Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 23
download
Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đổi mới quản lý đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi phù hợp với những yêu cầu đổi mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG CÔNG ĐIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG CÔNG ĐIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trương Quốc Chính THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân mình. Các số liệu và thông tin được sử dụng trong Luận văn này có xuất xứ rõ ràng và kết quả nghiên cứu là do quá trình lao động đầy trách nhiệm và trung thực của bản thân tôi./. Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017 Học viên Trương Công Điệp
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới tất cả Quý Thầy cô đã giảng dạy chương trình cao học Quản lý công khóa HC20.T4 Học viện Hành chính Quốc gia, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về lĩnh Quản lý công, làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Trương Quốc Chính - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Phòng LĐTB&XH huyện Ba Tơ đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn thạc sỹ chắc chắn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý Thầy/cô, đồng nghiệp, anh chị học viên. Học viên Trương Công Điệp
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG .............................................................................. 8 1.1. Lý luận chung về chính sách đối với người có công ................................ 8 1.1.1. Người có công và chính sách đối với người có công ............................. 8 1.1.2. Chính sách và chính sách xã hội với người có công............................ 17 1.2. Lý luận chung về thực hiện chính sách đối với người có công ............... 23 1.2.1. Nội dung thực hiện chính sách đối với người có công........................ 23 1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách đối với người có công ........................ 27 1.2.3 Các yếu tố tác động tới chính sách người có công ............................... 32 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ TỈNH QUÃNG NGÃI ........................................................................................................... 36 2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công ở huyện Ba Tơ ................................................................................................. 36 2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội........................................ 36 2.1.2. Thực trạng đời sống của người có công với cách mạng ở huyện Ba Tơ39 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách người có công cách mạng ở huyện Ba Tơ ................................................................................................................ 43 2.2.1. Xây dựng kế họach triển khai thực hiện chính người có công với cách mạng ............................................................................................................ 43 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng ....... 43 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công với cách mạng ..................................................................................................................... 45
- 2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách người có công với cách mạng ................ 47 2.2.5. Điều chỉnh thực hiện chính sách người có công với cách mạng .......... 47 2.2.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách người có công với cách mạng .................................................................................................... 48 2.2.7. Đáng giá, tổng kết thực hiện chính sách người có công với cách mạng ..................................................................................................................... 49 2.3. Thực tế thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quãng Ngãi .......................................................................................... 50 2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Ba Tơ ... 50 2.3.2. Công tác tuyên truyền vận động thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và phong trào xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ở huyện Ba Tơ ............................................................ 62 2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ .......................................................................................... 64 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân .................................................................... 64 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................... 68 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ THỰC HIỆN TỐT HƠN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUÃNG NGÃI .......................................... 78 3.1 Phương hướng ........................................................................................ 78 3.1.1 Phương hướng chung .......................................................................... 78 3.1.2. Phương hướng cụ thể của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ .............. 81 3.2. Giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách với người có công tại huyên Ba Tơ, tỉnh Quãng Ngãi ....................................................... 83 3.2.1. Giải pháp chung ................................................................................. 83 3.2.2. Giải pháp cụ thể mang tính đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ ................................................................................................................. 84
- Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 96 KẾT LUẬN ................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 07 BHXH Bảo hiểm xã hội 08 BHYT Bảo hiểm y tế 14 CĐHH Chất độc hóa học 10 CM Cách mạng 02 CS Chính sách 11 GĐLS Gia đình liệt sỹ 13 HĐKC Hoạt động kháng chiến 05 HĐND Hội đồng nhân dân 04 LĐ-TB&XH Lao Động Thương Binh Và Xã Hội 01 NCC Người có công 09 TCTT Tổ chức thực thi 03 TCTTCS Tổ chức thực thi chính sách 06 UBND Ủy ban nhân dân 12 XDBVTQ Xây dựng bảo vệ tổ quốc 13 CSXH Chính sách xã hội
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội huyện Ba Tơ................................................................................................ 51
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng người được xác nhận là đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện ...................................................... 54 Bảng 2.3. Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng hàng tháng toàn Huyện ..................................................................... 56 Bảng 2.4. Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng một lần năm 2016 toàn Huyện .......................................................... 57 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp đối tượng NCC tham gia BHYT ...................... 59 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp xây dựng và sửa chửa nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách. ....................................................................................... 61
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thắng lợi vĩ đại của Dân tộc ta là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó. Những người thân của họ đã không những phải chịu nỗi đau về tinh thần không gì bù đắp nổi, mà còn phải đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Họ rất dễ bị tổn thương, mặc cảm. Vì vậy, cần phải có những chủ trương, chính sách thỏa đáng và sự chung tay, góp sức của toàn xã hội thì mới có thể phần nào bù đắp và xoa dịu những nỗi đau mà bản thân, gia đình và người thân họ phải gánh chịu. Để ghi nhớ và đền đáp lại công ơn những người đã có công với nước; nối tiếp và phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ngay sau khi giành được chính quyền, từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 về Ưu đãi người có công, đồng thời trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng. Hơn 70 năm qua Nhà nước ta đã ban hành trên 2.000 văn bản pháp luật, từng bước đáp ứng chế độ ưu đãi người có công trong tiến trình lịch sử của đất nước; phân bổ nguồn ngân sách hằng năm dành cho đối tượng này rất lớn (riêng năm 2016 khoảng trên 30.800 tỉ đồng) để thực hiện các chế độ 1
- trợ cấp ưu đãi như: trợ cấp thường xuyên hàng tháng; sửa chữa, xây dựng mới nhà ở; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ phương tiện sinh kế... nhờ đó đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách. Việc ban hành chính sách đối với người có công là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa rất lớn về chính trị, xã hội; thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những những công lao và mất mát to lớn đối với những người đã có công lao đóng góp đối với đất nước. Phòng Lao Động – TB&XH Huyện Ba Tơ nói riêng và nghành LĐXH nói chung là một ngành đơn vị có tầm quan trọng rất lớn trong việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước, trực tiếp giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội. Trong năm những năm qua, công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại phòng Lao động - Thương binh Và Xã hội huyện Ba Tơ đạt được nhiều thành tích nổi bât; Ngoài những chính sách ưu đãi của trung ương, của tỉnh, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công bằng những việc làm cụ thể như: Vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ; thắp nến tri ân, thắp hương mộ nghĩa trang liệt sỹ hàng tháng; thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các BMVNAH; tổ chức hành quân về nguồn; mời những nhân chứng sống tổ chức kể chuyện về những tấm gương anh hùng liệt sỹ, những trận đánh lớn của quân và dân trên địa bàn huyện nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể nêu trên, đã tác động một cách tích cực, trực tiếp đến các đối tượng, đã giúp cho các đối tượng chính sách ổn định cuộc sống, tiếp tục củng cố niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước. 2
- Tuy nhiên, việc thực thi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện còn nhiều phức tạp và khó khăn như: công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi trong nhân dân, nhận thức của một số người dân về chính sách chưa đầy đủ, nên còn nhiều thắc mắc về chính sách; một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; thủ tục xét công nhận còn rườm rà, gây khó khăn cho các đối tượng; chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng được hưởng còn chưa đúng; thậm chí sót đối tượng; còn có những người khai man, giả mạo giấy tờ để được xác nhận là Người có công hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái qui định gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của Người có công, vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, lợi dụng chính sách ưu đãi Người có công để vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, là một học viên học chuyên ngành quản lý công với những kiến thức đã học được ở Học viện gắn với thực tế công tác tại Huyện Ba Tơ, em lựa chọn chuyên đề “Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng trong những năm qua đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như sau: 3
- - Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”. - Đỗ Thị Hồng Hà (2011), Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công: “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay”. - Đào Xuân Sâm (2015), Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn thạc sĩ luật học: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về ưu đãi xã hội. Trong nội dung của đề tài, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những hạn chế của pháp luật ưu đãi xã hội; từ đó nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng để hoàn thiện hơn pháp luật về ưu đãi xã hội. - Hà Huy Sơn (2014), Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế: “ Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện ưu đãi vật chất cho người có công ở huyện Thạch Hà để tìm giải pháp phù hợp tiếp tục trong việc nâng cao mức sống cho người có công. - Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học, (số 8), tr. 10-17. - Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 7), tr. 28-31. - Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam”. Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến 4
- nhiều góc độ của văn bản pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn đều tập trung ở phương diện rộng, nghiên cứu cả hệ thống chính sách an sinh xã hội hoặc nghiên cứu ở phương diện quy mô toàn quốc, chưa đánh giá đúng thực trạng, chưa nêu cụ thể đâu là nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của quy định chính sách người có công với cách mạng đang thực hiện ở các địa phương có tính chất đặc thù. Chưa đưa ra được những chính sách ưu đãi vật chất tốt hơn cho người có công vì vậy việc đề ra giải pháp chưa mang tính cơ bản khái quát, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hiện nay trên địa bàn các huyện . Đối với huyện Ba Tơ, qua tìm hiểu đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài này thực hiện nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đổi mới quản lý đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi phù hợp với những yêu cầu đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống lại một số nội dung lý luận cơ bản có liên quan đến thực hiện chính sách đối với người có công. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; Chỉ ra một số hạn chế, bất cập (và nguyên nhân) của việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại huyện Ba Tơ. 5
- Đề xuất một số các giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách người có công với cách mạng . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc quản lý tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công; việc tổ chức thực thi chính sách này cho các nhóm đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Hoạt động thực hiện CS đối với NCC - Về không gian: Trên địa bàn huyện Ba Tơ - Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác – Lê Nin; cơ sở lý luận là các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng CSVN, Nhà nước và địa phương về chính sách và thực hiện chính sách NCC. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa: tham khảo các tài liệu, số liệu, các bài viết đã được công bố. - Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp. - Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận: Góp phần hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách NCC và thực hiện chính sách đối với NCC. 6
- 6.2. Về thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người có công cách mạng, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng.; giúp cho các cơ quan thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện có thể tham khảo, vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo; luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đổi với người có công Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi. 7
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG 1.1. Lý luận chung về chính sách đối với người có công 1.1.1. Người có công và chính sách đối với người có công 1.1.1.1. Người có công Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi người có công được thực hiện từ lâu, nhưng cho tới nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm người có công. Tuy nhiên, căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có công mà Nhà nước ta đã quy định, có thể hiểu khái niệm người có công theo 2 nghĩa sau: Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc. Họ là người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật” [26, tr.47]. Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của người có công, đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo nghĩa hẹp: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ,… có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật [26, tr. 47]. Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cánh mạng của UBTVQH số 04/UBTVQH/2012, về việc điều chỉnh bổ sung một số điều của Pháp lệnh 8
- 26/2005 ưu đãi đối với người có công với cách mạng. (tại điều 2 quy định) Người có công được phân thành: - Người hoạt động Cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức Cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Người hoạt động Cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Người hoạt động Cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng Cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động Cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. - Liệt sĩ. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng Tổ quốc ghi công thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiến đầu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; + Hoạt động Cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Đấu tranh chống tội phạm; + Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; 9
- + Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiện vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Thương binh hoặc người hưởng chính sách như Thương binh chết vì vết thương tái phát; - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; + Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ; + Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ; + Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ; - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lao động sản xuất phục vụ kháng chiến. - Thương binh, người hưởng chính sách như Thương binh: + Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “ Giấy chứng nhận thương binh ” và “ Huy hiệu thương binh ” thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
147 p | 80 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
113 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về giáo dục từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
98 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định
140 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn