Luận văn: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
lượt xem 51
download
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------ NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Ngọc Hùng Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 .MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................4 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................8 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 11 2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................................... 12 3. Giới hạn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------ NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Ngọc Hùng Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................4 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................8 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 11 2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................................... 12 3. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 13 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:................................................................ 13 4.2. Phương pháp điều traxã hội học bằng phiếu hỏi:........................................ 13 4.4. Qui trình phân tích dữ liệu:......................................................................... 13 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................................................... 14 5.1. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................... 14 5.2. Giả thuyết nghiên cứu:............................................................................... 14 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................... 15 6.1. Khách thể nghiên cứu: ................................................................................ 15 6.2. Đối tượng nghiên cứu : ............................................................................... 15 7. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 16 7.1. Không gian nghiên cứu:.............................................................................. 16 7.2. Thời gian nghiên cứu:................................................................................. 16 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN .............................................. 17 1.1. Cơ sở lý luận: ................................................................................................. 17 1.1.1. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó: ................................... 17 1.1.2. Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT .......................................................................................................................... 19 1.1.3. Các khái niệm công cụ:............................................................................ 27 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:......................................... 29 1
- 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới: ................................................................... 29 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:.................................................................... 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 36 2.1. Giới thiệu: ...................................................................................................... 36 2.2. Cơ sở lý thuyết: .............................................................................................. 36 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu:.............................................................................. 39 2.4. Mô hình lý thuyết của đề tài:.......................................................................... 43 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ....................................... 44 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: ....................................................................... 44 3.2. Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo:......................................................... 45 3.3. Phân tích và đánh giá thang đo: ...................................................................... 47 3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ............. 47 3.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: ................................................................ 51 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT.............................................. 56 4.1. Mô tả mẫu: ..................................................................................................... 56 4.2. Thống kê mô tả:.............................................................................................. 58 4.3. Phân tích phương sai (ANOVA): .................................................................... 60 4.3.1. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân:.............................................................. 60 4.3.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm gia đình: ............................................................. 68 4.4. Phân tích hồi quy và Kiểm định sự phù hợp của mô hình:............................... 71 4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: ............................................................. 76 4.5.1. Giả thuyết H1: ......................................................................................... 77 4.5.2. Giả thuyết H2: ......................................................................................... 78 4.5.3. Giả thuyết H3: ......................................................................................... 79 4.5.4. Giả thuyết H4: ......................................................................................... 80 4.5.5. Giả thuyết H5: ......................................................................................... 81 4.5.6. Giả thuyết H6: ......................................................................................... 82 4.5.7. Giả thuyết H7: ......................................................................................... 83 4.5.8. Giả thuyết H8: ......................................................................................... 84 2
- 4.6. Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT: ........................................................................ 86 KẾT LUẬN........................................................................................................... 88 1. Kết luận:............................................................................................................ 88 2. Hạn chế của nghiên cứu và khuyến nghị: ........................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 90 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 93 Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN....................................... 93 Phụ lục 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): ......................................... 98 Phụ lục 3: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha:................................................... 100 Phụ lục 4: Kết quả Phân tích sâu Anova theo đơn vị trường THPT:..................... 102 Phụ lục 5: Kết quả phân tích sâu Anova theo học lực: ......................................... 105 Phụ lục 6: Kết quả phân tích sâu Anova theo nơi sinh trưởng: ............................. 107 Phụ lục 7: Kết quả phân tích Anova theo giới tính:.............................................. 109 Phụ lục 8: Kết quả phân tích Hồi qui: .................................................................. 110 3
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Phương Toàn Là học viên cao học lớp Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, khóa 2008 của Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Phương Toàn 4
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với GS.TS Lê Ngọc Hùng, Học viện Chính trị - Hành chánh Quốc Gia Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội; Ban Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, ĐHQG TPHCM đã tạo điều kiện để cho tôi có cơ hội được tiếp xúc và học tập những kiến thức mới về Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học vì đã cung cấp, chia sẻ những kiến thức quý báu về Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục cho tôi cũng như các học viên khác. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang, Ban Giám hiệu, thầy (cô) giáo và các em học sinh các trường THPT trong tỉnh đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra khảo sát và thực hiện luận văn. Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Vì luận văn được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Kính mong quý thầy (cô), nhà khoa học, các bạn học viên và những người quan tâm đóng góp ý kiến để tôi có thể làm tốt hơn trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới. 5
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CĐ Cao đẳng CNH Công nghiệp hoá CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học ĐHQG Đại học quốc gia GDHN Giáo dục hướng nghiệp HS Học sinh HĐH Hiện đại hóa KTX Ký túc xá M Mean (Trung bình) SD Độ lệch chuẩn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Mô hình các bước tiến hành ra một quyết định phức tạp (Kotler 2.1 37 và Fox) Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường ĐH của HS (D.W. 2.2 38 Chapman) 2.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài 43 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm 2010 3.1 45 phân theo khối thi 4.1 Biểu đồ thể hiện mẫu theo giới tính và nơi sinh trưởng 57 Biểu đồ thể hiện mức độ chắc chắn trong quyết định chọn trường 4.2 59 của học sinh 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá 72 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy 4.4 73 tuyến tính 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ của học sinh tỉnh Tiền Giang 2006 - 3.1 45 2010 3.2 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo 46 3.3 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 47 3.4 Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố 48 3.5 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 49 3.6 Kết quả phân tích Cronbach alpha 51 4.1 Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường 56 4.2 Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính và nơi sinh trưởng 57 4.3 Thống kê mô tả mẫu theo học lực và dự định sau khi TN THPT 58 Thống kê mô tả mẫu theo thời gian bắt đầu chọn trường và mức 4.4 59 độ chắc chắn trong chọn trường Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các 4.5 60 nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân Kết quả phân tích Anova theo đơn vị trường THPT yếu tố nỗ lực 4.6 61 giao tiếp của trường đại học Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo đơn vị trường THPT 4.7 62 yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường đại học Kết quả phân tích Anova theo đơn vị trường THPT yếu tố cơ hội 4.8 62 trúng tuyển Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo đơn vị trường THPT 4.9 63 yếu tố cơ hội trúng tuyển Kết quả phân tích Anova theo trình độ học lực yếu tố ảnh hưởng 4.10 64 của người thân Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo trình độ học lực yếu tố 4.11 64 ảnh hưởng của người thân 8
- Bảng Tên bảng Trang Kết quả phân tích Anova theo trình độ học lực yếu tố cơ hội 4.12 65 trúng tuyển. Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo trình độ học lực yếu tố 4.13 65 cơ hội trúng tuyển Kết quả phân tích Anova theo trình độ học lực yếu tố danh tiếng 4.14 66 trường ĐH Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo trình độ học lực yếu tố 4.15 66 danh tiếng trường đại học 4.16 Kết quả phân tích Anova theo giới tính 67 Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo giới tính yếu tố nỗ lực 4.17 67 giao tiếp của trường đại học Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các 4.18 68 nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm gia đình Kết quả phân tích Anova theo nơi sinh trưởng yếu tố ảnh hưởng 4.19 68 của người thân Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo nơi sinh trưởng yếu tố 4.20 69 ảnh hưởng của người thân Kết quả phân tích anova theo nơi sinh trưởng yếu tố đặc điểm 4.21 69 trường đại học Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo nơi sinh trưởng yếu tố 4.22 70 đặc điểm trường đại học 4.23 Kết quả kiểm định Spearman phần dư chuẩn hoá và 7 nhân tố 74 4.24 Kết quả hồi qui đa biến 75 4.25 Hệ số tương quan giữa các nhân tố trong mô hình hồi qui 76 4.26 Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố đặc điểm trường ĐH 77 4.27 Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố đặc điểm trường ĐH 77 Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố mức độ đa dạng và hấp dẫn 4.28 78 ngành đào tạo 9
- Bảng Tên bảng Trang Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố mức độ đa dạng và 4.29 78 hấp dẫn ngành đào tạo Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố khả năng đáp ứng sự mong 4.30 79 đợi sau khi ra trường Hệ thống thứ bậc các biến quan sát của yếu tố khả năng đáp ứng 4.31 79 sự mong đợi sau khi ra trường Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố những nỗ lực giao tiếp của 4.32 80 trường đại học. Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố nỗ lực giáo tiếp của 4.33 80 trường đại học Hệ số hồi qui riêng phần của nhân tố danh tiếng của trường đại 4.34 81 học 4.35 Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố danh tiếng trường ĐH 81 4.36 Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố cơ hội trúng tuyển 82 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát yếu tố cơ hội trúng 4.37 82 tuyển Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng 4.38 83 đến việc chọn trường đại học của học sinh Thống kê mô tả các biến quan sát yếu tố ảnh hưởng của người 4.39 83 thân Thống kê mô tả các biến quan sát yếu tố tương thích đặc điểm cá 4.40 84 nhân 10
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Một cuộc sống tương lai đầy hấp dẫn, lý thú song cũng đầy bí ẩn và khó khăn đang chờ đợi các em. Khác với thiếu niên, thanh niên học sinh có sự chuẩn bị về tâm thế nên suy nghĩ của các em chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề, quyết định đường đời của học sinh THPT không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng… Vì vậy, câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?” khiến nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4], tính đến tháng 9 năm 2009 cả nước có 376 trường ĐH và CĐ, trong đó có 150 trường ĐH và 226 trường CĐ. Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường CĐ hoặc ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào. Theo thống kê gần đây hàng năm có trên 1,1 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường ĐH và 300.000 thí sinh dự thi vào Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả Cao đẳng và Đại học là 500.000 thí sinh. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Hầu hết các em có mơ ước vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu) trong khi xã hội đang cần rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề. Các em có kỳ vọng quá cao vào một số nghề nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế thường làm các em thất vọng. Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu nghề định chọn thì sớm muộn sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân, tạo sự hẫng hụt, bi quan chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Thực tế cho thấy, không phải bao giờ nam nữ thanh niên cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn đề chọn nghề của mình. Theo E.A.Klimốp có thể có hai nguyên nhân chính dẫn đến chọn nghề không phù hợp: 11
- - Thứ nhất, do cá nhân có thái độ không đúng với các tình huống khác nhau của việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên bảo của người đi trước…) Những thành kiến và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích nghề… mới chỉ là bề ngoài, cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểu được nghề đó. - Thứ hai, cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó. Có thể do sự đồng nhất môn học với nghề, không hiểu hết năng lực của bản thân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân, không hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề. Việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có sự hướng dẫn để các em khi chọn nghề, chọn trường biết kết hợp một cách lý tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội. Vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu "Khảo sát những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích: - Xác định, và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. - Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong quyết định lựa chọn lựa chọn trường dự thi trong kỳ thi ĐH, CĐ. Để đạt được mục đích đặt ra, nghiên cứu đã tập trung vào các nhiệm vụ sau: 12
- - Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu của đề tài. - Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT. - Phân tích sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh khác nhau về đặc điểm cá nhân và gia đình. 3. Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài. 4.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. 4.4. Qui trình phân tích dữ liệu: 13
- - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến. - Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha. - Thống kê mô tả. - Phân tích phương sai Anova để xác định sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đến quyết định chọn trường. - Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường của học sinh - Kiểm định các giả thuyết theo mô hình nghiên cứu của đề tài. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào tác động đến quyết định chọn trường ĐH, CĐ của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong kỳ thi tuyển sinh hàng năm? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết H1: Đặc điểm của trường đại học, cao đẳng càng tốt, xu hướng chọn trường đó càng cao. - Giả thuyết H2: Trường đại học, cao đẳng có ngành học đa dạng, hấp dẫn cao hơn các trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn. - Giả thuyết H3: Trường đại học, cao đẳng đáp ứng sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn. - Giả thuyết H4: Trường đại học, cao đẳng nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh đến học sinh càng nhiều, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn. - Giả thuyết H5: Trường đại học, cao đẳng có danh tiếng, thương hiệu càng cao, học sinh sẽ chọn trường đó càng nhiều. 14
- - Giả thuyết H6: Trường đại học, cao đẳng có điểm tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển càng cao, học sinh chọn trường đó càng nhiều. - Giả thuyết H7: Sự định hướng của các thân nhân học sinh về việc dự thi vào một trường đại học, cao đẳng nào đó càng lớn, xu hướng chọn trường đó của học sinh càng cao. - Giả thuyết H8: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 6.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 6.2. Đối tượng nghiên cứu : Các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tổng thể: Khách thể nghiên cứu lý tưởng là các học sinh lớp 12 THPT trong toàn quốc. Tuy nhiên, thời gian và điều kiện khó có thể tiến hành với một tập hợp đối tượng tổng quát như vậy. Nhóm đối tượng phù hợp được dùng trong nghiên cứu này sẽ là các học sinh lớp 12 THPT của tỉnh Tiền Giang. Qui mô tổng thể khoảng 12.000 học sinh thuộc 34 trường THPT trong tỉnh. Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên học sinh lớp 12 THPT của tỉnh Tiền Giang, bao gồm cả học sinh ở thành phố Mỹ Tho, thị trấn các huyện và học sinh nông thôn. Cách chọn mẫu lý tưởng là lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách lập danh sách tất cả học sinh lớp 12 trong tỉnh và dùng các con số ngẫu nhiên để lựa chọn học sinh làm mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian nên sẽ có một số điều chỉnh bằng cách lấy mẫu theo hai giai đoạn: 15
- - Chia các trường THPT thành 4 nhóm : Nhóm các trường THPT trên địa bàn thành phố Mỹ Tho; nhóm các trường ở thị xã Gò Công; nhóm các trường ở thị trấn; nhóm các trường ở nông thôn. Tiến hành chọn 8 trường THPT đại diện cho 4 nhóm, sau đó khảo sát mỗi trường 50 đến 100 học sinh, tổng số mẫu được chọn để khảo sát khoảng 450 học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. + Bước 1: Sử dụng danh sách học sinh lớp 12 được xếp theo thứ tự a, b, c gọi là danh sách tổng thể. + Bước 2: Lấy tổng số học sinh có tên trong danh sách chia cho 50 (hoặc 100) để xác định bước chọn k. Bước chọn k sẽ là khoảng cách trên danh sách các phần tử được chọn. N k= 50(100) Trong đó: N là tổng số học sinh trong danh sách tổng thể + Bước 3: Trên danh sách tổng thể cứ một khoảng cách k đơn vị, chúng tôi chọn một học sinh để khảo sát. 7. Phạm vi nghiên cứu: 7.1. Không gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, cụ thể là 8 trường THPT : 1. Trường THPT Chuyên Tiền Giang, thành phố Mỹ Tho; 2. Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho; 3. Trường THPT Bình Đông, thị xã Gò Công; 4. Trường THPT Chợ Gạo, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo; 5. Trường THPT Tân Phước, thị trấn Tân Phước, huyện Tân Phước; 6. Trường THPT Phạm Thành Trung, xã An Hữu, huyện Cái Bè; 7. Trường THPT Thiên Hộ Dương, xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè; 8. Trường THPT Phan Việt Thống, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy. 7.2. Thời gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành trong năm học 2010 – 2011. 16
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó: Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là ở cuối cấp THPT. Với tư cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau: 1.1.1.1. Tính chủ thể của quá trình lựa chọn: Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập thể lớp, trường, đoàn đội; học sinh với cộng đồng...). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó là quyết định do chính chủ thể đưa ra và khẳng định [5, tr.40]. Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con người cụ thể. 1.1.1.2. Tính khách thể của quá trình lựa chọn nghề: Khi nói đến quá trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. Không phải bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng được xã hội chấp nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. 17
- Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lượng và chất lượng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi [5]. Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có được nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn. 1.1.1.3. Tính mục đích của quá trình lựa chọn nghề: Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây chính là những nghề mà học sinh sẽ chọn. Nghề được chọn trở thành mục đích hoạt động của học sinh. Để đạt tới mục đích, học sinh cần phải hiểu rõ đối tượng (nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, học sinh sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của học sinh là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp [5]. 1.1.1.4. Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề: Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề được coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người. Khi xác định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con người ta lựa chọn nghề. Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp, lựa chọn nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp 18
- đối với nghề nghiệp [5, tr.41]. Nếu như việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tách khỏi các dạng lựa chọn trong đặc trưng của cuộc sống con người thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước. 1.1.2. Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT 1.1.2.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT Lứa tuổi HS THPT được xác định là những học sinh đang học trong trường THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉ đề cập đến đối tượng thanh niên HS trong trường THPT). Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống xã hội với tư cách như một con người trưởng thành. * Đặc điểm hoạt động học tập: Kinh nghiệm sống của HS THPT đã trở nên phong phú, các em đã ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức đối với học tập ngày càng phát triển và trở nên có lựa chọn hơn đối với mỗi môn học. Ở các em, đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp [5]. Cuối bậc THPT các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với việc lựa chọn một nghề nhất định của HS. Thái độ học tập của thanh niên HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với lứa tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, có liên quan đến ngành nghề định chọn), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thể khác. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Khảo sát các quy trình công nghệ chế biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng (Stapimex)
58 p | 898 | 285
-
Luận văn : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT part 3
10 p | 348 | 102
-
Luận văn:Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly dầu Gấc
76 p | 370 | 98
-
Luận văn : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT part 4
10 p | 223 | 65
-
Luận văn : Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường part 4
10 p | 208 | 63
-
Luận văn : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT part 2
10 p | 185 | 54
-
Luận văn : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT part 6
10 p | 175 | 44
-
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT
78 p | 236 | 44
-
Đề cương Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa bắp tiệt trùng
98 p | 248 | 43
-
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA
71 p | 128 | 38
-
khảo sát các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại tphcm
107 p | 190 | 37
-
Luận văn : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT part 8
8 p | 179 | 34
-
Tiểu luận:KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN MỘT CĂN NHÀ
10 p | 182 | 29
-
Luận văn : Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực part 2
18 p | 112 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
99 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp chất màu vàng CaCrMo1-xO4 sử dụng cho gốm sứ
62 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu, nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
107 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn