Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 49
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam trong giai đoạn hiện nay', luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
- 1 Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
- 2 Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị là kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Hầu hết các nội dung cơ bản của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đều do Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vào mục đích công. Vấn đề quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong công tác quản lý đô thị, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia, mỗi đô thị. Thành phố Tam Kỳ là t ỉnh lỵ- t rung tâm kinh tế, chính trị v à văn hóa- x ã hội của tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1997, khi Quảng Nam -Đà N ẵng đ ược chia tách th ành hai đơn vị hành c hính, Thành phố đ ược tập trung đ ầu tư xây d ựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tốc độ cao, đóng góp tích c ực cho sự phát triển kinh tế - x ã hội, nâng cao đời sống vật chất v à tinh thần của nhân dân. Trong quá tr ình đ ô thị hóa, còn nhi ều tồn tại, yếu kém, nh ất là việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tính chiến l ược, quy hoạch “ treo”; qu ản lý đầu tư xây d ựng thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp, nhiều công trình hạ tầng kém chất lượng, thất thoát vốn đầu tư, tình trạng “đ ào lên l ấp x u ống” nhiều lần ở cùng m ột công trìn h khá phổ biến; vệ sinh môi trường đ ô th ị c òn nhiều yếu kém, tỷ lệ thu gom rác thải mới đạt tr ên 68% so với yêu cầu; đầu tư phát triển chưa gắn với giải quyết môi trường sinh thái đ ảm bảo tính bền vững... V ấn đề có tính thời sự đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tam Kỳ là làm thế nào đ ể quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục tình trạng yếu kém, bất cập đang diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở đ ịa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
- 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài V ấn đề quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã có một số tài liệu đề cập. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu được xuất bản đều nghiên cứu vấn đề này như là một bộ phận cấu thành trong công tác quản lý đô thị nói chung chứ chưa có tài liệu riêng biệt, chuyên sâu về nội dung mà đề tài này nghiên cứu, điển hình như: Sách “Quản lý đô thị” do TSKH Nguyễn Ngọc Châu chủ biên (Nxb Xây dựng, Hà Nội 2001). Sách “Kinh tế học đô thị” của giáo sư Trung Quốc - Nhiêu Hội Lâm, người dịch Lê Quang Lâm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004). Sách “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị”, của PGS Trần Đức Dục (Nxb Xây dựng H à Nội 2000). Sách “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS Võ Kim Cương (Nxb Xây dựng Hà Nội 2004). Sách “Quản lý đô thị” của TS Phạm Trọng Mạnh (Nxb xây dựng, H à Nội năm 2002). Sách “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị", tác giả Nguyễn Đăng Sơn - Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (IUSID) (Nxb Xây dựng Hà Nội 2005)... Trong các sách nêu trên, chủ yếu đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị lớn trong cả nước và kinh nghiệm quốc tế; đ ưa ra một số ý tưởng và quan điểm mới mang tính giải pháp, đột phá để đóng góp vào việc giải quyết bài toán hắc búa, bức thiết hiện đang đặt ra đối với các chính phủ và chính quyền đô thị. Ngoài ra, một số nội dung có liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đã đ ược đưa ra hội thảo của một số tổ chức như Hiệp hội các đô thị Việt Nam (năm 2004 tại TP Pleicu - Gia Lai); Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (năm 2000 tại Hà Nội); Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu á- Thái Bình Dương (năm 2001). Trên thực tế, vấn đề “Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị” chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt, cụ thể và có hệ thống. Hơn nữa, đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành
- 4 phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” chưa được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu làm luận văn không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và tại thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ đến năm 2010. Đ ể đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích, làm rõ khái niệm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, vai trò của kết cấu HTKT đô thị đối với phát triển kinh tế- xã hội đô thị. - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ 2001-2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu “phát triển bền vững” và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hiện nay; các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ về quản lý kết cấu hạ tầng nói chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương. Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; phương pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch sử, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh và tổng kết kinh nghiệm.
- 5 6. Những đóng góp của luận văn Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vai trò của nó đối với phát triển kinh tế-xã hội tại các đô thị. Đ ề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây d ựng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế- x ã hội tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đ ược kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
- 6 Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA QUảN Lý NHà NƯớc về kết cấu Hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.1. khái niệm, vai trò và đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng K ết cấu hạ tầng kỹ thuật nói riêng và kết cấu hạ tầng nói chung ngày càng được sử dụng nhiều với tư cách là những thuật ngữ khoa học trong các công trình nghiên cứu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ngay nội dung của thuật ngữ này cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhìn tổng quát chúng ta có thể thấy tập trung chủ yếu là hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng của thuật ngữ kết cấu hạ tầng. Theo nghĩa hẹp, kết cấu hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những đ iều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản x u ất và đời sống x ã hội. Theo cách hiểu này kết cấu hạ tầng chỉ bao gồm c ác công trình giao thông, cấp thoát n ước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc... v à các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Cách hiểu như vậy có tác dụng giúp phân biệt khu vực "kết cấu hạ tầng" với chức năng b ảo đảm lưu thông, phục vụ cho khu vực sản xuất và các khu vực khác và về nguyên tắc khu vực kết cấu hạ tầng khác hẳn với các khu vực khác của nền kinh tế quốc dân như tài chính, giáo d ục, y tế, văn hoá, x ã hội... Tuy nhiên quan niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa hẹp không phản ánh được mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận có mối li ên quan mật thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất. Theo ngh ĩa rộng, kết cấu hạ tầng đ ược hiểu là tổng thể các công
- 7 trình đ ảm bảo những điều ki ện "b ên ngoài" cho s ản xuất và sinh ho ạt của d ân cư. K ết cấu hạ tầng là m ột phạm trù rộng gần nghĩa với "môi trường kinh tế", bao gồm các phân hệ: phân hệ kỹ thuật (đ ường, giao thông, cầu, c ảng, sân bay, năng lượng, b ưu chính viễn thông...) và phân hệ x ã hội (giáo d ục, y tế, khoa học kỹ thuật...), hay phân tích cụ thể h ơn còn có p hân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín d ụng), phân hệ thiết chế (hệ thống quản lý nhà nước v à luật pháp). Cách hiểu n ày rõ ràng là rất rộng, b ao hàm hầu nh ư toàn b ộ khu vực d ịch vụ. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng hiểu theo nghĩa rộng không đồng nghĩa v à lẫn lộn với các phạm trù "khu vực dịch vụ" hoặc "môi trường kinh tế" ở chỗ kết cấu hạ tầng l à một phạm trù bao hàm tất cả những công trình c ơ sở vật chất kỹ thuật, trong mối q uan hệ chặt chẽ với chức năng của chúng là tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế khác nhau phát triển. Như vậy, khu vực kết cấu hạ tầng xét về mặt hình thức là rất rộng, bao gồm các lĩnh vực rất khác nhau từ hệ thống giao thông đến cấp thoát nước, từ thể chế pháp lý đến hệ thống đảm bảo thông tin kinh tế... nhưng cần phải chú ý là kết cấu hạ tầng không phải là tổng thể cơ học của tất cả các lĩnh vực đó mà nó chỉ xét đến mối quan hệ "phục vụ", quan hệ "đảm bảo điều kiện" của các lĩnh vực đó cho nền kinh tế quốc dân (xem sơ đồ 1.1). Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước nên quan niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa rộng vì như vậy sẽ thấy rõ tính hệ thống của toàn bộ các lĩnh vực có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất và đời sống xã hội. Các bộ phận của kết cấu hạ tầng không đứng độc lập riêng rẽ mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Cách nhìn hệ thống đối với kết cấu hạ tầng theo nghĩa rộng cho phép thấy được vị trí, vai trò tổng thể của kết cấu hạ tầng, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận bề ngoài có vẻ như độc lập và không có liên quan với nhau, từ đó quan điểm, chính sách giải pháp quản lý khu vực này sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế quốc dân. Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa kết cấu hạ tầng đối với hoạt động
- 8 của nền kinh tế quốc dân N ền kinh tế quốc dân Hoạt động sản xuất Hoạt động tiêu dùng Yêu cầu Yêu cầu Nhu cầu Nhu cầu Yêu cầu về đào về giao về ăn, đ i lại, cung cấp tạo con mặc, ở, thông, học tập, về máy người có điện, y tế... thông tin, móc trình độ nhằm tái thông vui chơi thiết kỹ thuật, tin, đảm sản xuất giải trí bị, về có sức b ảo an sức lao nhằm động nguyên toàn... khỏe, kỹ phát triển năng... toàn diện nhiên Kết cấu hạ tầng 1.1.1.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật Hiện nay, có một vài khái niệm khác nhau về kết cấu hạ tầng tùy thuộc vào cách tiếp cận ở góc độ này hay góc độ khác. Chẳng hạn nếu tiếp cận kết cấu hạ tầng ở góc độ ngành, có các khái niệm như kết cấu hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, tài chính tín dụng, y tế, giáo dục, quốc phòng- an ninh... Nhưng trong quản lý đô thị người
- 9 ta thống nhất sử dụng khái niệm trên cơ sở phân chia kết cấu hạ tầng theo lĩnh vực, đó là “kết cấu hạ tầng kỹ thuật” và “kết cấu hạ tầng xã hội”. Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, vì thực tế ít có loại kết cấu hạ tầng nào chỉ hoàn toàn phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội. Khái niệm kết cấu HTKT được dùng để chỉ toàn bộ những lĩnh vực tạo điều kiện về mặt "kỹ thuật" cho sản xuất và đời sống xã hội, bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường... các bộ phận của kết cấu HTKT đều có điểm chung về mặt chức năng và thống nhất về bản chất kinh tế. Đối với các đô thị, vị trí vai trò của kết cấu HTKT rất quan trọng, bảo đảm cho quá trình tổ chức sản xuất và sinh hoạt của đô thị được thực hiện liên tục, mang lại hiệu quả KT-XH cao. K ết cấu HTKT đô thị bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và mỗi bộ phận lại có tính độc lập tương đối, có đặc điểm và phương thức quản lý khác nhau. Cho đến nay, quan niệm về kết cấu HTKT cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đều nhất trí rằng kết cấu HTKT đô thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau đây: - Các công trình giao thông đ ối nội và đối ngoại, bao gồm: mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch, các công trình đầu mối giao thông, sân bay, nhà ga, bến xe và bến cảng nằm trong phạm vi quản lý của các công trình giao thông đô thị. - Các công trình cấp nước đô thị, bao gồm: các nguồn cung cấp nước mặt hoặc nước ngầm, các công trình kỹ thuật khai thác nguồn nước và sản xuất nước sạch, hệ thống phân phối nước (đ ường ống, tăng áp và điều hòa). - Các công trình thoát nước đô thị, bao gồm: hệ thống cống rãnh, cửa xả, kênh mương, đê đập, trạm b ơm và trạm xử lý nước thải... - Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị, bao gồm: các nhà máy phát điện, các trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện, cột điện, đèn chiếu sáng... - Các công trình thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông...
- 10 - Các công trình phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị (thùng chứa, các điểm trung chuyển rác, phương tiện thu gom, vận chuyển, b ãi xử lý rác...) - Các công viên, cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường; Ngoài ra có quan điểm còn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho tàng tập trung, các công trình và tổ chức phục vụ công cộng như tang lễ, y tế, cơ sở xã hội, phòng chữa cháy, phòng chống lụt bão, đ ộng đất v.v... Sơ đồ 1.2: Cấu trúc của kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ Kết cấu hạ tầng trên tầng trên giác độ lãnh giác độ ngành Kết cấu hạ Kết cấu hạ tầng tầng - Cơ sở giáo - Giao Có dục đào tạo thông một -Công viên,cây xanh - Cấp nước phần -Bệnh viện, trạm xá - Cấp điện phục -Cơ sở văn hóa công - VSMT vụ cộng của đô thị .... cho .....
- 11 Nghiên cứu và phân tích cụ thể hơn thì trong kết cấu HTKT đô thị bao gồm hai mảng lớn. Mảng thứ nhất là các công trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều kiện cho toàn bộ hoạt động kinh tế -xã hội của thành phố như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, lưới điện, mạng bưu chính viễn thông... Đây là những công trình đ ược xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hàng hoá công cộng và dù chúng được đầu tư xây d ựng theo phương thức nào đi chăng nữa cũng đều có đặc điểm là gắn liền với chức năng đảm bảo điều kiện cho sự hoạt động bình thường của đô thị. Mảng thứ hai của kết cấu HTKT đô thị chính là các thiết chế tổ chức có chức năng quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác sử dụng các công trình kết cấu HTKT hoặc cung ứng các sản phẩm hàng hoá công cộng. Đó là các công ty, xí nghiệp, trạm, các đơn vị sự nghiệp... tức là các tổ chức con người được thành lập và hoạt động theo thể chế hiện hành. Việc phân biệt hai mảng kết cấu HTKT đô thị như trên có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Đối với mảng các công trình kết cấu HTKT có tầm quan trọng đặc biệt lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi vốn... Nhà nước có trách nhiệm đầu tư phát triển và quản lý thống nhất, còn đối với mảng thứ hai, tuỳ thuộc vào cơ chế quản lý, trình độ quản lý... có phương thức và hình thức tổ chức quản lý phù hợp. 1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị Sản phẩm đầu ra của kết cấu HTKT đô thị đều là sản phẩm hàng hoá ho ặc dịch vụ công cộng. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ vừa có những đặc điểm của các hàng hoá công cộng. Chính yếu tố này quy đ ịnh phương thức và các hình thức đầu tư, quản lý các công trình kết cấu HTKT. Nhìn chung, kết cấu HTKT đô thị có các đặc điểm chủ yếu sau: Đ ặc điểm cơ b ản nổi bật nhất của kết cấu HTKT đô thị là tính hệ thống đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành toàn bộ, thậm chí gây ách tắc, chẳng hạn một đô thị có đầy đủ các điều
- 12 kiện thuận lợi về giao thông vận tải (như hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt...) nhưng cũng không thể khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nếu như không có đủ nguồn điện hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy tính hệ thống đồng bộ là đặc điểm đặc biệt của kết cấu HTKT đô thị. Tính hệ thống đồng bộ không những chi phối toàn diện đến thiết kế quy ho ạch đầu tư thiết bị... các công trình cụ thể mà còn liên quan đến cách thức tổ chức quản lý, vận hành kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo vùng, lãnh thổ. Yêu cầu trên càng thể hiện trong những loại kết cấu HTKT mang tính hệ thống cao như giao thông, bưu chính viễn thông... tính hệ thống đồng bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đô thị là phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp nhất lãng phí khi xây dựng các công trình kết cấu HTKT. Đ ặc điểm thứ hai của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính đ ịnh hướng. Đ ặc điểm này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống kết cấu HTKT như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là yếu tố mở đường cho các hoạt động kinh tế- xã hội... đặc điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn, chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống kết cấu HTKT. Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển kết cấu HTKT, thậm chí gây ách tắc, cản trở phát triển kinh tế- xã hội của đô thị. Đ ặc điểm thứ ba của kết cấu HTKT đô thị là tính chất vùng và địa phương: việc xây dựng và phát triển kết cấu HTKT đô thị phụ thuộc nhiều yếu tố như đ ịa lý, địa hình, trình độ phát triển, tập quán văn hóa, kiến trúc... vì thế hệ thống kết cấu HTKT mang tính chất vùng, đ ịa phương rất rõ nét. Yêu cầu này đặc ra cho công tác quản lý là trong việc xác định hệ thống kết cấu HTKT đô thị và thiết kế đầu tư, sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vùng lãnh thổ vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đ ặc điểm thứ tư là kết cấu HTKT đô thị có tính chất dịch vụ và tính cộng đồng cao, hầu hết các sản phẩm của kết cấu HTKT là sản phẩm trung
- 13 gian, cung cấp các dịch vụ để ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về kết cấu HTKT rất phức tạp. Hơn nữa nhiều loại kết cấu HTKT tiến hành sản xuất và dịch vụ là những hàng hóa công cộng, phục vụ chung cho nhiều ngành, nhiều người (như ngành cấp nước vừa kinh doanh nước sạch nhưng vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ nước sinh hoạt cho tất cả mọi người dân). Đặc điểm này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang tính phúc lợi, đồng thời xác định hệ thống cơ cấu các chủ thể tham gia sử dụng kết cấu HTKT, hệ thống các chính sách và công cụ của nhà nước để xử lý quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Điều này đ ặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, thu nhập của dân cư thấp, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp như Việt Nam. 1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị K ết cấu HTKT đô thị có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia nói chung và các đô thị nói riêng, thể hiện cụ thể ở một số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, kết cấu HTKT là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một khi kết cấu HTKT phát triển hợp lý, nó sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp (khu vực I) ngày càng giảm dần, khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ (khu vực II và III) tăng lên, thỏa mãn ngày càng cao về sản xuất, đời sống và vui chơi giải trí của x ã hội loài người. Tương ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Lao động khu vực I giảm dần, lao động khu vực II và III tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu như trên làm tăng quy mô dân số trong các khu vực đô thị. Thứ hai, kết cấu HTKT đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Thật vậy, chỉ cần trục trặc trong một khâu nhất định của một loại hoạt động do sự yếu kém của
- 14 hệ thống kết cấu HTKT gây ra như cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc... thì lập tức gây ra sự cố cho hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ khác. Ngược lại, một hệ thống kết cấu HTKT hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính cạnh tranh hơn. Thứ ba, x ét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, kết cấu HTKT như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền kinh tế. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Mặc khác tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ, làm giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng. Thứ tư, hệ thống kết cấu HTKT góp phần nâng cao trình độ văn minh đô thị, đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết tốt môi sinh, môi trường, vấn đề đang đặt ra hết sức bức xúc cho hầu hết các đô thị trên thế giới, nhất là nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết cấu HTKT là cơ sở điều kiện thiết yếu để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kết cấu HTKT còn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho các hoạt động đảm bảo an ninh- quốc phòng, đ ảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội trên cơ sở chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội, vai trò của kết cấu HTKT ở các đô thị có xu hướng ngày càng tăng lên, do một số nguyên nhân sau: + Quy mô sản xuất tăng lên, quá trình phân công lao động xã hội sâu sắc thêm, dẫn đến quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh và hình thành những trung tâm kinh tế lớn. Đối với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao. Sự phát triển của đô thị đòi hỏi phải phát triển hệ thống HTKT như một điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các quá trình phát triển sản xuất và tổ chức đời sống xã hội. Một loạt nhu cầu tăng nhanh chóng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng năng lượng, nước sạch, xử
- 15 lý nước thải, cây xanh, hệ thống kho tàng... những nhu cầu này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình phát triển. + Việc phát triển đô thị trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập có nhiều hình thức đầu tư và giao lưu quốc tế đòi hỏi các chỉ số tiêu chuẩn của tổ chức đô thị phải phù hợp với các chỉ số của quốc tế. Điều này đòi hỏi phải coi phát triển HTKT như một yếu tố có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, kết cấu HTKT có vai trò ngày càng hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ở Việt Nam hiện nay. Sự phát triển kết cấu HTKT đô thị là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi x ã hội khác. Nó là yếu tố mở đường, là bộ phận cấu thành của phát triển KT-XH. Chính vì vậy, sự phát triển của kết cấu HTKT là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ phát triển, trình độ hội nhập của một quốc gia hay một địa phương. 1.1.4. Đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.1.4.1. Về đánh giá trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị K ết cấu HTKT đô thị có tính độc lập tương đối nên có những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của từng loại kết cấu HTKT nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống nói chung. Đây là hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở để lập quy ho ạch và kế hoạch đầu tư xây d ựng kết cấu HTKT trong hoạt động quản lý nhà nước các cấp. Trình độ phát triển của kết cấu HTKT thể hiện ở hai mặt khác nhau: Một là, loại phản ánh quy mô và trình độ phát triển của bản thân các loại kết cấu HTKT như tổng số vốn đầu tư, tỷ trọng đầu tư trong tổng số vốn đầu tư cho đô thị đang xem xét, số kilômet đường các cấp đã xây dựng, số máy điện
- 16 thoại, số lượng nước sạch cung ứng, số kilômet đường ống cấp nước, thoát nước... Loại chỉ tiêu này cho biết quy mô, tốc độ phát triển các lĩnh vực HTKT. Hai là, loại phản ánh chất lượng tổng hợp, phản ánh mối quan hệ giữa sự phát triển của các loại kết cấu HTKT với sự phát triển của đô thị nói chung. Khi nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư kết cấu HTKT thì loại chỉ tiêu này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ví dụ chỉ tiêu số mét vuông đ ường tính bình quân cho một phương tiện giao thông đang hoạt động hoặc tốc độ trung bình của phương tiện, tần suất tắc nghẽn giao thông nói lên khả năng lưu thông trong đô thị; chỉ tiêu thời gian đi lại làm việc trung bình một ngày của cư dân đô thị nói lên chất lượng hệ thống giao thông và các phương tiện giao thông công cộng; chỉ tiêu số mét khối nước sạch tiêu dùng của dân cư, khả năng thoát nước...nói lên chất lượng hệ thống cấp thoát nước, chỉ tiêu số mét vuông cây xanh nói lên chất lượng đảm bảo môi trường xanh cho đô thị... 1.1.4.2. Về hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội được đánh giá bằng sự đóng góp của kết cấu HTKT cho sự phát triển KT-XH, an ninh- quốc phòng của địa phương (bao gồm cả vấn đề môi trường, môi sinh...). Do đặc điểm của kết cấu HTKT m à hiệu quả của nó đối với nền kinh tế xã hội rất khó xác đ ịnh một cách cụ thể, mà thông thường chỉ dừng lại ở mức độ dự báo dự tính, ước lượng mang tính chất “định tính” hoặc xác định tương đối bằng chỉ tiêu tổng hợp mà thôi. Hơn nữa, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội do các công trình kết cấu HTKT mang lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau nên rất khó định lượng chính xác. Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và quản lý nhà nước về kết cấu HTKT ở các cấp chính quyền đô thị, người ta thường phân thành hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: cần quan tâm các chỉ tiêu hiệu quả đem lại trực tiếp cho to àn xã hội như: đóng góp cho tốc độ tăng trưởng GDP, tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần cải thiện cho cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố an ninh-quốc
- 17 phòng. Đồng thời phải tính toán đến những kết quả kinh tế kéo theo như: cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống nên đã nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí chữa bệnh do sức khoẻ của nhân dân được đảm bảo... Tuy nhiên, những thiệt hại do kết cấu HTKT gây ra đối với nền kinh tế trong nhiều trường hợp là rất lớn và thường khó tính tóan hết trong các phân tích đánh giá, ví dụ: thiệt hại trực tiếp do đầu tư thiếu phối hợp, đường mới làm lại đào lên để chôn ống nước hoặc cáp thông tin; công trình mới làm chưa hết khấu hao đã phải làm lại do không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật... Hoặc thiệt hại gián tiếp do các công trình kết cấu HTKT không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Thiệt hại vô hình do công trình kết cấu HTKT đã xây dựng nhưng tỷ suất sử dụng quá thấp trong thời gian dài, ho ặc do tỷ suất sử dụng vượt quá khả năng đáp ứng của công trình kết cấu HTKT. Đây là những vấn đ ề cần được chú ý khắc phục trong các quyết định quản lý của chính quyền đô thị. Theo giáo sư Nhiêu Hội Lâm (Trung Quốc): H ạng mục xây dựng và dung lượng phục vụ của các công trình cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư sử dụng một lần rất khó hoàn toàn ăn khớp với nhu cầu của số lượng người và sản xuất ngày càng tăng lên. Cho nên biện pháp giải quyết chỉ có thể là mỗi khi xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đều phải có chỗ dôi ra làm cho nó có lượng định trước nhất định. Nên tầng suất sử dụng ho ặc cường độ sử dụng của nó có một quá trình phát triển từ thấp đến cao. Do đó hiệu ích của cơ sở hạ tầng đô thị tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với tỷ suất sử dụng hoặc cường độ của nó. Nhưng điều quan trọng là tỷ suất sử dụng và cường độ lợi dụng của cơ sở hạ tầng đều có giới hạn, vượt quá giới hạn này hiệu quả kinh tế của nó không chỉ không thể tiếp tục nâng cao m à còn trượt theo hướng ngược lại, gây nên hiệu ích âm của đô thị, tức hiệu ích kinh tế tổng hợp đô thị giảm thấp (xem đồ thị 1.1) [33,
- 18 tr.338]. Đồ thị 1.1: Tỷ suất sử dụng kết cấu HTKT đô thị với quy luật biến đổi của hiệu quả kinh tế tổng hợp đô thị [33, tr.377] Hiệu quả kinh tế tổng hợp đô thị thấp phù hợp vượt quá Tỷ suất sử dụng kết cấu HTKT đô thị Biểu đồ này phản ảnh khá rõ thực tiễn sử dụng kết cấu HTKT ở các đô thị. Điển hình như trên m ột tuyến đường giao thông được đầu tư xây d ựng mới, giai đoạn đầu lượng người tham gia lưu thông thấp, tức hiệu suất sử dụng công trình thấp. Khi dân cư đô thị tăng lên, lượng người lưu thông trên đường sẽ từng bước phù hợp với quy mô thiết kế, lúc này hiệu quả sử dụng đạt cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội chung. Nhưng cùng với quá trình phát triển đô thị, đến một lúc nào đó sẽ xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, gián tiếp làm giảm hiệu quả kinh tế- xã hội của đô thị. Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội: các chỉ tiêu xã hội của các công trình kết cấu HTKT đô thị thể hiện ở các mặt như giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm lao động nặng nhọc hoặc các tác động đến môi trường sinh thái... Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về xã hội, nhất là phá vỡ môi trường sinh thái, hủy hoại môi trường sống trong lành của nhân dân. Ví dụ, xây dựng bãi xử lý rác không đảm bảo quy chuẩn dẫn đến ô
- 19 nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiêm không khí đối với các khu dân cư chung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Có một số phương pháp tính hiệu quả cho từng loại kết cấu HTKT. Điển hình là phương pháp của phó giáo sư Trần Đức Dục, hiệu quả KT-XH của các công trình phục vụ công cộng không mang tính chất kinh doanh như: hệ thống giao thông công cộng, thoát nước đô thị, thông tin liên lạc (hệ thống phát thanh truyền hình...) được tính như sau [18, tr.42-43]: Hiệu quả kinh tế của công trình loại này được thể hiện ở tổng chi phí đầu tư và chi phí sử dụng hàng năm nhỏ nhất: Ct = V.r – S min Trong đó: Ct: tổng chi phí hàng năm, V: vốn đầu tư vào xây dựng công trình r: Lãi suất vốn vay của ngân hàng S: Chi phí sử dụng hàng năm. Có thể tính chi phí cho một đơn vị giá trị sử dụng của công trình nhỏ nhất: Ct V.r + S Cđvị = ----- = ---------- min Gsd G sd G sd: giá trị sử dụng tổng hợp của công trình được xác định theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo, bởi vì các giá trị sử dụng của công trình đ ược biểu hiện bằng nhiều hình thức, bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như đơn vị đo công suất phục vụ của công trình: số m 2 d iện tích, số m3 nước sạch, số lượng người tham gia lưu thông...hoặc có những giá trị thông qua chất lượng “phục vụ” bằng cách đánh giá cho điểm của các chuyên gia. Khi xác định tổng chi phí (Ct) cũng cần lưu ý đ ến hiệu quả kinh tế bằng tiền được nảy sinh từ các hiệu quả kinh tế kéo theo mang lại, ví dụ như việc xây dựng một con đường sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian làm việc, tăng năng suất lao động... do đó làm tăng lợi nhuận. Lúc này khi xác định Ct cần tính toán thêm điều đó: Ct = V.r + (S - H) min
- 20 Trong đó: H- Tiết kiệm chi phí do các hiệu quả kinh tế kéo theo mang lại Trong quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đô thị, cần tính tóan phân tích, kết hợp nhiều phương án với nhau nhằm tính toán hiệu quả so sánh giữa chúng, làm cơ sở để quyết định lựa chọn phương án đầu tư kết cấu HTKT mang lại lợi ích KT-XH cao nhất. 1.2. sự cần thiết khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay 1.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.2.1.1. Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ hệ thống các kết cấu HTKT để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các tổ chức và cá nhân, đảm bảo sao cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp, đồng thời phù hợp với các yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường. Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Ví dụ: quản lý hệ thống cấp nước đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho sinh hoạt, các dịch vụ công cộng, hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Chính quyền đô thị là nơi lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp các nhà máy nước để sản xuất nước sạch cho các hoạt động của đô thị, đảm bảo cho người tiêu dùng có đủ nước với giá thành hợp lý và đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn đảm bảo tính chủ động trong các hoạt động có tính chất kinh doanh của ngành cấp nước. Vấn đề đặt ra trong công tác quản lý cấp nước của các chính quyền đô thị là cung cấp nước phải đầy đủ về số lượng, chất lượng và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật bảo vệ nguồn nước. Các nhà máy nước phải xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đối tượng dùng nước phải ký hợp đồng với cơ quan chuyên trách. 1.2.1.2. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo ra hành lang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang
67 p | 412 | 169
-
Luận văn: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
111 p | 301 | 83
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
107 p | 273 | 60
-
Luận văn: Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
94 p | 148 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
112 p | 215 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
112 p | 50 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội
117 p | 43 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục
120 p | 49 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
104 p | 41 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
118 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông miền núi tỉnh Quảng Ngãi
148 p | 30 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
157 p | 51 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
27 p | 25 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
26 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Báo Đắk Lắk
65 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới tổ chức và hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030
76 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn