LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào
lượt xem 38
download
Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh doanh xăng dầu có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào
- LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh do anh xăng dầu có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Qua những năm thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhất là từ năm 1990 đến nay, Công ty Xăng dầu Lào đã có những bước phát triển đáng kể, quản lý của Công ty Xăng dầu, so với trước, đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, cũng như so với năng lực của mình, Công ty Xăng dầu Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, khiếm khuyết làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty ch ưa cao. Vì thế, để đảm đương được vai trò của mình, Công ty X ăng dầu Lào cần đổi mới quản lý. Để đóng góp vào công cuộc tiếp tục đổi mới đó, đề tài: "Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào" được chọn nghiên cứu tron g luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho tới nay, ở những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới quản lý thương mại theo cơ chế thị trường đã được công bố. Đặc biệt, việc chuyển ngành xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường đang là vấn đề gây tranh luận hết sức sôi nổi. Thực tế đã có một số luận văn, bài báo, tạp chí... đề cập đến từng mặt, từng vấn đề trong kinh doanh ngành hàng x ăng dầu như: - Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế: Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, của Nguyễn Cao Vãng, Hà Nội, 1995.
- - Luận văn cao học, chuyên ngành Kinh tế thương mại: Thúc đẩy hoạt động tái xuất khẩu xăng dầu ở Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, của Phạm Đức Thắng, Hà Nội, 2004. - Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế của học viên Lào viết về vấn đề: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, của Phô Thi Lát Phôm Phô Thi, Hà Nội, 2005... Các tác giả trên đã đề cập một số vấn đề về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên chưa có công trình nào trùng lặp với hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào, từ đó đề xuất hướng đổi mới quản lý ở Công ty trong thời gian tới. - Nhiệm vụ của luận văn: + Khái quát cơ sở lý thuyết của quản lý công ty kinh doanh x ăng dầu trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. + Phân tích thực trạng quản lý của Công ty X ăng dầu Lào trong những năm gần đây. + Đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý ở Công ty X ăng dầu Lào trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý ở Công ty Xăng dầu thuộc nước CHDCND Lào. - Thời gian xem xét chủ yếu là từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có về quản lý công ty kinh doanh x ăng dầu, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước CHDCND Lào và số liệu thống kê của Công ty Xăng dầu Lào, luận văn phân tích, tổng hợp, khái quát để rút ra các kết
- luận cần thiết. Trong khi luận chứng, luận văn có sử dụng kinh nghiệm của một số công ty khác (nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) để làm đối tượng so sánh. Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành phân tích các ý kiến trả lời phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh x ăng dầu ở Lào. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Khái quát lý thuyết về quản lý kinh doanh xăng dầu. - Tổng thuật kinh nghiệm của một số c ông ty kinh doanh xăng dầu. - Làm rõ thực trạng quản lý ở Công ty X ăng dầu Lào. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để các nhà quản lý Công ty Xăn g dầu Lào có thể tham khảo nhằm xây dựng một cơ chế quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty Xăng dầu Lào trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
- Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý công ty kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào 1.1. Đặc điểm và vai trò của kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào 1.1.1. Khái niệm kinh doanh xăng dầu Ngày nay, xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo cho các ngành kinh tế và nhiều hoạt động xã hội phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chính vì thế, sản xuất và kinh doanh xăng dầu trở thành ngành hàng có vai trò chiến lược ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái niệm kinh doanh xăng dầu bao hàm nhiều nội dung đa dạng. Có thể hiểu kinh doanh xăng dầu theo nghĩa rộng, bao gồm từ khâu khai thác, lọc dầu, vận chuyển đến phân phối. Cũng có thể hiểu kinh doanh xăng dầu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm khâu mua, vận chuyển, lưu giữ và phân phối. Thuật ngữ kinh doanh xăng dầu trong luận văn này được sử dụng theo nghĩa hẹp cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh xăng dầu ở Lào. Ngay cả khi hiểu theo nghĩa hẹp, kinh doanh xăng dầu cũng bao gồm nhiều công đoạn và nghiệp vụ như: tìm kiếm và xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn sản xuất và cung ứng dầu mỏ trên thế giới; thuê hoặc tự mình vận chuyển xăng dầu đến những địa điểm cần thiết; xây dựng các kho chứa, xây dựng mạng lưới phân phối bán lẻ và bán buôn trên thị trường. Đối với các nước chậm phát triển, chưa có khả năng khai thác và lọc dầu trong nước, như CHDCND Lào, thì toàn bộ xăng dầu đều phải nhập khẩu và việc vận chuyển phần lớn dầu từ nước ngoài về biên giới quốc gia phải thuê các công ty của nước ngoài. Ngoài ra, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh và vận chuyển xăng dầu cũng phải nhập khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm nhiều loại. Có loại doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp từ khâu mua buôn đến khâu bán lẻ thông qua các cây xăng. Có doanh nghiệp kinh doanh khâu nhập khẩu xăng dầu và bán buôn cho các doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp chuyên bán lẻ xăng dầu trên thị trường nội địa; có doanh nghiệp đảm nhận
- khâu kho bãi và vận chuyển…Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số khâu trong quy trình kinh doanh xăng dầu tuỳ theo thế mạnh và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc tự trang trải và có lãi, mặt khác, phải phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước. Nếu chỉ vì lợi nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường quyết định, mà nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động sản xuất và đời sống khác của xã hội. Do vậy, hình thức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu phải luôn luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nhà nước đều quy định mức lợi nhuận hợp lý cho kinh doanh xăng dầu. ở CHDCND Lào, giá bán xăng dầu do Nhà nước khống chế, chỉ đạo. Cần phân biệt lợi ích trực tiếp của kinh doanh xăng dầu và phần đóng góp vào tổng lợi ích xã hội của nó. Lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu, một mặt, chịu tác động trực tiếp của điều kiện kinh tế - xã hội thông qua chủ trương, chính sách của Chính phủ, mặt khác, lợi ích của hoạt động này còn gián tiếp biểu hiện thông qua hiệu quả chung của nền kinh tế - xã hội. Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu phải chú ý các khía cạnh sau: - Phải luôn gắn chiến lược phát triển ngành kinh doanh xăng dầu với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. - Nhà nước phải có cơ chế, chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm: + Định hướng và kiểm soát được hoạt động này. + Bảo đảm cho hoạt động này vừa có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Trong kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhập khẩu sao cho có lợi nhất và tìm được bạn tin cậy nhất để dễ ứng trước. 1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.2.1. Kinh doanh xăng dầu ở Lào là một ngành đặc biệt
- Xăng dầu là một đối tượng kinh doanh có tính đặc thù. Xăng dầu không chỉ là một loại hàng hoá có đặc điểm giống như các loại hàng hoá khác mà còn có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh chúng. Tính chất đặc thù của loại hàng hoá này thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây: - Xăng dầu (trừ mỡ bôi trơn) đều ở thể lỏng, rất dễ bốc cháy, rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ trên 230C với áp suất trên 100 áp mốt phe, chỉ cần một tia lửa điện phóng qua có thể gây phản ứng sinh nhiệt làm xăng bốc cháy. Đặc điểm này đòi hỏi công tác phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu phải hết sức nghiêm ngặt. Do đó, phương tiện và thiết bị sử dụng trong kinh doanh xăng dầu đều phải là những phương tiện thiết bị chuyên dùng. Công tác phòng cháy chữa cháy luôn gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu. - Xăng dầu là một loại sản phẩm rất dễ bị hao mòn "vô hình". Trên thực tế kinh doanh xăng dầu luôn phải chấp nhận tỷ lệ hao mòn vô hình này. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu cần phải tính toán và có biện pháp hạn chế hao hụt để góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Xăng dầu là mặt hàng rất dễ bị kém hoặc mất phẩm chất. Đặc tính này đòi hỏi quy trình nhập, xuất, phương tiện tồn chứa, loại hình và phương tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản và sử dụng xăng dầu phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và phải có những giải pháp về kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quá trình kinh doanh xăng dầu, nếu không sẽ làm cho xăng dầu bị kém phẩm chất. Xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây nhiều hậu quả như: + Xăng và dầu Diezel kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình kích nổ và phá huỷ động cơ; nếu dầu bôi trơn không có độ nhớt bảo đảm, không chỉ làm cho quá trình bào mòn kim loại diễn ra nhanh hơn mà còn sinh ra một hàm lượng quá quy định các chất dẫn đến phản ứng nhiệt mạnh hơn, phá huỷ máy móc thiết bị. + Việc kinh doanh xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp phá huỷ năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt sản xuất và đời sống xã hội.
- - Xăng dầu còn chứa đựng nhiều hoá chất độc hại đối với cơ thể con người như chì, lưu huỳnh, axít... Vì thế, những người lao động tiếp xúc với xăng dầu phải được bảo đảm phòng ngừa độc hại, phải có chế độ bảo hộ lao động và thực hiện các thao tác lao động theo một quy trình công nghệ chặt chẽ. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải bảo vệ môi trường xung quanh nơi tồn chứa xăng dầu, tránh gây nên ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống xung quanh. Những đặc điểm lý hoá kể trên của mặt hàng xăng dầu đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải bảo đảm các mặt: kỹ thuật trong kinh doanh, phương tiện chuyên dùng cho kinh doanh, an toàn trong kinh doanh... để cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường. Do xăng dầu là hàng hoá có tính đặc biệt, nên kinh doanh xăng dầu cũng có những yêu cầu, đặc điểm riêng và bị chi phối bởi các nhân tố sau đây: + Xăng dầu là một chất lỏng có yêu cầu cao về kỹ thuật và chất lượng đòi hỏi phải có quy trình tồn chứa, cơ sở vật chất tối thiểu, bảo quản kỹ càng, vận chuyển nghiêm ngặt với những phương tiện vận chuyển, thiết bị chứa đựng bơm rót chuyên dùng hiện đại hoá, tự động hoá cao. + Xăng dầu được tiêu dùng, sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, trên mọi địa bàn dân cư khác nhau trên cả nước, đòi hỏi phải có mạng lưới hợp lý, giảm chi phí lưu thông vận chuyển, quản lý tốt được chất lượng hàng hoá. + Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, nhưng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là về thuế, giá cả, chất lượng hàng hoá, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của các chủ thể tham gia kinh doanh, lợi ích của nhà nước và lợi ích xã hội. + Phải có đội ngũ cán bộ chuyên dụng, có tay nghề giỏi để lắp đặt, sửa chữa kịp thời các phương tiện kinh doanh. 1.1.2.2. Kinh doanh xăng dầu ở Lào luôn gắn với các biến động trên thị trường thế giới
- Kinh doanh xăng dầu hiện nay ở nước CHDCND Lào thực chất là kinh doanh hàng hoá nhập khẩu. Hiện nay khối lượng xăng dầu tiêu dùng ở nước CHDCND Lào 100% là hàng nhập khẩu, cho nên giá cả xăng dầu phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới và khu vực. Ngoài ra giá thành của xăng dầu chịu thêm: chi phí vận chuyển từ nước xuất khẩu về Lào, vận chuyển nội địa, chi phí bốc dỡ, chi phí bảo quản, thuế nhập khẩu... nên giá thành xăng dầu ở nước CHDCND Lào thường cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Trong kinh doanh xăng dầu ở Lào cần chú ý các vấn đề sau: - Xác định nhu cầu tiêu dùng trong n ước một cách chính xác, để có kế hoạch nhập khẩu đúng tiến độ, đúng kế hoạch (trong đó có tính đến những yếu tố khan hiếm, có dự trữ quốc gia) cân đối được cung - cầu thị trường, ổn định giá cả. - Tổ chức phân phối nguồn hàng từ nước xuất khẩu về các đầu mối trong nước một cách hợp lý, đảm bảo quãng đường vận chuyển của hàng hoá là ngắn nhất, tiết kiệm chi phí. - Hợp lý hoá, tối ưu hoá các phương tiện vận chuyển, cầu, đường, cảng nhập kho, bể chứa để tiết kiệm chi phí. - Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành phải bảo đảm theo một quy hoạch thống nhất, vừa tiết kiệm đầu tư, vừa có khả năng sử dụng triệt để, hợp lý cơ sở vật chất - kỹ thuật. - Kinh doanh xăng dầu đòi hỏi người làm kinh doanh phải nắm vững thị trường quốc tế và khu vực, các luật lệ quốc tế. Để có một lít xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội ở nước CHDCND Lào, doanh nghiệp thường vận chuyển hàng hoá theo một chu trình: Nước xuất khẩu (Việt Nam - Thái Lan) Vận chuyển Kho trong nước Vận chuyển trong nước Đến các kho chi nhánh các tỉnh Các điểm bán lẻ Người tiêu dùng. Mỗi chu trình vận chuyển hàng hoá đều qua các khâu: giao nhận, vận chuyển, dịch vụ kỹ thuật, phương thức thanh toán..., mỗi khâu trong chu trình đòi hỏi phải có một công nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ thích hợp.
- Kinh doanh hàng nhập khẩu, doanh nghiệp không những phải chịu sự tác động của cơ chế quản lý trong nước, mà còn chịu tác động của các quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực, tác động của nước xuất hàng hoá... Vì thế, kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu của ngành hàng có tính quốc tế, trong đó chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp mà việc giải quyết nó không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế. Do tính quốc tế của kinh doanh xăng dầu, nên các đặc tính phức tạp khác của nó lại càng tăng thêm. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải luôn gắn chặt với thị trường xăng dầu quốc tế và thị trường xăng dầu khu vực để có đối sách hợp lý. Nếu không chủ động đối phó thì ngành kinh doanh xăng dầu ở CHDCND Lào sẽ gặp nhiều rủi ro, gây bất lợi không chỉ cho ngành mà còn cho nền kinh tế. 1.1.2.3. Kinh doanh xăng dầu ở Lào có tính cạnh tranh đặc biệt Dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên các quốc gia đều có chiến lược riêng về khai thác, chế biến và xuất khẩu xăng dầu. Chiến lược của mỗi quốc gia cộng với nguồn dầu mỏ khan hiếm và quy trình khai thác, vận chuyển hiện đại làm tăng mức cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu. Mức độ cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh xăng dầu biểu hiện dưới các khía cạnh sau: trên thị trường ở nước CHDCND Lào hiện nay đã có 16 công ty hoạt động kinh doanh xăng dầu cạnh tranh với nhau và đều cạnh tranh gay gắt ở cả công đoạn nhập khẩu lẫn công đoạn phân phối cho người tiêu dùng, nhất là ở công đoạn mua bán sản phẩm và hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất và đời sống xã hội nhằm mục đích kiếm lời. Kinh doanh xăng dầu ở Lào có đặc điểm cơ bản là hoạt động kinh doanh không gắn trực tiếp với khai thác và chế biến sản phẩm trong nước mà là kinh doanh hàng hóa nhập khẩu từ nước Việt Nam, Thái Lan. Các công ty phải chủ động tính toán mức lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước. Các công ty của nhà nước càng không được phép hoạt động chỉ vì lợi nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường quyết định mà phải chú ý đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội trong nước. Kế hoạch, mục tiêu lợi nhuận
- trong kinh doanh xăng dầu của công ty phải luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Nói cách khác, kinh doanh xăng dầu trong cơ chế thị trường ở nước CHDCND Lào, khi xử lý các vấn đề lợi nhuận, giá cả, các quyết định của công ty nhà nước, ngoài sự tác động các quy luật của thị trường, còn phụ thuộc vào vai trò điều tiết của Chính phủ qua chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ: Khi giá xăng dầu thế giới tăng, các công ty nhà nước không được tăng giá bán vì Chính phủ khống chế giá bán tối đa. Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Lào phải chú ý những vấn đề cơ bản sau đây: - Phải gắn chiến lược phát triển ngành xăng dầu với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Nhà nước có cơ chế chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm: định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu và kiểm soát được hoạt động này, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống và an ninh - quốc phòng, ổn định thị trường, ổn định giá cả. - Kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào hiện nay phải quan tâm đến nguồn nhập thuận lợi, giá thành hạ, các điểm kinh doanh thuận tiện phục vụ khách hàng tốt nhất, đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh. 1.1.2.4. Kinh doanh xăng dầu ở Lào đòi hỏi vốn lớn, cơ sở hạ tầng tốn kém Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, mối quan hệ đó thể hiện trên cả hai phương diện: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của đất nước quyết định quy mô và trình độ hiện đại của các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu là một bộ phận cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, đóng góp và mở rộng quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hệ thống bến cảng, hệ thống vận tải đường thuỷ bộ, đường sắt, hệ thống kho chứa, đường ống dẫn xăng dầu, cửa hàng xăng
- dầu... vừa là cơ sở, điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Những hệ thống này nếu mở rộng và hiện đại không những bảo đảm cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi và hiệu quả mà là sự mở rộng tiềm lực và thế lực phát triển của nền kinh tế. Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông... vừa là những mạch máu của nền kinh tế, vừa đồng thời là hệ thống để xăng dầu vận động và toả đi phục vụ phát triển kinh tế. Quan điểm toàn diện và đúng đắn trong việc xây dựng, mở rộng và hiện đại hoá các cơ sở phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng phải được xem là quá trình tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Vì vậy, có thể coi đầu tư cho phát triển hệ thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu cũng đồng thời là đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Việc sử dụng triệt để và có hiệu quả hệ thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu không chỉ là trách nhiệm của bản thân ngành kinh doanh này mà còn là trách nhiệm của xã hội Hoạt động kinh doanh xăng dầu còn trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu đường ống dẫn bị giò, rỉ, mặt sông, mặt biển bị dầu loang, độ kín của kho chưa chặt chẽ và phương tiện vận chuyển không bảo đảm... không chỉ làm tăng mức thất thoát xăng dầu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn trực tiếp gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Thực tế trong nước và thế giới cho thấy, các vụ cháy nổ, đắm tàu, vỡ đường ống dẫn dầu... đã gây bao tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống. Hơn nữa, bảo vệ môi trường là một đòi hỏi tất yếu và vô cùng nghiêm ngặt. Việc xây dựng cảng biển, kho chứa, đường ống dẫn, sử dụng phương tiện vận chuyển và quy chế sử dụng xăng dầu đòi hỏi phải bảo đảm những chỉ số an toàn tuyệt đối. Hậu quả của những sai sót trong quá trình tổ chức kinh doanh có tính lan truyền, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây những tác hại nghiêm trọng về môi trường sống và các hậu quả xã hội khác. 1.1.2.5. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của tất cả các quốc gia và trữ lượng dầu thô trên thế giới ngày càng giảm Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất dầu mỏ của các nước trên thế giới [13] Đơn vị tính: triệu tấn Châu Trung Châu Châu á Tổng số Năm Bắc Mỹ Nam Mỹ Âu Đông Phi TBD TG
- 1993 652,9 255,7 659,8 951,1 330,4 337,2 3187 1994 648,3 271,2 662,7 972,8 333,8 346,3 3235 1995 646 292,8 669,6 978,3 339,3 352,9 3278,9 1996 660,1 312,9 680,2 999,9 355,7 365,1 3373,9 1997 670,4 329,1 689 1044,5 369,8 370,1 3472,9 1998 666,7 351,5 686 1102,3 363,6 370 3540 1999 638,8 344,6 699,2 1059,2 359,8 366,4 3468 2000 650,8 349,8 724,4 1125,8 371,2 382,6 3604,4 2001 653,3 344,1 746,6 1090 373,2 378,6 3585,7 2002 659,2 350,2 785,5 1010,1 377,3 379,5 3561,7 2003 671,8 339,5 818 1093,7 398,3 375,8 3697 Tỷ lệ 03 18,2% 9,2% 22,1% 29,6% 10,8% 10,2% 100% so TS Dầu mỏ là nguồn tài nguyên được thiên nhiên ban tặng cho các nước, các khu vực rất không đồng đều nhau. Khu vực Trung Đông là khu vực tập trung nhiều nguồn dầu mỏ nhất thế giới. Tại Kuwait hiện nay xăng dầu được bán rẻ hơn nước tiêu dùng cho sinh hoạt, trong khi đó các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... có nhu cầu tiêu dùng rất lớn, nhưng trữ lượng không đảm bảo. Hơn nữa, khả năng chế biến của các nhà máy lọc dầu cũng rất khác nhau. Nói cách khác, do khả năng sản xuất và mức độ tiêu dùng của các nước, các khu vực trên thế giới là rất khác nhau, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu giữa các nước, các khu vực trên thế giới.Vì vậy tất yếu nảy sinh thị trừơng xăng dầu thế giới. Bảng 1.2: Nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của một số khu vực trên thế giới [13] Đơn vị tính: triệu tấn Châu Trung Châu Châu á Tổng số Năm Bắc Mỹ Nam Mỹ Âu Đông Phi TBD TG 1993 939,3 178,5 987 178,7 98 7567,6 3139,3 1994 967,9 186,4 947,3 187,2 100,5 809,2 3198,5
- 1995 960,8 193,7 940,3 193,4 108,7 854,5 3846,3 1996 994,3 201,8 930,9 198,2 106,1 891,3 3322,7 1997 1012,3 212,7 936,2 201,3 108,9 926,6 3398 1998 1033,4 219,6 942,7 202,1 112,4 906,6 3416,9 1999 1058,5 219,6 937,4 206,8 115,1 948,3 3485,1 2000 1071,4 218,2 929,4 208,1 115,7 983,3 3526,1 2001 1071,5 221,5 934,9 209,7 116,3 984,3 3538,2 2002 1071 219,2 933,1 213,1 117,9 1008,3 3562,6 2003 1093,2 216,6 943,3 214,9 120,5 1049,1 3636,6 Tỷ lệ 03 30,1% 6,0% 25,9% 5,9% 3,3% 28,85% 100% so TS Ngoài khả năng khai thác dầu thô, nhu cầu tiêu dùng thì khả năng chế biến, lọc dầu thô thành dầu thành phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước và các khu vực trên thế giới. Trong những năm gần đây, một mặt, do căng thẳng cung cầu, mặt khác, do đầu cơ của các tập đoàn dầu mỏ thế giới nên giá dầu liên tục tăng, dầu mỏ đã trở thành mặt hàng chiến lược của tất cả các quốc gia. Trong khi đó trữ lượng dầu trên thế giới ngày càng giảm và vấn đề an ninh năng lượng, trong đó dầu mỏ có vai trò quan trọng đặc biệt, đã trở thành vấn đề an ninh kinh tế hàng đầu của các nước phát triển. 1.1.1.6. Kinh doanh xăng dầu chịu áp lực xã hội mạnh mẽ Các quan hệ sản xuất, buôn bán xăng dầu liên quan chặt chẽ với các quan hệ chính trị thế giới. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập khẩu xăng dầu từ các nước khác, những ưu đãi như mua bán trước đây không còn nữa mà phải thực hiện theo cơ chế thị trường và các thông lệ buôn bán quốc tế. Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao giữa hai Chính phủ, chính sách phong toả và cấm vận của các nước lớn luôn luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất, nhập xăng dầu vì đây là mặt hàng chiến lược. Tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước có thế lực trong buôn bán quốc tế, luôn luôn sử dụng mặt hàng xăng dầu như một "con bài" trong các quan hệ chính trị - kinh tế quốc tế. Vì vậy, kinh doanh xăng dầu ở Lào không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà còn chịu ảnh
- hưởng trực tiếp của tình hình chính trị quốc tế và khu vực, sự chi phối của quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào Từ những phân tích trên có thể thấy lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có những đặc điểm rất riêng biệt, tổ chức kinh doanh mặt hàng này phải chú ý đầy đủ đến tất cả các mặt: kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế, chính trị, xã hội để có phương thức kinh doanh hữu hiệu. Tất cả các nước đều coi đây là một lĩnh vực kinh doanh có tầm chiến lược và chịu áp lực xã hội mạnh mẽ. Mọi biện pháp can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với việc kinh doanh mặt hàng này đều phải được đặt trong quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước và phải được thực hiện bằng những cơ chế riêng. Đây cũng là một trong những vấn đề cơ bản mà hoạt động kinh doanh xăng dầu ở CHDCND Lào luôn phải quan tâm. 1.1.2. Vai trò của kinh doanh xăng dầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Vai trò của xăng dầu trong mở rộng giao lưu kinh tế Tuỳ theo đặc thù riêng về điều kiện địa lý tự nhiên, dân số của mỗi nước, mà nhu cầu xăng dầu có khác nhau. Nhưng nhìn chung, xăng dầu cung ứng trên 60% năng lượng cho nhân loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu của ngành vận tải. Nhờ xuất hiện động cơ đốt trong sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu mà ngày nay các mối giao thương kinh tế ngày càng phát triển thuận lợi. Trước hết là ngành vận tải trong nước và sau đó là vận tải quốc tế. Đối với ngành vận tải trong nước, từ khi xăng dầu được sử dụng phổ biến thì các loại hình vận tải ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay có tốc độ di chuyển nhanh và sức tải lớn đã trở thành hình thức vận tải chủ yếu ở các quốc gia. Cùng với đà phát triển mãnh liệt của các loại hình vận tải này, cơ sở giao thông ở các quốc gia cũng không ngừng được mở rộng và hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, bộ mặt của đa số các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng nhờ sự xuất hiện của những cảng sông, biển hiện đại, các tuyến đường cao tốc dài hàng nghìn km, các sân bay hiện đại, rộng lớn cho phép hàng nghìn máy bay cất, hạ cánh trong ngày...Giao thông phát triển đã khuyến khích các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ theo xu hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và tăng cường trao đổi sản phẩm, giao lưu với nhau. Giờ đây, mọi người đều thấy, chỉ cần có đường ô tô nối với các vùng khác là các vùng xa xôi lạc hậu và cư dân ở đó có sự thay đổi trong sản xuất và
- cách sinh sống. C. Mác đã viết đại ý rằng, hàng hoá rẻ của các nước tư bản là những khẩu pháo có sức nặng công phá bất cứ bức tường thành bài ngoại vững chắc nào. Nói cách khác, sự phát triển giao thông vận tải phải đi trước một bước trong phát triển nền kinh tế hàng hoá và phát triển giao lưu giữa các vùng và các nhóm dân cư với nhau. Ngày nay, năng lượng dùng trong vận tải vẫn chủ yếu là xăng dầu. Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, thì giao thông vận tải càng giữ vai trò quan trọng. Bởi vì quan hệ kinh tế quốc tế là trung tâm điểm của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Trước hết là lĩnh vực ngoại thương, để có thể trao đổi hàng hoá với nhau, cần vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác, hay nói cách khác cần phá t triển vận tải quốc tế. Lực lượng vận tải quốc tế ngày nay vẫn chủ yếu là các phương tiện sử dụng xăng dầu làm nguyên liệu như tầu biển, ô tô và máy bay... Giao lưu quốc tế còn thể hiện qua phát triển lĩnh vực dịch vụ quốc tế như: du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ xây dựng quốc tế...Tất cả các hình thức giao lưu này đều lấy vận tải làm yếu tố thúc đẩy quan trọng. Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư quốc tế, lĩnh vực tài chính quốc tế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quốc tế, và nhiều lĩnh vực kinh tế khác đều chịu ảnh hưởng rất lớn của giao thông vận tải. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, mỗi nước phải phát huy những lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, về vốn công nghệ, lao động, về kinh tế, văn hoá, xã hội riêng biệt để phát triển kinh tế hiệu quả. Muốn làm được như vậy, các nước phải phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó giao thông vận tải được ưu tiên hàng đầu. Nước CHDCND Lào cũng nằm trong tình thế như vậy. Để phát triển kinh tế, Lào cần hoạch định chính sách riêng của mình trong mối quan hệ gắn kết với các nước khác sao cho Lào có thể phát triển vừa phù hợp với tình hình kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số của nước Lào, đồng thời từng bước phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới, nhất là về xuất khẩu, nhập khẩu, phát triển giao thông vận tải để hoạt động trao đổi được thực hiện tốt hơn. Đối với nước đang phát triển như CHDCND Lào, thì mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng lên. Ngoài ra, để thu hút vốn đầu tư, phải mở rộng quan hệ với nước ngoài. Hơn
- nữa, thị trường trong nước còn nhỏ bé không đủ điều kiện để phát triển công nghiệp với quy mô hiện đại, không tạo đủ công ăn việc làm cho nhân dân lao động, nên việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài giúp cho việc tập trung phát triển các thế mạnh của đất nước, giúp cho người lao động có việc làm, thu nhập được thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong nước… 1.1.2.2. Giá cả xăng dầu ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, đặc biệt là các ngành kinh tế Xăng dầu tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu. ở tất cả các nước, người ta đều coi sản xuất và kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực trọng yếu, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Xăng dầu còn là một loại hàng hoá đặc biệt phục vụ nhu cầu của nhân dân về đi lại, thắp sáng, chất đốt... Có thể coi xăng dầu như nguồn dinh dưỡng duy trì sự tồn tại, vận động và phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Xăng dầu còn có vai trò rất quan trọng trong an ninh, quốc phòng. Trên thực tế, nếu giá xăng tăng lên thì toàn bộ xã hội đều rung động, đặc biệt là các ngành kinh tế, vì làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến tiền lương của cán bộ công nhân viên vận tải, đi lại... của người lao động, làm cho sức mua giảm xuống… 1.1.2.3. Nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt buộc các quốc gia phải chú trọng dự trữ và khai thác hợp lý Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới ngày càng tăng, ngoài việc tăng cường tìm kiếm các nguồn năng lượng khác thay thế, thì từ nay đến 2010 trở đi, các quốc gia khác trên thế giới đang tăng cường khai thác chế biến, phát hiện các nguồn dầu mỏ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Kinh doanh và sử dụng xăng dầu phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu xăng dầu trên thị trường thế giới. *Những yếu tố ảnh hưởng đến cung xăng dầu bao gồm: Một là, hạn ngạch của tổ chức những nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Năm 2004 OPEC chiếm 39,7% sản lượng dầu thế giới, bao gồm những nước sản xuất dầu lớn như ả Rập xê út, Iran, Irắc, Cô-oét, các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất.... Vì là tổ chức tập
- trung những nước xuất khẩu lớn nên sự thay đổi sản lượng của OPEC ảnh hưởng lớn đến lượng cung của thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do các tác động khách quan cũng như chủ quan nên bản thân OPEC muốn duy trì giá dầu thô ở mức vừa phải nhằm tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế tái diễn cũng như các tác động tiêu cực đến ngành khai thác và chế biến dầu mỏ, nhưng thực tế diễn không như họ mong muốn, giá dầu thô luôn duy trì ở mức cao và liên tục tăng đã gây tâm lý hoang mang, lo ngại trên toàn thế giới, đưa dầu mỏ trở thành vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Hai là, tình hình chính trị trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến cung cầu và giá cả dầu mỏ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông, nơi tập trung 29,6% sản lượng của thế giới. Ví dụ: trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, sản lượng khai thác của Irắc và Cô- oet giảm đáng kể do cơ sở hạ tầng khai thác và sản xuất bị phá huỷ, các mỏ dầu bị đốt cháy ở cả hai nước. Sau chiến tranh Irắc, chính trị căng thẳng ở Palestin và Israel, nạn khủng bố đe doạ toàn cầu đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, làm cho giá dầu đầu năm 2005 và 2006 đã tăng đến mức cao nhất kể từ năm 1972 lại đây. Ba là, lượng dầu trong kho dự trữ của tổ chức năng lượng thế giới IEA giảm sút. IEA bao gồm những nước tiêu thụ xăng dầu lớn là Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. IEA được thành lập để thúc đẩy những hành động thống nhất giữa các thành viên nhằm giải quyết vấn đề năng lượng, trong đó có xăng dầu. Biện pháp quan trọng nhất của IEA là dự trữ dầu nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực khi OPEC giảm sản lượng khai thác hoặc có những biến động lớn về cung trên thị trường. Khi cung trên thị trường giảm đến mức cần thiết, IEA sẽ lấy dầu trong kho dự trữ ra, bù đắp một phần mức thiếu hụt, xoa dịu căng thẳng và giảm áp lực tăng giá dầu. Nhưng những năm gần đây, do dự trữ giảm nên tác động điều chỉnh của IEA không đáng kể. Bốn là, hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác các mỏ dầu mới. Trước năm 1975, lượng dầu tìm thấy trên khắp thế giới chỉ là 720 thùng. Nhờ hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí mới được mở rộng, đến năm 1990, con số này đã đạt 1000 tỷ thùng, bổ sung đáng kể vào mức cung của thế giới. Tuy nhiên, năm 1998 và năm 1999, hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác dầu khí giảm, thậm chí ở một số mỏ hiện hữu, việc
- khai thác cũng bị sút giảm do nhiều nguyên nhân. Kết quả cuối năm 1999 và đầu năm 2000, mức cung giảm dẫn tới giá xăng dầu tăng. *Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu dầu bao gồm: Một là, sự tăng trưởng kinh tế thế giới: nhu cầu xăng dầu có quan hệ chặt chẽ đến mức tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rõ trong những năm 2003, 2004, 2005, là thời kỳ nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng. Đặc biệt là sự hồi phục kinh tế của các nước châu á - Thái Bình Dương sau 2 năm khủng hoảng, (từ mức tăng trưởng 3,5% vào năm 1998, năm 2003 GDP bình quân của khu vực đã là 3%) kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng, đạt 22 triệu thùng/ngày, chiếm quá nửa mức tăng của nhu cầu thế giới. Mỹ là nước tiêu thụ dầu mạnh nhất thế giới, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, là nguyên nhân dẫn đến mức tăng tiêu thụ xăng dầu của nước này lớn hơn 2% so với mức trung bình của thế giới. Trên bình diện thế giới, sự tăng trưởng kinh tế đã làm nhu cầu xăng dầu tăng 1,3 triệu thùng/ngày. Hai là, sự đầu cơ của các quốc gia, của các hãng xăng dầu lớn trên thế giới, làm ảnh hưởng đến giá xăng dầu giao dịch trên thị trường. Cụ thể như năm 2002, mặc dù sản lượng khai thác và chế biến vẫn lớn hơn nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, nhưng do yếu tố đầu cơ, làm cho giá dầu tăng cao và ảnh hưởng cả đến các năm 2003, 2004. Năm 2005 là năm thể hiện rõ nét nhất tính đầu cơ, lũng đoạn của các tập đoàn dầu lửa hàng đầu thế giới. Mặc dù sản lượng khai thác đã đạt mức tối đa, nhu cầu không có đột biến lớn nhưng giá cả đã leo thang và bất ổn suốt cả năm. Trong khi đó, các hãng dầu quốc tế thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ, ví dụ như Shell đạt tới 44 tỷ USD lợi nhuận năm 2004. Ba là, yếu tố thời tiết, xăng dầu hiện nay dùng làm nhiên liệu sưởi ấm chính, thay thế gần như hoàn toàn củi và than nên một mùa đông lạnh lẽo, sương giá hay ấm áp đều ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu thế giới. Bốn là, việc sử dụng nhiên liệu thay thế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh xăng dầu, người sử dụng năng lượng còn có những nguồn nhiên liệu khác như khí thiên nhiên, than, năng lượng nguyên tử... Năm là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép con người làm ra những máy móc, phương tiện tiêu thụ xăng dầu ít hơn trước đây. Đồng thời, khoa học kỹ thuật cũng
- cho phép tạo ra những máy móc chạy bằng nguồn năng lượng sẵn có như năng lượng mặt trời... Từ những phần đã nêu trên có thể rút ra những kết luận như sau: - Xăng dầu cho đến nay vẫn là nguồn năng lượng không thể thiếu của thế giới, tất cả các quốc gia đều cần đến xăng dầu để tiến hành các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời sống. - Cấu trúc của những nước sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu xăng dầu trên thế giới ít thay đổi, được định hình bởi điều kiện địa lý của mỏ dầu, bởi kỹ thuật của việc tìm kiếm, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, phân phối và bởi sự phát triển công nghiệp và mức sống của chính những quốc gia đó. - Giá xăng dầu thế giới tăng cao, ngoài yếu tố ảnh hưởng bởi cân đối cung cầu thì yếu tố rất quan trọng tác động đến giá là đầu cơ bởi các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu nhằm bảo vệ lợi ích cho họ. 1.2. Nội dung quản lý kinh doanh xăng dầu 1.2.1. Quản lý kinh doanh 1.2.1.1. Quản lý đầu vào trong kinh doanh xăng dầu * Chiến lược mua hàng là công cụ quản lý quan trọng nhằm tối đa hoá lợi ích cho công ty kinh doanh xăng dầu trong quản lý đầu vào. Chiến lược mua hàng thường phải xác định đối tác chiến lược, danh mục mặt hàng mua lâu dài và chiến lược cạnh tranh giá cả. Chiến lược mua được hiện thực hoá qua các hợp đồng. Hiện nay, các công ty kinh doanh xăng dầu nhập khẩu thường dùng ba loại hợp đồng sau: +Hợp đồng dài hạn: là những hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên. Trong hợp đồng này thường quy định các điều khoản cụ thể xác định khối lượng và thời gian giao hàng. Riêng giá mua bán được xác định bằng các phụ lục hợp đồng quy định giá 6 tháng/lần. Khách hàng ký hợp đồng dài hạn với chủ doanh nghiệp là những khách hàng thoả mãn những điều kiện sau: - Là các hãng dầu có khả năng khai thác chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ. - Cung cấp đúng số lượng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
99 p | 668 | 199
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường Type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh năm 2015
115 p | 757 | 155
-
Luận văn: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
111 p | 301 | 83
-
Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
120 p | 196 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
109 p | 122 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
106 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông
101 p | 37 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
105 p | 55 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
118 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông miền núi tỉnh Quảng Ngãi
148 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông tỉnh Kon Tum
125 p | 20 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
129 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
131 p | 25 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
27 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
138 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi
123 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn