intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

45
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với môi trường của chính quyền cấp huyện; Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 2222222 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO THỊ QUỲNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO THỊ QUỲNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. JUNG GUN - YOUNG HÀ NỘI - 2020
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................... 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn .......................................................... 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn ........................................ 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn ................... 7 6. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN ..... 9 1.1. Khái niệm chung ...................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật ........................................ 9 1.1.1.1. Quản lý là một khái niệm đƣợc xem xét ở hai góc độ ....................... 9 1.1.1.2. Quản lý nhà nƣớc ............................................................................. 10 1.1.1.3. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật .................................................... 11 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng............... 11 1.1.2.1. Khái niệm môi trƣờng ...................................................................... 11 1.1.2.2. Đặc điểm của môi trƣờng ................................................................. 13 1.1.2.3. Phân loại môi trƣờng ........................................................................ 14 1.1.2.4. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .................................. 15 1.1.2.5. Khái niệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng............ 18 1.2. Pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam ....................... 18 1.2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng ...................................................... 18 1.2.2. Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành ........................................ 22 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính quyền cấp huyện ............................................................................................ 32
  4. 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ........................................ 32 1.3.1.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và tổ chức thực hiện chúng trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng ....................................................................... 32 1.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .......................... 33 1.3.1.3.Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về môi trƣờng ...................... 34 1.3.1.4. Giám sát, thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm luật đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .................................................................. 35 1.4. Yêu cầu và điều kiện bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính quyền cấp huyện ............................................................... 36 1.4.1. Yêu cầu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng ................. 36 1.4.1.1. Đảm bào tính hiệu quả ..................................................................... 36 1.4.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ ................................................... 36 1.4.1.3. Đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng .................................................................................................... 37 1.4.1.4. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật ....................................... 37 1.4.2. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật .................. 38 1.4.2.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị ........................................................ 38 1.4.2.2. Điều kiện đảm bảo về thể chế, chính sách ...................................... 38 1.4.2.3. Điều kiện đảm bảo về nguồn lực tài chính ...................................... 38 1.4.2.4. Điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trƣờng . 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐIA BÀN HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 40 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 40 2.1.1. Vị trí địa lý huyện Quốc Oai ............................................................... 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai ........................................ 41
  5. 2.1.3. Chủ thể thực hiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về về bảo vệ môi trƣờng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ............................................. 44 2.1.3.1. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai ................................................... 44 2.1.3.2. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai ......................... 46 2.2. Hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .................. 49 2.2.1. Hiện trạng diễn biến môi trƣờng nƣớc mặt ......................................... 50 2.2.2. Hiện trạng diễn biến môi trƣờng không khí ........................................ 51 2.2.3. Hiện trạng diễn biến môi trƣờng không khí ........................................ 53 2.3. Thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện .................. 54 2.3.1. Về công tác tuyên truyền và củng cố tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác môi trƣờng ............................................................................................... 54 2.3.2. Về quản lý chất thải rắn ...................................................................... 55 2.3.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................... 56 2.3.4. Thực tiễn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai ...................................................................................................... 57 2.3.5. Bảo vệ môi trƣờng khu - cụm công nghiệp, bệnh viện ....................... 60 2.3.6. Huy động các nguồn lực cho phát triển môi trƣờng .......................... 61 2.4. Đánh giá chung kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..................... 61 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 61 2.4.2. Tồn tại, hạn chế ................................................................................... 62 2.4.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 63 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................ 64 3.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng ..................................................................................................... 64
  6. 3.1.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng ..................................................................................................... 64 3.1.1.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng, nhà nƣớc ................................. 64 3.1.1.2. Quan điểm, định hƣớng của thành phố Hà Nội .............................. 66 3.1.1.3. Quan điểm, định hƣớng của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .. 67 3.1.2. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng........... 69 3.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng - từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ............................................... 68 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của HĐND huyện, UBND huyện .............................. 69 3.2.2.Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về pháp luật bảo v môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai ............................................................................... 71 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện về thể chế chính sách ............................. 80 3.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng ............................................................................................... 81 3.2.4.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác bảo vệ môi trƣờng ........................................................................................................... 81 3.2.4.2. Nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, của các cơ quan, ban ngành và cán bộ, công chức về bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với môi trƣờng ........................................................................................................... 85 3.2.4.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực cho phát triển môi trƣờng ..... 91 3.2.4.4. Tăng cƣờng thanh tra kiểm tra ........................................................ 93 3.3. Một số kiến nghị và đề xuất ................................................................. 104 3.3.1. Với tổng cục môi trƣờng .................................................................. 104 3.3.2. Với thành phố Hà Nội ...................................................................... 105 3.3.3. Đối với Sở tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Nội ................ 105 KẾT LUẬN ................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý BTNMT : Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng BVMT : Bảo vệ môi trƣờng BVTV : Bảo vệ thực vật CTR : Chất thải rắn ĐTXD : Đầu tƣ xây dựng HĐND : Hội đồng nhân dân MT : Môi trƣờng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLNN : Quản lý nhà nƣớc THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trƣờng
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ngày nay, bảo vệ môi trƣờng đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nƣớc ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối chủ trƣơng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc đang giành đƣợc những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hƣớng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển kinh tế là nguy cơ về ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trƣờng là một trong những tác nhân gây ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế và sức khỏe nhân dân. Bảo vệ môi trƣờng để hƣớng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng đề ra. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn tuân thủ những quy định quốc tế về vấn đề môi trƣờng và nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Đến nay, Nhà nƣớc đã hai lần ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng vào năm 2005 và 2014 cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhƣ Nghị định 179/2013/NĐ-CP, Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Nhờ đó, trong thời kỳ đổi mới, công tác bảo vệ môi trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đánh giá: Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi và xử lý vi phạm đƣợc chú trọng. Việc quản lý, sử dụng đất đai, nguồn nƣớc, khoáng sản chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công tác điều tra
  9. 2 cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lƣợng, định giá tài nguyên có bƣớc tiến bộ; khai thác, sử dụng phù hợp hơn theo cơ chế thị trƣờng và đƣợc giám sát chặt chẽ hơn. Quan tâm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lƣợng tái tạo và vật liệu thay thế, thân thiện với môi trƣờng. Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, phòng ngừa và xử lý cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đƣợc tích cực thực hiện. Về hạn chế, yếu kém, Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chƣa nghiêm. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng chậm đƣợc cải thiện; ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lƣu vực sông; xử lý vi phạm môi trƣờng chƣa nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trƣờng của một bộ phận ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái rừng, đất ngập nƣớc, thảm thực vật biển giảm cả về diện tích và chất lƣợng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy rừng còn xảy ra. Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trƣờng do chiến tranh để lại còn nhiều khó khăn... Sử dụng năng lƣợng tái tạo còn ít. Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tổng diện tích là 147, 01 km2. Phía Đông giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chƣơng Mỹ và phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ. Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã. Trong những năm qua, với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi và nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân huyện nhà. Đến nay, Quốc Oai đã trở thành huyện có nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm qua. Trên địa bàn
  10. 3 huyện, hiện có 3 khu, cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động và 03 cụm đã đƣợc quy hoạch. Trong những năm qua sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp và dịch vụ đã có đóng góp quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách của địa phƣơng và của tỉnh thời gian vừa qua. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai đã đƣợc quan tâm thực hiện, công tác thu gom, xử lý rác thải đã thực hiện quyết liệt, cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề bức xúc về rác thải trên địa bàn, đã xây dựng công trình xử lý nƣớc thải cho một số khu dân cƣ tập trung, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng; nhận thức về công tác bảo vệ môi trƣờng ở cộng đồng dân cƣ và doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực… Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn còn tồn tại nhƣ: Vẫn còn tình trạng rác thải tập kết không đúng nơi quy định, chất thải làng nghề vẫn chƣa đƣợc xử lý đảm bảo, nƣớc thải chăn nuôi vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để. Vì vậy, nâng cao hoạt động quản lý bằng pháp luật về Môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai là yêu cầu cần thiết trƣớc yêu cầu của tình hình thực tế, học viên quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nói riêng đã có một số công trình đề cập ở các phƣơng diện khác nhau nhƣ: - Tác giả GS.TS.NGND. Đặng Kim Chi và ThS. Nguyễn Hoàng Ánh “Một số nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn những năm qua
  11. 4 và giải pháp định hướng trong thời gian tới”, tạp chí Môi trƣờng quý II/2019 đã đề cập đến vấn đề BVMT nông thôn trong quá trình phát triển KT-XH theo hƣớng bền vững, hiện trạng và một số giải pháp hữu hiệu nhƣ điều chỉnh quy hoạch tập trung, hoạch định chính sách, Nghiên cứu hoàn thiện các mô hình sản xuất sạch hơn, thân thiện môi trƣờng, thay đổi về nguyên liệu và quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm dần và tiến tới không phát thải nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn tại các vùng nông thôn đặc thù. Nghiên cứu hoàn thiện các công nghệ xử lý chất thải theo hƣớng chi phí thấp, đơn giản trong vận hành, thân thiện với văn hóa và cảnh quan, phát triển mô hình kinh tế xanh tại các vùng nông thôn đặc thù phù hợp với điều kiện địa phƣơng làm cơ sở nhân rộng. - Tác giả Nguyễn Hằng, Pháp luật xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất lƣợng không khí và quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, tạp chí môi trƣờng tháng 1/2019 cũng đã phân tích đặc điểm của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong quản lý chất lƣợng không khí, bất cập của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất lƣợng không khí và quy hoạch BVMT và khuyến nghị hoàn thiện PL XLVPHC về QLCLKK và thực hiện quy hoạch BVMT. - Tác giả Nguyễn Hồng Quang với bài viết “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng do chất thải”, Tạp chí Môi trƣờng, quý IV 2019 thì phân tích, luận giải pháp luật về phòng ngừa, ứng phó SCMT. Tác giả đã đề xuất cơ chế phòng ngừa, ứng phó SCMT do chất thải. - Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ vừa phê duyệt tại Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017. Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT ở trung ƣơng và địa
  12. 5 phƣơng theo hƣớng quản lý tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể và rõ ràng; Đội ngũ cán bộ quản lý môi trƣờng từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt là cấp huyện, xã đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ môi trƣờng, quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT; Điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc bổ sung, tăng cƣờng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVMT trong tình hình mới.Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, Đề án đƣa ra năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính với 16 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Đề án. Đặc biệt, Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hết sức quan trọng để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy về QLNN về BVMT từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong thời gian tới. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tạo ra sự chuyển biến mới trong công tác bảo vệ môi trƣờng, 2016, Tạp chí Môi trƣờng, http://tapchimoitruong.vn. Bùi Hằng (2017), “Tăng cƣờng phối hợp với các Bộ, ngành và địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng”, Tạp chí Môi trƣờng, http://tapchimoitruong.vn. Nguyễn Hằng (2017), “Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng”, Tạp chí Môi trƣờng, http://tapchimoitruong.vn. Mai Hƣơng (2018), “Tăng cường năng lực cho các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường”, Tạp chí Môi trƣờng, http://tapchimoitruong.vn. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn trên mỗi phƣơng diện khác nhau, tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi
  13. 6 trƣờng, đặc biệt gắn với địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài học viên lựa chọn nghiên cứu là vấn đề cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, luận văn đƣa ra các giải pháp góp phần bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng nhƣ khái niệm, chủ thể, nội dung, yêu cầu của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng; - Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế; - Đƣa ra đƣợc các quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính quyền cấp huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng. Do phạm vi và thời gian nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến công tác quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng giới hạn ở: môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, chất thải rắn - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến 2020. - Về địa bàn nghiên cứu: Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  14. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đó là sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với môi trƣờng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội về quản lý công và đã tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hoá và nghiên cứu lý luận kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp làm phƣơng pháp luận chung. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê và khai thác thông tin từ các nguồn dữ liệu thức cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai; Đồng thời, thu thập, sử dụng một số tài liệu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài trong thời gian qua. 6. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn là tài liệu tham khảo đối với các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Với hệ thống các giải pháp đề xuất, luận văn sẽ góp phần đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng trên thực tiễn. - Luận văn là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các học viên trong nghiên cứu về lĩnh vực quản lý công.
  15. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với môi trƣờng của chính quyền cấp huyện. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  16. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật 1.1.1.1. Quản lý là một khái niệm được xem xét ở hai góc độ - Dƣới góc độ chính trị xã hội, quản lý đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lãnh đạo, vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế quản lý phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngƣợc lại, nó sẽ là một trở lực kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Dƣới góc độ hành động, quản lý đƣợc hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều hành. Theo C.Mác, quản lý, quản lý xã hội là chức năng đƣợc sinh ra do tinh chất xã hội hoá lao động. Cũng theo C.Mác, tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về quản lý. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, quản lý đƣợc định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”. Quản lý là hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm định hƣớng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm ngƣời hay một cộng đồng ngƣời để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và các điều kiện nhất định.
  17. 10 Cũng có quan điểm cho rằng, quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Từ cơ sở lý luận đó, chúng ta có thể khái quát, quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nƣớc ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc và là sự quản lý của nhà nƣớc đối với xã hội và công dân. Quản lý nhà nƣớc gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nƣớc, gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của tổng thể bộ máy nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nƣớc trên các lĩnh vực pháp, hành pháp, tƣ pháp. Nhƣ vậy, hiểu theo nghĩa rộng, nói đến quản lý nhà nƣớc là nói đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng thể bộ máy nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công thực hiện quyền quản lý toàn bộ xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc, bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Luận văn này nghiên cứu quản lý nhà nƣớc theo nghĩa rộng, cụ thể, quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức, có định hướng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng các công cụ và phương thức khác nhau, tác động lên tổ chức và mọi cá nhân công dân trong xã hội nhằm đảm bảo sự duy trì
  18. 11 ổn định và phát triển xã hội. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước bằng pháp luật Hoạt động quản lý nhà nƣớc bao trùm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân công dân. Quản lý nhà nƣớc luôn mang tính quyền lực nhà nƣớc, trong đó, nhà nƣớc sử dụng sức mạnh cƣỡng chế để buộc mọi tổ chức và cá nhân công dân trong phạm vi thẩm quyền phải tuân thủ những yêu cầu mà nhà nƣớc đặt ra. Trong hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, pháp luật là công cụ chủ yếu để quản lý xã hội theo định hƣớng nhà nƣớc đề ra. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, tùy từng môi trƣờng, điều kiện khác nhau mà nhà nƣớc áp dụng các phƣơng thức quản lý khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật là công cụ không thể thiếu trong một nhà nƣớc pháp quyền. Một nhà nƣớc chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả khi có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực trên thực tế. Sự tuân thủ pháp luật sẽ là thƣớc đo phát triển của nhà nƣớc pháp quyền. Nhƣ vậy, có thể hiểu, quản lý nhà nước bằng pháp luật là hoạt động có tổ chức, có định hướng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sử dụng pháp luật làm công cụ để tác động đến mọi tổ chức, cá nhân công dân nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường 1.1.2.1. Khái niệm môi trường Môi trƣờng là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng. Do vậy khi bàn về môi trƣờng, có rất nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau. Trong số đó, cách hiểu đƣợc đa số các nhà nghiên cứu quan tâm dựa trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất, nếu tiếp cận môi trường trên cơ sở chức năng của nó thì có cách định nghĩa như sau:
  19. 12 Trong quyển: "Môi trƣờng và tài nguyên Việt Nam" – Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, H., 1984, đã đƣa ra định nghĩa: "Môi trƣờng là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhƣng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội". Thứ hai, nếu tiếp cận môi trường trên cơ sở các cấu thành của nó thì cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau như sau: Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đƣợc hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời". Cũng có những tác giả đƣa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn nhƣ R.G.Sharme (1988) đƣa ra một định nghĩa: "Môi trƣờng là tất cả những gì bao quanh con ngƣời". Có thể thấy tất cả các quan niệm nêu trên đều đúng, tuy nhiên có quan niệm môi trƣờng trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 là tổng quát, dễ hiểu và đƣợc thừa nhận nhiều hơn cả. Trong đó, theo Khoản 1 Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 định nghĩa: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên.” Từ khái niệm trên, có thể thấy: Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trƣờng theo nghĩa hẹp, khái niệm trên lấy con ngƣời là trung tâm, không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và
  20. 13 xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. 1.1.2.2. Đặc điểm của môi trường Môi trƣờng là hệ sinh thái hở hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần: Thành phần sinh học; Thành phần phi sinh học; Thành phần điều kiện. Đƣợc mô phỏng trong sơ đồ 1.1. Thành phần phi sinh học Đất Nƣớc Không khí Đặc điểm môi trƣờng Mối quan hệ Sinh vật Sinh vật Sinh vật sản xuất tiêu thụ phân hủy Thành phần điều kiện Thành phần sinh học Sơ đồ 1.1. Đặc điểm của môi trƣờng Môi trƣờng gồm những nhân tố có thể chia thành 3 nhóm cơ bản: môi trƣờng sinh vật gồm các thành phần sinh học của môi trƣờng nhƣ động, thực vật, vi khuẩn, vi sinh vật… và những thành phần phi sinh học của môi trƣờng tự nhiên, bao gồm: nƣớc, đất, không khí, nhiệt độ… và những mối quan hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2