intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

133
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là một hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là một hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế đều có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro luôn là căn bệnh hiếm có của nền kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất hiện những tiềm tàng rủi ro đối với nó. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong nền kinh tế thị trường cần có một cách nhìn mới hơn. Do đó, em chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn”, làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn.
  3. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Sầm Sơn. Với số liệu từ năm 2009 đến 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo gồm 2 phần: Phần 1: Tổng quan về ngân hàng công thương Sầm Sơn Phần 2: Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn
  4. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NHCT Sầm Sơn 1.1.1 Qúa trình hình thành Ngân hàng công thương Sầm Sơn được thành lập từ năm 1988 là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hóa, Theo quyết định số 168/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 16/6/2006 của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng 7 năm 2006 chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2009 được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn. Sau hơn 20 năm hoạt động và xây dựng. Ngân hàng Công Thương Sầm Sơn đã có những bước đi vững chắc, khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng nói chung. Trong nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngân hàng và đầu tư tín dụng. 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của NHCT Sầm Sơn Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh NHCT Sầm Sơn đến thời điểm hiện nay có thể nói đã trải qua 3 giai đoạn phát triển gắn với 3 thế hệ lãnh đạo của chi nhánh NHCT Sầm Sơn Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập tháng 9-1988 đến năm 1991: Đây là giai đoạn chập chững bước vào kinh doanh và tìm kiếm một mô hình tổ chức phù hợp. Khi mới thành lập hệ thống NHCT Việt Nam chỉ có 32 chi nhánh tỉnh và thành phố trực thuộc NHCT Việt Nam, với 63 chi nhánh cấp 2 trực thuộc các chi nhánh tỉnh và thành phố. Giai đoạn này NHCT Việt Nam chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh NHCT Sầm Sơn lúc đó là chi nhánh cấp 2 trực thuộc là chi nhánh NHCT Thanh Hóa, tại chi nhánh có 6 phòng, ban chưa có phòng giao dịch. Nguồn vốn huy động khi mới thành lập là 12.000 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 9.100 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ, các sản phẩm dịch vụ còn rất đơn giản, tin học chưa áp dụng, tổng số cán bộ công nhân viên 65 người. Đến cuối năm 1990 Hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo Quyết định số 420/CT ngày 14-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Chuyển từ hệ thống Ngân hàng chuyển doanh sang hệ thống các Ngân hàng thương mại hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ 10/1990. NHCT Việt Nam là một
  5. pháp nhân hoạch toán kinh tế độc lập, các NHCT tỉnh,thành phố là chi nhánh cấp 1 hoạch toán phụ thuộc dưới chi nhánh cấp 1 là chi nhánh cấp 2. Tính chất thi trường bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM. Kết thúc năm 1991 cũng là kết thúc giai đoạn đi tìm kiếm một mô hình tổ chức,một phương pháp quản lý và hoạch toán phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM bung ra. Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 1997: Đây là giai đoạn phải đối mặt với kinh tế thị trường với độ ngày càng phức tạp khốc liệt rõ nét hơn trong khi chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đội ngũ cán bộ chủ yếu được chuyển từ thời bao cấp sang chưa được đào tạo lại, chưa có kinh nghiệm làm việc và quản lý trong cơ chế thị trường đầy khốc liệt, trong khi nhiệm vụ đòi hỏi, thị trường đòi hỏi phải nhanh chóng mở rộng mạng lưới để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Một số các phòng giao dịch được mở ra trong giai đoạn này như: phòng giao dịch số 1 ở Lễ Môn, phòng giao dịch số 2 ở Quảng Xương, trong khi cơ chế quản lý đối với các phòng giao dịch chưa có, tất cả chỉ bằng kinh nghiệm với trách nhiệm của BGĐ chi nhánh. Hơn nữa các tệ nạn xã hội lúc đó như hụi họ, số đề phát triển và lan tràn nhanh chóng, việc đầu tư tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa quan tâm nhiều đến dự án và phương án của khách hàng vay vốn, lại gặp thời điểm thị trường nhà đất giảm mạnh. Đây là giai đoạn mạng lưới tổ chức được phát triển nhanh chóng nhất và có thêm dịch vụ mới như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ thanh toán XNK, cho vay vốn và huy động tiết kiệm ngoại tệ, tin học bắt đầu được đưa vào phục vụ công tác quản lý và kinh doanh Ngân hàng. Giai đoạn 3: Từ năm 1998 đến nay: Về mô hình tổ chức: theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại NHCT Việt Nam theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Quy định tại quyết định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo mô hình này NHCT Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng Giám Đốc. Về hoạt động: Sau thời gian phát triển bung ra theo nền kinh tế thị trường đến năm 1996, năm 1997 hoạt động của Hệ thống Ngân hàng bộc lộ những khó khăn yếu kém. Dư nợ quá hạn tăng nhanh tại chi nhánh Sầm Sơn nợ quá hạn đến 11%. Đứng trước tình hình trên Thống đốc NHNN đã phải ban hành công văn 756/CV-NH3 ngày 16/12/1996 về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Mà trọng tâm là chấn chỉnh hoạt động tín dụng. Đối với chi nhánh NHCT Sầm Sơn trong những năm 1997, 1998 tập trung mạnh mẽ vào công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Hàng trăm món nợ quá hạn được tiến hành phân tích mổ xẻ tìm rõ nguyên nhân, hàng chục CBTD được chuyển sang chuyên đi thu nợ. Với các biện pháp đồng bộ của nhà nước, của ngành và các biện pháp tích cực của chi nhánh các khó khăn tồn tại cũ dần dần được giải
  6. quyết và từ năm 2000 bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển ổn định, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, chất luợng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2%. Đặc biệt năm 2008, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng mạnh, NHNN Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Song hoạt động của chi nhánh NHCT Sầm Sơn vẫn phát triển ổn định: Tăng trưởng nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm là 6%, tăng trưởng tín dụng là 17%, lợi nhuận đạt trên 12 tỷ đồng. Con số hết sức ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập NHCT. Năm 2011, hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam-chi nhánh Sầm Sơn cũng rất khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế, tuy nhiên với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh Sầm Sơn đã đạt kết quả đáng khích lệ. Để đạt được kết quả đó là do chi nhánh đã tổ chức phát động được nhiều đợt thi đua gắn với nhiều chủ đề theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ. Các phong trào thi đua luôn là động lực thúc đẩy các đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao góp phần đáng kể vào thành tích chung của chi nhánh trong năm 2011. 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức 1.2.1. Đặc điểm hoạt động Hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chuyển đổi cơ cấu công-nông-ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn như WTO…tập thể cán bộ và nhân viên NHCT Sầm Sơn đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, quy mô và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. NHCT Sầm Sơn đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và dịch vụ mới như: Kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua hàng, cho thuê tài chính, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối….hệ thống thẻ như Visa card, Master card, G-card, S-card, C-card…đã chiếm thị phần nhất định trong giao dịch của người tiêu dùng sản phẩm. Các hoạt động của NHCT Sầm Sơn bao gồm:  Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dư thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi ngay, trả lãi định kỳ… Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…  Hoạt động cho vay, đầu tư:
  7. Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Cho vay ủy thác theo trương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung: JBIC và nhiều chương trình tín dụng quốc tế khác Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chiết khấu mua lại giấy tờ có giá.  Tài trợ thương mại và thanh toán: Bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và các loại bảo lãnh khác. Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế Chuyển tiền nhanh Western Union Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả kiều hối…  Kinh doanh ngoại tệ: Mua, bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn… (spot, Forward, Swap…)  Dịch vụ ngân quỹ: Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ… Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sang chế, thu chi tiền mặt tại đơn vị, tại nhà theo yêu cầu của khách hàng.  Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,MASTER CARD…) Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt(cash card), Chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM. Thẻ ATM của Ngân hàng Công thương đã kết nối với các Ngân hàng trong hệ thống banknet như ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Sacombank, ACB…  Hoạt động khác: Tư vấn và đầu tư tài chính, Khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, Tư vấn tài chính, Đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán,quản lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, Bằng phát minh sáng chế...
  8. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của NHCT Sầm Sơn được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của NHCT Sầm Sơn. Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sầm Sơn gồm có: Giám Đốc, P. Giám Đốc 1, P. Giám Đốc 2, P. Giám Đốc 3, 8 phòng ban tại hội sở chính, 8 phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của ngân hàng công thương Sầm Sơn có 72 cán bộ trong tổng số 12.000 cán bộ trong toàn hệ thống ngân hàng Công Thương. Trong đó có hơn 70% cán bộ trình độ Đại học, Cao đẳng, còn lại đã được đào tạo qua hệ trung cấp chuyên nghiệp của ngành ngân hàng. Tháng 4 năm 2006 chi nhánh NHCT Sầm Sơn triển khai dự án hiện đại hóa cơ cấu tổ chức phòng, ban gồm: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Sầm Sơn Giám Đốc P. Giám Đốc 2 P. Giám Đốc 1 P. Giám Đốc 3 Tổ Nhà Phòng Phòng Phòng Tổ Phòng Phòng quản khách tổ khách khách điện ngân kế lý rủi Thanh chức hàng hàng quỹ toán ro và Bình hành DN cá toán nợ có chính nhân vấn đề PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD Tĩnh Môi Trường Trung Khu Số 1 Số 2 Triệu Gia Sơn Sơn KT KCN TT Q. Sơn Nghi Lễ Xương Sơn Môn
  9. Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: - Phòng tổ chức hành chính: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm quản lý lao động, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý thông tin. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, công ti nhằm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng(cho vay, huy động vốn và các dịch vụ khác….) - Phòng khách hàng cá nhân: Giao dịch với khách hàng là tư nhân, cá thể với mục đích kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với khách hàng cá nhân. - Phòng ngân quỹ: + Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền vay thu đổi ngại tệ. + Ngiên cứu, đề xuất, soạn thảo và thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và cách hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống ngân hàng. - Phòng giao dịch + Trực tiếp giao dịch với khách hàng ở các nghiệp vụ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM… + Quản lý các giao dịch và tổng kết các giao dịch hằng ngày, cung cấp thông tin và phối hợp với các nghiệp vụ để tổng kết giao dịch vào cuối ngày. - Phòng tài chính kế toán + Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo chi tiết, theo dõi quản lý tài sản, nguồn vốn, quỹ và các tài sản khác của ngân hàng theo đúng quy định cả pháp luật, + Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời hợp lý. - Tổ điện toán + Trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập. + Thực hiện lưu trữ và bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định. - Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề + Quản lý rủi ro tài chính theo lợi nhuận và chi phí, phòng ngừa rủi ngăn chặn và xử lý rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng. + Phân tích cấu trúc và rủi ro tài chính để đưa ra biện pháp tích cực nhằm khắc phục hậu quả rủi ro. 1.3. Tình hình hoạt động của NHCT Sầm Sơn trong thời gian qua
  10. Hơn 20 năm, cùng với sự biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế chính trị - xã hội trên toàn đất nước, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của nghành ngân hàng, NHCT Sầm Sơn đã có những bước đang lên, vượt qua những khó khăn của thời kì ban đầu như: Sự nhỏ bé về vốn hoạt động, mạng lưới mỏng, nhân viên ít kinh nghiệm và hơn nữa văn hóa kinh doanh ngân hàng mới chỉ thực sự được hình thành từ một kinh tế ra khỏi chế độ bao cấp. Đến nay nhờ sự phấn đấu của tập thể và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, sự vững chắc của các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, Vietinbank Sầm Sơn đã và đang tạo được vị thế, uy tín và hình ảnh của mình. 1.3.1. Tình hình huy động vốn Ngân hàng chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao, vững chắc khi tổ chức tốt công tác huy động vốn nó quyết định đến thị phần của ngân hàng. Trong những năm qua NHCT Sầm Sơn đã mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư thị xã Sầm Sơn và các khu vực lân cận tuyên truyền vận động mở tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ bằng các hình thức khuyến mãi, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền linh hoạt, hiệu quả ví dụ như phát hành kỳ phiếu có mục đích... Vì vậy nguồn vốn của NHCT Sầm Sơn ngày càng tăng. Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng vốn huy động 485 589 104 21,4 1020 431 73,2 1.Phân theo đối tượng - TG TCKT 210 231 21 10 516 285 123.4 - TG dân cư 253 338 85 33,6 494 156 46,2 - Phát hành công cụ nợ 22 20 -2 -9,1 10 -10 -50 2. Phân theo loại tiền - VND 345 467 122 35,4 877 410 87,8 - Ngoại tệ 140 122 -18 12,9 143 21 17,2 3. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 289 331 42 14,5 465 134 40,5 - Dưới 12 tháng 131 177 46 35,1 504 327 184,7 - Từ 12t-dưới 24t 47 58 11 23,4 33 -25 43.1
  11. - Từ 24 t trở lên 18 23 5 27,8 18 -5 -21,7 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 1.1: Vốn huy động của NHCT Sầm Sơn 1200 1000 800 Tình hình huy động vốn 600 qua các năm 1020 400 589 485 200 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn Nhìn vào bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm tương đối tốt, tổng nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 485 tỷ đồng, năm 2010 là 589 tỷ đồng tăng 104 tỷ đồng tương đương 21,4%, năm 2011 là 1020 tỷ đồng tăng 431 tỷ đồng tương đương 73,2%. Nếu phân tích hình huy động vốn phân theo kỳ hạn ta thấy huy động vốn theo không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 huy động đươc 289 tỷ đồng, năm 2010 là 331 tỷ đồng tăng 42 tỷ đồng tương đương 14,5%, năm 2011 là 465 tỷ đồng tăng 134 tỷ đồng tương đương 40,5%, xếp thứ 2 là phân theo kỳ hạn dưới 12 tháng, thứ 3 là từ 12t – dưới 24t và cuối cùng là từ 24t trở lên Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng cao,Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây do sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc NHCT Sầm Sơn phải liên tục tăng lãi suất. Năm 2011 là năm có nhiều biến động lớn, Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến việc huy động nguồn vốn, đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn,thực hiện liên tục các đợt khuyến mại, tặng quà, phát hành kỳ phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi.
  12. Thị trường Tài chính tiền tệ trong những tháng đầu năm 2011 luôn trong tình trạng căng thẳng: Tình trạng cung cầu mất cân đối thường xuyên xảy ra, giá vàng thay đổi thất thường và theo chiều hướng tăng,thị trường vốn vốn ngoại tệ thay đổi trái chiều: Từ chỗ dư thừa ngoại tệ, người có sổ tiết kiệm ngoại tệ không bán được cũng không vay được đến chỗ thiếu ngoại tệ nghiêm trọng. Các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động, mặc dù đã đẩy lãi suất lên khá cao, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào ngày càng bị thu hẹp, thậm chí sau khi cộng chi phí vào chênh lệch trở về số âm, khiến cho hoạt động của các NHTM ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh việc chú trọng huy động vốn, NHCT Sầm Sơn còn quan tâm đến công tác kiểm tra huy động vốn. Hàng năm chi nhánh kiểm tra toàn bộ ở 4 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm, kiểm tra chế độ thẻ trắng, kiểm tra định mức tồn quỹ, kiểm tra việc chi trả lãi gốc... Qua kiểm tra cho thấy các quỹ tiết kiệm thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngành, quy định của cơ quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của ngân hàng và khách hàng. 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn 1.3.2.1. Hoạt động tín dụng và đầu tư Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng từ 90-95% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Vì vậy việc mở rộng quy mô tín dụng được chi nhánh quan tâm gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Trong những năm qua với quyết tâm cao chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương Sầm Sơn đã đạt được những kết quả tốt về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng của các khoản cho vay. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn có định hướng của nhà nước như: xi măng, mía đường, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải ưu tiên cho các dự án lớn có tính khả thi cao. Cùng với hoạt động cho vay đơn thuần, NHCT Sầm Sơn còn thực hiện một số tường trình cho vay ưu đãi đối với hộ đói nghèo, cho vay sinh viên, và một số chương trình cho vay tạo việc làm… các tường trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi thông qua các chương trình này Ngân hàng đã tự nâng cao được uy tín của mình trong mọi tầng lớp nhân dân.
  13. Bảng 1.2. Tín dụng phân theo thành phần kinh tế đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010- 2009 Năm 2011- 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- +/- 2011 +/- +/- (%) (%) Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 Công ty cổ phần 443 646 203 45,8 929 283 43,8 Công ty TNHH 17 33 16 94,1 65 32 97 Tư nhân cá thể 55 146 91 165,5 273 127 87 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Năm 2011 NHCT VN đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chỉ đạo công tác tín dụng, Chi nhánh NHCT Sầm Sơn đã triển khai kịp thời và thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đặt yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng lên hàng đầu, mọi khoản cho vay đều được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy tổng dư nợ từ 2009 - 2011 liên tục tăng, năm 2009 tổng dư nợ là 516 tỷ đồng, năm 2010 tổng dư nợ là 826 tỷ đồng, tăng 310 tỷ đồng (tăng 60,1%) so với năm 2009, năm 2011 là 1267 tỷ đồng, tăng 441 tỷ đồng (tăng 53,4%) so với năm 2010. Trong đó dư nợ của công ty cổ phần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Sầm Sơn, tiếp đến là tư nhân cá thể và công ty TNHH. Đây là kết quả đạt được nhằm khích lệ đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã góp phần cho sự phát triển của NHCT Sầm Sơn, của nền kinh tế tỉnh nhà. 1.3.2.2. Hoạt động bảo lãnh của NHCT Sầm Sơn Trong năm 2009 NHCT Sầm Sơn đã thực hiện được 254 món bảo lãnh, số tiền là 67,2 tỷ đồng tăng so với năm trước 72 món, số tiền 22,3 tỷ đồng. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2009 đã có sự tăng trưởng so với năm 2008. Các phòng giao dịch đã quan tâm đến hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên quy mô của hoạt động này vẫn hết sức nhỏ bé so với hoạt động tín dụng. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2010, toàn chi nhánh thực hiện được 281 món bảo lãnh, số tiền là 73 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2009, số phí thu được từ hoạt
  14. động bảo lãnh là 1,720 tỷ dồng, đã góp phần vào hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dịch vụ, tăng trưởng cao so với năm 2008. Trong năm 2011, toàn Chi nhánh thực hiện được 336 món bảo lãnh, số tiền là 81 đồng, tăng 11% so với năm 2010. Số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 2,175 tỷ đồng,đã góp phần vào việc hoàn thành 92% chỉ tiêu dịch vụ Hoạt động bảo lãnh trong năm 2011 đã có sự tăng trưởng so với năm 2010. Đây là lĩnh vực hoạt động có tiềm năng phát triển, cần được quan tâm hơn nữa trong năm 2012, nhằm góp phần tăng thu dịch vụ cho chi nhánh. 1.3.3. Các hoạt động khác NHCT Sầm Sơn 1.3.3.1. Công tác thanh toán, chi trả kiều hối,thu dịch vụ, thẻ Công tác kế toán nhìn chung đã bảo đảm an toàn, chính xác, không xẩy ra thất thoát, giảm chi phí, bảo đảm hạch toán đúng chế độ quy định. Công tác hậu kiểm đã được duy trì nền nếp. Thông qua công tác hậu kiểm đã kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình giao dịch đồng thời bỏ sung chỉnh sửa đúng chế độ. Công tác tài chính được đảm bảo đúng quy chế, chế độ quy định. Bảng 1.3. Bảng công tác thanh toán, chi trả kiều hối, thu dịch vụ, thẻ Chênh lệch Chênh lệch Đơn Năm Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010 Chỉ tiêu vị 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) - Tổng thu dịch Tỷ vụ 6,9 8,8 1,9 27,5 13,6 4,8 54,5 đồng - Nghiệp vụ chi USD 9.125 9.332 207 2,27 9.465 133 1,4 trả kiều hối - Phát hành thẻ Cái 9.210 13.100 3890 42,2 16.400 3.300 25,2 Nguồn: Phòng Kế Toán – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. * Tổng thu dịch vụ: - Năm 2009 là 6,9 tỷ đồng - Năm 2010 là 8,8 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 1,9 tỷ đồng, tăng 27,5% - Năm 2011 là 13,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 4,8 tỷ đồng, tăng 54,5% * Nghiệp vụ chi trả kiều hối: - Năm 2009 thực hiện chi trả số tiền 9.125 ngàn USD - Năm 2010 số tiền 9.132 ngàn USD, so với năm 2009 tăng 7 ngàn USD, tăng 0,1% - Năm 2011 thực hiện chi trả số tiền 9.765 ngàn USD, so với năm 2010 tăng 633 ngàn USD, tăng 6,9% * Phát hành thẻ:
  15. - Năm 2009 phát hành thẻ cả năm đạt 9.210 thẻ, đưa tổng số thẻ ATM NHCT Sầm Sơn đã phát hành lên 23.356 thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ 5/5 đạt 100% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. - Năm 2010 cả năm đã phát hành 13.100 thẻ, tăng 42,2% so với năm 2009, đưa tổng số thẻ ATM chi nhánh phát hành lên 36.456 thẻ; trong đó thẻ tín dụng quốc tế đạt 31/60, đạt 65% so kế hoạch. Cơ sở chấp nhận thẻ: 2/5 đạt 40% so với kế hoạch. - Năm 1011 phát hành được 16.400 thẻ, tăng 25,2% so với năm 2010 đưa tổng số thẻ ATM NHCT Sầm Sơn đã phát hành lên 52.856 thẻ; thẻ tín dụng quốc tế: 211 thẻ đạt 75,8% so kế hoạch. Cơ sở chấp nhận thẻ là 3/5 đạt 60% so kế hoạch.Trong năm 2011 kết quả thực hiện chi trả lương qua tài khoản tăng. 1.3.3.2. Công tác thẩm định rủi ro và kiểm soát Để nâng cao chất lượng công tác tín dụng chi nhánh NHCT Sầm Sơn rất coi trọng và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra kiểm soát với phương châm thực hiện quy chế dân chủ. Ngân hàng luôn tăng cường kiểm tra rà soát hồ sơ cho vay, đảm bảo tính pháp lý và an toàn tín dụng, cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra hoạt động sử dụng tiền vay của khách hàng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh. Trong tháng 12/2011 thẩm định rủi ro tín dụng 42 món trong đó thẩm định giới hạn tín dụng và khoản vay là 26 món và 16 món thẩm định tài sản đảm bảo, lũy kế 12 tháng đã thẩm định được 165 món.Thực hiện kiểm soát hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay trong tháng: 131 hợp đồng, lũy kế 12 tháng đã kiểm soát 1310 hợp đồng, trong đó có 625 hợp đồng tín dụng và 685 hợp đồng bảo đảm tiền vay. 1.3.3.3. Hoạt động đại lý chứng khoán, đại lý bảo hiểm Chứng khoán: Trong năm 2011, đại lý chứng khoán đã thực hiện được 4.112 giao dịch của khách hàng, với doanh số hoạt động 93 tỷ đồng, số phí thu được 325 triệu đồng(trong đó chi nhánh được hưởng 162 triệu đồng), Phí xác nhận kết quả khớp lệnh 5,1 tỷ đồng và hoa hồng vay hỗ trợ mua chứng khoán là 136 tỷ đồng. Bảo hiểm: trong năm 2011 chi nhánh bán bảo hiểm thu phí 1.1 tỷ đồng, mang lại hoa hồng cho chi nhánh 97 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự là 16 triệu, bảo hiểm trách nhiệm vật chất là 73 triệu, bảo hiểm con người kết hợp tín dụng là 8 triệu. 1.3.4. Kết quả kinh doanh của NHCT Sầm Sơn Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010- 2009 Năm 2011- 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng doanh thu 426 536 110 25,8 925 389 72,6 Tổng chi phí 312 410 98 31,4 693 283 69,0
  16. Lợi nhuận sau thuế 114 126 12 10,5 232 106 84,1 Trong đó:Trích lập 13 6,3 -6,7 -51,5 5,8 -0,5 -7,9 quỹ DPRR Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn 2000 1800 232 1600 1400 693 1200 Lợi nhuận sau thuế 1000 126 Tổng chi phí 800 114 Tổng doanh thu 410 600 312 400 925 426 536 200 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Nhìn vào bảng 1.4 và biểu đồ 1.2 trên ta thấy, năm 2009 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp khó khăn do sự cạnh tranh và sức ép cửa thị trường. Tuy nhiên năm 2010 doanh thu của Ngân hàng tăng cao từ 426 tỷ đồng năm 2009 lên 536 tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng tương đương tăng 25,8%, năm 2011 là 925 tỷ đồng tăng 389 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 72,6%. Lợi nhuận năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, năm 2010 là 126 tỷ đồng tăn 12 tỷ đồng tương đương 10,5% so với năm 2009, năm 2011 là 232 tỷ đồng tăng 106 tỷ đồng tương đương 84,1% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ NHCT Sầm Sơn đã chủ động phân tích nghiên cứu thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động và lãi suất hợp lý đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán do vậy kết quả kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng.
  17. PHẦN 2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 2.1. Thực trạng về hoạt động cho vay tại NHCT Sầm Sơn 2.1.1. Cơ cấu dư nợ cho vay Việc mở rộng quy mô tín dụng được Chi nhánh quan tâm gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Với lợi thế về mặt địa lý, Chi nhánh thu hút được rất nhiều khách hàng lớn như: Công ty mía đường Lam Sơn, Công ty xây dựng Sông mã… Do đó trong thời gian qua Chi nhánh NHCT Sầm Sơn đã chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010- 2009 Năm 2011- 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 1.Theo loại tiền tệ - Nội tệ 493 772 279 56,6 1231 459 59,5 - Ngoại tệ 23 54 31 134,8 36 -18 -33,3 2.Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 150 377 227 151,3 631 254 67,4 - Có kỳ hạn 366 449 83 22,7 636 187 41,6
  18. Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ của NHCT Sầm Sơn 3000 1267 2500 2000 826 Tổng dư nợ 1500 Nội tệ 1,231 516 Ngoại tệ 1000 772 500 493 23 54 36 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của NHCT Sầm Sơn 3000 1267 2500 2000 826 Tổng dư nợ 1500 Không kỳ hạn 631 Có kỳ hạn 516 1000 377 500 150 449 636 366 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  19. Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, 2.2 trên ta thấy tổng dư nợ liên tục tăng trong 3 năm 2009-2011. Năm 2009 tổng dư nợ là 516 tỷ đồng đến năm 2010 là 826 tỷ đồng tăng 310 tỷ đồng tương đương 60,1%, năm 2011 là 1267 tỷ đồng tăng 441 tỷ đồng tương đương 53,4% so với năm 2010. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế cũng có những biến động mạnh mẽ. Cho vay VND năm 2010 tăng 279 tỷ đồng tương đương 56,6% so với năm 2009, năm 2011 tăng 459 tỷ đồng tương đương 59,5% so với năm 2010 trong khi đó cho vay ngoại tệ lại giảm từ năm 2010 so với năm 2011 là 18 tỷ đồng tương đương 33,3%. Nếu phân theo kỳ hạn thì cho vay không kỳ hạn năm 2009 là 150 tỷ đồng, năm 2010 là 377 tỷ đồng tăng 227 tỷ đồng tương đương 151,3%, năm 2011 là 631 tỷ đồng tăng 254 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 67,4%. Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng như trên NHCT Sầm Sơn đã áp dụng sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành, của chính phủ, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thái độ giao dịch tốt với tinh thần trách nhiệm cao cùng với chuyên môn vững chắc do đó đã nâng cao được hoạt động tín dụng cho chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó Ngân hàng có quan hệ tốt với khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt quan tâm tới khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng còn đẩy mạnh chiến lược để thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch.Ngoài nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm trong kinh doanh chi nhánh còn đi sâu vào đầu tư vào một số dự án: Dự án nâng cấp dây truyền sản xuất gạch của công ty cổ phần gạch ngói Tuynen, Nhà máy đường Nông Cống, dự án chế biến sữa của công ty cổ phần đường Lam Sơn… Nhìn chung vốn tín dụng của NHCT Sầm Sơn đã thực sự phát huy hiệu quả. Nhờ vay vốn Ngân hàng mà các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ hiện đại, thay thế dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc lạc hậu không phù hợp với quy mô sản xuất, từ đó làm tăng năng lực sản xuất tạo thế ổn định và phát triển trong kinh doanh cho các doanh nghiệp và để lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.2. Rủi ro cho vay tại NHCT Sầm Sơn 2.1.2.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây của NHCT Sầm Sơn Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà có một phần nợ hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn phải trả. Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngõn hàng. Tuy nhiên cũng như các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngõn hàng. Với nguồn vốn huy động đã có sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất là
  20. công việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn vốn huy động lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngõn hàng sẽ bị ứ đọng vốn, Ngõn hàng không tìm được khách hàng tin cậy để cho vay. Nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Dư nợ tín dụng quá nhiều có thể dẫn đến cho Ngân hàng có những khoản nợ không thu hồi được khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc này làm chậm vòng luân chuyển vốn của Ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng không thể tránh được việc có nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết của mọi Ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn. Với những khoản nợ này, Ngân hàng tính lãi suất cao hơn lãi suất cho vay bình quân nhằm bù lại phần thiệt thòi cho Ngân hàng khi không thu hồi được vốn và để phạt doanh nghiệp Hiện nay NHCT Sầm Sơn đang hoạt động cho vay ở chiều hướng tốt, tình hình nợ quá hạn- nợ xấu trong những năm gần đây thấp và sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng. Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn với tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) - Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 Nợ quá hạn 1,4 0,8 -0,6 -42,9 0,3 -0,5 -62,5 Tỉ lệ nợ quá hạn 0,3% 0,1% 0,02% Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn của NHCT Sầm Sơn 1400 1267 1200 1000 826 800 Tổng dư nợ 600 Nợ quá hạn 516 400 200 1.4 0.8 0.3 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2