Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
lượt xem 4
download
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa "Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ" nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ thực trạng việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế, tồn tại của việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong hoạt động quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Trịnh Thị Lan THỰC THI CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Trịnh Thị Lan THỰC THI CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Linh Thanh Hóa, 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Bá Linh. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều được chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả luận văn Trịnh Thị Lan
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i MỤC LỤC................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... vi MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 13 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 13 6. Những đóng góp của luận văn ...................................................... 15 7. Bố cục luận văn ............................................................................ 16 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ .................................................................................. 17 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................. 17 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................... 17 1.1.2. Các quan điểm của Đảng và nhà nước trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách văn hóa trong hoạt động quản lý DSVH .......... 21 1.2. Tổng quan về chính sách văn hóa trong quản lý di sản thế giới Thành Nhà Hồ .................................................................................. 22 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của di sản Thành Nhà Hồ ......... 22 1.2.2. Đặc trưng và giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ......... 25 1.2.3. Khái quát về các chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ............................................................................ 27 *Tiểu kết chương 1 ........................................................................... 29
- iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ ................................................................................................. 30 2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực xây dựng, ban hành và thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ............................................................................................. 30 2.1.1. Tổ chức bộ máy............................................................................. 30 2.1.2. Nguồn nhân lực thực hiện các chính sách văn hóa tại di sản ....... 37 2.2. Thực trạng việc thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ........................................................ 40 2.2.1. Xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý khu di sản ........................ 40 2.2.2. Xây dựng, thực hiện các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý khu di sản ................................................................................................ 43 2.2.3. Thực hiện cam kết chiến lược của UBND tỉnh Thanh Hóa với UNESCO trên tinh thần công ước DSTG 1972 ...................................... 47 2.2.4. Thực hiện chương trình khai quật, khảo cổ học chiến lược tại di sản .... 50 2.2.5. Xây dựng và thực hiện chương trình, đề án Khai thác, phát triển du lịch tại Di sản .......................................................................................... 51 2.2.6. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách văn hóa tại di sản 58 2.3. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế công tác thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ........... 60 2.3.1. Về ưu điểm .................................................................................... 60 2.3.2. Về hạn chế ..................................................................................... 64 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ....................................................... 66 *Tiểu kết chương 2 ........................................................................... 68
- iv Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ .................................................................................. 70 3.1. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong thực hiện các chính sách văn hóa đối với công tác quản lý di sản văn hóa thế giới .................. 70 3.1.1. Mô hình và chính sách quản lý văn hóa của một số nước trên thế giới và trong khu vực và bài học kinh nghiệm với Việt Nam ................ 70 3.1.2. Chính sách quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam (qua kinh nghiệm công tác quản lý di sản ở Huế và Hội An) và bài học kinh nghiệm trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ................ 79 3.2. Quan điểm, mục tiêu xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ........... 84 3.2.1. Quan điểm ..................................................................................... 84 3.2.2. Mục tiêu ........................................................................................ 86 3.3. Nâng cao chất lượng thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ .................................................. 87 3.3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp ................................................................ 87 3.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ............................. 88 *Tiểu kết chương 3 ..........................................................................105 KẾT LUẬN ............................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................109 PHỤ LỤC ................................................................................................ P1
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CTMT Chương trình mục tiêu DSVH Di sản văn hóa DSVHTG Di sản văn hóa thế giới GS.TS Giáo sư Tiến sỹ ICOMOS Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế Khu di sản Thành Nhà Hồ Khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ KTTT Kinh tế thị trường NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư Tiến sỹ QLDS Quản lý di sản TS Tiến sĩ TTBTDS Trung tâm bảo tồn Di sản UBND Uỷ ban Nhân dân UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc VH, TT & DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng khách tham quan di sản Thành Nhà Hồ giai đoạn 2010 - 2022 .................................................................................. 53 Bảng 2.2. Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã thực hiện thuộc chương trình đề án phát triển du lịch DSVHTG Thành Nhà Hồ năm 2018 đến 2022 ................................................................ 56
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khu di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011, với hai khu vực đề cử, khu vực lõi và khu vực đệm. Khu vực lõi có diện tích 155,5 ha, cấu thành bởi ba bộ phận chính La Thành, Hoàng Thành và Đàn tế Nam Giao Tây Đô. Khu vực đệm có diện tích rộng lớn 5234,0 ha, bao gồm hệ thống cảnh quan, núi non phong thủy, hang động, chùa tháp, đền đài, miếu mạo, không gian văn hóa các làng cổ, trên 350 di tích, danh thắng và hệ thống di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trải dài trên không gian văn hóa 06 xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Vấn đề quan trọng của khu di sản trong thời điểm hiện tại là với khu vực đề cử và khoanh vùng bảo vệ rộng lớn như nêu trên thì phải có cơ chế quản lý phù hợp để có thể quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ một cách toàn diện nhất trong điều kiện đặc thù của khu di sản, khi mà phần lớn diện tích khu vực lõi chưa được bàn giao quản lý, hầu hết các công trình kiến trúc trong khu vực chỉ còn lại dấu tích, toàn bộ diện tích khu vực đệm thuộc quyền quản lý của cộng đồng và chính quyền sở tại, các đền đài, miếu mạo của kinh đô trước đây dẫu có thì cũng đã là phế tích, kiến trúc đã chìm sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm? Sau khi khu di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, vấn đề về cơ chế chính sách để thực hiện tốt công tác quản lý khu di sản lại càng trở nên cấp bách hơn để qua đó đảm bảo được các yêu cầu không chỉ ở các cam kết, kế hoạch hành động của quốc gia thành viên tại Hồ sơ đề cử mà còn phải đảm bảo được các yêu cầu của Ủy ban di sản thế giới tại các hội nghị thường niên, các cơ quan tư vấn dưới sự giám sát chặt chẽ của UNESCO. Sau khi khu di sản Thành Nhà Hồ được công nhận danh hiệu di sản văn hóa thế giới, để thực hiện chương trình hành động cam kết trong hồ sơ đề cử tài sản ghi vào danh mục Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đệ trình UNESCO; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh
- 2 Hóa đã có những hoạt động cụ thể để quản lý khu di sản này, trong đó đặt ra những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện tốt công tác quản lý di sản. Khu di sản Thành Nhà Hồ có những đặc thù riêng biệt, không giống với các khu di sản khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vì vậy không thể áp dụng máy móc các mô hình, cơ chế quản lý của các di sản văn hóa khác cho khu di sản này. Về mặt lý thuyết, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ, đặc biệt là kế hoạch quản lý trong hồ sơ đề cử tài sản ghi vào danh mục Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cùng các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế thực hiện. Kế hoạch đã trình bày rõ ràng các cam kết, kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong 5 năm đầu tiên sau khi di sản được công nhận di sản thế giới. Các công trình nghiên cứu đều là những công trình quý báu, có giá trị cao về mặt lý luận cũng như thực tiễn, tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ tập trung nêu bật giá trị của khu di sản hoặc là những đề xuất những giải pháp để khai thác, phát huy giá trị khu di sản gắn với phát triển du lịch. Một số công trình có đề cập đến vấn đề về cơ chế chính sách để thực hiện tốt công tác quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ nhưng chỉ dưới dạng những nghiên cứu, đề xuất ở cấp độ nhỏ, chưa mang tính chuyên sâu, khái quát và nghiên cứu một cách tổng thể. Cả lý luận và thực tiễn đều đặt ra nhu cầu cấp bách về một đề tài nghiên cứu khái quát về chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó nghiên cứu một cách toàn diện, khái quát việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ trong thời điểm hiện tại; phân tích rõ thực trạng việc xây dựng, ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách văn hóa đó, đồng thời đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong thực hiện chính sách văn hóa trong quản lý khu di sản này, chỉ ra những khó khăn, bất cập và nguyên nhân. Từ đó hình thành những luận
- 3 điểm khoa học để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý văn hóa. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn tổng thể việc thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ thời gian qua đồng thời đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ nói riêng và các di sản văn hoá có điều kiện tương đồng nói chung và cũng là cơ sở tạo tiền đề cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách trong quản lý khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ thời gian tới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc ở nước ta Di sản văn hóa là một thành phần quan trọng cấu thành nền văn hóa dân tộc, bảo tồn các di sản văn hóa làm nền tảng để phát huy giá trị di sản phục vụ đời sống xã hội đương đại đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của các cấp, ngành liên quan trong tiến trình xây dựng đất nước và phát triển con người Việt Nam hiện nay. Bàn về vai trò của chính sách văn hóa trong bảo tồn di sản văn hóa, tác giả Trần Văn Bính trong bài Văn hóa với vai trò là nguồn lực nội sinh của sự phát triển [10] đã xem văn hóa là một bộ phận quan trọng cấu thành nên sức mạnh dân tộc, văn hóa đã đồng hành cùng dân tộc ta trong quá trình dựng nước, giành độc lập dân tộc và xây dựng phát triển đất nước. Trong quá trình đó, văn hóa được coi là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ của sự phát triển. Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong bài "Vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển ở nước ta hiện nay” [56] xem di sản văn hóa đã đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của đất nước.
- 4 Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong bài Gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh [52] đã xem hai mặt của di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể hòa quyện vào nhau trong một thể thống nhất. Ở đó Di sản văn hóa vật thể xuất hiện như là sự biểu hiện vật chất của Di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa phi vật thể đến lượt mình tồn tại như biểu hiện tinh thần của di sản văn hóa vật thể đó. Tác giả đã tổng kết cả về mặt lý luận và thực tiễn chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở những thời gian và địa điểm, bối cảnh cụ thể. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trong thời gian tới. Hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn trong công trình Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế [40] đã tổng hợp một cách tương đối toàn diện các vấn đề liên quan đến chính sách quản lý di sản văn hóa trên bình diện lý luận và thực tiễn. Các tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa của một số nước trên thế giới làm bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trên cơ sở so sánh một số điểm tương đồng. Trong công trình này tác giả cũng đề cập đến nội dung quản lý di sản văn hóa ở 2 khía cạnh là công tác quản lý nhà nước và công tác phát triển sự nghiệp, tác giả nêu những mặt làm được, những hạn chế tồn tại và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của công tác quản lý di sản văn hóa. Hai tác giả Quang Minh và Nguyễn Thị Thu Trang trong bài Vai trò của cộng đồng nhìn t góc độ ảo tồn di sản văn hóa [74] đã đưa ra nhận thức về vai trò của cộng đồng dưới góc độ: Cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã, quốc gia, dân tộc, quốc tế. Từ những phân tích về vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hóa, các tác giả khẳng định cá nhân và cộng đồng có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn với phát triển bền vững, đặc biệt là phải phục vụ yêu cầu phát triển cộng đồng. Để phát huy tối đa nguồn nhân
- 5 lực cộng đồng chúng ta cần quán triệt quan điểm tự nguyện, đồng thuận, tự do, bình đẳng và cùng có lợi. Tuyển tập Một con đường tiếp cận di sản văn hóa [28] là công trình do Cục Di sản văn hóa phát hành, công trình là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả được đăng trên tạp chí di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015. Đây là những công trình, bài viết mang tính lý luận, thực hiện rất cao cùng những đúc rút, kinh nghiệm đối với việc ban hành và thực thi các chính sách văn hóa trong công tác quản lý di sản văn hóa của dân tộc. Vấn đề về góc độ tiếp cận, phương pháp tiếp cận, lý luận về công tác quản lý di sản văn hóa được nhiều tác giả đề cập đến. Trong đó các tác giả Lưu Trần Tiêu, Đặng Văn Bài, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thế Hùng, Lê Thị Minh Lý đề cập nhiều bài viết với nội dung liên quan đến vấn đề công tác quản lý văn hóa nói chung, nội dung quản lý di sản văn hóa thế giới nói riêng. Ngày nay, chính sách văn hóa trong quản lý văn hóa đã trở thành mối quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý, của các cấp các ngành liên quan. Các cuộc hội thảo khoa học về chính sách quản lý di văn hóa đã được tổ chức ở nhiều nơi với nhiều đơn vị chuyên môn đứng ra tổ chức. Theo đó các vấn đề về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được bàn luận sâu rộng, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn và rút ra những bài học, giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chính sách văn hóa trong công tác quản lý văn hóa. Năm 2015 Hội thảo khoa học Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến du lịch của các tỉnh miền trung [44] do Học Viện Hành chính Quốc gia và cơ sở Học viện Hành chính cơ sở Miền Trung tổ chức tại thành phố Huế. Hội thảo quy tụ hơn 50 tham luận và nhiều nhà khoa học xoay quanh 4 chủ đề là: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa- cơ hội và thách thức; năng lực cạnh tranh và quản lý nhà nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến; quản lý nhà nước về di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội; liên kết vùng với quản lý nhà nước và hình ảnh điểm đến. Hội thảo tập trung vào giải
- 6 pháp phát triển du lịch miền trung trên cơ sở giá trị và những đặc thù về di sản văn hóa, việc bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững cũng được quan tâm tại hội thảo này. 2.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách trong quản lý di sản văn hóa Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới [139], UNESCO cũng đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới với mục tiêu cơ bản như: 1/ Muốn quản lý di sản phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản; 2/ Phải xác định rõ những áp lực từ tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội tới khả năng bảo tồn và phát huy di sản; 3/ Cơ chế, chính sách phù hợp để thực thi việc quản lý di sản; 4/ Chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng tới di sản; 5/ Thu hút các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo tồn DSVH. Và quan trọng hơn cả là cơ chế kiểm soát việc triển khai kế hoạch quản lý DSVH của các quốc gia thành viên. Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch [71] do tác giả Lê Hồng Lý chủ biên là giáo trình dành cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật. Đây là công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn quản lý di sản văn hóa, nhóm tác giả triển khai và tiếp cận vấn đề quản lý di sản văn hóa dưới góc độ gắn với phát triển du lịch văn hóa. Trên thực tế các vấn đề nghiên cứu trong công tác quản lý di sản văn hóa mục đích là làm sao để giữ gìn tối đa tính nguyên trạng của di sản văn hóa. Bảo tồn các di sản văn hóa trong điều kiện tối ưu để từ đó làm cơ sở cho việc khai thác, phát huy các di sản văn hóa phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Bàn về vấn đề quản lý di sản văn hóa, tác giả Đặng Văn Bài trong bài Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực ảo tồn di sản văn hóa [3] đã đưa ra các nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm: Quản lý nhà nước bằng văn bản pháp quy (bao gồm các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa); quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển;
- 7 quyết định phân cấp quản lý...Việc phân cấp quản lý di tích, hệ thống tổ chức ngành bảo tồn, bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích- là yếu tố có tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý. Tác giả Bùi Hoài Sơn trong hai bài viết Quản lý lễ hội truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ- qua các văn ản quản lý t năm 1945 đến 1986 [85] và Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ- nhìn t các văn ản quản lý t sau đổi mới đến nay [86] trên cơ sở thực tiễn các văn bản quản lý lễ hội truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ, quá trình triển khai thực hiện cùng những nhận xét, đánh quá trình triển khai các văn bản quản lý, tác giả đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về mặt lý luận cũng như thực tiễn ban hành và hoàn thiện các văn bản quản lý về lễ hội truyền thống của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay. Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong bài Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống ảo vệ di tích ở nước ta [54] đã tổng kết từ thực tiễn quản lý những nguy cơ đe dọa đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tác giả phân tích nguyên nhân đưa ra dự báo các khuynh hướng phát triển của lĩnh vực quản lý di sản văn hóa trong thời gian tới trên cơ sở tổng kết các khuynh hướng và thực tiễn công tác quản lý di sản văn hóa. Tác giả đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa trong thời gian tới như: Tăng cường phổ biến và hoàn thiện pháp luật; xây dựng quy hoạch tổng thể; tổ chức xây dựng, cải thiện môi trường. Đặc biệt trong bài viết này tác giả đề cập đến vai trò của cộng đồng, coi sự ủng hộ của cộng đồng có ý nghĩa quyết định đến tương lai của di sản. Bàn về vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tác giả trong bài viết đã nhìn nhận vai trò của cộng đồng trong lịch sử bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là chủ nhân sáng tạo, gìn giữ và trao truyền các giá trị di sản văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tham luận Bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Phú Thọ nhìn t cộng đồng [88] tác giả Bùi Hoài Sơn trên cơ sở lý luận từ các khuyến nghị
- 8 của UNESCO về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tác giả đã đưa ra nguyên tắc áp dụng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đồng thời đề xuất 4 giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp cận từ quản lý của cộng đồng: 1/ Cộng đồng phải được tham gia bảo tồn, lên kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; 2/ Cộng đồng phải được tham gia thực hiện hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; 3/ Cộng đồng phải được tham gia vào quá trình đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; 4/ Cộng đồng phải được lợi từ việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong bài viết tác giả cũng nhấn mạnh: Phát huy vai trò của cộng đồng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là một giải pháp mà còn là một nguyên tắc. Tác giả Nguyễn Viết Cường trong Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn ảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta [31] đã xác định việc tăng cường nghiên cứu, áp dụng công ước bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới và các quy định quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Qua đó sẽ góp phần thiết thực vào việc định hướng hoàn thiện chính sách, phát huy tác dụng tích cực của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những cuốn sách đã nêu trên, còn có một số lượng khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Di sản văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa học, Nghiên cứu văn hóa... đa phần các công trình nghiên cứu tập trung bàn luận về hai vấn đề là bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở nước ta. Các bài viết này đề cập cả những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của Di sản văn hóa nói chung, Di sản văn hóa thế giới nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Số lượng các bài viết thuộc dạng này khá lớn, do vậy khó có thể bao quát hết toàn bộ quan điểm, nội dung của tất cả các bài viết đó.
- 9 2.3. Các công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ Quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm dưới dạng những bài viết công bố trên các tạp chí hoặc những công trình khoa học theo xu hướng nghiên cứu lịch sử hoặc khảo cổ học. Vấn đề quản lý khu di sản này được quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu bắt đầu từ khoảng thời gian xây dựng, đệ trình hồ sơ lên UNESCO đề nghị công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới. Theo đó, yêu cầu bắt buộc của UNESCO đối với hồ sơ đề cử đề nghị công nhận di sản thế giới là phải có một kế hoạch quản lý cụ thể đổi với di sản đề cử cũng như yêu cầu bắt buộc đối với mỗi di sản đề cử chính là phải có một Trung tâm quản lý, bảo tồn riêng biệt của di sản đó. Chính sách Quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ lúc này đã trở thành đối tượng quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý đối với mục tiêu trước mắt và lâu dài là xây dựng, bảo vệ thành công hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới và bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản Thành Nhà Hồ một cách khoa học nhất. Những tài liệu đầu tiên phục vụ cho công tác quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ đó là các quy chế quản lý, trong đó Quy chế quản lý di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa [125] (ban hành kèm theo quyết định số 2298/QĐ-UBND, ngày 02/8/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa). Trong quy chế này UBND tỉnh Thanh Hóa đã quy định rõ các khu vực bảo vệ của di tích Thành Nhà Hồ cũng như những quy định cụ thể về công tác bảo vệ, bảo tồn khu di tích này. Kế hoạch quản lý Thành Nhà Hồ [127] là công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ. Đây là công trình do UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì dưới sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ học, quản lý di sản văn hóa trong nước và quốc tế. Nội dung kế hoạch quản lý Thành Nhà Hồ bao gồm 10 chương, trong
- 10 đó ngoài những thông tin chung về di sản Thành Nhà Hồ, kế hoạch quản lý đã nghiên cứu rất chi tiết: Tình trạng bảo tồn và các nhân tố tác động đến tài sản đề cử; tình trạng bảo vệ và quản lý hiện nay; phạm vi, tình trạng và các mục tiêu của kế hoạch quản lý; tài liệu và nghiên cứu; ranh giới khoanh vùng và khống chế phát triển; bảo tồn và nâng cao giá trị của di sản; tiếp cận và du lịch; nhận thức của cộng đồng và vấn đề phát triển kinh tế; thực hiện kế hoạch quản lý. Những nghiên cứu của công trình này về cơ bản đã vạch ra một chiến lược bảo vệ và phát huy giá trị khu di sản Thành Nhà Hồ trong khoảng thời gian trước và sau khi Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bài viết Công tác nghiên cứu, ảo tồn di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ [116] của các tác giả Đỗ Quang Trọng và Trương Hoài Nam là một nghiên cứu tổng kết quá trình nghiên cứu, bảo tồn khu di sản Thành Nhà Hồ kể từ khi di sản này được xây dựng năm 1397 đến 2011 khi di sản này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Công trình Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa với phát triển du lịch [65] của tác giả Lê Thị Lài đã đánh giá một cách khái quát về tỉnh Thanh Hóa, khu di sản Thành Nhà Hồ; vai trò, vị trí của khu di sản Thành Nhà Hồ đối với việc phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Tác giả cũng nêu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát triển du lịch tại di sản Thành Nhà Hồ. Công trình được thực hiện dưới dạng luận văn tốt nghiệp, những nghiên cứu trong công trình này chỉ mang tính khái quát, phạm vi và mức độ nghiên cứu còn nhỏ hẹp, chưa mang tính chuyên sâu. Việc khai thác giá trị di sản Thành Nhà Hồ được thực hiện thuần túy dưới góc độ du lịch. Hội thảo Xây dựng kế hoạch quản lý di sản Thành Nhà Hồ [129] do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào năm 2010 đã quy tụ đông đảo các tham luận, các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý di sản hàng đầu trong nước và quốc tế. Tại hội thảo các nhà nghiên cứu đã tư vấn quy trình, cách thức, phạm vi, mục tiêu của kế hoạch quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ. Kế hoạch quản lý khu di sản trong giai đoạn 2010 và những năm sau đó. Về cơ
- 11 bản, các ý kiến tại hội thảo tập trung vào quy trình xây dựng kế hoạch quản lý đảm bảo các yêu cầu của UNESCO về một kế hoạch hành động kèm theo hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận di sản thế giới của Việt Nam khi đó. Các ý kiến tư vấn và tham luận chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ khoa học trình UNESCO. Hội thảo Giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ [113] do Tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức đã tập hợp đông đảo các bài viết, các nghiên cứu của các nhà khoa học các nhà quả lý về vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản Thành Nhà Hồ. Các tham luận tại hội thảo tập trung vào 3 vấn đề: Thứ nhất, giá trị nổi bật của di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; thứ hai, giải pháp phát huy giá trị di sản; thứ ba, kinh nghiệm phát huy giá trị di sản của tỉnh bạn. Kỷ yếu tại hội thảo đã tập hợp được đông đảo các bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý di sản văn hóa, nhìn chung các tham luận tại hội thảo đã đánh giá được tầm quan trọng, giá trị của di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, điểm mạnh, hạn chế trong công tác quản lý khu di sản này đồng thời nêu nguyên nhân và một số giải pháp để phát huy giá trị khu di sản trong điều kiện và tình hình mới. Gần đây nhất, hội thảo khoa học Di sản Thành Nhà Hồ và khu di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt trong quy hoạch ảo tồn gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc [121] do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức tháng 3 năm 2017. Hội thảo đã tập hợp 19 báo cáo khoa học, tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: Thứ nhất là các bài viết về nhân vật lịch sử có liên quan đến di sản Thành Nhà Hồ và khu di tích phủ trịnh, nghè vẹt trong lịch sử dân tộc qua các thế kỷ XV - XVII; thứ hai là những báo cáo chuyên sâu nghiên cứu về các di sản cụ thể, tiêu biểu trên vùng đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa; thứ ba là những bài nghiên cứu về công tác quy hoạch, các giải pháp phát triển du lịch cũng như việc tuyên truyền, quảng bá giáo dục truyền thống qua các di sản cho thế hệ người dân. Nhìn chung, các ý kiến và tham luận tại hội thảo đã
- 12 tập trung nêu bật được giá trị khu di sản Thành Nhà Hồ và các di tích trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa và vấn đề kết nối các di tích trên địa bàn huyện để phục vụ cho việc khai thác và phát triển du lịch. Các tham luận và ý kiến tại hội thảo cũng tập trung làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa Thành Nhà Hồ và các di tích trên vùng đất Vĩnh Lộc, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm kết nối du lịch, giữa khu di sản Thành Nhà Hồ và không gian văn hóa các vùng phụ cận trên vùng đất Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong thời điểm hiện tại. Ngoài những công trình nghiên cứu tập trung nêu trên, các công trình nghiên cứu dưới dạng những bài viết riêng lẻ liên quan đến công tác quản lý khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ được công bố trên các tạp chí, báo chí trong và ngoài nước. Các bài viết chiếm một số lượng tương đối lớn mà trong khuôn khổ của luận án không thể đưa vào hết được. Các nghiên cứu của những công trình trình nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá dưới nhiều khía cạnh phong phú mà học viên sẽ chắt lọc và lựa chọn tham khảo cho luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ thực trạng việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế, tồn tại của việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong hoạt động quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ trong bối cảnh hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
105 p | 96 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
92 p | 65 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn