intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh”

Chia sẻ: Minh Tuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

68
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, nhất là quy luật cạnh tranh. Do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải có những phương án tối ưu nhằm thoả mãn mục tiêu sản xuất kinh doanh là đem lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng rất nhiều phương án....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh”

  1. Luận văn: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh” 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, nhất là quy luật cạnh tranh. Do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải có những phương án tối ưu nhằm thoả mãn mục tiêu sản xuất kinh doanh là đem lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng rất nhiều phương án. Một trong những phương án nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Để phương án tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý các chi phí một cách chặt chẽ, tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác. Đây là yêu cầu cần thiết và là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Xét thấy vai trò của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, nên em đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh” làm đề tài cho bài luận văn của mình. Bài luận văn gồm có ba chương: Chương I. Lý luận chung về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh. Chương III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh. 2
  3. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau: a. Phân loại chi phí sản xuất (CPSX) theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này có thể chia chi phí sản xuất thành 5 loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu (NVL): gồm các NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu... mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm thực hiện trong kỳ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích trong kỳ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả do mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3
  4. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho phép hiểu rõ cơ cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, huy động vốn, sử dụng vốn. b. Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): bao gồm chi phí về các loại NVL chính(kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ thoe quy định. - Chi phí sản xuất chung (SXC): là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm các yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động. Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX được chia thành: - Chi phí thay đổi: là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động trong kỳ như chi phí NVLTT, tiền công trả theo sản phẩm... - Chi phí cố định: là những chi phí không có sự thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. Tính cố định của chi phí cần được hiểu ở góc độ “tương đối” bởi vì khi có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi về chi phí cố định. Chi phí cố định có đặc điểm là tổng chi phí thì “không thay đổi” nhưng chi phí cố định tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. (Chi phí cố định được chia thành: chi phí cố định tuyệt đối, Chi phí cố định tương đối (cấp bậc), Chi phí cố định tuỳ ý). 4
  5. - Chi phí hỗn hợp: là chi phí mang tính chất hỗn hợp vừa là chi phí cố định vừa là chi phí thay đổi. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn trong sự phát triển kinh doanh của đơn vị. d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quy trình công nghệ sản xuất, toàn bộ CPSX được chia thành: - Chi phí cơ bản: là chi phí có mối quan hệ trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chi phí chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại sản phẩm nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ. e. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí (một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất...) - Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Do vậy cần phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. * Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý CPSX, giá thành sản phẩm, đặc biệt phục vụ cho kế toán quản trị, người ta còn chia CPSX thành: + Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. 5
  6. + Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch và chi phí chìm. 2. Khái niệm giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh chất lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, việc thực hiện các giải pháp để hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm và có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm a. Phân loại giá thành theo theo thời điểm và cơ sở số liệu tính Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức có tác dụng giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn và việc thực hiện các giải pháp quản lý- kinh tế - kỹ thuật, đồng thời để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí. - Giá thành thực tế: được tính trên cơ sở số liệu về chi phí thực tế đã tập hợp trong kỳ và kết quả hoạt động đã thực hiện. Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp quản lý CPSX và giá thành sản phẩm, việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí là cơ sở để xác định kết quả lãi/ lỗ của doanh nghiệp. b. Phân loại theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành: - Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được chia thành: + Giá thành sản xuất theo biến phí (giá thành toàn bộ): đây là loại giá thành chỉ bao gồm các biến phí sản xuất (biến phí NVLTT, biến phí NCTT, biến phí SXC). 6
  7. Loại giá thành này là cơ sở để xác định phần lãi trên biến phí phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. + Giá thành sản xuất có phân bổ chi phí cố định: được tính trên cơ sở toàn bộ biến phí sản xuất (trực tiếp và gián tiếp) cộng thêm phần định phí phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế. Giá thành sản xuất của sản phẩm được tính như sau: Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ - Giá thành toàn bộ (còn gọi là giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ): là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ được tính theo công thức sau: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản + Chi phí quản lý - Chi phí bán của sản phẩm xuất của sản phẩm doanh nghiệp hàng 3. Mối quan hệ và sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm * Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau: CPSX là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. * Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. - Xét về mặt bản chất: CPSX là lượng hao phí lao động chi ra để tạo ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm là lượng hao phí lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Về mặt nội dung: giá thành sản phẩm chính là các khoản mục CPSX đã được tập hợp và tính cho số lượng, chủng loại sản phẩm. - Về mặt phạm vi: CPSX được giới hạn trong một thời kỳ nhất định mà không cần biết nó chi phí cho sản xuất sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm giới hạn bởi một khối lượng về một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành. - Về mặt lượng: tổng giá thành sản phẩm và tổng CPSX thường không thống nhất vì có tính đến chi phí sản xuất dở dang: 7
  8. Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Xét về mặt công tác kế toán, thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và kế toán tính giá thành sản phẩm là 2 bước công việc kế tiếp nhau. Việc tính giá thành sản phẩm chỉ được thực hiện khi toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ hoàn thành. PHẦN II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX dựa vào: đặc điểm sản xuất; đặc điểm quy trình công nghệ; mục đích, công dụng của chi phí với quá trình sản xuất; yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể là: từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay toàn doanh nghiệp; từng nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết của sản phẩm; từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình công nghệ; nhóm sản phẩm; đơn đặt hàng; từng công trình, hạng mục, công trình... 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) Chi phí NVLTT bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Việc tập hợp chi phí này vào các đối tượng chịu chi phí có thể theo 1 trong 2 phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: đối với chi phí NVLTT chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp gián tiếp: đối với trường hợp chi phí NVLTT liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Trong trường hợp này, việc tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT được tiến hành như sau: + Tập hợp chi phí NVLTT. 8
  9. + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ rồi xác định số chi phí NVLTT phân bổ cho từng đối tượng: Chi phí vật liệu phân bổ = Tổng chi phí vật liệu Tỷ lệ ( hệ số phân bổ) cho từng đối tượng i x cần phân bổ Tỷ lệ (hệ số phân bổ) = Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Có thể chọn các tiêu thức phân bổ khác: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng lao động... Chi phí NVLTT được tính như sau: Chi phí NVLTT = Trị giá NVL + Trị giá NVL - Trị giá NVL tiêu hao trong kỳ xuất dùng trong kỳ còn lại đầu kỳ còn lại cuối kỳ Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 621 có kết cầu như sau: Bên Nợ: Giá thực tế của NVLTT xuất dùng để sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: Giá trị NVL xuất dùng không hết; trị giá phế liệu thu hồi Kết chuyển CPNVLTT thực tế đã sử dụng vào các đối tượng chịu chi phí. Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 1) 2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân sản xuất. Chi phí về tiền lương, tiền công được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương thời gian hay lương theo sản phẩm. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí NCTT căn cứ vào tổng số lương công nhân sản xuất trực tiếp và tỷ lệ trích theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Đối với khoản chi phí NCTT, việc tập hợp và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí cũng được tiến hành tương tự như đối với chi phí NVLTT. Trường hợp chi 9
  10. phí NCTT phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, khối lượng hoạt động, sản phẩm hoàn thành... Việc tập hợp và phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng được thực hiện trên TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 có kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Bên Có: Kết chuyển và phân bổ chi phí NCTT vào các đối tượng chịu chi phí. Quá trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Phục lục 2) 2.3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (SXC) Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Chi phí SXC gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau: chi phí về tiền công, vật liệu, CCDC, chi phí về khấu hao TSCĐ... Chi phí sản xuất chung cần được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ TK 627: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có TK 627: Kết chuyển và phân bổ CP SXC cho các đối tượng chịu chi phí TK 627 được mở thành 6 tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6272: Chi phí vật liệu. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Quá trình kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (Phụ lục 3) 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp CPSX sau khi được tập hợp theo từng khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC được kết chuyển và tập hợp CPSX theo từng đối tượng chịu 10
  11. chi phí về cả ba khoản mục chi phí nêu trên để phục vụ cho việc đánh giá SPLD cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào phương pháp hàng tồn kho mà CPSX toàn doanh nghiệp được tập hợp theo một trong hai cách sau: * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng TK154 “Chi phí SXKD dở dang” để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. TK154 có kết cấu: Bên Nợ: Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Bên Có: - Số ghi giảm giá thành - Giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. TK 154 được mở chi tiết theo dõi cho từng đối tượng tập hợp CPSX. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Phụ lục 4) * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này kế toán sử dụng TK631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 631 như sau: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá SPLD đầu kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Bên Có: - Kết chuyển trị giá SPLD cuối kỳ - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động SXKD, các doanh nghiệp có thể mở TK631 “Giá thành sản xuất” chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí như đối với TK154. Sơ đồ khái quát kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp này (Phụ lục 5) 3. Đối tượng, kỳ tính và phương pháp tính giá thành sản phẩm 3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm * Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. 11
  12. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm và tính chất sản phẩm, nửa thành phẩm cũng như yêu cầu, trình độ quản lý và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. * Kỳ tính giá thành: Là kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng đã xác định. Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay sản xuất theo đơn đặt hàng có chu kỳ sản xuất dài và sản phẩm chỉ sản xuất hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành. 3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm * Phương pháp tính trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này giá thành được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã được tập hợp trong kỳ và giá trị SPLD đầu và cuối kỳ. Giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ * Phương pháp hệ số: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại NVL nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau ( DN mía đường, xăng dầu...) Phương pháp này tiến hành như sau: - Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. Tổng sản lượng quy đổi = Tổng sản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: 12
  13. Hệ số phân bổ SP i = Sản lượng quy đổi SP i Tổng sản lượng quy đổi - Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục): Tổng giá thành SPi = ( SPLDđầu kỳ + SPLDtrong kỳ – SPLD cuối kỳ) x Hệ số phân bổ SPi * Phương pháp tỷ lệ: áp dụng đối với sản phẩm sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng các quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch, định mức của sản phẩm sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm: Tỷ lệ giá thành = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ (Theo từng khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ * Ngoài ra tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động SXKD mà các doanh nghiệp cụ thể lựa chọn một trong các phương pháp sau: - Phương pháp phân bước: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng. - Phương pháp định mức: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống định mức, dự toán chi phí tiên tiến. 13
  14. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH 1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty Công ty Cổ phần Chè Kim Anh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành Chè Việt Nam, đã có bề dày trên 40 năm hình thành và phát triển. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập và là một thành viên thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam. Công ty Cổ phần Chè Kim Anh tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được hình thành trên cơ sở hai nhà máy là nhà máy Chè Kim Anh (năm 1960) và nhà máy Chè Vĩnh Long (năm 1959) trước đây theo quyết định của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ngày 15/05/1980. Sau một vài lần chuyển đổi sau đó, nhà máy chè Kim Anh chính thức trở thành Công ty Chè Kim Anh và là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam vào ngày 18/2/1995. Từ năm 1995 đến năm 1999, Công ty đã đạt được những bước tiến đáng kể, dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Năm 1999, nhà nước chủ trương tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Công ty Chè Kim Anh là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ/BNN-TCCB chính thức chuyển công ty Chè Kim Anh từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty Cổ phần. Công ty Cổ phần Chè Kim Anh có vốn điều lệ là 9.2 tỷ đồng được chia thành 9200 cổ phần trong đó tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm là 30%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48% và bán cho đối tượng bên ngoài là 22%. Cổ phần hoá thực sự là bước chuyển lớn trong lịch sử phát triển của công ty, làm thay đổi hình thức sở hữu, chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu 14
  15. do người lao động trong công ty được làm chủ. Tất cả đều chung mục đích là làm cho công ty ngày càng lớn mạnh và đời sống của người lao động được nâng cao. 2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý của công ty 2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất Công ty có quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn ngày, sản xuất với khối lượng lớn, khép kín từ sơ chế đến đóng gói và nhập kho thành phẩm. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất được mô tả cụ thể hơn ( trong Phụ lục 6). 2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu để phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của một công ty cổ phần. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Chè Kim Anh được mô tả (trong Phụ lục 7). 3. Quy trình sản xuất và chế biến chè: Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là chè búp tươi do các xí nghiệp thành viên thu mua, chọn lọc và sơ chế. Sau đó những nguyên liệu này được bảo quản, vận chuyển đem về công ty để tạo ra chè thành phẩm. Quá trình sản xuất và chế biến được thực hiện qua các bước được miêu tả tổng quan (trong Phụ lục 8). 4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 4.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin kế toán, công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung với một phòng kế toán trung tâm và các nhân viên thống kê ở các bộ phận trực thuộc. Tại phòng kế toán trung tâm, toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến lập báo cáo, phân tích các hoạt động kinh tế phát sinh và kiểm tra kế toán toàn đơn vị đều được thực hiện kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Tại những bộ phận trực thuộc công ty, nhân viên thống kê tại các phân xưởng và các bộ phận kho chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập NVL, xuất trả khách hàng đến theo dõi năng suất lao động của công nhân. 15
  16. Dựa vào đặc điểm tình hình sản xuất cũng như điều kiện của công ty, phương pháp kế toán và hình thức sổ sách kế toán được sử dụng như sau: + Hệ thống sổ sách kế toán: theo hình thức Nhật ký- Chứng từ . + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. + Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. * Chế độ kế toán: công ty áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 1141/TC/QĐKT ngày 1/11/1995. Hệ thống sổ sách của công ty gồm: các chứng từ gốc (phiếu xuất, nhập, bảng theo dõi), Bảng phân bổ, các Sổ chi tiết, Sổ Cái TK, Bảng kê, Nhật ký chứng từ. Để đảm bảo chủ trương cơ giới hoá hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, hiện nay, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán riêng biệt phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty khiến cho công tác kế toán trong toàn thể đơn vị được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chính xác, cập nhật thường xuyên hơn, giấy tờ sổ sách không còn phức tạp và tránh được nhiều sai sót như trước đây. 4.2. Sơ dồ tổ chức kế toán tại công ty Xuất phát từ tình hình thực tế của của công ty, từ yêu cầu quản lý và trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, biên chế nhân sự của phòng kế toán gồm có năm người: 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Hoạt động của bộ máy kế toán được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Công việc kế toán được tổ chức theo hình thức ghép việc, mỗi nhân viên được phụ trách nhiều phần hành kế toán. Cụ thể được mô tả trong sơ đồ Tổ chức kế toán (Phụ lục 9). 5. Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được trong 2 năm vừa qua Công ty Cổ phần Chè Kim Anh đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Thương hiệu Chè Kim Anh trong những năm gần đây luôn được đánh giá là một trong 50 thương hiệu hàng đầu Việt 16
  17. Nam đáp ứng được những chỉ tiêu chất lượng của nhà nước cũng như trong lòng người tiêu dùng. Để có được những thành công trên, công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị mới, dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, đầu tư nhà xưởng, thiết bị phục vụ cho quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên, cán bộ quản lý trong toàn đơn vị. Sự phấn đấu nỗ lực của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế đạt được trong 2 năm vừa qua như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và 20.120.654.313 22.545.809.695 2.425.155.380 12,05 cung cấp DV Các khoản giảm trừ doanh 352.053.399 339.107.500 (12.945.899) (3,68) thu: + Giảm giá hàng bán 15.743.879 5.022.500 + Hàng bán bị trả lại 336.309.502 334.085.000 Doanh thu thuần về bán 19.768.600.914 22.206.702.195 2.438.101.280 12,33 hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 15.850.626.955 18.247.969.426 2.397.342.470 15,12 LN gộp về bán hàng và 3.917.973.960 3.958.732.770 40.758.810 1,04 cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài 0 0 0 0 chính Chi phí tài chính (lãi vay 1.129.448.269 1.371.428.860 241.980.591 21,42 phải trả) Chi phí bán hàng 1.252.205.402 925.771.482 (326.433.920) (26,1) Chi phí QLDN 1.140.265.742 1.109.241.848 (31.023.894) (2,72) LN thuần từ hoạt động 396.054.547 552.290.580 156.236.033 39,45 kinh doanh Lơi nhuận khác 0 0 0 0 Tổng lợi nhuận trước thuế 396.054.547 552.290.580 156.236.033 39,45 Thuế TNDN phải nộp 110.895.273 154.641.362 43.746.089 39,45 17
  18. Lợi nhuận sau thuế 285.159.274 397.649.218 112.489.944 39,45 ( Nguồn: theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 công ty cổ phần Chè Kim Anh) PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công ty Cổ phần Chè Kim Anh xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất dựa trên cơ sở đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu quản lý của toàn đơn vị. Dựa vào những đặc điểm trên, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí như sau: - Đối với những chi phí tập hợp trực tiếp được: thì đối tượng tập hợp là từng loại sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí vật liệu phụ trực tiếp. - Đối với những chi phí không tập hợp trực tiếp được cho từng loại sản phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện thường xuyên và tập hợp riêng cho từng tháng. 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 2.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc thù sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu của công ty bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: gồm các loại chè như chè xanh, chè BTP xanh, chè xanh Tân Cương, chè xanh Bát Tiên, chè CTC… 18
  19. + Nguyên vật liệu phụ: gồm các loại nhãn chè các loại (Sen 8g, Sen 20g, Nhài 20g…) và các loại hộp, túi, dây chun, băng keo… + Nhiên liệu: ga, than cám… Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng loại chè nên việc phân bổ chi phí này căn cứ vào báo cáo thực tế lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất của từng loại sản phẩm, tức là dùng phương pháp phân bổ trực tiếp. Do công ty tiến hành sản xuất chè trên dây chuyền tự động và bán tự động nên định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu là tương đối ổn định. Vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất, phòng kỹ thuật căn cứ vào định mức công nghệ cho mỗi sản phẩm và số lượng kế hoạch sản xuất để tính lượng nguyên vật liệu cần thiết. Lượng tiêu hao mỗi loại vật liệu được xác định theo công thức: Lượng vật liệu(i)cần = Định mức vật liệu(i) cần x Số lượng kế hoạch sản xuất sản phẩm(j) cho sản xuất sản phẩm(j) Đến kỳ sản xuất, thủ kho căn cứ vào lượng tiêu hao nguyên vật liệu đã được tính toán để viết phiếu xuất kho cho sản xuất sản phẩm. Phiếu xuất kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng. Sau khi ghi vào thẻ kho, phiếu xuất kho được thủ kho chuyển lên phòng tài vụ để thực hiện ghi sổ theo chỉ tiêu số lượng và giá trị vào cuối tháng. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị vật liệu thực tế = Số lượng vật liệu x Giá đơn vị bình quân xuất dùng xuất dùng nguyên vật liệu xuất dùng Trong đó: Giá đơn vị bình quân Trị giá mua thực tế + Trị giá mua thực tế nguyên liệu, vật liệu NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ xuất dùng Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập đầu kỳ trong kỳ Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2007, kế hoạch là sản xuất ra 400kg chè Nhài 20g. Căn cứ vào chỉ tiêu này, thủ kho đã cho xuất kho 400kg nguyên liệu chính BTP 19
  20. chè xanh ướp nhài (X-SH11) để sản xuất ra 400 kg chè Nhài 20g với đơn giá bình quân được kế toán tính toán là 32.020,52đ/kg , giá thực tế NVL chính xuất dùng là: Giá thực tế của 400kg BTP = 400 x 32.020, 52 = 12.808.208 (đồng) chè xanh ướp nhài xuất dùng Phiếu xuất kho (xem Phụ lục 10) Định mức vật liệu cần cho sản xuất chè Nhài 20g được công ty quy định: Chè Nhài 20g Đơn vị tính Định mức/ 1tấn SP Nhãn BOP 20g Cái 50.000 Túi PE bảo quản (200g) Túi 5.000 Hộp cát tông bảo quản (10kg) Hộp 100 Băng dính 5cm Cuộn 2,5 Dựa vào công thức Lượng vật liệu cần cho sản xuất sản phẩm, ta tính toán được Lượng vật liệu phụ cần dùng để sản xuất 400kg Chè Nhài 20g: Vật liệu cần dùng (Chè Nhài20g) Số lượng (400kg) Nhãn BOP 20g 400kgx50.000/1tấn =20.000 (cái) Túi PE bảo quản 400kgx5.000/1tấn =2.000 (túi) ( xấp xỉ 16kg) Hộp cát tông bảo quản (10kg) 400kgx 100/1tấn = 40 (hộp) Băng dính 5cm 400kgx 2,5/1tấn = 1 (cuộn) Giá thực tế của vật liệu xuất dùng cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Căn cứ vào bảng kê phiếu xuất vật liệu (xem Phụ lục 11) trị giá vật liệu cần sản xuất 400kg chè Nhài 20g: 3.688.195 đồng Nhãn BOP 20g = 20.000 x 154đ/cái = 3.080.000 (đồng) Túi PE bảo quản = 16kg x 25.099đ/kg = 401.584 (đồng) Hộp các tông = 40 x 4.958đ/hộp = 198.320 (đồng) Băn dính 5cm = 1 x 8.291 đ/cuộn = 8.291 (đồng) Thực tế trong tháng 3/2007 tại công ty cổ phần Chè Kim Anh đã xuất NVL để sản xuất ra các loại chè khác nhau như: chè sâm50g, chè gừng50g, chè Nhài50g, chè Sen5g và chè Nhài20g…. số lượng kế hoạch sản phẩm hoàn thành trong tháng là 65585,98kg. Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho các sản phẩm trong tháng là: 217.239.730 đ. Theo bảng phân bổ nguyên vật liệu (xem Phụ lục 12), chi phí NVL trực tiếp được kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TK 621 (xem Phụ lục 13) , kế toán định khoản: Nợ TK 621 : 217.239.730 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2