TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MAI HƯỜNG<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬN TẢI<br />
HÀNG HểA CỦA HÃNG HÀNG KHễNG QUỐC GIA<br />
VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES)<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào<br />
<br />
Hà Nội, Năm 2012<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tuy là một lĩnh vực kinh tế còn mới<br />
nhưng là lĩnh vực đại diện cho phương thức vận chuyển tiên tiến, hiện đại và đang<br />
dần dần chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hệ thống vận tải của<br />
Việt Nam. Mặc dù hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là<br />
hãng hàng không còn non trẻ tuy nhiên trong thời gian qua, hãng liên tục đạt tăng<br />
trưởng cao trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, hiện tồn tại một nghịch lý<br />
là kết quả vận tải hàng hóa tăng trưởng, nhưng thị phần vận tải hàng hoá của<br />
Vietnam Airlines 5 năm trở lại đây lại liên tục giảm. Tỷ trọng doanh thu hàng hóa<br />
những năm gần đây cũng chỉ chiếm trung bình khoảng 13% tổng doanh thu của<br />
hãng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới nghịch lý này là hiện nay các hãng<br />
hàng không Việt Nam nói chung cũng như Vietnam Airlines nói riêng đều đang<br />
chưa có một kế hoạch phát triển cụ thể, đồng bộ và có bài bản đối với dịch vụ vận<br />
tải hàng hóa, khó có thể cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài. Để khắc<br />
phục những tồn tại này, Vietnam Airlines cần phải nhìn nhận, phân tích và đánh<br />
giá lại các hoạt động, từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự thành công và lý do<br />
của những tồn tại để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng<br />
hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Bởi vậy,<br />
trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình công<br />
tác, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của<br />
hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)” để nghiên cứu.<br />
<br />
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
Các đề tài đã công bố chỉ đề cập đến thị trường vận tải hàng hóa bằng đường<br />
hàng không và các giải pháp phát triển thị trường đối với hoạt động kinh doanh<br />
của ngành hàng không Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng mà<br />
chưa đề cập chuyên sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa cũng<br />
như giải pháp để nâng cao hiệu quả mảng hoạt động này của Vietnam Airlines.<br />
<br />
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng<br />
đường hàng không.<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam<br />
Airlines từ 2007-2011, những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong hiệu<br />
quả kinh doanh.<br />
- Đưa ra 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng<br />
hóa của Vietnam Airlines trong môi trường cạnh tranh hiện nay.<br />
<br />
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng<br />
<br />
đường hàng không của Vietnam Airlines<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
Theo không gian: hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Hãng hàng<br />
không quốc gia Việt Nam<br />
Theo thời gian: giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 và đề xuất 1 số giải pháp<br />
phát triển đến năm 2020<br />
<br />
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
-<br />
<br />
Sử dụng phương pháp định tính và định lượng<br />
<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê theo thời<br />
gian và không gian.<br />
- Phương pháp thống kê, dùng phần mềm excel để xử lý số liệu, lên các<br />
bảng biểu, sơ đồ đối chiếu, so sánh và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.<br />
<br />
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng, biểu đồ, danh<br />
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa<br />
bằng đường hàng không<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của<br />
hãng hàng không quốc gia Việt Nam<br />
Chương 3: Phương hướng phát triển, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao<br />
hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH<br />
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG<br />
Chương 1 tập trung chủ yếu vào những vấn đề mang tính lý luận về vận tải<br />
hàng hóa bằng đường hàng không nói chung, vận tải hàng hóa bằng đường hàng<br />
không nói riêng và hiệu quả kinh doanh của nó. Luận văn đưa ra các khái niệm,<br />
đặc điểm, vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, hệ thống 1 số tiêu<br />
chí đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến vận tải hàng hóa<br />
bằng đường hàng không theo doanh thu và chi phí.<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Khái quát về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không<br />
1.1.1. Khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và các<br />
yếu tố cấu thành<br />
<br />
- Khái niệm: Theo nghĩa rộng, là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật<br />
nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả, còn nếu<br />
theo nghĩa hẹp thì là sự di chuyển của máy bay trong không gian hay cụ thể hơn<br />
là hình thức vận chuyển hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một<br />
địa điểm khác bằng máy bay.<br />
- Yếu tố cấu thành theo chức năng: hãng hàng không, hệ thống dịch vụ thương mại đồng bộ, khối công nghiệp hàng không, quản lý nhà nước chuyên<br />
ngành hàng không dân dụng và các yếu tố kết cấu hạ tầng hàng không. Theo cấp<br />
độ sản phẩm: sản phẩm lõi, sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổ sung.<br />
<br />
1.1.2. Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không<br />
- Là một ngành dịch vụ: tính vô hình, không đồng nhất, quá trình sản xuất<br />
đồng thời là quá trình tiêu thụ, dễ hỏng.<br />
- Đặc trưng riêng về tầm vận chuyển, tốc độ vận chuyển, mức độ tiện nghi,<br />
chi phí vận chuyển, chủ thể kinh tế tham gia<br />
<br />
1.1.3. Vai trò vận tải hàng hóa bằng đường hàng không<br />
- Nhân tố thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế.<br />
- Đáp ứng nhu cầu vận chuyển của xã hội<br />
- Doanh thu của VTHK tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia<br />
<br />
- Mắt xích quan trọng để liên kết các hình thức vận tải.<br />
- Sự lựa chọn của các hợp đồng buôn bán hàng hóa giá trị cao<br />
- Góp phần tăng cường khả năng an ninh quốc phòng, giải quyết công ăn<br />
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và những tiêu cực xấu trong xã hội.<br />
<br />
1.1.4. So sánh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không với các hình<br />
thức vận tải khác<br />
- Ưu điểm: Tốc độ cao nhất, thời gian vận tải ngắn, độ tin cậy cao, linh hoạt,<br />
phù hợp chở các hàng hóa giá trị cao, tầm vận chuyển xa, thủ tục nhanh chóng<br />
- Nhược điểm: giá cước cao, khối lượng vận chuyển nhỏ, hạn chế trong chở<br />
hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn.<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Quan điểm, bản chất và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh<br />
doanh vận tải hàng hóa của các hãng hàng không<br />
1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh<br />
- Quan điểm về thời gian, không gian<br />
- Quan điểm định lượng, định tính<br />
<br />
1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh<br />
- Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối, tương đối<br />
- Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội<br />
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài<br />
<br />
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hàng hóa của các hãng<br />
hàng không<br />
- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.<br />
- Nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh.<br />
- Mục tiêu lâu dài của bất kỳ hãng hàng không nào cũng là tối đa hoá lợi<br />
nhuận.<br />
<br />
1.3.<br />
<br />
Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng<br />
đường hàng không<br />
<br />
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp<br />
- Doanh thu trên chi phí vận tải hàng hóa<br />
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu hàng hóa<br />
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ<br />
<br />