo thời gian. Và chỉ số tỷ giá hoái đối thực hiệu lực được tính toán sử dụng chi phí nhân công giải thích sự biến đổi trong xuất khẩu ròng và sản lượng thực của Canada tốt hơn đáng kể so với cách dựa vào chỉ số giá tiêu dùng. Ở bài “Cointegration Test of a Long-run Relation Between the Real Effective Exchange Rate and the Trade Balance” của Augustine C. Arize cũng xem xét mối liên hệ của tỷ giá hoái đối thực hiệu lực với cán cân thương mại. Những thí nghiệm về đồng liên kết và phát triển gần đây của Engle, Yoo (1989) và Johansen (1988) đã cung cấp một phương pháp thay thế khác để xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER. Các tác giả quan sát thấy được rằng có một mối liên hệ tích cực giữa cán cân thương mại với tỷ giá hối đoái thực hiệu lực ở hầu hết các nền kinh tế ở Châu Á. Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kết luận rằng hai chỉ số này có liên quan với nhau. Điều này ngụ ý rằng sự mất giá trong dài hạn dẫn đến việc cán cân thương mại được cải thiện. Nói cách khác, sự gia tăng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (được định nghĩa là số lượng đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ) đồng nghĩa với sự mất giá của đồng nội tệ.
- 8 Trong bài: “The Measurement of Real Effective Exchange Rates: A Survey and Applications to East Asia” Của Menzie D Chinn Tại Đại học California, Santa Cru Và Cục nghiên cứu Q222 kinh tế quốc gia đã đưa ra các cơ sở lý luận cho các định nghĩa khác nhau của tỷ giá hối đoái thực, các phương pháp thay thế cho việc tính toán tỷ giá hối đoái hiệu lực đang được giới thiệu. Cách sử dụng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực được trình bày trong một số hoàn cảnh, bao gồm (i) đánh giá quá cao tỷ giá hối đoái, (ii) liên quan đến tỷ giá hối đoái thực đến các khác biệt về năng suất, (iii) ước lượng khả năng đáp ứng giá tương đối của dòng chảy thương mại, và (iv) đánh giá tác động của phá giá cạnh tranh. Kết luận: trong các cuộc thảo luận về sự tương tác kinh tế vĩ mô giữa các nền kinh tế, tỷ giá hối đoái thực thường là biến số chính của lãi suất. Bài nghiên cứu này đã đưa ra các nguyên tắc chung là để giảm giảm phát một cách thích hợp và hợp lý hóa các đề án quan trọng cho các vấn đề kinh tế khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện phụ thuộc vào các vấn đề kinh tế chính bị ràng buộc bởi sự sẵn có của dữ liệu.
- 9 3. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng của Trung Quốc: Phương pháp tiếp cận NATREX Kefei You, Nicholas SANRANTIS Trung tâm thị trường vốn quốc tế, trường đại học Metropolitan London, Anh Quốc Trường kinh doanh Cass, Đại học City London, Anh Quốc Thông tin bài viết TÓM TẮT Lịch sử bài viết Bài viết này điều tra các tỷ giá hối cân bằng thực hiệu lực của đồng Nhận vào được ngày 16/1/2011 nhân dân tệ Trung Quốc trong thời gian hậu cải cách, 1982-2010. Nhận bài chỉnh sửa từ 1/6/2012 Chúng tôi mở rộng mô hình NATREX trong nhiều viễn cảnh quan Chấp nhận 16/8/2012 trọng và áp dụng nó lần đầu tiên ở Trung Quốc. Một loạt các nền tảng Đăng lên mạng 25/8/2012 kinh tế học chỉ phù hợp duy nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc Phân loại JEL được đưa vào mô hình. Chúng tôi xây dựng một tập hợp dữ liệu theo F31 quý duy nhất và sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng F32 liên kết có thể chiếm nhiều sự phá vỡ cấu trúc nội tại. Ngoài ra, để F41 nắm bắt sự phát triển mô hình thương mại của Trung Quốc, chúng tôi C51 sử dụng tỷ trọng thương mại trong nhiều thời gian khác nhau (trung C52 bình 3 năm) để xây dựng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Chúng tôi tìm O53 thấy hai sự phá vỡ cấu trúc trong mối quan hệ đồng liên kết (trong 1988 và 1992). Tỷ giá thương mại hiệu quả, yếu tố dân số, hạn chế Từ khóa: tính thanh khoản và sự đầu tư chính phủ là các yếu tố quan trọng của NATREX mức cân bằng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Đồng nhân dân tệ bị định Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực giá cao so với một “giỏ” tiền tệ gồm 14 loại đến tận giữa những năm cân bằng 1980. Trong suốt 1986-2010, nó được định giá thấp trong phần lớn Sự phá vỡ cấu trúc các năm ngoại trừ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Đồng nhân dân tệ Sự sai lệch Chúng tôi đã tìm thấy một sự đánh giá thấp liên tục kể từ 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ lệch là thấp hơn nhiều so với những báo cáo của các nghiên cứu trước đây và tỷ lệ đánh giá thấp thực sự giảm mạnh trong năm 2008. Tỷ lệ đánh giá thấp đã tăng nhẹ trong năm 2009 và tăng
- 10 mạnh vào 2010, mặc dù nó vẫn còn thấp hơn so với những gì được đề xuất bởi những nghiên cứu khác. 2012 Elservier Inc.All right reserved 3.1. Giới thiệu Sự gắn kết giữa thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc là nguyên nhân của cuộc tranh luận giữa các chính trị gia và các học giả về giá trị đồng tiền của mình, đồng nhân dân tệ (RMB). Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng cho Trung Quốc, phần lớn cho thấy sự đánh giá thấp đánh kể từ những năm 19901. Phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng sử dụng mô hình PPP (sự ngang giá sức mua), BEER (tỷ giá cân bằng hành vi) hoặc FEER (tỷ giá căn bằng nền tảng). Trong bài viết này chúng tôi phát triển và áp dụng một mô hình NATREX mở rộng chưa bao giờ được sử dụng cho Trung Quốc trước đây. Ngược lại với PPP, BEER và FEER, mô hình NATREX xem xét đến toàn bộ nền kinh tế và cung cấp thêm thông tin hơn về sự xác định của tỷ giá hối đoái cân bằng. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc có một con đường phát triển phân biệt nó với các nền kinh tế khác. Sự nghiên cứu này xem lại một loạt các nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế Trung Quốc, và trong khuôn khổ của mô hình NATREX, kết hợp các nền tảng kinh tế học duy nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc như yếu tố quyết định của tỷ giá hối đoái cân bằng. Một vài trong những yếu tố quyết định đó chưa được tìm thấy ở trong những nghiên cứu trước đây. Đối với việc áp dụng mô hình NATREX để đánh giá hiệu quả thực sự của Trung Quốc, chúng tôi xây dựng một tập hợp các dữ liệu theo quý cho giai đoạn sau cải cách 1982-2010. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc có kinh nghiệm chính trị lớn và nền kinh tế thay đổi trong nhiều thập kỷ gần đây. Nếu những phá vỡ cấu trúc đáng kể không được tính trong mô hình thực nghiệm, nó có thể dẫn đến những kết luận sai. Vì vậy, những 1 Đối với một đánh giá gần đây của lý luận thực nghiệm về mức cân bằng ngoại tệ của Trung Quốc sử dụng các mô hình thay thế, xem Cline và William 2008
- 11 phá vỡ cấu trúc tiềm năng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi ước lượng giá trị cân bằng của đồng nhân dân tệ, nhưng nó là một vấn đề đã bị bỏ qua hầu hết trong các nghiên cứu trước đây của Trung Quốc2. Chúng tôi cho phép sự hiện diện của hai sự phá vỡ cấu trúc nội tại trong phương trình đồng liên kết bằng cách sử dụng phương pháp Hatami-j(2008,2009), cũng như kiểm định nghiệm đơn vị. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái thực hiệu lực sử dụng bởi các nghiên cứu trước đây của Trung Quốc thu được từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) (MacDonald & Dias, 2007; Wang, 2004), được tính bằng cách sử dụng tỷ trọng cố định dựa trên dữ liệu thương mại trung bình trong giai đoạn 1999-2001 (Bayoumi, Lee & Jayanthi, năm 2005). Chen (2009) tự xây dựng tỷ lệ hiệu quả cho Trung Quốc nhưng cũng sử dụng tỷ trọng thương mại cố định cho giai đoạn 1999-2001. Một vấn đề rõ ràng với tỷ trọng cố định phát sinh khi khuôn mẫu thương mại thay đổi đáng kể theo thời gian. Bảng 1 cho thấy tỷ trọng thương mại trung bình của Trung Quốc trong suốt 1999-2001 là rất khác biệt so với giai đoạn 2008-20103. Vì thế, để phản ánh sự phát triển trong mối quan hệ thương mại Trung Quốc nhưng chưa đưa vào những biến động dư thừa trong tỷ trọng, chúng tôi sử dụng một bộ tỷ trọng thương mại tuần hoàn 3 năm giữa Trung Quốc và 14 đối tác thương mại chính (xem hình 1). Bài viết có kết cấu như sau: Phần 2 phác thảo và phân tích các mô hình NATREX mở rộng. Phần 3 thảo luận về phương pháp thực nghiệm. Phần 4 mô tả việc xây dựng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Phần 5 trình bày dự toán thực nghiệm và phân tích các yếu tố quyết định của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Phần 6 phân tích độ lệch của đồng nhân dân tệ (RMB). Phần 7 tóm tắt những khám phá chính và xem xét những tác động của chính sách chính trị. 2 Theo như hiểu biết của chúng tôi, chỉ có nghiên cứu về tỷ giá hối đoái hiệu lực ở Trung Quốc cân nhắc tới những phá vỡ cấu trúc là Funke và Rahn(2005) và Chen(2009) sử dụng mô hình BEER. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu chỉ xem xét một phá vỡ cấu trúc. Đặc biệt, Funke và Rahn nhận ra một phá vỡ sử dụng một phương pháp tiếp cận bình phương nhỏ nhất và sau đó loại trừ các giai đoạn mẫu trước sự phá vỡ. Tiêu chuẩn Johansen (1995) đồng liên kết sau được ứng dụng cho một mẫu giai đoạn sau những phá vỡ. Do đó phá vỡ không được kếp hợp chặt chẽ trong khuôn khổ đồng liên kết và ngoài ra mẫu còn nhỏ hơn. Chen (2009) sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen et al(2000) để giải thích cho những phá vỡ cấu trúc trong liên tục. Tuy nhiên, như trình bày trong phần 3, phương pháp này yêu cầu các đầu vào ngoại sinh của ngày phá vỡ và không xem xét đến những thay đổi độ dốc. 3 Để cụ thể hơn, so sánh với giai đoạn 1999-2001, thương mại của Trung Quốc với ba đối tác đầu tiên: Mỹ; Nhật và HongKong, sụt giảm đáng kể trong 2008-2010. Trong khi thương mại của Trung quốc với tất cả các đối tác khác giảm 0,3% như Pháp, tất cả trình bày rõ ràng trong tỷ trọng thương mại của họ.
- 12 3.2. Mô hình NATREX mở rộng: Mô hình NATREX được Stein đưa ra năm 1995, là “tỷ giá hối đoái thực tự nhiên” (natural real exchange rate) sẽ chiếm ưu thế nếu như loại bỏ các yếu tố đầu cơ và chu kỳ của nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên. Điều kiện cân bằng trung hạn xác định rằng NATREX là cán cân thanh toán cơ bản và là sự cân bằng danh mục giữa việc nắm giữ các tài sản có mệnh giá trong nước và ngoại tệ. Trong dài hạn, các yếu tố cơ bản được xác định như là biến động của năng suất và thời gian ưa thích của xã hội. Chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của vốn và nợ nước ngoài thông qua hàm đầu tư và các tài khoản vãng lai. Khi vốn và nợ nước ngoài hội tụ về trạng thái ổn định, mô hình NATREX trở thành một chức năng của nền tảng kinh tế. Mô hình của Stein được phát triển cho các nghiên cứu về sự cân bằng đồng đôla Mỹ và vì thế được thiết kế để nắm bắt các đặc điểm của các nước công nghiệp tiên tiến4. Bài viết này là nỗ lực đầu tiên mở rộng mô hình NATREX của Stein (1995) tại Trung Quốc. Chúng tôi kế hợp một loạt các yếu tố cơ bản của kinh tế học được sử duy nhất đối với Trung Quốc trong khuôn khổ của mô hình NATREX mở rộng. Một số nền tảng chưa được nghiên cứu bằng các lý thuyết tồn tại như các yếu tố của tỷ giá hối đoái cân bằng cho Trung Quốc. Đặc biệt, chúng tôi mở rộng mô hình NATREX nguyên gốc của Stein năm 1995 theo sáu quan điểm quan trọng sau: -Đầu tiên, hai biến số định trước trong mô hình Stein là vốn trên một lao động hữu ích và nợ nước ngoài trên một lao động hữu ích. Khi Trung Quốc trở thành một chủ nợ ròng, biến thứ hai nên đổi lại thành tài sản nước ngoài trên một lao động hữu ích. -Thứ hai, thời gian ưa thích được xem như yếu tố ngoại sinh trong mô hình Stein. Theo Modiglani và Cao (2004), chúng tôi xem thời gian ưa thích như là một biến số nội sinh được xác định bằng các nền tảng như yếu tố dân số và hạn chế thanh khoản -Thứ ba, Stein mô hình hóa các đầu tư sử dụng biến số q của Tobin. Như một lý lẽ của Song, Liu và Jian(2001) và He và Qin(2004), đối với một thị trường tài chính kém phát triển ở Trung Quốc thì biến số q của Tobin không có ứng dụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phân tách tổng đầu tư thành đầu tư cá nhân trong nước, đầu 4 Những ứng dụng khác của mô hình NATREX ban đầu bao gồm Lim và Stein(1995) cho Úc, Stein và Paladino(1999) cho Đức, Pháp và Ý; Connolly và Devereux(1995) cho Mỹ La-tinh; Rajan và Siregar(2002) cho Singapore và Hồng Kong.
- 13 tư công và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Lần đầu tiên, chúng cho phép chúng tôi phân tích sự tác động lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của các cơ sở như chi phí lao động tương đối mỗi đơn vị và tỷ suất tương đối của tỷ suất sinh lợi của vốn. -Thứ tư, thay vì sử dụng phép tính gần đúng cho năng suất, chúng tôi sử dụng các ước tính tổng hợp năng suất của You và SARANTIS (2012a) trong đó sự phá vỡ cấu trúc được đưa vào tính toán trong sự ước lượng cho hàm năng suất của Trung Quốc. Chúng tôi cũng xem xét tỷ lệ phát triển GDP thực tương đối và PPP tương đối điều chỉnh GDP thực trên đầu người như là hai thước đo thay thế của năng suất như đề nghị của Chinn và Prasad năm 200. -Thứ năm, những ảnh hưởng của Trung Quốc đến thương mại quốc tế vẫn bị giới hạn mặc dù tầm quan trọng của nó tăng tương đối (xem Kamin, Marazzi& Schindler, 2006), chúng tôi xem tỷ giá thương mại của Trung Quốc như là một yếu tố ngoại sinh như trong nghiên cứu Lim và Stein (1995). Nó là một giả định thực tế hơn đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi như Trung Quốc -Thứ sáu, ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP) dường như không phải là thiết lập cho Trung Quốc ( Ma, Ho,và McCauley,2004 và Liu và Otani,2005), phần bù rủi ro quốc gia được đưa ra trong phương trình cân bằng danh mục đầu tư để giải thích sự khác nhau từ UIP. Bảng 1- Những đối tác thương mại chính của Trung Quốc Thị phần trung bình Đối tác thương mại chính 1982-1990 1991-2000 2001-2010 1982-2010 1999-2001 2008-2010 US 11.9 16.1 16.4 14.9 18.5 14.5 Nhật 21.1 15.9 12.3 16.3 15.6 10.1 Châu âu Pháp 1.8 1.9 1.5 1.8 1.8 1.8 Đức 4.7 4.6 4.7 4.4 4.7 Ý 1.9 1.7 1.5 1.7 1.5 1.7 Hà Lan 0.8 1.1 2.0 1.3 1.6 1.3 Anh 1.7 1.5 1.9 1.7 1.8 1.7
- 14 Châu Á HồngKong 25.4 26.9 13,6 21,9 20.0 21.9 Hàn Quốc 0.0 4.7 6.6 3.9 5.9 3.9 Malaysia 0.8 1.0 1.8 1.2 1.3 1.2 Singapore 2.6 2.1 2.3 2.3 2.1 2.3 Thái Lan 0.9 0.9 1.4 1.1 1.1 1.1 Úc 1.9 1.5 2.0 1.8 1.6 2.7 Canada 2.3 1.5 1.7 1.8 1.6 1.7 Tổng 76.4 Chú ý: Thị phần(%) được tính bằng [(xuất khẩu của Trung Quốc đến nước đối tác + nhập khẩu từ nước đối tác của Trung Quốc)/ tổng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc]. 3.2.1. Cấu trúc của mô hình 3.2.1.1. Tiết kiệm: Tiết kiệm thì tương đương với sản lượng quốc nội, Y, cộng với thu nhập từ nước ngoài (lãi suất nước ngoài điều chỉnh các tài sản nước ngoài) (r’F), trừ tiêu dùng C. Sản lượng quốc nội là một hàm số theo vốn (K) và tổng hợp các yếu tố năng suất (TFP). Tiêu dùng là một hàm số của thu nhập (vốn, K, cộng thêm tài sản nước ngoài, F) và sở thích thời gian của xã hội5. Sở thích theo thời gian của xã hội được mô hình hóa như là một biến số nội sinh phụ thuộc vào các yếu tố dân số và hạn chế thanh khoản. Trong nghiên cứu của chúng tôi về tiết kiệm của người Trung Quốc, Modigliani và Cao(2004) nhận thấy rằng chính sách một con đã dẫn đến một sự giảm tương đối của giới trẻ (dưới 15) và do đó, đã giảm chỉ số tiêu dùng trên thu nhập. Trong sự nghiên cứu chúng tôi đã đưa vào cả những chỉ số phụ thuộc của giới trẻ (DEPY) và của những người già (DEPO). Sau này được kỳ vọng có tác động tích cực đến tiêu dùng dịch vụ hưu trí và hệ thống chăm sóc y tế kém phát triển của Trung Quốc. Trong một thị trường tài chính không hoàn hảo, sự giảm bớt (giảm đi) trong hạn chế thanh khoản (LIQC) là một yếu tố quan trọng của mức tiêu dùng ở Trung Quốc như một ngụ ý rằng các hộ gia đình có nhiều khả năng sử dụng thu nhập trong tương lai để cân bằng chi tiêu ở hiện tại. (xem ví dụ, Yang và Li,1997, Zhang,1997 và Zhang và Wan,2002) S = Y(K;TFP) + r’F – C(K,F;LIQC,DEPY,DEPO) 5 Ghi chú trong mô hình gốc Stein, đầu ra, vốn , tài sản nước ngoài và một số biến số lượng khác được đo lường trên lao động hiệu quả
- 15 S '( K , F ; TFP, r ', LIQC , DEPY , DEPO) (1) 3.2.1.2. Tỷ giá thương mại và tỷ giá hối đoái thực: Theo Lim và Stein(1995), chúng tôi giả định rằng nền kinh tế sản xuất một sản phẩm có thể xuất khẩu 1 và một hàng hóa phi thương mại n. Nước ngoài cũng làm theo cách tương tự và hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa 2. Rn biểu thị giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch (pn) đối với hàng hóa xuất khẩu (p1) Rn= N(pn/p1) (2) Trong đó, N là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (đồng tiền nước ngoài trên mỗi nhân dân tệ Trung Quốc, CNY). Tỷ giá thương mại (T) là một mức giá tương đối của hàng hóa xuất khẩu 1 (p1) so với hàng hóa nhập khấu 2 (p’2) đo bằng một đồng tiền chung: T= N(p1/p’2) (3) Tỷ giá hối đoái thực của Trung Quốc, R, là một tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh bởi giá: R=N(p/p’) (4) Với p và p’ tương ứng là chỉ số giá giảm phát GDP trong nước và nước ngoài. Thay hàm (2) và (3), hàm (4) được viết lại như sau: R TRn a (5)6 6 ( p '2 / p 'n )b là một yêu tố ngoại sinh đối với Trung Quốc và trở thành điểm chặn của hàm logarit, a và b là phần của yếu tố phi mậu dịch trong sự giảm phát GDP
- 16 Trong đó, a biểu diễn cho tỉ trọng khu vực phi mậu dịch trong sự giảm phát GDP. Như giải thích trong phần 2, T biểu thị như là một yếu tố ngoại sinh của Trung Quốc. 3.2.1.3. Đầu tư: Hình 1. Khối lượng thương mại trung bình diễn biến theo mỗi 3 năm Tổng đầu tư (I) có thể được chia ra thành đầu tư cá nhân trong nước (DPI), đầu tư chính phủ (GI) và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Theo Song và các cộng sự (2001) và He và Gin(2004), DPI là một hàm số theo sản lượng quốc gia (Y) và chi phí sử dụng vốn (c). GI được xem như một yếu tố ngoại sinh của Trung quốc (xem Zhu&Liang, 1999; Shen, 1999, 2000 cho một sự xử lý tương tự). FDI là một hàm số của chi phí tương đối trên mỗi đơn vị lao động (RULC), tỷ suất sinh lợi tương đối của vốn (RRC) và rủi ro quốc gia (xấp xỉ bằng tài sản nước ngoài, F)7. Vốn được sử dụng để sản xuất hàng hóa phi mậu dịch n và hàng hóa có thể xuất khẩu 1, trong khi tư liệu sản xuất (capital good) bao gồm hàng hóa phi mậu dịch n và hàng hóa nhập khẩu 2. Giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch so với hàng hóa nhập 7 Ho(2004) đánh giá các yếu tố quyết định của FDI đến Trung Quốc và tìm thấy tiền lương và rủi ro quốc gia là những yếu tố quyết định quan trọng nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi xây dựng một chi phí lao động đơn vị hiệu quả để nắm bắt được tác động của tiền lương tương đối FDI vào Trung Quốc. Chúng tôi còn đưa vào lãi suất hoàn vốn tương đối được dự kiến có tác động tích cực đến FDI.
- 17 khẩu, TRn=pn/p’2, ảnh hưởng cổ phiếu đầu tư sử dụng phi thương mại, In và đầu tư sử dụng hàng hóa nhập khẩu I2, trong tổng đầu tư, I. Ví dụ, một mức giá tương đối cao hơn của hàng hóa phi mậu dịch làm giảm In và gia tăng I2 I= I2+In =I2(DPI (Y(K;TFP), c), GI, FDI ( RULC, RRC, F), Rn, T) + In( DPI(Y(K;TFP), c), GI, Rn, T) = (Rn, K, F; TFP, c, GI, RULC, RRC,T) (6) Theo He và Qin(2004), chi phi sử dụng vốn được xác định như sau: c= [pk(r + [p(1- Với pk, p, r, và tướng ứng là giá của vốn hàng hóa, giá đầu ra, lãi suất thực, tỷ lệ khấu hao kinh tế và mức thuế suất tổng hợp tương ứng. Điều này có thể được viết lại thành c T m Rn m (r ) / (1 ) hoặc c = c (T,Rn, r,) như chúng tôi đã giả định tỷ lệ a khấu hao là không đổi8. Vì vậy, công thức (6) có thể được sắp xếp lại thành: I ( R , K , F ,TFP, GI , RULC , RRC , T ,r, ) (8)9 n / 3.2.1.4. Cân bằng thị trường hàng hóa Dựa trên yếu tố ngoại sinh những tỷ giá thương mại, điều kiện cân bằng cho hàng hóa thị trường là một điều kiện thị trường cụ thể cho hàng hóa phi mậu dịch (xem Lim& Stein,1995) (I-S) + CA =0 Cn(Rn,K,F;LIQC,DEPO,DEPY,T)+In(Rn,K;TFP,r,,GI,T) = Yn(Rn,K;TFP) (9) Nếu một đầu tư hàng hóa bao gồm m phần hàng hóa nhập khẩu và (1-m) phần hàng hóa phi thương mại, do đó 8 I I 2 I nm và do đó chỉ số giá của vốn là pk ( p '2 / N )m ( pn )1m . Nếu vốn được sử dụng để sản xuất phần m 1 của hàng hóa xuất khẩu và một phần (1- ) cho hàng hóa phi mậu dịch , giá đầu ra sẽ là p ( p1 )a ( pn )1a . Chỉ số giá tương đối pk/p trong hàm (7) có thể được viết lại: pk / p [( p '2 / N )m ( pn )1m ] / [( p1 ) a ( pn )1a ] T m Rn m a 9 T cao hơn sẽ giảm In và thúc đẩy I2. Trong cùng một lúc, quan trọng hơn, T cao hơn sẽ giảm chi phí sử dụng vốn c và biểu diễn tổng đầu tư I. Do đó, biểu hiện của T là tích cực trong hàm (8). Biểu hiện của Rn thì đầy mơ hồ và phụ thuộc vào biểu hiện của (a-m)
- 18 Hàm thị trường cụ thể (9) ngụ ý rằng cầu của phi mậu dịch được bao gồm trong mức tiêu dùng Cn và đầu tư dùng cho phi mậu dịch In, thì tương đương với hàm cung của hàng hóa phi mậu dịch Yn10. 3.2.1.5. Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại cộng với lãi suất thu nhập trên tài sản nước ngoài, r’F. Cán cân thanh toán là một giá trị của hàng hóa xuất khẩu (Y1) trừ cho giá trị của hàng hóa nhập khẩu 2 có bao gồm tiêu dùng và đầu tư sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu (C2 và I2). CA = Y1(Rn,K;TFP) – I2(Rn,K,F;TFP,r,,GI,RULC,RRC,T) – C2(Rn,K,F;LIQC,DEFY,DEPO,T)+ r’F (10) 3.2.1.6. Danh mục cân bằng: Ma và các cộng sự (2004) và Liu và Otani(2005) nhận thấy rằng kiểm soát vốn của Trung quốc vẫn có hiệu lực và sai lệch so với UIP thể hiện rõ rệt tính không dừng và dai dẳng. Vì vậy, cho một sự phát triển điển hình như Trung Quốc, UIP không chắc bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của phần bù rủi ro quốc gia. Vì vậy, danh mục cân bằng được diễn tả như sau: r r ' h( F ) (r ', F ) (11) Với F là tài sản nước ngoài được sử dụng cho xấp xỉ phần bù rủi ro của Trung Quốc11. 3.2.1.7. Tích lũy vốn và tài sản nước ngoài: Sự tích lũy vốn được tính toán bằng: dK/dt = I – nK (12) Và tỷ lệ trao đổi của tài sản nước ngoài là tiết kiệm trừ đi đầu tư và trừ nF: dF/dt = S – I – nF = CA – nF (13) Trong đó, n là tốc độ tăng trưởng của lao động hiệu quả 10 Tương đồng với đầu tư, TRn, ảnh hưởng sự đóng góp của Cn và C2 trong tổng tiêu dùng C. Rn ảnh hưởng đến phần đóng góp của Yn và Y trong tổng sản lượng quốc gia, Y 11 Đối với một phương pháp tiếp cận tương tự, có thể thấy được ở Lim và Stein (1995), Lane và Milesi- Ferreti (2001), Selave và Tuesta (2001) và Benczur, Simon, và Varpalorati (2006).
- 19 3.2.2. Cân bằng trung hạn Trong trung hạn, cường độ vốn và tài sản nước ngoài được lấy làm các biến được xác định trước. Tỷ giá thương mại là yếu tố ngoại sinh đối với Trung Quốc,nghĩa là những điều kiện cân bằng cho thị trường hàng hóa thì tương đương với cân bằng thị trường phi thương mại, có được từ công thức (9). Hai yếu tố đầu tiên bên trái là tiêu dùng và đầu tư sử dụng hàng hóa phi mậu dịch, tổng của chúng là cầu của hàng hóa phi thương mại (Dn). Yếu tố thứ ba là cung của hàng hóa phi mậu dịch (Sn). Mức giá tương đối phi thương mại, Rn, làm cân bằng thị trường hàng hóa phi thương mại. Một sự khai triển trong công thức (9): Rn(t) = Rn(K(t), F(t), Z(t)), (14) Z = [TFP, LIQC, DEPY, DEPO, r’, , GI,T] (15)12 Trong đó Z biểu thị các yếu tố cơ bản để xác định giá tương đối phi thương mại. Từ công thức (5) và (14), cân bằng trung hạn tỷ giá hối đoái thực được xác định: R(t) = T[Rn(K(t),F(t),Z(t))] = R(K(t),F(t),Z(t)) Trong trung hạn, K và F là biến ngoại sinh. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào đến Z(t) sẽ thay đổi đường cong cung và/hay cầu của phi thương mại và tạo ra một Rn mới để duy trì sự cân bằng thị trường hàng hóa. Những ảnh hưởng của sự thay đổi trong các biến ngoại sinh lên Rn trong trung hạn được liệt kê ở Phụ lục A, Bảng A1. 3.2.3. Sự điều chỉnh động Biến động trong dài hạn bao gồm sự thay đổi nội sinh của vốn và tài sản nước ngoài. Kết hợp thay đổi của vốn (công thức.(12)), đầu tư (công thức. (8), và cân bằng danh mục (công thức. (11)) công thức sự phát triển của vốn: dK/dt = J(K,F,Z),JK0. (17)13 12Chú ý rằng r được thay thể bởi r’ dựa trên Công thức (11) và F chỉ được xem xét trong dài hạn. 13 Theo như Stein (1995) và Lim và Stein (1995), chúng tôi giả định rằng tỷ lệ phát triển hiệu quả n bằng 0 để tính toán dễ dàng. Chúng tôi thấy rằng nếu chúng tôi nới lỏng những giả định này bằng việc giả định một n dương, phép phân tích toán học cho hiệu quả cân bằng trung và dài hạn trở nên lộn xộn và dài dòng, những hiệu ứng còn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học khám phá với chủ đề Tam giác đồng dạng trong chương trình hình học trung học cơ sở
105 p | 34 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Dạy học thanh nhạc cho giọng nữ trung hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
131 p | 71 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng hệ thống bài tập “Cơ sở của Nhiệt động lực học” nhằm phát triển năng lực tìm tòi, khám phá cho học sinh Chuyên Lí
120 p | 36 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Sử dụng phần mềm Cabri 3D trong dạy học khám phá Hình học không gian lớp 12 Ban cơ bản, toán trung học phổ thông
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Sử dụng máy tính bỏ túi trong dạy học khám phá chủ đề lượng giác lớp 11
133 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học khám phá có hướng dẫn thông qua hoạt động trải nghiệm đối với chủ đề thể tích khối đa diện và khối tròn xoay ở lớp 12
114 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Sử dụng phần mềm Cabri 3D trong dạy học khám phá Hình học không gian lớp 12 Ban cơ bản, Toán THPT
111 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề "Bài toán cực trị liên quan đến hàm mũ và logarit" trong chương trình giải tích lớp 12, ban nâng cao
110 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần hoá cơ sở góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh chuyên hóa
32 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề "Bài toán cực trị liên quan đến hàm mũ và logarit" trong chương trình giải tích lớp 12, ban nâng cao
11 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
90 p | 38 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Sử dụng phần mềm Crocodile hỗ trợ dạy học chương Mắt. Các dụng cụ quang - Vật lí 11
14 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm hoá học: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần Phi kim Hóa học 10 Trung học phổ thông
128 p | 42 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Sử dụng phần mềm Cabri 3D trong dạy học khám phá Hình học không gian lớp 12 Ban cơ bản, Toán THPT
12 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học khám phá chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian
117 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học khám phá chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian
12 p | 24 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập điện li nhằm bồi dưỡng học sinh yếu kém trường trung học phổ thông
15 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn