Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Nguyễn Anh Thư XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG CHỦ (GIAI ĐOẠN METACERCARIAE) VÀ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ GÂY NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THỊT TẠI HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Nguyễn Anh Thư XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG CHỦ (GIAI ĐOẠN METACERCARIAE) VÀ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ GÂY NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THỊT TẠI HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CỬ THIỆN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Nguyễn Anh Thư
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Cử Thiện - người đã luôn động viên, khích lệ đúng lúc và có những góp ý, phản biện khoa học sâu sắc trong quá trình học tập, nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng các cấp đã đọc và góp ý cho luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Huệ và nhân dân địa phương ở khu vực nghiên cứu thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Nguyễn Anh Thư
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4 1.1. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt trên thế giới và Việt Nam .............................. 4 1.1.1. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt trên thế giới ....................................................... 4 1.1.2. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại Việt Nam ...................................................... 5 1.2. Đặc điểm chung của lớp sán lá song chủ ......................................................... 8 1.2.1. Cấu tạo cơ thể............................................................................................. 8 1.2.2. Vòng đời sán lá song chủ ........................................................................... 9 1.3. Đặc điểm các loài cá trong nghiên cứu .......................................................... 10 1.3.1. Cá lóc đồng .............................................................................................. 10 1.3.2. Cá chép ..................................................................................................... 12 1.3.3. Cá rô phi vằn ............................................................................................ 15 1.3.4. Cá sặc điệp ............................................................................................... 18 1.4. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An .................. 20 1.4.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 20 1.4.2. Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của huyện Đức Huệ ........................... 22 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu...................................................... 25 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 25
- 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 25 2.1.3. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................... 26 2.2. Vật liệu, trang thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................................... 26 2.2.1. Dụng cụ .................................................................................................... 26 2.2.2. Hóa chất ................................................................................................... 26 2.2.3. Mẫu vật .................................................................................................... 26 2.3. Cách tiếp cận .................................................................................................. 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu cá ........................................................................... 27 2.4.1. Ngoài thực địa .......................................................................................... 27 2.4.2. Trong phòng thí nghiệm........................................................................... 28 2.4.3. Xử lí số liệu .............................................................................................. 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 30 3.1. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. .................................................... 30 3.1.1. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An vào mùa mưa. ................ 30 3.1.2. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An vào mùa khô. ................. 34 3.2. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá lóc (Channa striata Bloch, 1793) ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An....................................................................... 38 3.2.1. Tỉ lệ ao nuôi cá lóc nhiễm sán lá song chủ .............................................. 38 3.2.2. Tỉ lệ cá lóc nhiễm sán lá song chủ ........................................................... 38 3.2.3. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá lóc đồng nuôi thịt.................................................................................................... 39 3.3. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758) ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................................ 41 3.3.1. Tỉ lệ ao nuôi cá rô phi vằn nhiễm sán lá song chủ ................................... 41 3.3.2. Tỉ lệ cá rô phi vằn nhiễm sán lá song chủ ................................................ 42 3.3.3. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá rô phi nuôi thịt.................................................................................................... 42
- 3.4. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá chép (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758) ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ......................................................... 44 3.4.1. Tỉ lệ ao nuôi cá chép nhiễm sán lá song chủ ........................................... 44 3.4.2. Tỉ lệ cá chép nhiễm sán lá song chủ ........................................................ 44 3.5. Tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá sặc điệp (Trichopodus microlepis Gunther, 1861) ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An .......................................... 46 3.5.1. Tỉ lệ ao nuôi cá sặc điệp nhiễm sán lá song chủ ...................................... 46 3.5.2. Tỉ lệ cá sặc điệp nhiễm sán lá song chủ ................................................... 46 3.5.3. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá sặc điệp nuôi thịt.................................................................................................... 47 3.6. Đặc điểm hình thái ấu trùng sán lá song chủ giai đoạn metacercariae .......... 48 3.6.1. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio .......................................... 48 3.6.2. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Centrocestus formosanus ................................. 49 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ................................................................................................................... 50 3.8. Giải pháp kĩ thuật làm giảm tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ................................................................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 55 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải CS Cộng sự SLSC Sán lá song chủ VAC Vườn – Ao – Chuồng WHO Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng cá thu mẫu trong ao nuôi thịt ở huyện Đức Huệ ................. 28 Bảng 3.1. Tỉ lệ ao nuôi nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa mưa ....................................................................................... 30 Bảng 3.2. Bảng thống kê các ao nuôi đơn và nuôi ghép có cá nhiễm SLSC giai đoạn metacercariae tại huyện Đức Huệ vào mùa mưa ................ 31 Bảng 3.3. Tỉ lệ ao ở các xã/ thị trấn nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa mưa .............................................................. 32 Bảng 3.4. Danh sách các nông hộ có cá nuôi nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa mưa ............................................. 32 Bảng 3.5. Tỉ lệ ao nuôi nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa khô ........................................................................................ 34 Bảng 3.6. Bảng thống kê các ao nuôi đơn và nuôi ghép có cá nhiễm SLSC giai đoạn metacercariae tại huyện Đức Huệ vào mùa khô ................. 34 Bảng 3.7. Tỉ lệ ao ở các xã/ thị trấn nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa khô ............................................................... 35 Bảng 3.8. Danh sách các nông hộ có cá nuôi nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) vào mùa khô .............................................. 36 Bảng 3.9. Tỉ lệ nhiễm của các loài cá trong ao nuôi thịt ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An trong hai mùa ................................................................ 37 Bảng 3.10. Tỉ lệ ao nuôi cá lóc nhiễm sán lá song chủ ......................................... 38 Bảng 3.11. Tỉ lệ cá lóc nhiễm nhiễm sán lá song chủ ........................................... 38 Bảng 3.12. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá lóc đồng nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ............................... 39 Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression để tìm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá lóc đồng .......................................................................................... 40 Bảng 3.14. Tỉ lệ ao nuôi cá rô phi vằn nhiễm sán lá song chủ .............................. 41 Bảng 3.15. Tỉ lệ cá rô phi vằn nhiễm sán lá song chủ ........................................... 42
- Bảng 3.16. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá rô phi vằn nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................... 42 Bảng 3.17. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression để tìm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá rô phi vằn ........................................................................................... 43 Bảng 3.18. Tỉ lệ ao nuôi cá chép nhiễm sán lá song chủ ...................................... 44 Bảng 3.19. Tỉ lệ cá chép nhiễm sán lá song chủ ................................................... 44 Bảng 3.20. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá chép nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................................ 45 Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression để tìm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá chép ............................................................................................... 46 Bảng 3.22. Tỉ lệ ao nuôi cá sặc điệp nhiễm sán lá song chủ ................................. 46 Bảng 3.23. Tỉ lệ cá sặc điệp nhiễm sán lá song chủ .............................................. 47 Bảng 3.24. Loài sán lá song chủ giai đoạn metacercariae nhiễm trên cá sặc điệp nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ................................ 47 Bảng 3.25. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression để tìm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên Cá sặc điệp ............................................................................................... 48 Bảng 3.26. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên 4 loài cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ trong hai mùa (với N= 940) .................. 52
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình dạng metacercariae Centrocestus formosanus ............................... 7 Hình 1.2. Hình dạng metacercariae Haplorchis pumilio ....................................... 7 Hình 1.3. Hình dạng metacercariae Haplorchis taichui ......................................... 7 Hình 1.4. Vòng đời sán lá song chủ (theo Murrell và cs, 2004) ............................. 9 Hình 1.5. Cá lóc đồng (Channa striata) (2 tháng tuổi) ......................................... 10 Hình 1.6. Cá chép (Cyprinus carpio) (3 tháng tuổi) ............................................. 12 Hình 1.7. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (3 tháng tuổi)........................... 15 Hình 1.8. Cá sặc điệp (Trichopodus trichopterus) (3 tháng tuổi) ......................... 18 Hình 1.9. Vị trí địa lí huyện Đức Huệ .................................................................. 21 Hình 2.1. Phạm vi thu mẫu trên địa bàn huyện Đức Huệ .................................... 25 Hình 3.1. Bào nang ấu trùng Haplorchis pumilio ................................................. 49 Hình 3.2. Bào nang ấu trùng Centrocestus formosanus........................................ 49
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam có nhiều yếu tố thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống sông, hồ đa dạng rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản. Biển của Việt Nam có nhiều dòng hải lưu nóng, lạnh khác nhau nên nguồn cá, hải sản khá phong phú. Ngư dân Việt Nam có truyền thống đi biển khai thác hải sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ cũng như có đặc điểm phù hợp với phát triển ngư nghiệp. Tuy nhiên, do đánh bắt, khai thác quá mức nên nguồn thủy sản tự nhiên đang có xu hướng suy giảm mạnh. Do nhu cầu của con người về đời sống kinh tế, thị trường trong và ngoài nước nên diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng. Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu prôtêin chủ yếu cho bữa ăn của các hộ gia đình trong thị trường nội địa mà còn là nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do kí sinh trùng gây ra, đặc biệt thông qua các vật chủ trung gian như ốc và cá. Các kĩ thuật nuôi trồng, hệ thống ao nuôi còn lạc hậu, môi trường nuôi trồng đang bị ô nhiễm nên đôi khi chưa đạt chất lượng thịt như mong muốn. Trong các tác nhân gây suy giảm năng suất nuôi trồng thì việc nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (SLSC) metacercariae là một trong những tác nhân rất phổ biến. Cá là đối tượng trung gian của ấu trùng SLSC tồn tại dưới dạng nang trong thịt cá, nên việc người dân có thói quen ăn gỏi cá, chế biến các món ăn tái thì nguy cơ mắc phải các bệnh do sán là rất cao. Sau khi lây nhiễm sang người các nang sán sẽ phát triển thành cơ thể trưởng thành. Người bị nhiễm sán lá sẽ bị nhiều bệnh, nguy hiểm nhất là ung thư gan [1] và ung thư mật [2]. Bên cạnh đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển nhanh và lan rộng [3]. Khi kí sinh ở cá chúng sẽ làm cá sinh trưởng chậm thậm chí gây chết hàng loạt, chủ yếu ở giai đoạn cá hương và cá giống, ảnh hưởng đến năng suất nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm [4].
- 2 Hiện nay, việc nghiên cứu SLSC kí sinh ở cá có khả năng lây nhiễm cho người được tiến hành ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Khánh Hòa, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ,…[4] - [7]. Rất nhiều loài cá được ghi nhận là vật chủ trung gian của các loài kí sinh trùng ở giai đoạn metacercariae như cá tra [7], [8]; cá chép, cá rô phi, cá mè, [5], [9], [10]; cá đối, cá mú [6] Tỉnh Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có nghề nuôi cá truyền thống từ lâu đời, đặc biệt là các huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đức Huệ là một huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An phát triển mạnh về nuôi cá thịt theo hướng nuôi ao, nuôi bè và nuôi vèo kết hợp sản xuất con giống [11]. Theo khảo sát từ phòng kinh tế huyện Đức Huệ, tính đến cuối năm 2017 trên địa bàn huyện có hơn 100 hộ nuôi cá thịt. Tuy nhiên, sự hiểu biết của người dân về sự nhiễm ấu trùng metacercariae còn rất hạn chế và đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng đến tỉ lệ nhiễm SLSC trên cá nuôi thịt trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Điều này cho thấy, đề tài “Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” là cần thiết, góp phần cung cấp thông tin về nhiễm SLSC cho người nuôi trồng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ nhiễm SLSC (giai đoạn metacercariae) và khảo sát các yếu tố gây nhiễm trên cá nuôi thịt tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu Cá nuôi thịt (từ 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi) thu được vào mùa mưa 2018 và mùa khô 2019 ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định tỉ lệ nhiễm SLSC (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
- 3 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm SLSC (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Đề xuất giải pháp về kĩ thuật nuôi làm giảm tỉ lệ nhiễm SLSC (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. 5. Phạm vi nghiên cứu Cá nuôi thịt thu mẫu vào 2 đợt mùa mưa và mùa khô trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt trên thế giới Cá là nguồn cung cấp đạm quan trọng của con người. Hầu hết người dân ở các nước Đông Nam Á có thói quen ăn gỏi cá sống hoặc nấu không chín kĩ, là nguy cơ gây nhiễm sán lá gan và sán lá ruột cho người ăn [3]. Tỉ lệ nhiễm sán lá trên người phụ thuộc vào các yếu tố như vật kí sinh, vật chủ trung gian, môi trường và thói quen ăn uống [12]. Năm 1874, khi giải phẫu một người Trung Quốc bị tử vong do bệnh gan, Macconell ở Ấn Độ và MacGregor ở Mauritius lần đầu tiên đã phát hiện SLSC. Các nhà khoa học điều tra nhận thấy 56% - 76% người dân ở Trung Quốc và Nhật Bản nhiễm sán. Năm 1890, Park đã phát hiện một trường hợp nhiễm sán ở Mỹ do người Trung Quốc nhập cư. Theo thống kê của WHO chỉ tính riêng Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á thì có khoảng 30.000 người bị nhiễm sán lá gan do ăn uống, đặc biệt là ăn gỏi cá và các loại thủy sản chưa chín kĩ [3], [12]. Tỉ lệ nhiễm sán lá trên người phụ thuộc vào các yếu tố như vật kí sinh, vật chủ trung gian, môi trường và thói quen ăn uống [12]. Theo ước tính của WHO năm 2004, số lượng người bị nhiễm SLSC trên thế giới gần 18 triệu người, số người có nguy cơ ước tính lên đến 1,5 tỉ người [12]. Metacercariae của loài Haplorchis pumilio được tìm thấy trên cá ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ai Cập, Palestine, Tunisia và Kenya [13], còn tại Trung Quốc, 32 loài cá đã được tìm thấy bị nhiễm SLSC [14]. Ở Triều Tiên, 50 loài cá thuộc 9 họ là kí chủ trung gian của sán lá gan Clonorchis sinensis, trong đó 70 loài thuộc họ cá chép [15]. Harujiro Kobayashi là người đầu tiên xác định cá thuộc họ cá chép là kí chủ trung gian thứ hai của C. sinensis vào năm 1912 [16]. Tại Thái Lan, 9 loài cá tự nhiên thuộc họ cá chép thu tại hồ chứa nhân tạo và 10 tự nhiên tại huyện Ban Pao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan có nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini, ngoài ra còn phát hiện ấu trùng sán lá ruột nhỏ họ
- 5 Heterophidae như Haplorchis taichui, H. pumilio và Centrocestus sp. Đặc biệt sán lá ruột nhỏ H. taichui nhiễm cao hơn 384 lần so với sán lá gan nhỏ O. viverrini. Trong số các loài cá, Puntius leiacanthus nhiễm H. taichui với cường độ cao nhất; 182 ấu trùng/cá trong khi đó P. orphoides nhiễm O. viverrini nặng nhất với 1,4 ấu trùng/cá [17]. Theo Chai và cộng sự (cs) năm 2005, có khoảng 6 triệu người Trung Quốc, hơn 5 triệu người ở Thái Lan và khoảng 1,5 triệu người Triều Tiên bị nhiễm sán lá gan C. sinensis hoặc O. viverrini [18] ngoài việc làm tắc mạch máu, rối loạn hệ tuần hoàn và giảm chất lượng của sản phẩm thủy sản, một số loại ký sinh trùng như SLSC còn có khả năng gây ung thư đường mật và ống tụy, viêm ruột, viêm phổi, tổn thương gan,…trên người [1], [2]. Năm 2007 - 2008, Hàn Quốc đã có một khảo sát toàn quốc về hiện trạng ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên cá nước ngọt. Shen và cs năm 2010 cũng đã có nghiên cứu dịch tễ học về hiện trạng sán lá gan nhỏ trên cá tự nhiên tại các sông thuộc các địa hạt Sanjiang, Rongan, Rongshui, Liucheng, Liuzhou và Xiangzhou, Trung Quốc [19]. Nguyễn Mạnh Hùng và cs năm 2013 đã công bố; toàn cầu có 12 loài sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchiidae và 47 loài sán lá ruột nhỏ thuộc 3 họ trong đó 36 loài thuộc họ Heterophidae, 10 loài thuộc họ Echinostomatidae và 1 loài thuộc họ Nanophyetidae [20]. Sán lá gan nhỏ O. viverrini có thể gây một số những bệnh lý về gan bao gồm tiến triển xơ hóa mô gan và ung thư đường ống mật. Gần 25% số người nhiễm sán lá gan nhỏ này bị xơ hóa và 1% tiển triển thành ung thư đường ống mật [21]. Trong một nghiên cứu tại khu vực Đông Bắc Thái Lan, 47.258 người được sàng lọc thì có 42,2% người nhiễm O. viverrini và 2.661 trường hợp được xác định đã bị ung ung thư đường ống mật [22]. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt tại Việt Nam Theo Bùi Quang Tề (2001), người đầu tiên nghiên cứu kí sinh trùng ở cá Việt Nam là bác sĩ Albert Billet (1856 -1915). Các công trình nghiên cứu kí sinh trùng ở cá toàn diện và đầy đủ nhất thuộc về Hà Kí (1968 -1971) khi điều tra kí sinh trùng của 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, ông đã xác định được 120 loài kí
- 6 sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp [23]. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tề năm 2001 về kí sinh trùng ở cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông đã xác định được 157 loài kí sinh trùng, trong đó có 121 loài đầu tiên phát hiện ở Việt Nam [24]. Năm 2006 thống kê của Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng - Côn Trùng Trung Ương, Việt Nam cho biết có 45 tỉnh thành nhiễm sán lá gan, 18 tỉnh thành nhiễm sán lá ruột và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên do điều kiện sinh hoạt và tập quán ăn uống của người dân địa phương [25], [26]. Từ những công trình nghiên cứu đã thực hiện, nhiều loài sán đã được xác định tại Việt Nam. H. pumilio được Thu và cs tìm ra năm 2007 [26], Chi và cs tìm ra năm 2008 [27] và các loài sán lá ruột khác như H. taichui, C. formosanus [27] - [30], Haplorchis yokogawai [27], Procevorum sp [26]. Bên cạnh đó Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Việt Nam) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác triển trai dự án “Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam” giai đoạn I (2004 - 2007) và giai đoạn II (2008 - 2012) (FIBOZOPA, 2008) [31]. Trong các báo cáo của dự án đã cho thấy sán lá gan nhỏ C. sinenesis và một số loại sán lá thuộc họ Heterophyid đã nhiễm phối hợp với nhau tại Nam Định; tiến hành điều tra trên người thấy 51,5% người nhiễm C. sinenesis và có đến 54,5% số người nhiễm phối hợp hai loại sán lá, số người nhiễm một loại sán lá chỉ có 9% [32]. Những nghiên cứu ở Việt Nam về sự phân bố và tỉ lệ nhiễm của cá với các loài sán này cho thấy chúng có nhiều trong cá nuôi và cá tự nhiên, trong cơ thể người và vật nuôi [33], [34]. Lê Thị Kim Gương và cs năm 2009 đã nghiên cứu cho thấy phần lớn cá được nuôi ở các nông hộ đều nhiễm ấu trùng metacercariae, trong đó 100% hộ nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Cần Thơ bị nhiễm. Loài metacercariae gây nhiễm nhiều nhất là sán lá ruột H. pumilio. Trong tổng số 940 mẫu cá nghiên cứu có 8,33% cá bị nhiễm ấu trùng metacercariae với cường độ cảm nhiễm chung là 0,39 metacercariae/cá [35]. Một số nghiên cứu khác cũng được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để giảm tỉ lệ nhiễm SLSC trên cá nuôi như nghiên cứu kỹ về phân loại và sinh học của các
- 7 loài ốc. Theo tổng hợp của Pinto & Melo năm 2011 cho thấy rằng Melanoides tuberculata là vật chủ trung gian của 37 loài sán của 25 giống thuộc 17 họ, trong đó có sán lá gan, sán phổi và sán ruột [36]. Kết hợp so sánh yếu tố tác động đến sự lây nhiễm kí sinh trùng ở cá con bằng cách xử lí vật chủ cuối cùng và hệ thống quản lí ao nuôi, tiến hành cô lập các ao nuôi để tránh lây nhiễm kí sinh trùng từ nguồn nước cung cấp và xả từ ao [37], kể cả những nghiên cứu về vòng đời phức tạp của kí sinh trùng thông qua các vật chủ trung gian như chó, mèo, chim ăn cá, lợn và con người. Các tác động như giảm mật độ ốc, loại bỏ bùn từ ao nuôi trước khi thả cá đã làm giảm đáng kể sự lây nhiễm kí sinh trùng [38]. Năm 2014, Nguyễn Phước Bảo Ngọc và cs đã nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của ốc nước ngọt và ấu trùng cercariae của SLSC, kết quả cho thấy cercariae được tìm thấy trên ốc gồm 5 nhóm: Pleurolophocercaria, Xiphidiocercaria, Echinostome, Monostome và Gymnocephalus. Nhóm Pleurolophocercaria kí sinh trên nhiều loài ốc nhất, đặc biệt nhiễm nhiều trên ốc M. tuberculata với tỷ lệ nhiễm 35,52% [39]. Theo Đề và cs (2003), Chai (2007), ốc M. tuberculata là vật chủ trung gian chính lây nhiễm kí sinh trùng sán lá ở Việt Nam. Cũng trong năm 2014, Đặng Thúy Bình và cs cũng nghiên cứu phát hiện C. sinensis, C. formosanus, H. taichui trên cá tra, cá đối và cá rô đồng dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền [40]. Hình 1.1. Hình dạng Hình 1.2. Hình dạng Hình 1.3. Hình dạng metacercariae metacercariae metacercariae Centrocestus Haplorchis pumilio [42] Haplorchis taichui [40] formosanus [42]
- 8 Năm 2019, Thiện và cộng sự đã nghiên cứu và cho thấy cá lóc và cá điêu hồng nuôi thịt trong ao đất ở thành phố Hồ Chí Minh không bị nhiễm SLSC. Các loài cá bị nhiễm metacercariae gồm có sặc điệp, chép ta, chẽm, chim trắng, và rô phi [41]. Cũng trong năm 2019, Thiện và cộng sự cũng có báo cáo về cá hô giống nhiễm metacercariae của hai loài sán lá ruột nhỏ H. pumilio và C. formosanus với tỉ lệ 2,4%. Tỉ lệ nhiễm ảnh hưởng bởi mùa vụ, lượng vôi bón và thời gian phơi đáy ao (P
- 9 có nhánh nhỏ chạy toả ra khắp cơ thể và tận cùng là tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái rồi đổ ra ngoài bằng lỗ bài tiết [44]. 1.2.2. Vòng đời sán lá song chủ Hiện nay ẩm thực ăn gỏi cá có có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng, miền trong toàn quốc và cả một số quốc gia trên thế giới [25]. Trong khi thói quen dùng phân tươi nuôi cá hoặc phóng uế bừa bãi xuống ao hồ vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, tỉ lệ nhiễm sán lá vẫn còn cao và phát triển rộng hơn ở một số vùng có tập quán ăn gỏi cá nước ngọt này. Lớp SLSC nhỏ hoặc sán lá gan nhỏ ấu trùng có tên gọi là metacercariae. Loài sán này có vòng đời sống kí sinh trên các loại ốc hoặc nhuyển thể, vật chủ trung gian thứ hai có thể là cá, hoặc động vật có vú trong đó có cả con người [23]. Loài sán lá gan nhỏ chủ yếu trên thế giới [44] Thuộc ngành (Phylum) Giun dẹp (Plathelminthes) Lớp (Class): Sán lá (Trematoda) Bộ (Order): Prosostomata Họ (Family): Opisthorchiidae Giống (Genus): Clonorchis có loài (Species) Clonorchis sinensis Giống (Genus): Opisthorchis có loài (Species) Opisthorchis viverrini và loài Opisthorchis felineus Hình 1.4. Vòng đời sán lá song chủ (theo Murrell và cs, 2004)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 173 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro
75 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam
77 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
75 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu vực Hải Phòng
101 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
84 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn