intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà

Chia sẻ: Pham Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

225
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư việt hà', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà

  1. LUẬN VĂN: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà
  2. PHẦN MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở lên gay gắt hơn .Chính vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đều phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể .Các chiến lược kinh doanh đều phải xuất phát từ tình hình tiêu thụ của quá trình kinh doanh ,là giai đoạn quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .Chính vì vậy mọi giai đoạn khác của quá trình kinh doanh đều phải phù hợp với nhu cầu tiêu thụ .Do đó vấn đề đặt ra cho người quản lý là làm thế nào để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ ,góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung .Để trả lời câu hỏi này trước hết nhà quản lý phải xem xét và đánh giá tình hình ,khả năng tiêu thụ để tính toán được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trên cơ sở nền tảng thông tin do kế toán cung cấp . Vì vậy công tác kế toán tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp .Đây là nguồn dữ liệu trung thực khách quan nhất không thể thiếu được cho việc ra quyết định quản lý nhằm nâng cao doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp . Trong quá trình được thực tập tại công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà ,em nhận thấy công ty luôn coi trọng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nhằm quản lý tốt hơn tình hình tiêu thụ và tăng tốc độ luân chuyển vốn để phục vụ cho yêu cầu quản lý nói chung . Xuất phát từ vấn đề lý thuyết và thực tiễn về công tác kế toán tại đơn vị ,thấy được vai trò quan trọng của kế toán tiêu thụ trong doanh nghiệp .Do vậy em đã quyết định lựa chọn để tài “ Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà “. Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 chương : Chương I :”Tổng quan chung về công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà “
  3. Chương II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà . Chương III: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà . CHƯƠNG I :TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ VIỆT HÀ. I .Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà Trải qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển ,công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà đã và đang là một trong những lá cờ đầu của nghành giải khát .Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà có thể tóm lược qua các giai đoạn sau : Giai đoạn 1: Trên cơ sở trang thiết bị nhà xưởng của hợp tác xã Ba Nhất,tháng 6 năm 1966 Nhà nước đã quyết định cho chuyển hình thức sở hữu toàn dân theo quyết định 1379/QĐ-TCCQ của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội và được mang tên xí nghiệp nước chấm trực thuộc sở công nghiệp Thành phố Hà Nội.Sản phẩm của xí nghiệp là nước chấm và giấm, các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu,kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu. Sau khi có nghị quyết đại hội Đảng V các xí nghiệp đươc quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,xí nghiệp nước chấm đã chuyển sản xuất một mặt hàng truyền thống sang đa dạng hoá sản phẩm.Từ mặt hàng chính là nước chấm ,dấm,xí nghiệp đã chế thử thành công và đưa vào sản xuất các sản phẩm khác:rượu chanh,mì sợi, kẹo bánh các loại. Được phép của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày4/5/1982 xí nghiệp nước chấm đổi tên thành Công ty thực phẩm Hà Nội theo quyết định số 1625/QĐUB. Giai đoạn 2:
  4. Thời kì từ năm 1987 đến năm 1993, có những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước.Theo quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập và khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đây nhà máy đã hoàn toàn tự chủ, được quyền huy động mọi nguồn vốn và chủ động xác định phương án sản xuất kinh doanh.Một nhu cầu bức bách đặt ra đối với Công ty là phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp.Công ty nhanh chóng mở hướng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu dưới hình thức mua bán và trao đổi hàng hoá.Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty sang thị trường là kẹo bọc đường và nước chấm. Cuối năm 1989, tình hình kinh tế chính trị của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đang lâm vào khủng hoảng.Công ty mất đi thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và đứng trước tình thế hết sức khó khăn.Cuốigiai đoạn này, nhà máy hầu như không sản xuất và chờ giải thể. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo nhà máy đề ra mục tiêu là: đổi mới công nghệ , đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng sản xuất sản phẩm có giá trị cao,liên doanh , liên kết trong và ngoài nước. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan, nhà máy đã quyết định đua và sản xuất bia. Đây là hướng đi dựa trên các nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn, phương hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ.Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đàu tư mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Đan Mạch để sản xuất bia lon Halida với số vốn: +Vay ngân hàng đầu tư:28.438 triệu đồng. +Vay ngân hàng nông nghiệp:5.800 triệu đồng. +Vay tổ chức Siđa:1.578 triệu đồng. Với số vốn trên, Công ty đã nhập một dây chuyên mini với công suất 3.000.000/1 năm. Sau một thời gian chạy thử dây chuyền sản xuất bia lon mang nhãn hiệu Halida xuất hiện trên thị trường Việt Nam.Trong quá trình sản xuất Công ty phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của Liên hiệp thực phẩm vi sinh để sản xuất nước ngọt Vinacola trên dây chuyền lon để tận dụng nguyên vật liệu và công suất dây chuyền.
  5. Với dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại sản phẩm bia lon Halida, tháng 6 năm 1992 nhà máy đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà, theo quyết định số 1224/QĐUB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.Từ đây sản phẩm của nhà máy bia Việt Hà được người tiêu dùng ưa chuộng và được nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.Tháng 2/1993 bia Halida được tổ chức quản lý chát lượng Liên hiệp Anh tặng cúp bạc về chất lượng Carlberg nổi tiếng của Đan Mạch(1/4/1993).Thán 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động ới tên gọi “ Nhà máy bia Đông Nam Á” phần góp vốn của nhà máy bia Việt Hà là:72,67 tỉ đồng, chiếm 40% tổng số vốn liên doanh. Giai đoạn 3. Ngày 2/11/1994 nhà máy bia Việt Hà đổi tên thành công ty bia Việt Hà với sản phẩm chủ yếu là bia hơi chất lượng cao. Ngoài ra công ty còn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước khoáng OPAL. Hiện nay sản phẩm này còn đang thử nghiệm và xâm nhập vào thị trường. Năm 1998, theo quyết định số 35/98/QĐUB ngày 15/9/1998 của UBND thành phố Hà Nội chủ trương cổ phần hoá DN nhà nước, công ty đã tiến hành cổ phần hoá phân xưởng sản xuất bia số 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần. Công ty bia Việt Hà giữ số cổ phiếu chi phối 20%. Như vậy công ty bia Việt Hà là công ty có nhiều mô hình sản xuất: sản xuất , kinh doanh đầu tư và dịch vụ. Giai đoạn 4. Ngày 4/9/2002 căn cứ theo quyết định số 6130/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, công ty bia Việt Hà đổi tên thành “ công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà”. Ngay từ khi ra đời, với các hoạt động đầu tư hiệu quả, sự lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng cao ISO, đặc biệt vận dụng một cách khoa học các kinh nghiệm Marketing quốc tế đặc thù văn hoá Việt Nam, bia Việt Hà đã được người tiêu dùng mến mộ. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng liên tục trong suốt 10 năm qua công ty đã là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua ngành công nghiệp thủ đô từ năm 1997 tới nay. Hiện nay công ty Việt Hà không những mở rộng về quy mô kinh doanh mà còn có cả hoạt động liên doanh liên kết, có cả các công ty con.
  6. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ,công ty luôn có được tốc độ phát triển là 10-15% /năm.Để có được kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên cùng ban lãnh đạo . Sau đây là số liệu thống kê 1 số chỉ tiêu chính về tình hình kinh doanh của Công ty trong 3năm vừa qua: Đơn vị : nghìn đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 143.114.332 157.425.766 181.039.631 Các khoản giảmtrừ 11.765.037 12.941.541 14.882.772 doanh thu Doanh thu thuần 131.349.295 144.484.225 166.156.859 Giá vốn hàng bán 94.291.493 103.720.642 119.278.738 Lợi nhuận gộp 37.057.802 40.763.583 46.878.121 Doanh thu tài chính 36.750.584 40.425.643 46.489.489 Chi phí tài chính 6.558.855 7.214.741 8.296.952 Chi phí bán hàng 31.142.261 34.256.487 39.394.960 Chi phí QLDN 11.695.871 12.865.458 14.795.276 Lợi nhuận thuần từ 24.411.399 26.852.540 30.880.422 hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận khác 1.683.960 1.852.356 2.130.209
  7. Chi phí khác 1.222.962 1.345.258 1.547.046 Lợi nhuận khác 460.998 507.098 583.162 Lợi nhuận trước thuế 24.872.397 27359638 31.463.584 Vốn kinh doanh 300.000.000 300.000.000 300.000.00 Số lượng lao động 324 người 358 người 398 người Thu nhập bình quân 2.250 /người 2.500/người 3.000/người 1 tháng /người Bảng 01 :Một số các chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà trong giai đoạn năm 2006-2008. II. Đặc điểm quy trình côngnghệ sản xuất bia hơi Công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà là một công ty sản xuất và công ty gồm có các nhà máy sản xuất : +Nhà máy bia Việt Hà tại số 254 Minh Khai ,Hai Bà Trưng ,Hà Nội +Nhà máy nước khoáng tinh khiết Opal tại Nam Định Các nhà máy sản xuất có nhiệm vụ quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh cũng như thành tích của công ty.
  8. 1.Quy trình công nghệ sản xuất bia tại công ty Việt Hà. Là một quy trình sản xuất liên tục, trải qua nhiều công đoạn gồm nhiều bước chế biến khác nhau. Đây là một căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Nguyên liệu chính được sử dụng để nấu bia là: Gạo, hoa Houblon, Malt, đường và nước. Cụ thể quy trình sản xuất bia có thể chia thành các giai đoạn sau:  Giai đoạn chế biến: Gạo xay nhỏ, trộn với nước nâng nhiệt độ qua các giai đoạn hồ hoá dịch hoá và tiến tới là đun sôi( nấu) ở nhiệt độ cao trong 1giờ. Hỗn hợp Malt và nước cũng phải trải qua giai đoạn như trên. Khi trộn lẫn, Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt biến thành đường Malt, dung dịch này sẽ được trải qua một khâu lọc làm trong.  Giai đoạn lên men: Dung dịch có độ đường theo quy định, sau khi được đun sôi và lọc trong sẽ được hạ nhiệt độ và bắt đầu lên men theo côngnghệ lên men ngắn ngày ( 21 ngày). Quá trình lên men được chia thành 2 bước: + Bước 1( lên men chính). Cho men vào dung dịch nước mạch nha, quá trình này sẽ biến đường thành cồn và khí cácbonic( trong thời gian 7 ngày). Nhiệt độ lên men từ 7 độ tới 10 độ. +Bước 2( lên men phụ). Sau khi kết thúc lên men chính thì chuyển sang lên men phụ nhằm bão hoà cácbonic và ổn định thành phần hoá học của bia, chất men sẽ lắng lại ở khâu lên men chính. Thơì gian lên men phụ là 14 ngày, được bảo quản trong nhiệt độ là 2 độ ( lúc này bia đã ở dạng thành phẩm)  Giai đoạn chiết bia: Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ, bia ở nhiệt độ 2 độ sẽ được chiết ra bom và bảo quản trong phòng lạnh. Thời gian bảo đảm chất lượng của bia hơi là 36 giờ.
  9. Bảng 02:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia 1 Nguyên liệu 2 Xay, nghiền 3 Hồ hoá 4 Dịch hoá 5 Đun sôi 6 Đường hoá 7 Lọc 8 Lên men chính 9 Lên men phụ 10 Lọc và làm lạnh 11 Bia thành phẩm
  10. 2. Quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng Opal . Nước khoáng tinh khiết Opal được sản xuất trên dây chuyền công nghệ theo kiểu chế biển lien tục .Nước được khoan hút từ dưới nguồn lên ,sau đó được dẫn vào bồn chứa .Tại đây sẽ diễn ra quá trình xử lý nước với công nghệ rất phức tạp (sửa dụng phương pháp thẩm thấu ngược vsg ozon )nhằm tách tạp chất ,sau đó sửa dụng tia cực tím để tiệt trùng .Sau đó nước dẫn vào hệ thống lọc và đảm bảo là tinh khiết.Các yếu tố kĩ thuật của nước tinh khiết được bộ phân KSC kiểm tra rất kỹ trước khi cho đóng chai ,đóng bình và nhập kho . Bảng 03:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng opal 1 Nước 2 Xử lý (làm mềm thanh trùng ) 3 Lọc 4 Tái lọc ,vi lọc ,ozon hóa 5 Tự động đóng chai III. Đặc điểm bộ máy tổ chức sản xuất. 6 Nhâp kho Việc tổ chức sản xuất sản phẩm được tiến hành là hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ nêu trên. Ở một phân xưởng thì bao gồm các tổ sản xuất chính và các tổ sản xuất phụ trợ. Các tổ sản xuất chính: là những tổ có liên quan trực tiếp tới việc sản xuất tạo ra sản phẩm gồm có: Tổ nấu : có 10 người thực hiện toàn bộ công việc của giai đoạn nấu.
  11. Tổ men: có 12 người chia thành các nhóm làm các nhiệm vụ là ủ men lên men chính lên men phụ. Tổ chiết: có nhiệm vụ chiết bia vào bom, thùng với các kích cỡ khác nhau. Tổ lạnh: có 6 người làm theo ca có nhiệm vụ cung cấp lạnh cho quá trình lên men và bảo quản bia. Các tổ phụ trợ: là những tổ có liên quan gián tiếpđến việc sản xuất sản phẩm bia nhưng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, bao gồm: Tổ lò hơi: có 10 người làm theo ca với nhiệm vụ cung cấp nóng cho quá trình nấu bia. Tổ điện: có 5 người có nhiệm vụ quản lý và cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sửa chữa khi có sự cố về điện. Tổ vận chuyển: có 3 người làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu thô từ kho tới phân xưởng phục vục ho sản xuất. Tổ xử lý nước có 5 người có nhiệm vụ xử lý nước sạch phục vụ cho sản xuất. Bảng 04 :Sơ đồ bộ máy sản xuất Phân xưởng sx chính Các tổ Các tổ sản xuất phụ trợ chính tổ nấu tổ men tổ chiết tổ lạnh tổ lò hơi tổ điện tổ vận tổ xử lý chuyển nước
  12. IV.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Hiện nay, bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Việt Hà được tổ chức gọn nhẹ theo hình thức trực tuyến dễ điều hành có hiệu lực. Gồm có:  Ban giám đốc: + Tổng giám đốc +Phó tổng giám đốc tổ chức hành chính +Phó tổng giám đốc sản xuất +Kế toán trưởng +Phó tổng giám đốc Marketing Trong đó: Tổng Giám đốc: là người có quyền cao nhất có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của công ty trên cơ sở thực hiện, chấp hành đúng đắn các chủ trương của Nhờ nước. Các phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc giải quyết các công việc được phân công có quyền gia lệnh cho các bộ phận mà mình quản lý với quan hệ mang tính chất chỉ huy và phục tùng. Kế toán trưởng ngoài việc chấp hành sự chỉ đạo của tổng giám đốc còn đựoc thực hiện một số quyền hạn theo quy định hieenj hành của Nhà nước về vấn đề liên quan khi có ý kiến trái ngược với ban giám đốc.  Các phòng chức năng: +Phòng tổ chức +Phòng hành chính +Phòng kỹ thuật +Phòng KCS +Phòng tài chính kế toán +Phòng kế hoạch vật tư
  13. +Phòng bán hàng +Phòng Marketing Các phòng chức năng chịu sự điều hành trực tiếp của các phó tổng giám đốc ngoài việc thực hiện các chức năng chuyên môn của mình còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra đối chiếu các số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao. Phòng Marketing :Xây dựng kế hoạch và thực hiện các chính sách Marketing như :Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm.Tổ chức nghiện cứu mẫu mã ,thiết kế kiểu dáng ,bao gói và trang trí bao bì sản phẩm.Tổ chức nghiên cứu chiến lược tiếp thị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phòng Hành chính;Thực hiện chức năng hành chính quản trị ,trợ giúp Tổng giám đốc điều hành sản xuất .Giúp Tổng Giám Đốc và Phó Giám Đốc tiếp khách .Sắp xếp nơi làm việc ,hội họp,mua sắm ,cấp phát văn phòng phẩm,tổ chức nhà ăn tập thể . Phòng Tổ chức :Thực hiện công tác tổ chức :xây dugnj cơ cấu bộ máy tổ chức ,phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh .Xây dựng nội dung phân cấp quản lý nhân viên.Đánh giá đề bạt ,điều động cán bộ nhân viên.Quản lý hồ sơ nhân viên ,quản lý tình hình sư dụng lao động .Thực hiện công tác đào tạo cán bộ,công tác tiền lương,công tác bảo hộ lao động . Phòng kỹ thuật :Có chức năng nghiên cứu ,triển khai đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất .Xây dựng quy trình an toàn lao động .Sử dụng các thiết bị kiểm tra ,lập kế hoạch tu sửa ,bảo dưỡng máy móc ,trang thiết bị .Tổng hợp các sáng kiến ,nghiên cứu sản phẩm mới ,khắc phục nhược điểm về phẩm chất của sản phẩm. Phòng KSC: Kiểm tra chất lượng ,nghiệm thu sản phẩm.Kiểm tra giám sát công nghệ và quá trình sản xuất trên dây chuyền.Kiểm tra vật tu ,nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất .Tham gia nghiên cứu ,nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng Kế hoạch vật tư: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo trong công tác kế hoạch, thống kê và các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác cung ứng vật tư, thiết bị, quản lý việc sử dụng có hiệu quả vật tư, thiết bị trong tòan Công ty.
  14. + Phòng Tài chính kế tóan: Là đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức công tác hạch tóan kế tóan của tòan Công ty.
  15. Bảng 05:Sơ đồ bộ máy quản lý Phòng bán hàng Phó TGĐ marketing Phòng marketting Phòng Tài chính Nhà kế toán máy kế toán nước trưởng Opal Phòng Kế hoạch vật tư Tổng giám đốc (TGĐ) Phòng KCS Phó TGĐ sản xuất Nhà Phòng Kỹ thuật máy bia Việt Hà Phòng Hành chính Phó TGĐ tổ chức V.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Việt Hà. hành chính 1.Tổ chức của bộ máy kế toán . Phòng Tổ chức
  16. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quản lý ,bộ máy kế toán của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà được tổ chức theo hình thức tập trung .Toàn bộ các công việc kế toán của công ty như :Phân loại chứng từ ,kiểm tra chứng từ ban đầu ,định khoản tài khoản kế toán ,ghi sổ tổng hợp ,chi tiết ,tính giá thành ,lập báo cáo ,thông tin kinh tế ..đêu được tập trung ở phòng kế toán của công ty .Tất cả các hoạt động kinh doanh diễn ra tại nhà máy nước Opal và nhà máy bia Việt Hà đều được tập trung chứng từ và báo cáo lên phòng kế toán của công ty.Nhà máy nước Opal ở Nam Định không có phòng kế toán riêng ,tại đây chỉ tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết cho sự chỉ đạo phục vụ hàng ngày tại nhà máy . Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Thanh Kế Kế Kế Kế KT Thủ toán chi toán toán toán toán theo quỹ phí tính vật thanh ngân tiền dõi giá tư, toán hàng lương DT, thành TSCĐ BHXH công nợ Bảng 06: Sơ đồ bộ máy kế toán Phòng kế toán của công ty làm việc theo nguyên tắc tập trung .Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu ,thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính .Đồng thời cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ chính xác và kịp thời ,từ đó tham mưu cho giám đốc để đề ra các biện pháp ,các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
  17. +Kế toán trưởng :Có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép sổ sách ban đầu, tổ chức bảo quản hồ sơ đồng thời theo dõi phần kế toán tổng hợp và các phần hành kế toán khác. +Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý , theo dõi các phần hành kế toán chung và trực tiếp đảm nhận phần hành hạch toán chi phí giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. +Kế toán vật tư và TSCĐ: Có nhiệm vụ thu thập , xử lý toàn bộ các thông tin liên quan tới trình nhập xuất vật tư, tăng giảm TSCĐ , trích phân bổ khấu hao TSCĐ. +Kế toán tiền lương và BHXH: Từ những bảng chấm công của các tổ sản xuất và các bộ phận gửi lên tiến hành tập hợp tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên. +Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi ngân hàng và thực hiện các giao dịch với ngân hàng +Kế toán thanh toán: là người có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền mặt trong thanh toán với khách hàng và với CNV +Kế toán theo dõi doanh thu và công nợ: có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất kho thành phẩm xác định doanh thu, và các khoản công nợ của khach hàng. 2. Đặc điểm hệ thống chứng từ của công ty bia Việt Hà. Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và sản xuất kinh doanh Việt Hà đang áp dụng chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, quyết định số 15 /2006/QĐ/BTC,ngày 20/3/2006 của BTC bao gồm: - Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc như: Phiếu Nhập Kho, Phiếu Xuất kho, Thẻ kho, Hóa đơn GTGT, Bảng chấm công, Bảng thanh tóan tiền lương, Phiếu thu Tiền mặt, Phiếu Chi Tiền mặt, chứng từ thu chi Tiền gửi Ngân hàng... - Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu Khuyến mãi, Giấy đề nghị tạm ứng, Biên bản giao nhận TSCĐ. Các chứng từ được sử dụng tại Công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà:
  18. ST Số hiệu chứng Phạm vi Tên chứng từ T từ áp dụng I. LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 1. Bảng chấm công 01-LĐTL BB 2. Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL BB 3. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng 03-LĐTL BB BHXH 4. Danh sách người lao động hưởng trợ 04-LĐTL BB cấp BHXH 5. Báo cáo làm thêm giờ 07-LĐTL HD 6. Quyết định giao việc 08-LĐTL HD II. HÀNG TỒN KHO 7. Phiếu nhập kho 01-VT BB 8. Phiếu xuất kho 02-VT BB 9. Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa 05-VT HD 10. Thẻ kho 06-VT BB 11. Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, 08-VT BB hàng hóa III. BÁN HÀNG 12. Hóa đơn Giá trị gia tăng 01 GTKT-3LL BB 13. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK – 3LL BB
  19. ST Số hiệu chứng Phạm vi Tên chứng từ T từ áp dụng 14. Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý 04 HDL – 3LL BB IV. TIỀN TỆ 15. Phiếu thu 01-TT BB 16. Phiếu chi 02-TT BB 17. Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT HD 18. Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT BB 19. Bảng kiểm kê quỹ 07a-TT BB 20. Bảng kiểm kê quỹ 07b-TT BB V. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 21. Thẻ Tài sản cố định 02-TSCĐ BB 22 Biên bản giao nhận tài sản cố định BB 23 Biên bản thanh lý TSCĐ HD 24 Biên bản kiểm kê TSCĐ HD 25 Bảng tính và phân bổ khấu hao BB Ghi chú: BB _ Chứng từ bắt buộc HD _ Chứng từ hướng dẫn
  20. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam, việc chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng. 3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản sử dụng để phán ánh và giám sát thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng loại Tài Sản ,Nguồn vốn cũng như quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty .Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết đinh số 15/2006/QĐ-BTC,ngày 20/3/2006 của BTC và lựa chọn ra những hệ thống tài khoản kế toán chủ yếu của công ty .Các tài khoản được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2,cấp 3.( phần phụ lục ) 4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán tại công ty Việt Hà Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của công ty theo hình thức tập trung để xử lý phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là “Nhật kí chứng từ” và toàn bộ quy trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện trên máy tính bằng phần mềm kế toán FAST.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2