Luận văn: Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
lượt xem 84
download
Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiên cứu chi tiết trong kinh tế phát triển. Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho một quốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốc gia đó. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
- Luận văn Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 1
- Lời nói đầu Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiên cứu chi tiết trong kinh tế phát triển. Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho một quốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốc gia đó. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, và là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển,và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vai trò của lao động là hết sức to lớn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhận biệt được sự quan trọng của lực lượng lao động đối với nước ta, cùng với kiến thức có được của chuyên ngành kinh tế phát triển em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Lao động là bộ mặt của một quốc gia, và lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lao động, lực lượng lao động là lực lượng chính, quyết định sự thành bại trong các mục tiêu quốc gia. Đối với Việt Nam, lực lượng lao động là một thành phần rất giàu tiềm năng, nguồn lao động dồi dào, giá cả nhân công thấp song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khuyết điểm cần khắc phục như sức khỏe còn chưa đảm bảo, thái độ làm việc chưa cao, trình độ tay nghề thấp. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để phát triển và khắc phục những khó khăn của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Nội dung đề tài sẽ nghiên cứu về thực trạng khó khăn của nguồn cung lao động nước ta hiện nay và những giải pháp cho những khó khăn này trong giai đoạn 2010 - 2020. Đây là một đề tài có tính thực tế rất cao, bởi trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì việc phát triển lực lượng lao động là rất cần thiết, chỉ có lực lượng lao động mới là lực lượng chính để đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. I) Lý Thuyết về lao động và nguồn cung lao động . 1. Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động 1.1 Khái niệm về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhắm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, 2
- con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy để xã hội có thể phát triển một cách toàn diện thì việc tập trung vào con người, mà trong đó yếu tố lao động là quan trong nhất là một việc hết sức cần thiết và tất yếu. 1.2 Khái niệm về thị trường lao động. Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng. Về mặt lý thuyết, thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao dịch, thoả thuận về giá cả sức lao động. Tại đây, người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của 2 chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hoá này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ mọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này. Tuy nhiên trên thực tế, do các thông tin thống kê về cung và cầu trên thị trường lao động ở nước ta cho đến nay chưa được thu thập, xử lý và lưu giữ đầy đủ, nên việc theo dõi phân tích thực trạng và động thái phát triển của loại thị trường này sẽ là việc làm không đơn giản. 3
- Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền… 1.3 Khái niệm về nguồn cung lao động Cung lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhà nước có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung này có thể từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nó được bổ sung thường xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động. Ở Việt Nam tổng cục thống kê quy định nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15- 55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc. Cung về lao động phụ thuộc vào qui mô,cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (Trình độ văn hóa, cơ cấu ngành nghề, sức khỏe… phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nguồn nhân lực của nước đó.) Cũng giống như các yếu tố khác của xã hội, nguồn cung lao động cũng có tính hai mặt đó là số lượng và chất lượng của cung lao đông. Cung lao động về giác độ số lượng bao gồm : Dân số đủ 15 tuổi trở lên và có việc làm, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Cung lao động về giác độ chất lượng cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn tay nghề ( trí lực ), sức khỏe (thể lực ) và ý thức kỷ luật của người lao động. 1.4 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển xã hội. Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế-xã hội. Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phối mọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tố của sự sáng tạo và sử dụng công nghệ Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lựuc chủ yếu là lao động , tài nguyên, vốn, khoa học, 4
- công nghệ. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý… thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí, làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng. Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao đọng trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của kinh tế. Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, tạo cầu cho nền kinh té. Điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, vừa tạo cầu cho nền kinh tế. Bên cạnh nhận thức vai trò của nguồn nhân lực lao động với phát trỉen kinh tế, cần thấy rõ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đối với nguồn lao động. Lượng của cải vật chất do nền kinh tế tạo ra là cơ sở để phát triển nguồn lực lao động. Một quốc gia có năng suất lao động cao, của cải nhiều, ngân sách dồi dào sẽ có những điều kiện về vật chất, tài chính để nâng cao dinh dưỡng, phát triển văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế…nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác, việc phát triển kinh tế làm xuất hiện ngành nghề mới, công việc mới… đòi hỏi nguồn lực lao động phải không ngừng hoàn thiện. Đối với Việt Nam thì nguồn cung lao động là lực lượng không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà công nghệ chưa phát triển đến mức cao nhất, tài nguyên khoáng sản nhiều song không được khai thác một cách hợp lý thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực hoạt động phát triển đất nước. Từ sau đồi mới nguồn lao động chính là nhân tố chính đưa đất nước lên một tầm cao mới, sự sáng tạo và sử dụng các tư liệu sản xuất một cách hợp lý của con người đã đưa Việt Nam vươn tới trường quốc tế chỉ trong vòng hơn 20 năm. 2. Đặc điểm của nguồn cung lao động ở Viêt Nam hiện nay. 2.1 Số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo. 5
- Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2% trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc tăng dân số. Theo số liệu điều tra dân số 1-4-1999 dân sô Việt Nam là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao đông chiếm 51% dân sô. Dự báo ở nước ta mỗi năm trung bình tăng thêm hơn một triệu lao động, đến năm 2010 thì số người lao động sẽ là khoảng 52 triệu người, và con số này sẽ là 64.2 triệu người vào năm 2020, vì vậy sức ép về vấn đề giải quyết bài toán lao động sẽ gây nên một áp lực không nhỏ. Bảng 1 dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian. (Theo số liệu tổng cục thống kê) Tuy nhiên, không chỉ giải quyết bài toán về việc làm, mà hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thực trang đó là nguồn lao động thì dồi dao, song trình độ lao động và tay nghề chuyên môn của người lao động lại rất thấp. Đã một thời Việt Nam "tự hào" có nguồn nhân lực đông, giá rẻ. Quả thực cho đến nay, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nơi có giá rẻ về sử dụng lao động. Lợi thế về giá rẻ lao động đang từng bước thu hẹp. Thậm chí một số chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo: Tiếp tục duy trì lao động giá rẻ như hiện nay, đến một lúc nào đó lợi thế sẽ biến thành bất lợi, thậm chí là cản trở sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như hội nhập, mở cửa. Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (25%), năm 2006 là (31.9%). Theo chỉ tiêu đã được hoạch định, đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Chỉ số này hiện thời mới có gần 30%. Từ nay đến 2010 rất khó nâng thêm hơn 10%. Mặt khác, cơ 6
- cấu đào tạo lao động của Việt Nam thể hiện sự "không giống ai" so với thế giới. Bên cạnh việc chú trọng đúng mức đào tạo đại học và cao đẳng, nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Việt Nam thì gần như ngược lại. Chỉ số đào tạo bình quân của thế giới: 1 đại học, cao đẳng/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 đào tạo nghề, trong khi của Việt Nam là 1/0,98/3,02, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu. Ngay cả giáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực. Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng,... Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp. BẢNG 1 : So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu Á Mức độ Mức độ Mức độ sẵn có các sẵn có lao sẵn có cán Sự thành Sự thành Số Tên nước, lãnh cán bộ động sản bộ quản lý thạo tiếng thạo công TT thổ hành chính xuất chất chất lượng Anh nghệ cao chất lượng lượng cao cao cao 1 Hàn Quốc 7,00 8,00 7,50 4,00 7,00 2 Xingapo 6,83 5,67 6,33 8,33 7,83 3 Nhật Bản 8,00 7,50 7,00 3,50 7,50 4 Đài Loan 5,37 5,62 5,00 3,86 7,62 5 Ấn Độ 5,25 5,50 5,62 6,62 6,50 6 Trung Quốc 7,12 6,19 4,12 3,62 4,37 7 Malaixia 4,50 7,00 4,50 4,00 5,50 7
- 8 Hồng Công 4,23 5,24 4,24 4,50 5,43 9 Philippin 5,80 6,20 5,60 5,40 5,00 10 Thái Lan 4,00 3,37 2,36 2,82 3,27 11 Việt Nam 3,25 3,50 2,75 2,62 2,50 12 Inđônêxia 2,00 3,00 1,50 3,00 2,50 .số liệu theo tổng cục thống kê Chỉ số năng suất lao động trên đây tự nó chứng tỏ khoảng cách không nhỏ giữa các nước trong khu vực và chỉ ra Việt Nam đang đứng ở tốp cuối, thua xa nhiều nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho sức cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta thấp. Theo tổ chức Beri, khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta chấm theo thang điểm 100 như sau: - 45 điểm về khung pháp lý; - 20 điểm về năng suất lao động; - 40 điểm về thái độ lao động; - 16 điểm về kỹ năng lao động; - 32 điểm về chất lượng lao động. Tình trạng trên không chỉ làm cho việc xuất khẩu lao động của ta khó khăn khi phải cạnh tranh với lao động của Philippin, Thái Lan… mà còn làm cho việc thu hút lao động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất khó khăn hơn. Ở một góc nhìn khác ta thấy nguy cơ thất nghiệp của người lao động còn bắt nguồn từ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của đội ngũ doanh nhân nước ta hạn chế. Như chúng ta đã biết, doanh nhân là đội ngũ giữ vị trí trọng yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng, trình độ năng lực của đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện còn thấp kém. Theo cuộc điều tra của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch 8
- và đầu tư) thực hiện ở 60.000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phía Bắc thì có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp. Số chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ chỉ đạt 0,66%, thạc sỹ 2,33%, đại học 37,82%, cao đẳng 3,56%, trung học chuyên nghiệp 12,33%, còn lại 43,33% ở trình độ thấp hơn. 2.2 Phần lớn lao động ở nông thôn. Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Năm 2009, dân số nông thôn Việt Nam có 62.27 triệu người, chiếm 72.4% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ lao động nông thôn chiếm 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả là nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn, nếu so sánh với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 50.5%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyển biến, giảm từ 82.3% năm 1996 xuống còn 74.2% năm 2009, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước cùng khu vực nhưng, nó đã thể hiện được sự nỗ lực của cả một nền kinh tế.. 2.3 Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. Việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp – thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*) Đơn vị % 9
- Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Thành Nông Thành Nông Chung Chung thị thôn thị thôn CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10 Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23 Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34 Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65 Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69 Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11 Số liệu theo tổng cục thống kê Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển đã tác động lớn đến vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng cho việc cải thiện cơ hội tìm việc làm và điều kiện sống. Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn đề kinh tế – xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển xã hội đến năm 2009 của Việt Nam đã khẳng đinh, “ Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ”. Trên phạm vi rộng, giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập. 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung lao động ở Việt Nam. 10
- 3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. 3.2 Tỷ lệ tham gia lao động: Theo khái niệm lực lượng lao động nêu ở trên thì chỉ tiêu " tỉ lệ tham gia lưc lượng lao động " nói chung được hiểu là tỉ số phần trăm giữa số người đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này được tính bằng: Tỷ lệ tham gia LLLĐ số người trong độ tuổi thuộc LLLĐ của dân số trong độ = * 100% tuổi lao động dân số trong độ tuổi lao độn 3. 3 Một số yêu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay. a. Giáo dục và trình độ lao động Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời. Giáo dục phổ thông ( giáo dục cơ bản ) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng và chuyên môn. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì. Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào. Vai trò của giao dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích qua nội dung sau. Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp con người sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thứ hai, giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. 11
- Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỷ suất lợi nhuận cho giáo dục”. Về lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư giáo dục cũng giống như lợi nhuận đầu tư vào bất kỳ một dự án nào khác. Đó là tỷ lệ phầm trăm của lợi nhuận từ đầu tư ở một mức độ giáo dục nhất định với tổng các chi phí khác. So sánh chỉ số này giữa các cấp giáo dục có thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tế của đầu tư giáo dục ở cấp nào hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cấp tiểu học là cao hơn các cấp khác. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận chung của thế giới ( đầu thập niên 90) ở cấp tiểu học là 18.4%, ở cấp trung học là 13.2%, đại học là 10.9%. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 10.8%, 3.8%, 3.0%. Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểu học và giáo dục cơ bản có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Do vây chính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều và ưu tiên nhiên hơn cho giáo dục tiểu học. Thứ ba, giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân, đặc biệt là phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng. Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên, cùng với học vấn của cha mẹ, đặc biệt là của người mẹ vì biết sin hoạt vệ sinh hơn, hay biết cách sử dụng những thức ăn giầu chât dinh dưỡng hơn.... Với ý nghĩa trên giáo dục còn góp phần vào việc bổ sung cho các dịch vụ y tế( giảm nhu cầu về những dịch vụ y tế) b, Sức khỏe người lao động Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Sức khỏe có tác động tới chất lượng của lao động cả hiện tài và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong khi làm việc. Sức khoẻ là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số nói chung và chất lượng lao động nói riêng, nó là một trong chiến lược phát triển con người ở mỗi quốc gia trên Thế giới. Khi nói tới sức khoẻ bao gồm 2 khía cạnh : sức khoẻ tinh thần và thể lực con người, chúng ta thường nói “ Có sức khoẻ là có tất cả”, Bởi sức khoẻ giúp con người làm việc tốt và chủ động tham gia vào các hoạt động đời sống kinh tế xã hội, cộng đồng. Vì vậy, muốn phát triển đất nước, trước hết phải quan tâm tới yếu tố này, 12
- lấy con người làm trung tâm .Do tầm quan trong của sức khỏe là rất lớn do đó phải tập trung về vấn đề này ngay từ đầu. Nhà nước cần có các chính sách đặc biệt dành cho trẻ nhỏ và bà mẹ để có thể đảm bảo được một nguồn lao động dồi dào và chất lượng ngay từ nhỏ. c. Yếu tố trách nhiệm và tác phong công nghiệp Về ý thức trách nhiệm đó là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc phải làm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải dồn hết tâm huyết làm đến nơi, đến chốn, tự giác làm. Nếu làm việc theo lối cẩu thả, dễ làm, khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ lại; phải chủ động trong cộng việc được giao. Tác phong công nghiệp đó là là cách ứng xử, cách làm việc, cách giao tiếp trong công nghiệp. Đó là sự thể hiện của một cá nhân hay tập thể tới công việc làm được giao, nó biểu hiện tính trách nhiệm với công việc, có thể nói đó là một yếu tố quan trọng không kém so với hai yếu tố ở trên. Hiện nay tác phong làm việc của người Việt Nam vẫn còn chưa tốt. Nó được thể hiện qua sự chậm trễ hay thiếu nhiệt tinh với công việc. Ngày nay khi đất nước đang phát triển thì việc nâng cao tính kỷ luật và tác phong làm việc là cần thiết. Việt Nam nên học tập những nước có phong cách làm việc hiệu quả như Mỹ, Nhật Bản...Để có thể đạt được điều này không phải là đơn giản với nước ta, cần phải có những biện pháp thích hợp cả về khen thưởng và kỷ luật để có thể đạt được hiệu quả tốt. II- Thực trạng nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay * Tổng quan về cơ cấu nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 1 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có tiến bộ, song còn khó khăn và chậm chạp. Đến nay đại bộ phận lực lượng lao động vẫn tập trung trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp. BẢNG 3 : Cơ cấu lao động theo nhóm ngành Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 13
- Nông, 73,0 71,3 65,1 63,5 61,9 60,2 58,7 57,2 55,7 53,9 52,5 lâm nghiệp, thuỷ sản Công 11,2 11,4 13,1 14,4 15,4 16,4 17,4 18,3 19,1 20,0 20,8 nghiệp - xây dựng Dịch vụ 15,8 17,3 21,8 22,2 23,3 23,3 23,9 24,5 25,3 26,1 26,7 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Đơn vị: % Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2009 Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008 14
- Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2008 100% 21.8 22.2 23.3 23.3 23.9 24.5 25.3 26.1 26.7 80% 13.1 14.4 15.4 16.4 17.4 18.3 19.1 20 20.08 60% % 40% 65.1 63.5 61.9 60.2 58.7 57.2 55.7 53.9 52.5 20% 0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 năm nông nghiệp công nghiệp dịch vụ Tính đến năm 2008 tỷ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 52,5%, trong ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ là 20,8% và 26.7% trong tổng số lao động có việc làm của cả nước. Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp cao phản ảnh mức đột thu hút lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự đủ mạnh để có thể làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu lao động xã hội. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp; năm 2000: tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp 65,1%, công nghiệp-xây dựng 13,1% và dịch vụ là 21,8% tỷ lệ này tương ứng năm 2008 là 52,5%; 20,8% ; 26,7%. Trong tổng số lao động tăng thêm từ năm 1990 đến 2008 (15.624,9 nghìn người ) Nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản đã thu hút thêm 2.148,7 nghìn người, chiếm 13,8 % tổng số tăng Nhóm nghành công nghiệp – xây dựng đã thu hút thêm được 6.079,8 nghìn người, chiếm 38,9% tổng số tăng Nhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm 7.396,4 nghìn người, chiếm 47,3% tổng số tăng Nhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm được nhiều nhất, tiếp đến là công nghiệp xây dựng và cuối cùng là nông, lâm nghiệp và thủy sản. Do năng suất lao động của nhóm nghành công nghiệp – xây dựng (62.924 nghìn đồng/người) và của nhóm nghành dịch vụ ( 46.849 nghìn đồng/ người) cao hơn nhóm nghành nông, lâm nghiệp và thủy sản (13.764 nghìn đồng / người). 15
- Trong 3 khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) thì khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 khu vực kia và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nên tỷ trọng đã tăng nhanh. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP vượt mục tiêu 39-40% cho năm 2005. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhìn chung còn rất chậm, đặc biệt một số ngành dịch vụ quan trọng (ngân hàng - tài chính, khoa học công nghệ) đang chiếm tỷ trọng thấp và lại có xu hướng giảm. Khối công nghiệp - xây dựng tuy có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn khu vực nông - lâm - ngư nghiệp song sức hút lao động lại không tăng tương ứng. Đó là hệ quả của tình trạng phần lớn những ngành được tập trung đầu tư đạt tốc độ tăng trưởng cao là những ngành cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động và những ngành thay thế nhập khẩu. Những năm qua, cơ cấu ngành đạt được những bước tiến nhất định, dù chỉ ở trên phương diện tỷ trọng, trong khi đó cơ cấu lao động chuyển dịch quá chậm, đến mức có thể nói là không có chuyển dịch. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ trọng lao động công nghiệp hầu như không tăng. Còn khu vực dịch vụ, tuy có tạo thêm khá nhiều việc làm mới nhờ sự phát triển bùng nổ của khu vực tư nhân sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ban hành song cũng không có khả năng xoay chuyển tình hình một cách nhanh chóng và căn bản. Điều đó làm tăng thêm áp lực việc làm - thất nghiệp vốn đã cực kỳ gay gắt. Do tác động kìm hãm của xu hướng đầu tư kích cầu những năm qua nhằm vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều vốn thay vì sử dụng nhiều lao động, Chương trình điều chỉnh cơ cấu thực hiện trong những năm qua đã không tạo được bước chuyển đáng kể nào trong việc giải quyết vấn đề việc làm. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số lượng đã có những bước tiến nhất định, nhưng lại hầu như không tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động - một cơ cấu mà cho đến nay đã thấy rõ là không đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005. 2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế : BẢNG 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KT NN 9,31 9,34 9,49 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00 KT ngoài NN 89,70 89,49 89,01 88,14 87,83 87,84 87,81 87,52 16
- KV có vốn ĐT 0,99 1,16 1,49 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49 nước ngoài Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê Năm 2007 lao động trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 9%, lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm trên 87%, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, là 3,49%. Chứng tỏ khu vực ngoài nhà nước trở thành khu vực chủ yếu thu hút lao động của cả nước, đồng thời là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Tuy số lượng việc làm mới được tạo ra nhiều hơn và có xu hướng tăng hơn những năm trước nhưng nhìn tổng thể vẫn còn nhiều bất cập. Tính ổn định về việc làm chưa cao, thu nhập bình quân của người lao động ở nhiều ngành nghề còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. 3. Cơ cấu lao động theo các loại hình doanh nghiệp BẢNG 6 : Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp Đơn vị % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1.DNNN 59,05 53,75 48,53 43,77 39,00 32,67 28,29 - Trung ương 36,79 34,36 31,01 28,29 26,3 22,97 20,45 - Địa phương 22,26 19,39 17,52 15,48 12,69 9,70 7,84 2. DN ngoài NN 29,43 33,81 36,64 39,61, 42,90 47,76 50,18 - Tập thể 5,15 3,87 3,43 3,11 2,72 2,57 2,22 - Tư nhân 6,68 7,06 7,29 7,31 7,48 7,72 7,43 - Công ty hợp danh 0,00 0,00 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01 - Công ty TNHH 14,61 17,74 19,81 22,09 24,15 25,75 25,91 - Công ty cổ phần 2,98 5,13 6,10 7,09 8,52 11,90 14,61 3.DN có vốn ĐTNN 11,52 12,44 14,84 16,62 18,11 19,57 21,52 - 100% vốn nước ngoài 8,09 9,26 11,51, 13,29 14,99 16,49 18,42 - Liên doanh 3,44 3,18 ,3,32 3,33 3,11 3,08 3,10 Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê 17
- Trong các loại hình doanh nghiệp, tổng số lao động tính đến năm 2007 la 6.715,2 nghìn người tăng 89,9% so với năm 2000, bình quân 1 năm tăng 11,9% - cao gấp nhiều lần tốc độ tăng 2,3% / năm của toàn nền kinh tế quốc dân trong khoảng thời gian tương ứng.Về số tuyệt đối, tổng số làm việc trong các doanh nghiệp tăng 3.178,2 nghìn người, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước giảm 188,6 nghìn người Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2.329 nghìn người, chiếm 73,3% trong tổng số tăng ( tập thể giảm 33 nghìn người, tư nhân tăng 262,9 nghìn người, hợp danh tăng 1.223 nghìn người, cổ phần tăng 875,7 nghìn người) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.037,8 nghìn người, chiếm 32,7% tổng số tăng. Như vậy, cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp đã chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng lao động làm trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên nhanh, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá. Theo đó, ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Trong các khu vực thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo nhiều việc làm nhất. Năm 2005, lao động trong khu vực này chiếm 88,8% tổng số việc làm trong nền kinh tế; sau đó là khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6%. (xem bảng 3) 4. Cơ cấu theo vùng thành thị và nông thôn: Xu hướng thay đổi lao động thành thị và nông thôn nước ta trong thời gian qua thể hiện cả về tuyệt đối và tương đối. BẢNG 7 : Chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực thành thị & nông thôn Lao động độ tuổi 15 – 19 Năm Thành thị Nông thôn Số Tăng/giảm Tỷ lệ Số lượng Tăng/giảm Tỷ lệ 18
- lượng TB năm (%) (nghìn TB năm (%) (nghìn người) người) 1979 5.113 - 19,24 21.459 - 80,76 1989 7.620 +5,16 21,74 27.431 +2,93 78,26 1999 11.614 +5,24 26,06 32.952 +2,01 73,94 2009* 11.071* - 24,94 33.313,8* - 75,06 Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1-10-197, H.1983; Tổng điều tra dân số toàn diện 1/4/1989, H.1992; Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999. Kết quả điều tra mẫu. H.2000; Kết quả điều tra lao động – việc làm năm 2009. Theo bảng trên, lao động ở khu vực thành thị, trong vòng 9,5 năm (1979 – 1989) tăng thêm 2,507 triệu, tốc độ tăng trung bình năm là 5,16%. Trong 10 năm tiếp theo (1989 – 1999) tăng gần 4 triệu, tốc độ tăng bình quân là 5,24%, cao hơn thời kỳ trước. Ngược lại, ở khu vực nông thôn, lượng lao động dịch chuyển theo xu hướng giảm nhẹ, bình quân năm 2,93% (1979 – 1989) và 2,01% (1989 – 1999). Vì thế, tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị tăng lên. Năm 2009, quy mô lực lượng lao động nước ta là 44,385 triệu người, trong đó ở thành thị là 11,071 triệu, chiếm 24,94% và ở nông thôn chiếm 75,06%. Tác động đến xu hướng đó là do yếu tố dân số học, trong đó có di dân do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Sự chuyển dịch đó tạo ra áp lực cung lao động tăng lên ở khu vực thành thị trong khi cầu lao động còn hẹp mà lại yêu cầu chất lượng cao hơn. 5. Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ : Sự phân bố lao động chủ yếu tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ - 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chưa thu hút được lao động. Sự phân bổ lực lượng lao động giữa các vùng chưa tương xứng với tiềm năng của các vùng đó, do đó chưa khai thác được lợi thế của các vùng kinh tế đó. Chẳng hạn: 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có diện tích đất tự nhiên lớn, có thể phát triển và sản xuất những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, cây ăn quả…) nhưng lao động ở 2 lĩnh vực này chỉ chiếm 8,8% (xét về mặt lượng, về mặt chất lại còn là vấn đề bức xúc hơn). Vì vậy, sự phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăn 19
- trong đó có khó khăn lớn thiếu nguồn nhân lực có trình độ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế của vùng. BẢNG 8 : Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008) Số lao động Tỷ lệ (nghìn người) (%) Cả nước 44915,8 100 Đồng bằng sông Hồng 10.218.3 22,75 Đông Bắc 5.229,2 11,6 Tây Bắc 1.373,7 3 Bắc Trung Bộ 5.314,7 11.8 Duyên hải miền Trung 3.682,3 8,2 Tây Nguyên 2.615,7 5,8 Đông Nam Bộ 6.636,9 14.77 Đồng bằng sông Cửu Long 9.784,5 22.08 Nguồn: Kết qủa điều tra lao động việc làm ngày 1/7/2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Năm 2008, theo 8 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng có lực lượng lao động đồng đều chiếm hơn 22% lực lượng lao động cả nước; thấp nhất là các vùng Tây Bắc ( 3%), tiếp đến là Tây Nguyên ( 5,8%), Duyên Hải Nam Trung bộ ( 8,2%). Lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ đang có xu hướng tăng lực lượng lao động của vùng Đông Nam bộ ( vùng này, tăng từ 14.22% năm 2004 lên 14.77% lực lượng lao động cả nước năm 2008) và giảm lực lượng lao động ở các vùng Bắc Trung Bộ (từ 12,06% năm 2004 xuống còn 11.8% năm 2005) và vùng đồng bằng sông Hồng trong tổng số lực lượng lao động cả nước ( từ 23.47% năm 2004 xuống còn 22,75% năm 2008). ** Thực trạng chung về nguồn lao động Việt Nam 1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm. a- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm. BẢNG 9: Tỷ lệ tham gia LLLĐ Đơn vị tính % 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế hai bà trưng
100 p | 781 | 279
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội
93 p | 493 | 228
-
Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
103 p | 452 | 202
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
57 p | 576 | 185
-
Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình
72 p | 342 | 152
-
Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
108 p | 325 | 66
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
80 p | 173 | 59
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Luận văn:Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
25 p | 122 | 28
-
Luận văn:Giải pháp tăng cường huy động vốn của NH nông nghiệp và phát triển nông thông TP Đà Nẵng
26 p | 106 | 23
-
Luận văn - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
72 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quan trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn
97 p | 27 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Sa Đéc
10 p | 88 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức
96 p | 17 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng
105 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu
100 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
27 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa
97 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn