intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

39
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại hiệu quả cho Khu kinh tế Nghi Sơn. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoàng Thị Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Để luận hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại hoc Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo - Đào tạo sau Đại học, Khoa Môi trường, Khoa Quản lý Tài nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tụy dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo và cán bộ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND huyện Tĩnh Gia; Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi hoàn chỉnh đề tài này tốt hơn, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Thị Minh
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 11 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13 1.3.1. Quản lý chất thải nguy hại trên Thế giới............................................... 13 1.3.2. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ............................................... 15 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 29 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 29 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................... 29 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 29 2.3.1. Giới thiệu chung về KKT Nghi Sơn ................................................... 29 2.3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn .................................................................................... 29 2.3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn .................................................................................... 30
  6. iv 2.3.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại qua ý kiến của các nhóm đối tượng nghiên cứu ................................................................ 30 2.3.5. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại KKT Nghi Sơn ...................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 31 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và tổng hợp các tài liệu .......... 31 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp: Chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn ........................................................ 31 2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................. 33 2.4.4. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 33 2.4.5. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34 3.1. Tình hình chung về KKT Nghi Sơn .................................................... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ............................................................... 35 3.1.2. Hạ tầng kỹ thuật .................................................................................. 37 3.1.3. Hạ tầng xã hội ..................................................................................... 39 3.1.4. Quy hoạch các khu chức năng ............................................................ 39 3.1.5. Về thu hút các Dự án đầu tư ............................................................... 40 3.1.6. Các chính sách ưu đãi, đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn ............................................................................................. 41 3.2. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn ............................................................................... 44 3.3. Tình hình quản lý, xử lý CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn .................................................................................... 49 3.3.1. Việc đăng ký Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH của các cơ sở ......... 49 3.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KKT Nghi Sơn ........... 51
  7. v 3.3.3. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại Khu kinh tế Nghi Sơn ......................................................................... 59 3.3.4. Những vấn đề khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý CTNH tại KKT Nghi Sơn .................................................................................... 63 3.4. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại KKT Nghi Sơn ...................... 67 3.4.1. Mục tiêu .............................................................................................. 67 3.4.2. Nội dung thực hiện .............................................................................. 67 3.4.3. Giải pháp thực hiện ............................................................................. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 80 1. Kết luận ....................................................................................................... 80 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban Quản lý BVTV Bảo vệ thực vật BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CCN Cụm công nghiệp CP Cổ phần ĐTM Đánh giá tác động môi trường KHKT Khoa học kỹ thuật KKT Khu Kinh tế CN Khu công nghiệp QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam TP Thành phố TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân SMT Vệ sinh môi trường
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011................ 17 Bảng 1.2. Đặc trưng phát thải chất thải rắn từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ............................................................................. 19 Bảng 1.3. Nguồn phát sinh các loại CTNH đặc thù từ hoạt động y tế ........ 20 Bảng 1.4. Tổng hợp số lượng các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH qua các năm ........ 28 Bảng 3.1. Danh sách một số cơ sở sản xuất có phát sinh CTNH................ 45 Bảng 3.2. Tỷ lệ của từng loại chất thải nguy hại phát sinh ......................... 47 Bảng 3.3. Tình hình đăng ký cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ........ 50 Bảng 3.4. Tỷ lệ số cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ...... 51 Bảng 3.5. Công tác xử lý CTNH tại các cơ sở ............................................ 53 Bảng 3.6. Tỷ lệ của từng loại chất thải nguy hại được xử lý theo quy định .... 54 Bảng 3.7. Các phương tiện, thiết bị được phép vận hành của Công ty ....... 56 Bảng 3.8. Các phương tiện, thiết bị được phép vận hành của Công ty ....... 57
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Bản đồ Quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá ....... 36 Hình 3.2: Tỷ lệ của từng loại chất thải nguy hại phát sinh ......................... 48 Hình 3.3: Tỷ lệ cơ sở thực hiện việc phân loại CTNH................................... 52 Hình 3.4: Tỷ lệ các loại CTNH được xử lý ................................................... 54 Hình 3.5: Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống quản lý nhà nước về môi trường tại KKT Nghi Sơn thực tế hiện nay ......................... 60 Hình 3.6: Đề xuất Quy trình quản lý chất thải nguy hại tại KKT Nghi Sơn ... 68
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 27 đơn vị hành chính gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 24 huyện với tổng dân số trên 3,7 triệu người, diện tích là 1.113.341,71 ha có cả 3 vùng: Miền núi, đồng bằng và trung du. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Thanh Hóa có tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp với nhiều doanh nghiệp đã và đang tích cực đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 Khu công nghiệp (KCN Lễ Môn, KCN Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn, KCN Hoàng Long, KCN Lam Sơn), 01 Khu kinh tế Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn) và 57 cụm công nghiệp, 156 làng nghề đang hoạt động [10]. KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2006 theo Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của KKT Nghi Sơn. Phạm vi của Khu kinh tế Nghi Sơn bao gồm 12 xã: Hải Bình, Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 18.611,8 ha, là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm được Chính phủ ưu tiên đầu tư với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn. Với 172 dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn, trong đó các dự án trọng điểm, có tác động đòn bẩy phát triển như dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và nhiều dự án khác, KKT Nghi Sơn đang đứng trước cơ hội, vận hội lớn để phát triển trong tương lai. [4] [15]. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường do các loại chất thải ngày càng
  12. 2 gia tăng về chủng loại và số lượng, trong đó chất thải nguy hại (CTNH) hiện nay là vấn đề mà các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp quan tâm. Lượng phát thải CTNH ngày càng nhiều, hơn nữa lại rất đa dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý. Chất thải nguy hại theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đó là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Chất thải nguy hại thường phát sinh ở các cơ sở công nghiệp như rác thải có liên quan đến thuỷ ngân, kim loại nặng, chì, asenic, giẻ lau dầu mỡ, bóng đèn neon vỡ,..... Trong những năm qua, thông qua việc tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy pháp luật liên quan đến công tác quản lý CTNH, công tác quản lý CTNH của tỉnh Thanh Hóa nói chung và của KKT Nghi Sơn nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng lớn đã thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường, đã thực hiện việc thu gom, hợp đồng xử lý CTNH với các đơn vị có chức năng, định kỳ hằng năm báo cáo tình hình quản lý CTNH gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định,…Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý chất thải nguy hại vẫn còn nhiều bất cập: Công tác thu gom, phân loại còn chưa được triệt để, hạ tầng cơ sở để xử lý CTNH vẫn còn thiếu bởi, hiện tại, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bãi chôn lấp, xử lý an toàn CTNH, chỉ mới có 02 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý CTNH. Do đó, chỉ có một số doanh nghiệp có số lượng CTNH lớn hợp đồng với các đơn vị có đủ chức năng để đem CTNH đi xử lý, các đơn vị có số lượng CTNH ít rất khó hợp đồng được với các đơn vị có đủ chức năng nên phần lớn vẫn đang thực hiện việc lưu giữ tại đơn vị để tìm kiếm các đơn vị có đủ chức năng đem đi xử lý. Việc được cấp giấy phép
  13. 3 hành nghề quản lý CTNH cho doanh nghiệp ngoài việc rườm rà, phức tạp về thủ tục hành chính (TTHC) còn đòi phải có năng lực tài chính mạnh do đó có nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nguyện vọng đầu tư vào lĩnh vực này đến nay vẫn chưa thực hiện được; Nhiều doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách về môi trường, hoặc chỉ có cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến CTNH còn rất hạn chế, dẫn đến tình trạng đơn vị, doanh nghiệp chưa có cách nhìn đúng đắn về việc kê khai CTNH và thực hiện thu gom, bảo quản, vận chuyển và xử lý CTNH theo đúng quy định nên đã gây khó khăn cho việc theo dõi, cập nhật thông tin về quá trình hoạt động của các chủ nguồn phát thải CTNH, dẫn đến việc quản lý, kiểm soát CTNH vẫn còn nhiều thiếu sót. Tình trạng lén đổ chất thải nguy hại ra môi trường vẫn còn nhiều,…[12]. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại tại KKT Nghi Sơn, đồng thời tìm ra những giải pháp cho công tác này. Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng quản lý CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất các giải pháp quản lý CTNH hiệu quả cho Khu kinh tế Nghi Sơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra, đánh giá hiện phát sinh CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn. - Điều tra, đánh giá hiện quản lý CTNH tại một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn.
  14. 4 - Đề xuất các giải pháp quản lý CTNH phát sinh của một số cơ sở sản xuất tại KKT Nghi Sơn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Xây dựng được quy trình quản lý CTNH hiệu quả dựa trên kết quả phân tích hoạt động quản lý CTNH hiện tại, kết hợp giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị kinh doanh và các tổ chức nghiên cứu khoa học có liên quan. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTNH đối với KKT Nghi Sơn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững.
  15. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc tính đến hết năm 2015 ước khoảng 800 ngàn tấn/năm (CTNH này được thống kê dựa trên số lượng chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình). Trong khi đó, hiện cả nước có 90 doanh nghiệp, với 56 đại lý thu gom CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; khoảng 130 đơn vị do các địa phương cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trước sự gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại, công tác quản lý, xử lý trong thời gian qua ở nước ta vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Do vậy, việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại không an toàn đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường; gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, nhất là hiện nay chưa có công nghệ xử lý chất thải nguy hại hoàn thiện, đạt được các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế - xã hội và môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam…[2]. * Khái quát về chất thải nguy hại a/ Các định nghĩa về chất thải nguy hại Khái niệm về thuật ngữ “CTNH” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ, sau đó mở rộng
  16. 6 ra nhiều quốc gia. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTNH trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như sau: - Định nghĩa của Philipine: CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật. - Định nghĩa của Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó [5]. - Định nghĩa của Mỹ: Được đề cập trong đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act -1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên), chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí) có thể được coi là CTNH khi: + Nằm trong danh mục CTNH do Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA (United States Environmental Protection Agency) đưa ra (gồm 4 danh sách). + Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy - nổ, ăn mòn, độc tính và phản ứng. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA quy định. + Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH. Bên cạnh đó, CTNH còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người Theo Công ước Basel, chất thải nguy hại được phân làm 7 nhóm, với 236 danh mục hoá chất độc hại. [4]. Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến đặc tính (cháy - nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của CTNH. Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây tác hại do bản than chúng hay khi tương tác với các chất khác có định nghĩa không đề cập. Nhìn chung nội dung của định nghĩa sẽ phụ thuộc nhiều vào
  17. 7 tình trạng phát triển khoa học - xã hội của mỗi nước. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng hơn. Tại Việt Nam, định nghĩa về CTNH lần đầu tiên được đưa ra tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại quản lý CTNH. Tại Điều 3, Mục 2 Quy chế quy định: CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người, so sánh định nghĩa này trong quy chế có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa của Liên Hợp quốc và Mỹ [15]. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI, đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, theo đó, định nghĩa về chất thải nguy hại như sau: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác [9]. Đến năm 2014, tại kỳ họp 7, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2005), tuy nhiên định nghĩa về chất thải nguy hại vẫn giữ nguyên nội dung như định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 [10]. Hiện nay, việc phân định, phân loại CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại [2]. b/ Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý [8]. Theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại:
  18. 8 Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như sau: 1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ 3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ 4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác 5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại 6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh 7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác 8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in 9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp 15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
  19. 9 19. Các loại chất thải khác [2]. Theo cách này, các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất thải phát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các nhà quản lý địa phương cũng dễ dàng trong việc cấp Sổ Chủ nguồn thải và quản lý các nguồn thải. Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh CTNH lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với các nguồn phát sinh khác, đây cũng là nguồn phát sinh mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát sinh từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn phát sinh CTNH rất khó kiểm soát. Lượng CTNH phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực [1], [21]. c/ Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khỏe của con người CTNH có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng ở mức độ khó lường trước nếu không được quản lý, xử lý hợp lý. Trên thế giới, có thể kể một số trường hợp điển hình về tác hại của CTNH như sau: * Vấn đề an toàn: CTNH ảnh hưởng đến vấn đề an toàn do tính chất dễ cháy nổ, hoạt tính hóa học cao, gây ăn mòn, các chất nguy hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Ngoài ra, CTNH còn phá hủy vật liệu nhanh chóng. Do đó, chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe con người. Những mối nguy hại tác động lên cộng đồng và môi trường: - Nguy cơ cháy: cháy sinh ra tác động chính với con người là gây phỏng do nhiệt độ cao, gây tổn thương da, làm mất oxy gây ngạt. Các tác động này có thể dẫn đến tử vong đối với con người và động vật. Cháy làm phá hủy vật liệu dẫn đến phá hủy công trình. Một số chất dễ cháy hay sản
  20. 10 phẩm sinh ra từ quá trình cháy là chất độc nên gây ô nhiễm môi trường khí, nước, đất. - Nguy cơ nổ: nổ là các phản ứng hóa học xảy ra cực nhanh, giải phóng ra một lượng khí rất lớn tạo áp suất cao cục bộ cho vùng không khí xung quanh. Ngoài ra, bao bì của chất nổ cũng góp phần gây tác hại. Khi nổ, vỏ bị xé vụn và bắn ra xung quanh, có thể gây thương tích cho những đối tượng nằm trong tầm bắn của chúng. - Các phản ứng hóa học: các phản ứng hóa học ăn mòn vật liệu, làm hỏng hay sụp đổ công trình… Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mặt. Chất gây ô nhiễm không khí, nhiễm độc nước, gây ô nhiễm đất. * Vấn đề sức khỏe con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính, có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền. Con người khi tiếp xúc với CTNH có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau : - Biểu hiện ở đường tiêu hóa: tăng tiết nước bọt hay khô miệng, kích thích đường tiêu hóa, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, vàng da. - Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi. - Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch, ngừng tim. - Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt. - Rối loạn bài tiết: vô niệu,… Bên cạnh các ảnh hưởng độc hại đối với sinh vật sống, CTNH có thể gây hư hại không khí, nước và đất. Chất thải thâm nhập vào không khí có thể làm giảm chất lượng không khí một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất độc hại hòa tan, lơ lửng hay nổi trên mặt nước có thể cản trở việc sử dụng nguồn nước và ảnh hưởng đến các sinh vật nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2