Luận văn hoạt động tín dụng ngân hàng công thương chi nhánh An Giang - Bửu Châu - 4
lượt xem 26
download
Cho vay trung-dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn hoạt động tín dụng ngân hàng công thương chi nhánh An Giang - Bửu Châu - 4
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG cho vay trung-dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại. Do đó khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án. Có thể nói trong những năm qua NHCT_AG đã nắm bắt được xu thế chung của tỉnh và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư mà nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên. Có được kết quả này là một nổ lực rất lớn của ngân hàng, tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm ở ngân hàng là rất khả quan thông qua việc cấp tín dụng luôn tăng trưởng. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi ngân hàng cần phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đã đạt được trong các năm qua đồng thời mở rộng được doanh số cho vay trong các năm tới. 2.2. Phân tích doanh số thu nợ Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro , đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay 34 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá , kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. 2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Ta có số liệu về doanh số theo thành phần kinh tế tại NHCT_AG như sau: Bảng 6: Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh Doanh Doanh Tuyệt Tương Tuyệt Tương % % % số số số đối đối(%) đối đối(%) Quốc doanh 351.324 60,7 345.069 55,5 490.020 58,55 -6.255 -1,78 144.951 42 Ngoài quốc doanh 227.715 39,3 276.793 44,5 346.841 41,45 49.078 21,55 70.048 25,31 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đ ồng 836.861 621.862 579.039 490.020 351.324 346.841 345.069 276.793 227.715 Nă m 2001 2002 2003 Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng Đồ thị 5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 35 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh qua 3 năm đạt được kết quả khả quan. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 621.862 triệu đồng tăng 42.824 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 7,4%; còn năm 2003 đạt 836.861 triệu đồng tăng 214.999 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 34,57%. Doanh số thu nợ khu vực quốc doanh Doanh số thu nợ ở khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể như sau: - Năm 2001: thu được 351.324 triệu đồng chiếm 60,67% / tổng doanh số thu nợ. - Năm 2002: thu được 345.069 triệu đồng chiếm 55,49% / tổng doanh số thu nợ. - Năm 2003: thu được 490.020 triệu đồng chiếm 58,55% / tổng doanh số thu nợ. Về chênh lệch doanh số thu nợ giữa các năm: năm 2002 giảm 6.255 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 1,78%; năm 2003 tăng 144.951 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 42%. Trong năm 2002 doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể. Nhưng đến năm 2003 doanh số thu nợ lại tăng lên đến 42% cho thấy trong năm này một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng từ đó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn, doanh số thu nợ tăng lên đáng kể. Doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Trong thời gian qua nhờ tích cực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 227.715 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợ đạt 276.793 triệu đồng tăng 49.078 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 21,55%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợ đạt 346.841 triệu đồng tăng 70.048 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 25,31%. Đây là khu vực bao gồm các đơn vị, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, trình độ 36 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG quản lý, quy mô và công nghệ ngày được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể. Qua phân tích tình hình thu nợ của NHCT_AG, trong 3 năm qua doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh là khá tốt, các doanh nghiệp thực hiện trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong công tác thu nợ chi nhánh cần tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt là các hộ nông dân và hộ kinh doanh cá thể, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợ đối những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay tiếp những khách hàng có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ. 2.2.2. Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thể loại cho vay như sau: Bảng 7: Doanh Số Thu Nợ Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh Doanh Doanh Tuyệt Tương Tuyệt Tương % % % số số số đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 544.635 94,06 579.483 93,19 785.971 93,92 34.848 6,4 206.488 35,63 Trung-dài hạn 34.404 5,94 42.379 6,81 50.890 6,08 7.975 23,18 8.511 20,08 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 37 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Triệu đ ồng 785.971 Ngắn hạn 579.483 544.635 Trung-dài hạn 50.890 42.379 34.404 Nă m 2001 2002 2003 Đồ thị 6: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay Doanh số thu nợ ngắn hạn Tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả đáng kể trong thời gian qua. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 544.635 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợ đạt 579.483 triệu đồng tăng 34.848 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 6,4%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợ đạt 785.971 triệu đồng tăng 206.488 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 35,63%. Có được kết quả này là do trong 2 năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như: gạo, rau quả đông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, may mặc,… tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Doanh số thu nợ trung-dài hạn Doanh số thu nợ trung-dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2002 doanh số thu nợ đạt 42.379 triệu đồng tăng 7.975 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,18%; đến năm 2003 doanh số thu nợ đạt 50.890 triệu đồng tăng 8.511 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 20,08%. Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay. 38 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định. Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng. 2.3. Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. 2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế Chi nhánh NHCT_AG mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng, kết quả dư nợ qua 3 năm như sau: 39 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 8: Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % đối đối(%) đối đối(%) Quốc doanh 146.251 40,18 212.788 44,17 277.195 45,57 66.537 45,5 64.407 30,27 Ngoài quốc doanh 217.697 59,82 268.995 55,83 331.125 54,43 51.298 23,56 62.130 23,1 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đồng 608. 320 481. 783 363. 948 331. 125 277. 195 268. 995 217. 697 212. 788 146. 251 Năm 2001 2002 2003 Quốc doanh Ngoài quốc doanh T ổng c ộng Đồ thị 7: Dư nợ theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2002 dư nợ đạt 481.783 triệu đồng tăng 117.835 triệu đồng so với cùng kỳ, tốc độ tăng 32,28%; bước sang năm 2003 dư nợ đạt 608.320 triệu đồng tăng 126.537 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 26,26%. Từ sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, cho thấy trong thời gian này ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới. Dư nợ ở khu vực quốc doanh Năm 2001 dư nợ đạt 146.251 triệu đồng; năm 2002 dư nợ đạt 212.788 triệu đồng tăng 66.537 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 45,5%; đến năm 2003 dư nợ đạt 40 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 277.195 triệu đồng tăng 64.407 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 30,27%. Đối với khu vực này thì lượng khách hàng tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ ở khu vực này đều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất và thay đổi trang thiết bị của các doanh nghiệp này ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay và duy trì mức dư nợ tương đối cao ở khu vực này. Dư nợ ở khu vực ngoài quốc doanh Tình hình dư nợ ở khu vực này trong 3 năm qua như sau: năm 2001 dư nợ đạt 217.948 triệu đồng, năm 2002 dư nợ đạt 268.995 triệu đồng tăng 51.298 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,56%; còn dư nợ đến cuối 2003 là 331.125 triệu đồng tăng 62.130 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 23,1%. Trong những năm này chi nhánh thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợ đối với khu vực này cũng có chiều hướng tăng trưởng. 2.3.2. Dư nợ theo thể loại cho vay Bảng 9: Dư Nợ Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 284.054 78,05 373.514 77,53 501.048 82,37 89.460 31,49 127.534 34,14 Trung-dài hạn 79.894 21,95 108.269 22,47 107.272 17,63 28.375 35,52 -997 -0,92 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 41 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Triệu đ ồng 501.048 373.514 Ngắn hạn 284.054 Trung-dài hạn 108.269 107.272 79.894 2001 2002 2003 Nă m Đồ thị 8: Dư nợ theo thể loại cho vay Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Dư nợ ngắn hạn Năm 2001 đạt mức dư nợ là 284.054 triệu đồng; năm 2002 đạt mức dư nợ là 501.048 triệu đồng tăng 89.460 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng 31,49%. Bước sang năm 2003 đạt mức dư nợ 501.048 triệu đồng tăng 127.334 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 34,14%. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng và tài trợ thu mua lương thực. Dư nợ trung-dài hạn Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2001 là 79.894 đồng; năm 2002 mức dư nợ là 108.269 triệu đồng tăng 28.375 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng là 35,52%; dư nợ vào cuối năm 2003 là 107.272 triệu đồng giảm 997 triệu đồng so với đầu năm hay giảm 0,92%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong năm 2002 dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng rất cao trong khi doanh số thu nợ ít hơn nhiều so 42 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG với doanh số cho vay, còn năm 2003 doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng nên dư nợ có chiều hướng giảm xuống. Dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng tiêu dùng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT_AG vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. 2.4. Tình hình nợ quá hạn Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT_AG 3 năm qua như sau: 43 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
- GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn ĐVT: triệu đồng 2002/2001 2003/2001 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Quốc doanh 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Ngắn hạn 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Trung-dài hạn 0 0 0 0 _ 0 _ Ngoài quốc doanh 7.371 6.337 3.293 -1.034 -14,03 -3.044 48,04 Ngắn hạn 7.035 5.298 3.019 -1.737 -24,69 -2.279 -43,02 Trung-dài hạn 336 1.039 274 703 209,23 -765 -73,63 Tổng cộng 7.371 35.122 29.736 27.751 376,49 -5.386 -15,34 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG Triệu đồng 35. 122 29. 736 28. 785 26. 443 7. 371371 7. 6. 337 3. 293 0 Năm 2001 2002 2003 Quốc doanh Ngoài quốc doanh T ổng c ộng Đồ thị 9: Tình hình nợ quá hạn Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT_AG có biến động lớn. Cụ thể như sau: - Năm 2001 nợ quá hạn là 7.371 triệu đồng trong đó khu vực quốc doanh không phát sinh nợ quá hạn mà chỉ phát sinh ở khu vực ngoài quốc doanh mà chủ yếu là nợ quá hạn của các hộ nông dân, cá thể. - Năm 2002 nợ quá hạn là 35.122 triệu đồng tăng 27.751 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng 376,49%, nợ quá hạn trong năm này tập trung lớn ở khu vực quốc doanh. Trong đó: Nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang là 28.785 triệu đồng. Vậy nợ quá hạn trong năm này ở khu vực quốc doanh chỉ phát sinh ở đơn vị này. 44 SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
41 p | 864 | 584
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
43 p | 307 | 106
-
Luận văn : Hoạt động tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay
41 p | 242 | 83
-
Luận văn tài chính doanh nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
65 p | 363 | 81
-
Luận văn: Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
82 p | 201 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần miền Tây
96 p | 206 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng
94 p | 164 | 40
-
Luận văn: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ
74 p | 140 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
108 p | 41 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
98 p | 65 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quãng Ngãi
116 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
24 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dương Đông
115 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với các hộ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tân Phú đến năm 2015
92 p | 44 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng
122 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội
78 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý: Nâng cao chất lượng thẩm định sự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy
143 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn