Luận văn: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp"
lượt xem 37
download
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp"
- TRƯỜNG……………… Khoa…………….. ---------- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài “Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp" 1
- MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................. 1 P hần I: Nâng c ao hiệ u quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp .......................................................................................... 6 I. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................ 6 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................... 6 2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ............................................................. 8 3. Phân loại hiệu quả kinh doanh .................................................................10 3.1. Hiệu quả kinh doanh .................................................................. 10 3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội .............................................................. 12 3.3. Hiệu quả tổng hợp...................................................................... 13 3.4. Hiệu quả của từng yếu tố ........................................................... 13 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ..............................................14 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................ 14 4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội ......................................... 16 II. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ........................................................... 18 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ..........................................................................................................18 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. .....19 3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.....................................20 3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường ................... 20 3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh ................................................................................................ 22 3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra ......................................................................................................... 24 3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ .......................... 26 3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường ................................................................................... 28 2
- P hần II : P hân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh c ủa công ty giầy T hăng Long .......................................................................................... 30 I. Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty .......... 30 1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................30 2.Đặc điểm chung của công ty.....................................................................32 3.Bộ máy tổ chức ở công ty Giầy Thăng Long7 .........................................35 4. Đặc điểm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long ..................................39 II. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty giầy thăng long ............................................................................ 40 1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 40 1.1. Tình hình sản xuất ..................................................................... 40 1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu ..................................................... 42 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh .................................................................45 2.1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp .......................................................... 46 2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng từng yếu tố ......................................... 50 3. Đánh giá ưu, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ...............................................................................50 3.1. Ưu điểm ..................................................................................... 50 3.2. Tồn tại ....................................................................................... 51 3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................. 51 P hần III : M ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của c ông ty giầy thăng long ........................................................................ 53 I. Mục tiêu và phát triển của công ty trong giai đoạn 2005 - 2010 ............ 53 1. Quan điểm về định hướng phát triển của Công ty ...................................53 2. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 - 2010 ................................54 2.1. Định hướng chung ..................................................................... 54 2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty đến năm 2010 ................................................................................... 55 3
- II. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ........................... 60 1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ vững chắc cho xây dựng phương án sản xuất sản phẩm ......................................60 1.1. Điều tra nghiên cứu thị trường ................................................... 60 1.2. Phương thức tiến hành ............................................................... 61 1.3. Chiến lược thị trường ................................................................. 62 1.4. Mở rộng thị trường .................................................................... 63 2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm .............................................................64 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ................................................................66 3.1. Chất lượng sản phẩm ................................................................. 66 3.2. Hoàn thiện khâu cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu ................. 71 3.3. Đổi mới công nghệ .................................................................... 73 3.4. Nâng cao tay nghề của công nhân .............................................. 73 4. Hoàn thiện kênh phân phối ......................................................................73 4.1. Phát triển mạng lưới tiêu thụ ...................................................... 73 4.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối .......................................... 74 5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến ..............................................76 6. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động .......................................................79 Kết luận ................................................................................................ 81 Tài liệu tham khảo ............................................................................... 83 4
- LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động... Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của mộ t doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty giầy Thăng Long quan tâm xem đây là thước đo v à công cụ thực hiện mục tiêu k inh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty, n hận thức được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy Thăng Long cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phan Kim Chiến em đã chọn đề tài: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp" làm chuyên đề thực tập. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long 5
- Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và định hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010 của Công ty Giầy Thăng Long PHẦN I NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP I. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với tất cả các doanh nghiệp , các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường, với các cơ chế quản lý khác nhau, nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị trên, các doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: 6
- - Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất của quan niệm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa. - Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế t ính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu q uả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "để xác định tính hiệu quả về mặt giá t rị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằn g giá trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí. - Theo các tác giả khác: Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phầ n tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho 7
- quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả kinh doa nh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau: - Thứ nhất: phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là: H = K - C trong đó: H: hiệu quả kinh doanh 8
- K: kết quả đạt được C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào Còn về so sánh tương đối thì: H = K/C Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết q uả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong, cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp. - Thứ hai: phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. - Thứ ba: hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu h iệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh nghiệp đang theo đuổi. Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại 9
- không đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài. 3. Phân loại hiệu quả kinh doanh 3.1. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được ho ặc lỗ phải chịu. Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Hiệu quả kinh doanh được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu quả kinh doanh có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng. Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ và chất lượ ng sản xuất kinh doanh được xác định bằng tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Hay: Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) của một tổ chức kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ chức đó nhằm đảm bảo thu được kết quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt ra với chi phí thấp nhất. 10
- Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét 1 cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng. - Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội. - Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doan h được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệ m vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu t ối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu nhất là để cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào), mà cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy 11
- xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được c ác phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế xác định trong mối quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh tế hoặc là một hoạt động cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định tính: "Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển". Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi 12
- ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích. 3.3. Hiệu quả tổng hợp Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế. Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó). - Hiệu quả tổng hợp thể hiệ n mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh. Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra. 3.4. Hiệu quả của từng yếu tố - Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. + Vốn lưu động: Cần có những biện pháp tíc h cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Hiệu quả sử dụng vốn cố định 13
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao. - Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả tổng hợp Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá. - Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: Đó là tổng lợi nhuận so với tổng giá thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Tỷ suất lợi nhuận; theo giá thành (Chi phí KD) = Error! Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh được xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra bao gồm vốn cố định và vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận; theo vốn KD = Error! Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, d o đó nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 14
- Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Tỷ suất doanh thu vốn kinh doanh được tính bằng mức doanh thu trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận; theo vốn KD = Error! Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng vốn kinh doanh thu về. b. Hiệu ủa của từng yếu tố * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - Mức năng suất lao động bình quân được xác định bởi tổng giá trị SXCN trên tổng số lao động bình quân. Mức năng suất; lao động bình quân = Error! Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. - Mức doanh thu bình quân của mỗi lao động được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân Mức doanh thu; bình quân mỗi lao động = Error! Điều này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. - Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động được tính bằng tổng lợi nhuận: Mức lợi lợi nhuận bình quân; của mỗi lao động = Error! Thông qua chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình sử dụng lao động, số lao động hiện có của doanh nghiệp đã sử dụng hết chưa , từ đó mà xác định các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động. Hệ số sử dụng; thời gian lao động = Error! Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian định mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định 15
- Hệ số sử dụng; TSCĐ = Error! Chỉ tiêu này cho biết tình hình sử dụng tài sản cố đ ịnh của doanh nghiệp. Hệ số sử dụng thời gian; hoạt động của TSCĐ = Error! Hệ số sử dụng; công suất thiết bị = Error! Hệ số đổi mới; TSCĐ = Error! Sức sinh lời; Của vốn cố định Error! Hiệu quả sử dụng; vốn cố định = Error! * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sinh lời; Của vốn lưu động = Error! Hệ số đảm nhận; Của vốn lưu động = Error! Vốn lưu động luôn luôn vận động, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất. Do đó nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vón lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay; của vốn lưu động = Error! Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh. Tốc độ của vòng quay càng tăng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng và ngược lại. Thời gian của; một vòng luân chuyển = Error! Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng. 4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau: a. Tăng thu ngân sách 16
- Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩ u, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. b. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình trạng yếu kém về sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tò i đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. c. Nâng cao mức sống của người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệ u quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hộ i… d. Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia được xem là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp phần tái phân phối lợi tức xã hội giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các vùng kinh tế phát triển. Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: 17
- - Bảo vệ nguồn lợi môi trường - Hạn chế gây ô nhiễm môi trường - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau: Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế càng phát triển thì môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, muốn như thế doanh nghiệp phải nâng cao được hiệu quả. Do đó nâng cao hiệu quả của kinh doanh là một điều tất yếu. * Đối với doanh nghiệp - Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Muốn trả lời được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng cao. * Đối với người lao động Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã hội, ngược lại nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có 18
- nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp ảnh hưởng tới đời sống của họ. * Đối với Nhà nước Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông qua thuế, làm giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho người lao động 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó có liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt đ ộng kinh doanh, do đó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: * Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp Trong nền kinh tế, thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định quá trình tái sản xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản xuất, còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất và tính hiệu quả trong kinh doanh. * Nhân tố kỹ thuật và công nghệ Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu quy luật tái sản xuất mở rộng * Nhân tố về tổ chức Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây chuyền sản xuất câ n đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Nhân tố về quản lý Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 19
- chính xác, kịp thời tạo ra những động lực to lớn để khuyến khích sản xuất phát triển. * Nhân tố về lực lượng lao động Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so vớ i trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại nếu có máy móc thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn tốn kém chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra. * Nhân tố thông tin Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền kinh tế. Để kinh doanh thành cô ng được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều thông tin. * Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều k iện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy được đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh 3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán, sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình thành cơ chế thị trường, cơ chế thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK NÔNG
82 p | 244 | 77
-
Luận văn: Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp
71 p | 149 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Sơn Tây
105 p | 161 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên
104 p | 44 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Logistics Vinalink
104 p | 29 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
11 p | 78 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Tổng Công ty cổ phần XNK&XD Việt Nam - Vinaconex
108 p | 38 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ
76 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây
96 p | 43 | 11
-
Luận văn - Kết quả hoạt động của chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm (từ năm 1997-2001)
64 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
115 p | 92 | 10
-
LUẬN VĂN:Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
37 p | 67 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1
106 p | 95 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
96 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
92 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tiếp vận Quốc tế Tiên Phong
88 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo Việt Đà Nẵng
121 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn