intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới tổ chức và hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đổi mới tổ chức và hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030" nhằm phát huy những kết quả đạt được, trên cơ sở phân tích những hạn chế, nguồn lực bệnh viện, Đề án hướng đến mục tiêu đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện giai đoạn 2024-2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đổi mới tổ chức và hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH HIẾU ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH HIẾU ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG VĨNH GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2024 Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của riêng tác giả. Các số liệu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác ngoài đề án này. Tài liệu tham khảo là nơi dẫn nguồn của tác giả để trích dẫn thông tin và số liệu sử dụng trong đề án. Tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu i
  4. LỜI CẢM ƠN Đề án này được hoàn thành là kết quả nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn hết sức quý báu của quý Thầy, Cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia. Thầy, Cô đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong việc truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình tham gia học và viết Đề án. Đặc biệt, để hoàn thành được Đề án này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn – Thầy giáo Tiến sĩ Hoàng Vĩnh Giang. Tuy chỉ làm việc qua các kênh online vì điều kiện đi lại xa trường nhưng Thầy đã tận tình góp ý, chỉnh sửa, hướng dẫn cho tôi những vấn đề còn thiếu sót trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi cũng xin được cảm ơn Ban lãnh đạo tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thu thập những thông tin cần thiết cho việc hoàn thành Đề án này. Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng do còn nhiều giới hạn về kiến thức và kỹ năng nên Đề án không thể tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều sự ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô phụ trách để tôi có thể chỉnh sửa Đề án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Minh Hiếu ii
  5. DANH MỤC VIẾT T T BHYT Bảo hiểm y tế BR - VT Bà Rịa – Vũng Tàu CCHN Chứng chỉ hành nghề CDC Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CS, PL Chính sách, pháp luật CSSK Chăm sóc sức khỏe CSVC Cơ sở vật chất CT - XH Chính trị - Xã hội HCM Hồ Chí Minh KCB Khám bệnh, chữa bệnh QLKCB Quản lý khám chữa bệnh QLNN Quản lý nhà nước RLTT Rối loạn tâm thần SKTT Sức khỏe tâm thần UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO Tổ chức Y tế Thế giới iii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ/BẢNG Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện tâm thần tỉnh 25 Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng 2.1 Giới tính, trình độ viên chức, người lao động 29 Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng 2.2 Cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp viên chức tại 30 Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng 2.3 Tình hình nhân sự bác sỹ từ khi Bệnh viện Tâm 32 thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập năm 2006 tính đến ngày 01/09/2024 Bảng 2.4 Chất lượng Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – 36 Vũng Tàu giai đoạn 2019-2023 Bảng 2.5 Thu nhập tăng thêm của viên chức, người lao 39 động bệnh viện tâm thần giai đoạn 2018-2022 iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT T T ................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ/BẢNG ............................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do xây dựng đề án ..................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ................................. 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án .................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu đề án ..................................................... 5 6. Ý nghĩa của đề án ........................................................................... 6 7. Kết cấu của đề án ........................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030” ........................................................ 7 1.1. Vị trí, vai trò của bệnh viện tâm thần ............................................. 7 1.2. Tổ chức bộ máy của bệnh viện tâm thần ........................................ 8 1.3. Hoạt động của bệnh viện tâm thần ................................................. 9 1.3.1. Nhiệm vụ của Bệnh viện tâm thần .............................................. 9 1.3.2. Chất lượng bệnh viện tâm thần ................................................. 11 1.3.3. Thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện tâm thần ................... 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của bệnh viện tâm thần .............................................................................................................. 12 1.4.1. Yếu tố bối cảnh kinh tế - xã hội ................................................ 12 1.4.2. Yếu tố thể chế ............................................................................ 14 v
  8. 1.4.3. Yếu tố hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................... 14 1.4.4. Yếu tố về chính sách biên chế..................................................... 16 1.4.5. Yếu tố về cơ chế tự chủ .............................................................. 16 1.5. Cơ sở chính trị, pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động bệnh viện tâm thần................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ....................... 20 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ....... 20 2.2. Giới thiệu về Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............. 21 2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nhân lực của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu............................................................ 21 2.2.2. Quá trình thành lập và phát triển của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................................................. 23 2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................................................................................................... 24 2.3.1. Thực trạng bộ máy tổ chức của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................................................................................... . 24 2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................................................................................... 29 2.4. Thực trạng hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu34 2.4.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................................................ 34 2.4.2. Thực trạng chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng Bộ Y tế ............................................................................................................. . 36 2.4.3. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................................ 38 vi
  9. 2.5. Đánh giá tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................................................. 39 2.5.1. Mặt đạt được ............................................................................ 39 2.5.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân .................................................... 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ........................................................ 42 3.1. Quan điểm và mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030 ........................ 42 3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030 ........................ 42 3.2.1. Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo quy mô 200 giường bệnh, phân hạng bệnh viện hạng II với 06 phòng và 12 khoa ........................................................................... 42 3.2.2. Xây dựng chính sách thu hút, khuyến khích cho người có trình độ chuyên môn làm việc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .... 44 3.2.3. Nâng mức chất lượng bệnh viện từ mức 3 (mức khá) lên mức 4 (mức tốt) theo tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành ........... 45 3.2.4. Triển khai được hoạt động dịch vụ để tăng cường năng lực tự chủ tài chính, tăng thu nhập cho nhân viên.......................................................... 45 3.3. Lộ trình và các nguồn lực để triển khai thực hiện đề án ......... 46 3.3.1. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án ..................... 46 3.3.2. Lộ trình thực hiện đề án ............................................................ 47 3.3.3. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án ..................................... 48 3.4. Dự kiến về kết quả, hiệu quả của đề án .................................... 49 3.4.1. Sản phẩm của đề án .................................................................. 49 3.4.2. Tác động và ý nghĩa của đề án .................................................. 50 vii
  10. KẾT LUẬN ....................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 1 PHỤ LỤC............................................................................................ 7 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Sức khỏe tâm thần (SKTT) là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng của sức khỏe con người. Bệnh tâm thần là một gánh nặng cho gia đình, xã hội và cho chính bản thân người bệnh và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của xã hội. Sau đại dịch Covid-19, sức khỏe tâm thần được đưa lên danh sách ưu tiên của sức khỏe toàn cầu, đứng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, buộc các quốc gia nói chung phải tăng cường các chính sách, cơ chế, các tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng phải có hướng đổi mới tổ chức và hoạt động để áp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng cao của nhân dân. [43], [47], [48] Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân. Từ năm 1999, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần chủ yếu dựa vào cộng đồng thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm thần trên cả nước ngày càng không ngừng đổi mới, hoàn thiện cho đến nay. [23] Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR - VT) được Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) thành lập từ năm 2006 có quy mô ban đầu 100 giường bệnh, nhân lực được giao là 87 người, phạm vi hoạt động là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội và bệnh viện thuộc nhóm tự chủ nhóm 3 (tự chủ một phần chi thường xuyên). Năm 2007 bệnh viện được UBND tỉnh xếp hạng III. Trong quá trình hoạt động, bệnh viện đã hai lần nâng quy mô giường bệnh, năm 2017 nâng từ 100 lên 150 giường bệnh, năm 2020 nâng từ 150 lên 200 giường bệnh cho đến nay. Về xếp hạng bệnh viện, bệnh viện đã nâng xếp hạng lên hạng II từ năm 2013 và duy trì cho đến nay. Về phạm vi hoạt động chuyên môn, từ năm 2022 bệnh viện được Sở Y tế giao bổ sung phạm vi 1
  12. chuyên khoa nội, và UBND tỉnh giao thêm khu điều trị Covid-19 đặt tại khuôn viên bệnh viện. Bệnh viện thực hiện tự chủ đạt tỷ lệ ngày càng tăng và hiện nay là 56% duy trì đến năm 2025 theo Quyết định của UBND tỉnh. Số người làm việc được UBND tỉnh giao năm 2024 là 189 người, tăng hơn gấp đôi khi bệnh viện mới thành lập, nhưng vẫn chưa đủ theo định mức nhân lực làm việc tối thiểu tính theo quy định của Bộ Y tế là 229 người. [5], [25], [27], [31], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40] Như vậy, từ khi thành lập đến nay (sau hơn 18 năm hoạt động), mặc dù bệnh viện đã nâng hạng bệnh viện lên hạng II và nâng quy mô giường bệnh lên 200 giường bệnh, song cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn duy trì như lúc ban đầu (bệnh viện hạng III và quy mô 100 giường bệnh). Một số khoa, phòng còn là khoa, phòng ghép, một số hoạt động đã có Thông tư Bộ Y tế cho phép thành lập phòng/khoa/tổ thì vẫn chưa được thành lập được, đang tăng cường lồng ghép vào hoạt động các khoa, phòng hiện hữu. Điều này làm cho một số các khoa, phòng bị quá tải công việc, và phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ nên hiệu quả nhìn chung khó đi vào chiều sâu. Chất lượng bệnh viện trước giờ chỉ dừng lại mức 3 (mức khá) theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, chưa có chương trình, lộ trình nâng mức chất lượng lên mức 4 (mức tốt). Trong thực hiện tự chủ tài chính có xu hướng ngày càng tăng song bệnh viện vẫn chưa có triển khai thực hiện dịch vụ để tăng nguồn thu cho hoạt động. Vì vậy, trên cơ sở thực tiễn và căn cứ các văn bản khác pháp lý có liên quan đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030” với mong muốn đưa ra giải pháp để sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô và phân hạng bệnh viện, khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động của bệnh viện, tạo tiền đề vững chắc cho định hướng các giải pháp xây dựng, phát triển bệnh viện vững mạnh trong thời gian tới. 2
  13. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức hoạt động của bệnh viện tâm thần. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào giải quyết một số vấn đề như sau: - Nguyễn Thị Hoàn (2023), “Quản lý nhà nước đối với người tâm thần trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý bệnh nhân tâm thần Tìm hiểu thực trạng quản lý bệnh nhân tâm thần tại tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về quản lý bệnh nhân tâm thần tại tỉnh Đắk Lắk. Tài liệu chủ yếu đề cập đến QLNN đối với quản lý bệnh nhân tâm thần ở cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk. [41] - Hội thảo tham vấn Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016-2025 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức vào ngày 07/12/2015 tại Hà Nội đã xác định những con số rất đáng lo ngại: Gần 15% dân số (tương đương khoảng 13,5 triệu người) Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và khoảng 3 triệu người mắc các rối loạn tâm thần nặng. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 35 nước chưa có luật về sức khỏe tâm thần. Từ kết quả Hội nghị để xác định việc xây dựng Chiến lược quốc gia về chăm sóc Sức khỏe tâm thần cho giai đoạn 2016-2025 nhằm đưa ra định hướng cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện, lồng ghép và dựa vào cộng đồng là vô cùng cần thiết. [46] - Vũ Văn Hoàn (2021), “Đánh giá kết quả triển khai, thực hiện đề án khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”, Đề tài cấp bộ đã mô tả thực trạng triển khai, thực hiện Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải 3
  14. phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020 và tiếp tục đề ra giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2030. [42] - Năm 2023, Bộ Y tế đã dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi Đề án tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần giai đoạn 2023-2030. Đề án đã mô tả thực trạng tình hình, xu hướng sức khỏe tâm thần, thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần giai đoạn 2023-2030 tại Việt Nam. [43] Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp để tác giả hoàn thiện về mặt lý luận đối với đề án. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4.1. Mục tiêu của đề án: - Mục tiêu chung: Phát huy những kết quả đạt được, trên cơ sở phân tích những hạn chế, nguồn lực bệnh viện, Đề án hướng đến mục tiêu đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện giai đoạn 2024-2030. - Mục tiêu cụ thể: + Đề xuất giải pháp để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo quy mô 200 giường bệnh và phân hạng II gồm 06 phòng và 12 khoa. 4
  15. + Đề xuất giải pháp để xây dựng chính sách thu hút, khuyến khích cho người có trình độ chuyên môn làm việc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Đưa ra giải pháp để nâng mức chất lượng của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ mức 3 (mức khá) lên mức 4 (mức tốt) theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành. + Đưa ra các giải pháp để tăng nguồn thu cho bệnh viện. 4.2. Nhiệm vụ của đề án: - Thứ nhất, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tâm thần nói chung. - Thứ hai, trình bày thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ khi thành lập đến nay (tháng 10/2024). - Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030. 5. Phương pháp nghiên cứu đề án - Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: Trong Đề án này, việc thu thập các dữ liệu thứ cấp được thực hiện chủ yếu từ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định có liên quan đến Bệnh viện tâm thần tỉnh BR - VT và các vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh BR - VT. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong Đề án này, việc thu thập các dữ liệu sơ cấp được thực hiện chủ yếu từ việc quan sát sự vận hành của tổ chức và hoạt động tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh BR – VT, đồng thời thu thập, tổng hợp các dữ liệu, số liệu có liên quan, qua đó giúp tác giả đưa ra những 5
  16. nhận định về ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh BR - VT. 6. Ý nghĩa của đề án Thực hiện đề án này bên cạnh việc khái quát được hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh BR-VT, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức và hoạt động của bệnh viện, từ đó đề án đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh BR-VT. 7. Kết cấu của đề án Đề án gồm các phần chính sau đây: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận của Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030”. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Giải pháp và lộ trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030. Kết luận và kiến nghị. 6
  17. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030” 1.1. Vị trí, vai trò của bệnh viện tâm thần - Vị trí: bệnh viện tâm thần là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố (bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố) hoặc trực thuộc Bộ Y tế khi đó là các bệnh viện tâm thần tuyến trung ương. Bệnh viện tâm thần là tổ chức được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại Kho bạc, Ngân hàng nhà nước theo quy định. Bệnh viện tâm thần cung cấp dịch vụ y tế công lập về tâm thần và phục vụ quản lý nhà nước về tâm thần tại địa phương. Đối tượng phục vụ của bệnh viện tâm thần (bệnh nhân) rất đặc thù, đa phần thuộc nhóm yếu thế, bị tổn thương về thần kinh, tâm thần, stress, sang chấn tâm lý, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi nhân viên y tế phải hóa thân vào bệnh nhân để hiểu và phục vụ họ, đồng thời luôn thận trọng để kịp thời khống chế tình hình, tránh những hành động bất ngờ gây khó khăn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. - Vai trò của bệnh viện tâm thần Bệnh viện tâm thần không chỉ là nơi điều trị cho những người bệnh tâm thần, mà còn hỗ trợ phục hồi nhu cầu sinh hoạt và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, nó góp phần không nhỏ mang lại hiệu quả cao trong điều trị cho người bệnh, giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập cộng đồng và làm những công việc giúp cho gia đình và tự chăm sóc bản thân. Bệnh viện phục vụ công tác quản lý nhà nước về tâm thần tại địa phương, tham mưu tổ chức mạng lưới và chương trình, kế hoạch, đề án phát triển chuyên khoa tâm thần của địa phương 7
  18. Bệnh viện có vai trò tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến dưới về tâm thần và hỗ trợ chuyên môn về tâm thần cho tuyến dưới. Bệnh viện tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học về tâm thần, có các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo trong nước và nước ngoài về tâm thần. Bệnh viện là cơ sở đào tạo thực hành về tâm thần. 1.2. Tổ chức bộ máy của bệnh viện tâm thần - Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý quy định tổ chức bộ máy của bệnh viện tâm thần. Hiện nay đa số các bệnh viện tâm thần vận dụng cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997, và trên cơ sở phân hạng bệnh viện, quy mô bệnh viện và nhu cầu thực tiễn để xây dựng tổ chức bộ máy đảm bảo phù hợp với thực tế. [17] + Như về khối phòng chức năng, nếu bệnh viện hạng III có 04 phòng (phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư – thiết bị y tế phòng Điều dưỡng; phòng Hành chính – Quản trị và Tổ chức cán bộ; phòng Tài chính – Kế toán); bệnh viện hạng II có 06 phòng (phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng Vật tư – thiết bị y tế phòng Điều dưỡng; phòng Hành chính – Quản trị; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Tài chính – Kế toán); bệnh viện hạng I có 07 phòng (phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng chỉ đạo tuyến; phòng Vật tư – thiết bị y tế phòng Điều dưỡng; phòng Hành chính – Quản trị; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Tài chính – Kế toán); + Như về các khoa, bệnh viện hạng III có 14 khoa, bệnh viện hạng II có 29 khoa, và bệnh viện hạng I có thể có tới 45 khoa. Tên gọi các khoa tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bệnh viện mà quyết định có tổ chức hay không. 8
  19. - Năm 2015, Bộ Y tế dự thảo Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tâm thần và tiến hành lấy ý kiến đến các cơ sở y tế trong toàn quốc [45]. Dự thảo định hướng cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh của bệnh viện tâm thần gồm: + Lãnh đạo bệnh viện (gồm Giám đốc và các Phó giám đốc) + Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và do Giám đốc bệnh viện phân công bằng văn bản. + Các phòng chức năng: phòng Kế hoạch tổng hợp phòng Điều dưỡng; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Hành chính - quản trị; phòng Tài chính kế toán; phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (bao gồm cả nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế); phòng Vật tư - Thiết bị y tế; phòng Công nghệ thông tin; phòng hoặc tổ Công tác xã hội; phòng hoặc tổ quản lý chất lượng bệnh viện. + Các khoa lâm sàng: khoa Cấp cứu-Hồi sức; khoa Khám bệnh; khoa Điều trị Nam; khoa Điều trị Nữ; khoa Cấp tính; khoa Phục hồi chức năng khoa Trị liệu tâm lý; khoa Điều trị Nhi hoặc Điều trị trẻ em; khoa Nghiện chất; khoa Người cao tuổi; + Các khoa cận lâm sàng: khoa Xét nghiệm; khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng khoa Dinh dưỡng; khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; khoa Dược; khoa Y học cổ truyền + Các khoa, phòng khác theo quy định và phê duyệt của cấp có thẩm quyền. 1.3. Hoạt động của bệnh viện tâm thần 1.3.1. Nhiệm vụ của Bệnh viện tâm thần Bệnh viện tâm thần hay còn gọi là bệnh viện sức khỏe tâm thần có các nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần được Bộ Y tế quy định tại Điều 2 9
  20. Thông tư số 17/2022/TT-BYT ngày 30/12/2022 (Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) gồm 07 nhiệm vụ sau đây [8]: - Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm: Cấp cứu, hồi sức; Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần; Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn; Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh; Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh; Tổ chức hoặc tham gia khám và chứng nhận tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định; Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng; Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động. - Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế: Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về tâm thần Là cơ sở đào tạo thực hành về chuyên ngành tâm thần cho các cơ sở đào tạo về sức khỏe theo quy định; Tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến học tập, nghiên cứu theo quy định. - Nghiên cứu khoa học: Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh tâm thần; Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định. - Chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được giao phụ trách, bao gồm: Chuyển 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2