intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Sử dụng phần mềm Crocodile hỗ trợ dạy học chương Mắt. Các dụng cụ quang - Vật lí 11

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng các mô hình thí nghiệm bằng phần mềm Yenka và sử dụng hỗ trợ tổ chức dạy học theo các pha của dạy học giải quyết vấn đề theo phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong dạy học chương Mắt. Các dụng cụ quang sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Sử dụng phần mềm Crocodile hỗ trợ dạy học chương Mắt. Các dụng cụ quang - Vật lí 11

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN THỊ NGỌC BÍCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM YENKA HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƢƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN THỊ NGỌC BÍCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM YENKA HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƢƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN VẬT LÝ) Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Chung HÀ NỘI - 2015
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn ................................................................................................................... i Danh mục chữ viế t tắ t ............................................... Error! Bookmark not defined. Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các bảng ..................................................................................................... 2 Danh mu ̣c hiǹ h ........................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 7 1.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học các ứng dụng KHKT của vật lí ............................................................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm năng lực ........................................................................................... 7 1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề ................................................................................ 8 1.1.3. Dạy học các ứng dụng KHKT của vật lí .......................................................... 9 1.1.4. Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong dạy học các ứng dụng KHKTError! Bookmark n 1.1.5. Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học các ứng dụng KHKT của vật lí ................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Sử dụng phần mềm Yenka hỗ trợ dạy học các ƯDKT của vật líError! Bookmark not defin 1.2.1. Sử dụng phần mềm Yenka trong dạy học vật lí hỗ trợ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Những chức năng cơ bản của phần mềm Yenka hỗ trợ dạy học vật líError! Bookmark n 1.2.3. Sử dụng phần mềm Yenka hỗ trợ DH các ứng dụng kĩ thuật của vật líError! Bookmark 1.3. Đặc điểm phong cách học của học sinh Trung học phổ thôngError! Bookmark not define 1.3.1. Phong cách học ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Dạy học theo phong cách học của học sinh .... Error! Bookmark not defined. 1.4. Kết luận chương 1 .............................................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM YENKA HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƢƠNG "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG" – VẬT LÍ 11Error! Bookmark not defined. 2.1. Nội dung kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Mục tiêu dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang họcError! Bookmark not defined. 2.2. Tìm hiểu tình hình dạy học ở trường phổ thông Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Mục đích tìm hiểu ........................................... Error! Bookmark not defined. 1
  4. 2.2.5. Điều tra phong cách học của học sinh............ Error! Bookmark not defined. 2.3. Xây dựng các mô hình bằng phần mềm Yenka hỗ trợ dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang. .................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Xây dựng mô hình hỗ trợ dạy học bài mắt ...... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Xây dựng mô hình hỗ trợ dạy học bài Kính hiển vi và Kính thiên vănError! Bookmark n 2.4. Soạn thảo tiến trình dạy học ............................... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Ý tưởng soạn thảo tiến trình dạy học .............. Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Xây dựng tiến trình dạy học từng bài cụ thể : . Error! Bookmark not defined. 2.5. Kết luận chương 2 .............................................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............. Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .... Error! Bookmark not defined. 3.2. Đối tượng và phương thức thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined. 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm (TNSP) ........ Error! Bookmark not defined. 3.3. Phân tích bài kiểm tra ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học…………………………..76 3.3.2. Phân tích bài kiểm tra……………………………………………….82 3.3.3. Các thông số thống kê mô tả điểm số thực nghiệm sư phạm…………84 3.3.4. Hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với việc phát triển hứng thú, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện óc sáng tạo vật lý - kỹ thuật trong học tập của học sinh. .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.4. Kết luận chương 3 .............................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11 PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vật lí (VL) học ở trường THPT hiện nay chủ yếu là vật lí thực nghiệm, vì vậy việc lồng ghép các thí nghiệm (TN) vào trong các bài học VL là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học VL phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học VL. Bên cạnh đó khối lượng kiến thức trong mỗi bài học lại tăng lên, hầu hết trong các bài đều có TN. Nếu dạy học theo phương pháp truyền thống thì sẽ không đủ thời gian. Ngoài ra hiện nay, mặc dù các phòng TN ở các trường phổ thông đã được trang bị một cách đầy đủ về số lượng, nhưng vẫn còn những khó khăn mà mỗi tiết dạy đang phải khắc phục, nhiều dụng cụ thí nghiệm chưa đạt yêu cầu, nhân viên quản lý thí nghiệm thì không chuyên nên việc chuẩn bị thí nghiệm cho một tiết học trên lớp là rất khó khăn vì ra chơi chỉ có 5 đến 10 phút. Đồng thời, khi sử dụng các thí nghiệm dạy học trên lớp còn gặp trở ngại cho cả thầy và học trò vì mỗi tiết học ở trường phổ thông chỉ diễn ra trong thời gian 45 phút. Như vậy giáo viên phải mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị trước một giờ lên lớp. Hơn nữa số tiết dạy liền nhau ở các lớp khác nhau và điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách: một là, học sinh phải đi đến phòng chức năng thí nghiệm riêng biệt; hai là, các thầy cô phải di chuyển hệ thống dụng cụ thí nghiệm tới các lớp học của học sinh. Cả hai phương án này đều gây ra rất nhiều khó khăn vì không phải trường phổ thông nào cũng có đủ các phòng chức năng riêng cho các bộ môn hay phòng chức năng đủ điều kiện làm thí nghiệm. Thiết bị thí nghiệm có thể bị hỏng hóc do vận chuyển, chất lượng dạy và học bị hạn chế. Nhiều khi có đủ điều kiện tiến hành thí nghiệm, có phòng chức năng nhưng việc đăng ký giờ dạy vẫn không thực hiện được vì đồng loạt nhiều lớp đăng ký, nhiều bộ môn đăng ký nên khi đến lượt làm thí nghiệm thì chương trình học đã đi qua rất lâu không có hiệu quả giảng dạy nữa Vậy nên rất khó để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng là một giải pháp quan trọng 3
  6. trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào những kiến thức mà mình chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Phần mềm Crocodile đã đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n ở nhiề u nước trên thế giới , với nhiề u tính năng ưu viê ̣t . Phần mềm này giúp giáo viên có thể tự mình thiết kế những phương án thí nghiệm theo định hướng của mình . Viê ̣c sử du ̣ng ph ần mềm Crocodile để thiế t kế các mô hình thí nghiê ̣m d ựa trên các bộ TN thực, đồ ng thời vâ ̣n du ̣ng các phương pháp da ̣y ho ̣c tić h cực có thể phát triển năng lực phát triển tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Nghiên cứu của C. Bostan (2011), Thí nghiệm vật lí với phần mềm Yaka (Physics experiments with Yenka software); Carmen Gabriela Bostan (2011) Xây dựng mô hình thí nghiệm vật lí bằng phần mềm Yenka và một số công trình khác như De Jong, T., (1999), (Học và hướng dẫn với phần mềm mô phỏng (Learning and Instruction with Computer Simulations”, Education & Computing), Alena Kovárová (2003) Ứng dụng đa phương tiên hỗ trợ dạy học vật lí (Multimedia Support for Teaching Physics); Ali Azar, Özlem Aydin Şengulec (2005) “Máy tính và Phòng thí nghiệm hỗ trợ giảng dạy Vật lý: Tác động về thành tích học tập và thái độ đối với Vật lí” (Computer-Assisted and Laboratory-Assisted Teaching Methods in Physics Teaching: The Effect on Student Physics Achievement and Attitude towards Physics).v.v. Đã đề cập đến việc xây dựng các mô hình thí nghiệm bằng Yen ka và crocodile physic và sử dụng trong dạy học vật lí. Tuy nhiên, việc sử dụng các mô hình thí nghiệm vẫn tập trung vào mô phỏng, minh họa các thí nghiệm mà chưa trở thành một phương tiện giúp học sinh trải nghiệm các thiết kế qua đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Với những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phần mềm Crocodile hỗ trợ dạy học chương “ Mắt. Các dụng cụ quang”- Vật lí 11” nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ dạy học bộ môn Vật lí. 4
  7. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xây dựng và sử dụng các mô hình bằng phần mềm mô phỏng Yenka hỗ trợ dạy học chương " Mắt. Các dụng cụ quang" - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài Xây dựng các mô hiǹ h thí nghiê ̣m bằ ng phần mềm Yenka và sử dụng h ỗ trơ ̣ tổ chức da ̣y ho ̣c t heo các pha của dạy học giải quyết vấn đề theo phương pháp thực nghiê ̣m và phương pháp mô hin ̀ h trong dạy học chương "Mắt. Các dụng cụ quang" sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức chương '' Mắt. Các dụng cụ quang" - SGK Vật lí 11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sử dụng phần mềm Yenka xây dựng các mô hình hỗ trợ dạy học ứng dụng kĩ thuật của vật lí chương '' Mắt. Các dụng cụ quang" - SGK Vật lí 11, chương trình cơ bản (cụ thể các bài 31. Mắt, 32. Kính lúp, 33. Kính hiển vi, 32. Kính Thiên văn). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu vai trò, nguyên tắ c ứng du ̣ng CNTT trong da ̣y ho ̣c vâ ̣t lí. - Nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh . - Nghiên cứu nội dung chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng phần kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang”- Vật lí 11. - Nghiên cứu viê ̣c xây dựng và sử dụng phần mềm mô phỏng Yenka cho chương “Mắt . Các dụng cụ quang”. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phần mềm mô phỏng Yenka xây dựng được. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liê ̣u tâm lí ho ̣c về đă ̣c điể m của học sinh THPT 5
  8. - Nghiên cứu các tài liê ̣u lí luâ ̣n da ̣y ho ̣c , các luận văn, luâ ̣n án liên quan đế n đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c theo hướng giải quyế t vấ n đề . - Nghiên cứu mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, chương trình, sách giáo khoa và các tài liê ̣u tham khảo liên quan. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng da ̣y và ho ̣c cho ho ̣c sinh THPT. - Khảo sát phong cách học của học sinh tại trường THPT . - Nghiên cứu viê ̣c xây dựng và sử du ̣ng phần mềm m ô phỏng Yenka cho chương “Mắt . Các dụng cụ quang”. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Thực nghiê ̣m đố i chứng kế t quả ho ̣c tâ ̣p giữa quá trình ho ̣c chương "Mắ t. Các dụng cụ quang " của hai nhóm học sinh , mô ̣t nhóm sử du ̣ng phầ n mề m Yenka, mô ̣t nhóm ho ̣c theo phương pháp truyề n thố ng . - Sử du ̣ng phương pháp thố ng kê toán ho ̣c để phân tích , đánh giá kế t quả thực nghiê ̣m sư pha ̣m 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và kết luận, cấ u trúc luâ ̣n văn như sau: Chương 1. Cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn của đề tài Chương 2. Xây dựng mô hình thí nghiê ̣m và sử dụng phầ n mề m Yenka hỗ trợ dạy học chương “ Mắt. Các dụng cụ quang”. Chương 3. Thực nghiê ̣m sư pha ̣m 6
  9. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học các ứng dụng KHKT của vật lí 1.1.1. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực (competence) hiện được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ theo những cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu: năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Đồng thời, những yếu tố này phải quan sát, đo lường được và cho phép phân biệt được những người có biểu hiện năng lực tốt nhất so với những người khác. [10, tr. 190];[11] Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Trong chương trình giáo dục hiện nay của các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), mô hình năng lực được phân chia thành hai nhóm chính, bao gồm các năng lực chung (general competence - còn gọi là năng lực chính, năng lực nền tảng) và các năng lực chuyên môn (specific competence - còn gọi là năng lực chuyên biệt). Nhóm năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội, được hình thành và phát triển qua nhiều môn học. Năm 2002, EU (Hội đồng châu Âu) đã thống nhất xác định hệ thống năng lực chung cho CTGD như: Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài; Công nghệ thông tin và truyền thông.v.v. 7
  10. Nhóm năng lực chuyên môn : là những năng lực riêng được hình thành và phát triển liên quan đến từng môn học cụ thể. Ví dụ: nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực: Giải quyết các vấn đề toán học; Lập luận toán học; Mô hình hóa toán học... 1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân để sử dụng các quá trình nhận thức để đương đầu và giải quyết thực tế, tình huống liên ngành, giải pháp không phải là được vạch ra ngay lập tức rõ ràng và các kiến thức được áp dụng là không nằm trong một môn học duy nhất như đọc hiểu, toán học, khoa học hay các lĩnh vực khác. (Problem solving competency: This is an individual’s capacity to use cognitive processes to confront and resolve real, cross-disciplinary situations where the solution path is not immediately obvious and where the literacy domains or curricular areas that might be applicable are not within a single domain of mathematics, science and other domains. [12, pp. 30] Những khái niệm về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề đưa ra định nghĩa rất chung chung của việc giải quyết vấn đề . Cụ thể hơn, để phân tích năng lực giải quyết vấn đề dựa trên quá trình giải quyết một vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề một người thể hiện bởi hiệu suất trong việc xác định một vấn đề, tìm kiếm thông tin có liên quan, đánh giá khó khăn, phức tạp của vấn đề, vạch ra một kế hoạch với hành động thích hợp và thực hiện của nó. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục trung học những năm sắp tới, trong đó có đề cập tới năng lực giải quyết vấn đề như sau: a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 8
  11. b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. [1], [ 8, tr.24]; 1.1.3. Dạy học các ứng dụng KHKT của vật lí Các ứng dụng của các định luật, nguyên lý, hiệu ứng, ... Vật lí trong kỹ thuật và đời sống (gọi là các ứng dụng kỹ thuật) được hiểu là các đối tượng, thiết bị máy móc (hoặc hệ thống các đối tượng thiết bị máy móc) được chế tạo và sử dụng với mục đích nào đó trong kỹ thuật và đời sống mà nguyên tắc hoạt động của chúng dựa trên các định luật, nguyên lý, hiệu ứng đó. Ví dụ: Máy ảnh, kính hiển vi, kính thiên văn, kính lúp, ... ứng dụng quy luật đường đi của các tia sáng qua lăng kính, gương, thấu kính (sự tạo ảnh qua lăng kính, gương, thấu kính). Xét một ứng dụng kĩ thuật trong đó không chỉ áp dụng các định luật Vật lí mà còn cần phải có những đề xuất giải pháp đặc biệt để làm cho các hiện tượng Vật lí có hiệu quả cao, sao cho thiết bị được sử dụng thuận tiện trong đời sống và sản xuất. Để đạt được mục đích này khi nghiên cứu, học sinh không những phải vận dụng những định luật Vật lí vừa được thiết lập mà còn phải vận dụng tổng hợp những hiểu biết, những kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khác của Vật lí. Trong quá trình nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật, học sinh làm quen dần với việc tự lực chuyển những kiến thức đã học (định luật, nguyên lý... Vật lí) vào tình huống mới (giải thích hoạt động của ứng dụng kĩ thuật hay đưa ra một dự án thiết kế ứng dụng kĩ thuật) thông qua hoạt động của học sinh như : Mô tả và giải thích bằng ngôn ngữ nói, viết; thực hiện các thao tác kĩ thuật từ mức đơn giản là lắp ráp theo sơ đồ có sẵn đến mức cao hơn là tự đề xuất, chọn lựa phương án thiết kế tối ưu ứng dụng kỹ thuật. Qua đó góp phần làm tư duy ngôn ngữ, óc sáng tạo Vật lí - kỹ thuật của học sinh phát triển. Trong dạy học ứng dụng kỹ thuật của Vật lí thường sử dụng hai loại mô hình: mô hình vật chất chức năng và mô hình hình vẽ (mô hình ký hiệu): 9
  12. + Mô hình hình vẽ mô tả những nét chính về cấu trúc của vật thể hay một cơ cấu kỹ thuật đã được lược bỏ những chi tiết kỹ thuật không cần thiết (ví dụ : hình vẽ một máy ảnh, hình vẽ cách bố trí thí nghiệm về thấu kính...). Mô hình hình vẽ có thể đại diện cho vật gốc về một số mặt, nhờ thế mà có thể sử dụng mô hình để dự đoán và giải thích một số hiện tượng (chẳng hạn có thể sử dụng mô hình hình vẽ để dự kiến thiết kế một thiết bị quang học đòi hỏi đáp ứng được những yêu cầu đã cho trước. Ví dụ : để quan sát vật từ rất xa phải dùng ống kính dài như kính thiên văn hoặc quan sát vật ở xa dùng ống kính ngắn như ống nhòm. Dựa trên mô hình ta có thể thiết kế áng chừng. Tuy nhiên, mỗi mô hình chỉ phản ánh được một số tính chất nhất định của vật gốc. Bởi vậy mỗi mô hình đều có giới hạn ứng dụng của nó vì thế suy ra hệ quả lý thuyết có khi không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Ví dụ : Mô hình đường truyền của tia sáng qua thấu kính mà không kể đến tính chất quang sai của thấu kính thì, nếu chỉ dựa trên mô hình ta có thể tạo ra được kính lúp, kính hiển vi có độ phóng đại lớn tuỳ ý. Nhưng những thấu kính thực tế luôn gặp phải vấn đề quang sai hay hiện tượng nhiễu xạ do đó số phóng đại của các kính quang học có giới hạn. Cho nên khi sử dụng mô hình nếu có điều kiện giáo viên nên chỉ cho học sinh thấy những giới hạn đó để tính những trường hợp ngoại suy trên mô hình quá giới hạn ứng dụng dẫn đến những sai lầm đáng tiếc không phù hợp thực tế. + Mô hình vật chất của ứng dụng kỹ thuật có thể hoạt động được như đối tượng gốc (thực hiện chức năng), được chế tạo để thay thế vật gốc mà nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên các định luật, nguyên lý, hiệu ứng, hiện tượng Vật lí (ví dụ : mô hình kính hiển vi, kính thiên văn...) có thể tách ra được những yếu tố riêng biệt của đối tượng nghiên cứu giúp cho học sinh nhìn thấy được các đối tượng kỹ thuật mà thực tế thường bị che kín. Xuất phát từ sự phân tích về mặt bản chất của việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật trong dạy học Vật lí ở trên cho phép ta xác định: Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật trong dạy học Vật lí ở các trường phổ thông có thể diễn ra theo hai con đường sau : 10
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương tình tổng thể giáo dục phổ thông (bản dự thảo) 2. Nguyễn Hữu Chương, Huỳnh huệ (dịch), Tư liệu Vật lý cấp3"(Phần quang hình và Vật lý nguyên tử), NXB Giáo dục H. 1979. 3. Nguyễn Văn Đồng (chủ biên), Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường Phổ thông " - Tập 1, NXB Giáo dục H. 1979. 4. Nguyễn Cao Đằng, Nguyễn Văn Khôi (2007), Dạy học thực hành kỹ thuật theo quan điểm sáng tạo, Tạp chí Khoa học, (3), tr.44-51. 5. Phạm Xuân Quế, Giảng dạy các ứng dụng kĩ thuật trong dạy học vật lý"- Thông báo khoa học số 3 – 1997, Đại học Sư phạm - ĐHQG Hà Nội. 6. Phạm Xuân Quế, Tăng cường đưa các ứng dụng kĩ thuật hiện đại và gần gũi với đời sống vào bài giảng vật lý ở trường Phổ thông cùng với việc tạo ra các mô hình vật chất chức năng tương ứng của chúng - Thông báo khoa học số 6/1997, Đại học Sư phạm- Đại học Quốc gia. 7. Phạm Xuân Quế, Ngô Diệu Nga,Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Anh Thuấn, Nguyễn Văn Nghiệp, Nguyễn Trọng Sửu (2014), Tài liệu tập huấn “Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở (Môn Vật lí). 8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường Phổ thông, NXB Đại học Quốc gia H.1999. 9. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lí ở trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh 11
  14. 11. Jean-Paul Reeff, Anouk Zabal, Christine Blech (2006), The Assessment of Problem-Solving Competencies, Deutsches Institut für Erwachsenenbildung, Online in Internet: URL: http://www.die-bonn.de/esprid/dokumente/doc- 2006/reeff06_01.pdf. 12. Avi Hofstein, Vincent N. Lunetta (2003), The laboratory in Science Education: Foundation for the twenty-Fisrt Century, Wiley Periodicals, New York 13. C. Glava , A. E. Glava, and M. Bocoş (2000), Formative potential of virtual instrumentation learning tools for lower secondary school students acquisition of abstract concepts in Science education, UNESCO, World Educational Report, Pari. 14. Carl J.Wenning (2000), Assessing Inquiry skill as a component of scientific literacy, Physics teacher education Coordinator, Illinoise State University. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2