intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

581
lượt xem
153
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu thế hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên bị khai thác một cách quá mức . Tài nguyên rừng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn . Theo một nghiên cứu Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được đưa ra mới đây sự phá huỷ rừng ngập mặn trên thế giới đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với rừng trên mặt đất. Cũng trong báo cáo này thì khoảng 35.500km2 rừng ngập mặn của thế giới - ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Báo cáo chuyên đề: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy Thực hiện: Nhóm Cóc Đỏ - DH10DL 1. Nguyễn Vũ Hảo 10157056 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ( NT ) 10157057 3. Phạm Phước L ộc 10157099 4. Nguyễn Thị My Ly 10157100 5. Phạm Thị Khánh Ly 10157101 6. Dương Thị Mỹ Nhi 10157131 7. Trần Thị Ni Ni 10157140 8. Bùi Thị Bích Phương 10157151 9. Trần Thị Kim Thi 10157179
  2. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 10. Phạm Thị Kim Thương 10157192 TP.HCM, tháng 4/2013 Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 2
  3. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ MỤC LỤC Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 3
  4. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên bị khai thác một cách quá mức . Tài nguyên rừng cũng không ngoại l ệ, đ ặc biệt là diện tích rừng ngập mặn . Theo một nghiên cứu Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được đưa ra mới đây sự phá huỷ rừng ngập mặn trên thế giới đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với rừng trên mặt đất. Cũng trong báo cáo này thì khoảng 35.500km2 rừng ngập mặn của thế giới - bao gồm cả hai dạng rừng trong đất liền và ngoài biển - đã bị mất từ năm 1980. Hiện có khoảng 150.000km2 rừng ngập mặn được tìm thấy tại 123 nước trên thế giới. Khu vực tập chung rừng lớn nhất trên thế giới là Indonesia (21%; Brazil có khoảng 9% và Úc là 7%). Mặc dù nghiên cứu hằng năm chỉ ra rằng sự biến mất của rừng ngập mặn đã giảm xuống 0,7%/năm nhưng theo nguyên cứu nếu tiếp tục khai thác một cách ồ ạt, không có chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn một cách hợp lí thì sự biến mất của các cánh rừng ngập mặn chỉ là vần đề thời gian. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, 12 đầm phá. Trong hệ đầm phá thì dải rừng ngập mặn có vai trò qua trọng về kinh tế cũng như xã hội. đặc biệt là trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng vai trò c ủa r ừng ngập mặn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo nguyên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu ước tính đến năm 2100 Việt Nam có thể bị mất 12,2% diện tích đất do biến đồi khí hậu, thiệt hại về kinh t ế có thể lên tới 17 tỉ USD ( theo công bố báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực do Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) 9/12/2008, tại Hà Nội). Chính những dự đoán đáng báo động trên làm cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây nhà nước ta nói chung, cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của rừng ngập mặn. Một trong những thành quả đáng mừng cho việc ban hành các chính sách phát triển rừng ngập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh là khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong kháng chiến chống Mĩ người Mỹ đã biến rừng ngập mặn Cần Giờ thành "sa mạc mặn" bằng đ ịa t ừ hàng chục Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 4
  5. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ nghìn quả bom, đạn và hàng triệu lít hóa chất khai hoang... Sau 22 năm, rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học, và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu tiên của thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam. Việc khôi phục đã khó, công tác quản lí, duy trì, phát triển còn khó hơn dây không phải là trách nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế để biết rõ hơn về những khó khăn, thuận lợi mà công tác quản lí rừng ngập mặn Cần giờ ở thành phố Hố Chí Minh nói riêng và rừng ngập mặn trên cả nước nói chung gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa về quy mô cũng như chất lượng rừng ngặp mặn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ hiện trạng quản lí tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ”. Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 5
  6. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 2. TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 2.1. Lịch sử hình thành Hình 2.1: Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (tính từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam và cho lập phủ Gia Định). Mảnh đất Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 6
  7. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ… Trước 30/4/1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào cảng Sài Gòn. Sau ngày miền Nam được giải phóng, ngày 28/2/1978, Cần Giờ được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh. Trước chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng l ại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận s ự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý. 2.2. Đặc điểm tự nhiên Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, với tổng diện tích 71.361ha, trong đó rừng và đất trồng rừng chiếm 54%; đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% di ện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm,… Thế mạnh của Cần Giờ được xác định là rừng và biển. Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 7
  8. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 2.2.1. Vị trí địa lý Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành, nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 50km. Hình 2.2: Bản đồ Ranh giới Huyện cần Giờ Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 8
  9. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106O 46’12” đến 107O 00’50” Kinh độ Đông và từ 10O 22’14” đến 10O 40’00” vĩ độ Bắc. Ranh giới:  Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.  Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.  Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TP. HCM.  Phía Nam giáp với Biển Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam: 35km, từ Đông sang Tây: 30km. Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ. 2.2.2. Đặc điểm địa hình Rừng ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5m - +0,5m. Trên từng khu vực nhỏ địa hình thay đổi nhiều nhưng độ chênh lệch cao không lớn trừ khu vực Giồng Chùa cao 10,2m ( nơi cao nhất của TP.HCM ). Dòng cát ven biển Cần Giờ và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao t ừ 0 – 2m so với n ước biển. Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia làm 5 dạng: Bảng 2.1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ STT Dạng địa hình Cao độ 1 Dạng không ngập 2,0 – 10m 2 Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm 1,6 – 2m 3 Dạng ngập theo chu kỳ năm 1,1 – 1,5m Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 9
  10. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 4 Dạng ngập theo chu kỳ tháng 0,6 – 1m 5 Dạng ngập theo chu kỳ ngày 0,0 – 0,5m (chế độ bán nhật triều, ngập 2 lần trong ngày) Nguồn: BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, tái sinh và sinh trưởng cây rừng ngập mặn. Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ. 2.2.3. Thổ nhưỡng Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đ ất. Đ ất ở Cần Giờ được cấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Có 5 loại đất cơ bản: • Đất mặn • Đất mặn phèn ít • Đất mặn phèn nhiều • Đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển • Đất phèn tiềm tàng Trong đó, loại đất mặn phèn tiềm tàng chiếm trên diện tích lớn nhất với các yếu tố hạn chế: lớp đất sâu chưa ổn định, đất chứa nhiều muối (NaCl), ở lớp đất sâu chứa một lượng đáng kể lưu huỳnh ở dạng khử. 2.2.4. Khí hậu Khí hậu Rừng Ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chưa chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt: • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió hướng Tây Nam. • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió hướng Đông Nam.  Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình: 27OC Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 10
  11. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ - Nhiệt độ cao tuyệt đối: 33,3OC - Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 22,7OC - Biên độ dao động trong ngày: 3 – 7OC - Biên độ nhiệt trong tháng: 4OC Nhiệt độ huyện Cần Giờ khá cao nhưng ổn định. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc xuống Nam nhưng không đáng kể. Bảng 2.2: Nhiệt độ ở cần Giờ Đơn vị: OC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 26.0 25.8 27.5 28.0 28.0 27.4 27.3 27.4 27.4 27.0 26.6 26.2 độ Nguồn: số liệu khí tượng của Trạm Lâm Viên  Số giờ nắng Hằng ngày số giờ nắng từ 7 -9 giờ, trong các tháng khô số giờ nắng đ ạt 240 giờ/tháng, cao nhất 276,3 giờ trong tháng 3. Các tháng mưa 170 giờ/tháng, tháng thấp nhất là tháng 9: 169 giờ nắng.  Lượng mưa Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất TP Hồ Chí Minh (130 mm/tháng). Bảng 2.3: Lượng mưa ở Cần Giờ Đơn vị: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 9.8 4.2 1.4 78.9 250.6 102.6 252.1 207.8 305.0 287.5 65.7 30.2 mưa Nguồn: Số liệu khí tượng của Trạm Lâm Viên  Chế độ nhiệt, bức xạ Nhìn chung lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhiều, thường đạt hơn 300 calo/cm2. Lượng bức xạ tháng giảm từ tháng 9 -12, biến động Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 11
  12. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 10 -14 kcalo/cm2, tháng cao nhất là tháng 3 với 14,2 kcalo/cm2, thấp nhất là tháng 11: 10,2 kcalo.  Chế độ gió Tốc độ gió bình quân 3,7 m/s. Chịu ảnh hưởng bới 2 hướng gió chính: • Gió mùa Tây Nam: xuất hiện tù tháng 5 – 10 ( trùng mùa mưa ) thường đưa những cơn mưa vào nội địa. • Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 11 – 4 năm sau (trùng mùa khô). Nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu biển, khí hậu ổn định, ít bị bão tố thiên tai.  Độ ẩm không khí - Lượng bốc hơi Độ ẩm cao hơn các nơi khác, trung bình từ 80 -85%. Lượng bốc hơi trung bình 1204mm/tháng. 2.2.5. Thủy văn  Mạng lưới sông rạch Hệ thống sông ngòi ở Huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông tranh và vịnh Gành Rai, nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu. Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện.  Chế độ thủy triều Rừng Ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông với biên độ lớn (3 – 4m). Hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch rất xa.  Đặc trưng dòng chảy Trong một ngày nước lên 2 lần, xuống 2 lần tạo ra dòng chảy 2 chiều. Các đặc trưng dòng chảy thay đổi theo thủy triều, nước lớn hay nước ròng, lung triều, chân triều hay đỉnh triều trong các kỳ triều khác nhau ( triều cường, triều trung hay Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 12
  13. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ triều kém ) và thay đổi theo mùa ( mùa khô hay mùa mưa ) và mang tính chu kỳ khá rõ nét. Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 13
  14. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ  Độ mặn Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết. Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm. 2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.3.1. Dân số Dân số vào cuối năm 2011 là 70.697 người, trong đó số người làm nông nghiệp chiếm 42%. Hiện nay dân số huyện Cần Giờ trên 80.000 người. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hằng năm là 1,23%. Mật độ dân số 82 người/km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%. 2.3.2. Hành chánh Huyện chia làm 6 xã và 01 thị trấn gồm : Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh. 2.3.3. Xã hội Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Cần Giờ xem việc xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của tiến trình hiện đại hóa huyện. Cụ thể, huyện có 6 xã và 1 thị trấn thì hiện đang triển khai xây dựng nông thôn mới tại 3 xã là Lý Nhơn, Bình Khánh và Tam Hiệp. Trong đó, xã Lý Nhơn thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới từ năm 2010. Đồng thời sẽ triển khai xây dựng nông thôn mới cho 3 xã còn lại, phấn đấu đến 2015 đạt 100% số xã nông thôn mới. Nhờ giao thông thuận lợi, du lịch phát triển theo nên người nông dân cũng được hưởng lợi khi đưa được những sản phẩm nổi tiếng như: Khô cá dứa, mãng cầu, xoài, tôm, cá… ra tiêu thụ. Chưa hết, một dự án xây cầu nối Nhà Bè và C ần Giờ thay cho bến phà Bình Khánh cũng đang được lên kế hoạch. Chỉ tiêu huyện đặt ra trong thời kỳ 2011-2015 là đảm bảo tốc độ tăng tr ưởng từ 13% trở lên hàng năm; tổng lượng du khách đến Cần Giờ từ 1,1-1,5 triệu l ượt người vào năm 2015; giải quyết căn bản vấn đề ô nhiễm môi trường, mở rộng diện Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 14
  15. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ tích che phủ rừng và mảng xanh cảnh quan đô thị, nông thôn... Riêng thu nhập bình quân đầu người có thể đạt 4.000 - 5.000 USD/người/năm với quy mô dân s ố đ ạt 120.000 người vào năm 2020. 2.3.4. Giao thông Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh. Tàu thuyền ngoài biển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80 km theo đường sông. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đ ường bộ ở các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp phối sỏi đỏ hoàn thành năm 1986 hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở r ộng, tr ải nhựa, cầu Dần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông tạo nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái. 2.3.5. Đặc điểm kinh tế Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2012(theo giá trị gia tăng): ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 43%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24% và ngành dịch vụ chiếm 33%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 4.735 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 5,7%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,7% và khu vực dịch vụ tăng 21,5%.  Lâm nghiệp Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học trong vùng lõi, các hộ sản xuất dưới tán rừng, theo dõi cây Đước chết không rõ nguyên nhân và triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học về rừng ngập mặn Cần Giờ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; phát huy vai trò của Tổ tự quản trong phối hợp bảo vệ tài nguyên rừng, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong năm 2012, kiểm tra xử lý 62 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, so với năm trước giảm 05 vụ, trong đó vi phạm chặt phá, khai thác rừng trái phép là 36 vụ, tăng 13 vụ.  Thủy sản Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 15
  16. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ Đến cuối năm 2012, toàn huyện có 15 trại hoạt động sản xuất, thuần dưỡng giống thủy sản cung ứng trên 900 triệu con giống/năm. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thực hiện thường xuyên trong năm. Nghề đánh bắt xa bờ, mặc dù thời tiết trong năm 2012 diễn biến khá phức tạp, giá nhiên liệu tăng liên tục; song, ngư trường đánh bắt thuận l ợi, hầu hết các phương tiện đánh bắt hoạt động thường xuyên và có hiệu. Nghề đánh bắt ven bờ hiệu quả ổn định, có 14 phương tiện sau thời gian hoạt động có tích lũy đã đầu tư nâng cấp máy móc, công cụ khai thác và chuyển sang đánh bắt tuyến khơi. Tính đến cuối năm 2012, toàn huyện có 33 phương tiện đánh bắt xa bờ và 1.412 phương tiện đánh bắt ven bờ, so với năm 2011 tăng 10 phương tiện chủ yếu đánh bắt ven bờ. Nghề nuôi nghêu, so với mọi năm, năm 2012 mức độ thiệt hại về nghêu chết giảm đáng kể, ước lượng nghêu chết khoảng 1.221 tấn, bằng 47% so với năm trước. Nghề nuôi hàu tiếp tục phát triển mạnh về quy mô, diện tích, sản lượng thu hoạch trong năm 2012 tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. Nghề nuôi tôm, sau 03 năm đầu tư đạt hiệu quả, nông dân có điều kiện tiếp tục đầu tư thả nuôi. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước đã giúp nông dân chuyển đổi mô hình đầu tư theo hướng thâm canh (nuôi công nghiệp và bán công nghiệp).  Nông nghiệp Cần Giờ đẩy mạnh công tác triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tham quan học tập mô hình nuôi, kết hợp với triển khai nhiều mô hình nuôi thí điểm để khuyến khích nông dân đầu tư đa dạng hóa vật nuôi, ứng dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tại Cần Giờ có 3 loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng cói và cây ăn trái.  Sản xuất lúa năm 2012 sản lượng thu hoạch tăng 16% , năng suất bình quân 2,6 tấn/ha.  Sản lượng cây ăn trái thu hoạch đạt khá, năng suất đạt 5 tấn/ha. Chương trình khuyến nông, hỗ trợ xử lý sâu bệnh trên cây ăn trái (xoài) được triển Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 16
  17. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ khai rộng rãi, áp dụng thí điểm mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn GAP nhằm khuyến khích nông dân nâng cao chất lượng cây ăn trái ở vùng quy hoạch.  Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt. Năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm thường xuyên không ổn định làm cho các hộ trồng cói không yên tâm sản xuất và đây cũng là nguyên nhân người dân không dám đầu tư mở rộng diện tích trồng cói.  Nghề muối Vụ muối năm 2012 có trên 1.532,2 ha đưa vào sản xuất, giảm 8,2 ha so với vụ muối năm trước. Sản lượng muối thu hoạch đạt 48.111 tấn (5.384 tấn muối bạt), năng suất thu hoạch bình quân đạt 31,4 tấn/ha, giảm 15,6 tấn/ha so với vụ muối năm trước. Sản lượng thu hoạch đạt thấp do mùa mưa đến sớm và kết thúc vụ muối sớm hơn mọi năm. Tuy nhiên, thị trường giá muối tiêu thụ năm 2012 tăng mạnh nên thu nhập, đời sống của diêm dân vẫn được đảm bảo. Hiện nay đã tiêu thụ 44.884 tấn muối.  Du lịch Huyện đã phê duyệt Đề án quy hoạch 08 điểm dừng chân phục vụ khai thác DLST trong phạm vi rừng phòng hộ và chấp thuận cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ liên kết với 01 đơn vị có chức năng để đầu tư khai thác tour, tuyến du lịch sinh thái sông Thị Vải - Núi Giồng Chùa. Tuy nhiên, du lịch ở huyện chưa có sự phát triển đáng kể, các sản phẩm du lịch và loại hình vui chơi còn rất khiêm tốn, chủ yếu các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống chưa kích thích du khách chi tiêu từ các hoạt động dịch vụ du lịch.  Thương mại – dịch vụ Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn huyện có tổng số hộ kinh doanh cá th ể là 3.424 hộ, với tổng mức vốn đăng ký kinh doanh 121 tỷ đồng. Có 136 doanh nghiệp hoạt động, so với năm 2011 giảm 36 doanh nghiệp do giải thể, đóng cửa ngừng hoạt động. Tổng doanh số bán ra ngành thương mại,dịch vụ tăng 22% so với năm 2011. Mạng lưới bán lẻ hàng hóa trong năm 2012 tiếp tục được mở rộng, đặc biệt các ngành hàng kinh doanh vật tư nuôi thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng thuộc diện bình Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 17
  18. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ ổn… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân; các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng nhanh về quy mô doanh số.  Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 13% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù sản lượng muối khai thác giảm nhưng các phân xưởng may, sản xuất nước đá, hải sản khô hoạt động hết công xuất, sản lượng sản xuất đạt ngoài dự kiến, góp phần tăng giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như giá trị sản xuất toàn ngành.  Chăn nuôi Nghề chăn nuôi ở huyện chủ yếu chăn nuôi gia súc, phục vụ tiêu dùng ở địa phương và nuôi yến đang phát triển tập trung ở 02 xã phía bắc, góp phần tăng giá trị kinh tế vùng nông nghiệp; hiện có 156 nhà nuôi, sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 1.400 kg. 2.4. Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật Sau 30 năm khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật trên cạn, trên bầu trời (chim) và động vật đáy nền sinh sôi phát triển. 2.4.1. Thực vật Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; giữa hệ sinh thái nước ngọt với hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhân một l ượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học (GS-TS Hoàng Đ ức Đ ạt, Tiến sĩ Viên Ngọc Nam…1997) thì ở Cần Giờ có:  157 loài thực vật thuộc 76 họ, các họ chiếm ưu thế là Rhizophoraceae, Avicenniaceae, Sonnerratiaceae, Meliaceae và Palmae (Nam, Thụy-1997).  63 loài phiêu sinh thực vật.  130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo khuê, Tảo giáp và Tảo lam. Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 18
  19. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được chia theo 3 nhóm: o Nhóm thực vật ngập mặn chủ yếu: 42 loài thuộc 36 chi, 24 họ ( Nguồn V. N. Nam 2004). o Nhóm chịu mặn gia nhập rừng ngập mặn: 33 loài, 19 họ ( Nguồn N. B. Quỳnh 1997 ). o Nhóm thực vật nhập cư: 90 loài, 42 họ ( Nguồn N. B. Quỳnh 1997 ). Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà Vôi… tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn giao với Chà là, Cóc kèn mọc trên đất gò, ít ngập nước. Mắm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước biển; Dà vôi, Mắm phân bố trên đất sét chặt, ẩm. Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 19
  20. Đánh giá hiện trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch đàn, keo lá tràm trồng trên nền đất, dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước l ợ; đước được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển. 2.4.2. Động vật Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài. Theo báo cáo của các nhà khoa học về thành phần loài động như sau:  Trên 130 loài tảo (thuộc 3 ngành).  Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh: trên 100 loài động vật đáy không xương sống (không kể động vật nguyên sinh) thuộc 44 họ: Cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết,…  Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá Dứa,… Quản lý tài nguyên vùng bờ Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2