intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

174
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Thầy Nguyễn Thanh Phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Anh Cao Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này. Cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tất cả quí thầy cô thuộc bộ môn Sinh Học và Bệnh Thuỷ sản – Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM NGỌC KHỎE KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2008
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM NGỌC KHỎE KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG Ks. CAO TUẤN ANH 2008
  3. LỜI CẢM TẠ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Thầy Nguyễn Thanh Phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Anh Cao Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này. Cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tất cả quí thầy cô thuộc bộ môn Sinh Học và Bệnh Thuỷ sản – Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm và kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập. Các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K30 đã động viên và giúp đỡ về nhiều mặt trong suốt 4 năm đại học. Do thời gian và kiến thức có giới hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót mong quí thầy cô và bạn đọc góp ý. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! i
  4. MỤC LỤC Trang Chương 1: Giới thiệu............................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu ................................................................. 3 2.1. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ........................................... 3 2.2. Bệnh ký sinh trùng xuất hiện trên cá da trơn............................... 4 2.2.1. Bệnh do trùng bào tử sợi Cnidosporidia ............................ 4 2.2.2. Trùng lông Ciliphora ........................................................ 5 2.2.3. Bệnh do lớp sán lá song chủ Trematoda/Digenea.............. 5 2.2.4. Bệnh trùng quả dưa Ichthiothyriosis.................................. 6 2.2.5. Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis..................................... 6 2.2.6. Bệnh trùng loa kèn............................................................ 7 2.2.7. Bệnh sán lá 16 móc Dactylogyrus và 18 móc Gyrodactylus7 2.2.8. Bệnh giun tròn Spectatosis................................................ 8 2.3. Bệnh vi khuẩn ............................................................................ 8 2.3.1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas ........................................... 9 2.3.2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ........................................ 9 2.3.3. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus ..................................... 10 2.3.4. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium................................... 10 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................. 12 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 12 3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................. 12 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 13 3.3.1. Phương pháp thu mẫu ..................................................... 13 3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu............................................ 13 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................... 15 Chương 4: Kết quả thảo luận ............................................................... 16 4.1. Thu thập thông tin .................................................................... 16 4.1.1. Thông tin về cải tạo ao, con giống và mật độ nuôi .......... 16 ii
  5. 4.1.2. Vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng và trị bệnh . 16 4.2. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng ................................................. 18 4.3. Kết quả phân lập vi sinh........................................................... 25 4.4. Sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên cơ thể cá..................... 28 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 30 1. Kết luận ...................................................................................... 30 2. Đề xuất ....................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 32 PHỤ LỤC .............................................................................................. 34 iii
  6. DANH SÁCH BẢNG – DANH SÁCH HÌNH Bảng 4.1: Một số loại kháng sinh được dùng trước khi cá bị bệnh trắng mang, trắng gan Bảng 4.2: Thành phần giống loài ký sinh trùng trên tổng số cá tra quan sát Bảng 4.3: Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng ở mức trên 60% tại các ao khảo sát Hình 2.1: Mối liên hệ giữa môi trường, mầm bệnh và ký chủ Hình 4.1: Sán lá song chủ Hình 4.2: Ichthionyctus pangasia Hình 4.3: Dactylogyrus sp Hình 4.4: Myxobolus sp Hình 4.5: Trichodina sp Hình 4.6: Myxozoa Hình 4.7: Tỷ lệ xuất hiện của các nhóm vi khuẩn Hình 4.8: Sự xuất hiện dấu hiệu bệnh lý của cá Hình 4.9: Cá bị bệnh trắng mang, trắng gan iv
  7. Chương 1: GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ do lượng phù sa bồi đắp hàng năm, đã cung cấp một sản lượng lớn lúa gạo cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển, giúp cải thiện đời sống của người dân và ngày nay nó đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước. Do nhu cầu của con người về đời sống kinh tế, về thị trường trong và ngoài nước nên diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng trong những năm qua. Đặc biệt, cá tra là đối tượng thủy sản đang rất được quan tâm vì đây là loài dễ nuôi, có thể nuôi với mật độ dày, đạt sản lượng lớn và lợi nhuận cao. Hiện nay, cá tra được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, để có sản lượng cao cung cấp cho xuất khẩu, bên cạnh tăng diện tích nuôi trồng thì còn có nuôi cá tra ở mật độ cao và nuôi thâm canh làm xuất hiện nhiều loại bệnh như: đốm trắng nội tạng do Edwardsiella ictaluri, đốm đỏ do Pseudomonas, bệnh nhiễm huyết do Edwardsiella tarda, một số bệnh do nấm, ký sinh trùng gây ra v.v…(www. hcmbiotech.com.vn). Từ cuối năm 1999 đầu năm 2000 cá tra chuyển sang nuôi ao và dần được thâm canh hóa ngày càng nhiều, lượng thức ăn cung cấp dư thừa, mật độ nuôi cao,… là nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Trần Anh Dũng (2005) nguyên nhân làm phát sinh bệnh là do môi trường bị ô nhiễm, chất lượng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là pH, chất thải đồng ruộng,…và việc phòng trị bệnh cho cá cũng gặp nhiều khó khăn do chất lượng con giống không đảm bảo, mà nguyên nhân sâu xa là do người sản xuất chạy theo số lượng, sử dụng quá nhiều kháng sinh,… Bệnh mủ gan xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ gây tổn thất đáng kể cho người dân, đến năm 2005 Trần Anh Dũng đã thống kê được 6 loại bệnh vi khuẩn gây ra tác hại nhiều nhất đối với nghề nuôi thâm canh cá tra là: đỏ mình, đỏ mỏ đỏ kỳ, xuất huyết phù đầu, mủ gan, vàng da và hiện nay một loại bệnh mới lại xuất hiện cũng làm cá chết không kém bệnh mủ gan mà vẫn chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh đó là bệnh trắng mang, trắng gan. Nhằm góp phần tìm ra tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan, đề tài: “Khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá tra bệnh trắng gan, trắng 1
  8. mang” được thực hiện dưới sự phân công của bộ môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản-Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ. Mục tiêu Tìm hiểu mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn xuất hiện trên cá tra bị bệnh trắng mang, trắng gan để làm cơ sở cho việc xác định tác nhân gây bệnh. Nội dung  Xác định thành phần loài ký sinh trùng và mức độ cảm nhiễm các loài ký sinh trùng này trên cá tra bị bệnh trắng mang, trắng gan. Phân lập và định danh vi khuẩn trên cá tra bị trắng mang, trắng gan. 2
  9. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển rất mạnh ở cả nước nói chung và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Người nuôi đã tận dụng mọi nguồn có thể huy động được nhằm đạt hiệu quả cao. Điều này dẫn đến mật độ nuôi cao, thức ăn nghèo dinh dưỡng, quản lý ao nuôi kém, chất lượng nước nuôi xấu,…làm cá yếu đi và mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá (Từ Thanh Dung, 2005). Riêng đối với cá tra trong nuôi tăng sản với mật độ cao là một vấn đề rất được quan tâm, vì điều đó sẽ làm tăng một trong những khả năng tiếp xúc giữa các yếu tố trong môi trường nước trong đó có cá và ký sinh trùng. Môi trường nước là môi trường sống tất yếu của cá, nhưng nếu nước quá dơ bẩn, thiếu oxy trầm trọng,…thì cá không sống nổi. Trong môi trường nước luôn luôn tồn tại mầm bệnh: vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng,…và nó có khả năng trở thành tác nhân gây bệnh cho cá. Theo Snieszko (1974) đã giải thích mối quan hệ giữa: môi trường, mầm bệnh và vật chủ dựa theo 3 vòng tròn (hình 2.1). Bệnh xảy ra là kết quả tác động của ba nhân tố: môi trường, mầm bệnh và ký chủ, bệnh xảy ra khi sự cân bằng của ba nhân tố này bị xáo trộn. Hội đủ ba nhân tố trên thì bệnh có thể xảy ra, tuy nhiên nếu môi trường thuận lợi cho cá và bản thân cá có sức đề kháng tốt thì cá sẽ không bị bệnh (trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2005). MT Chú thích: KC MT: môi trường MB: mầm bệnh B KC: ký chủ B: bệnh MB Hình 2.1: Mối liên hệ giữa môi trường, mầm bệnh và ký chủ Theo Từ Thanh Dung (2005) bệnh được chia làm 2 nhóm: bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm: 3
  10.  Bệnh truyền nhiễm do: vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng gây ra, có tính chất lan truyền rất nhanh, có thể gây thành ổ dịch làm cá chết hàng loạt. Do đó, nuôi cá với mật độ cao sẽ làm mầm bệnh lây lan nhanh chóng, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao và nguồn nước dơ bẩn là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể cá gây bệnh.  Bệnh không truyền nhiễm do: dinh dưỡng, môi trường và độc tố, không có tính chất lây lan. Thức ăn kém dinh dưỡng, oxy thấp, pH không thích hợp là nguyên nhân làm cá dễ mắc bệnh. Mặt khác, do ngẫu nhiên hay một lý do nào đó mà các độc tố từ thuốc trừ sâu, thức ăn,…cũng làm cá chết hàng loạt. 2.2. Bệnh ký sinh trùng thường xuất hiện trên cá da trơn Theo Bùi Quang Tề và ctv (1986-1998) thành phần giống loài ký sinh trùng rất phong phú gồm: 155 loài, thuộc 78 giống, 55 họ, 16 lớp (trích dẫn bởi Quách Thị ThanhTùng, 1999). Trong đó có 3 lớp thường gây bệnh cho cá là: lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) khoảng 49 loài, lớp thích bào tử trùng (Cnidosporidia) khoảng 22 loài, lớp tiêm mao trùng (Ciliata) khoảng 17 loài. Các loài ký sinh trùng thường ký sinh ở: mang, da, ruột, dạ dày, cơ, mật, mắt, gan, thận, tỳ tạng, bóng hơi. Tuy nhiên, khi ký sinh trùng ký sinh trên mang là rất nguy hiểm vì đây là cơ quan hô hấp chính của cá, chúng phá hoại tổ chức mang làm cá ngạt thở và chết (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). 2.2.1. Bệnh do trùng bào tử sợi Cnidosporidia Gồm có 3 giống thường gây bệnh trên cá: Myxobolus, Henneguya và Thelohanellus, nhưng cảm nhiễm trên cá Tra chỉ có 2 giống là Myxobolus và Henneguya. Trùng bào tử sợi có vỏ dày rất khó tiêu diệt, do đó cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). Bệnh do Myxobolus: Gây bệnh ở cá là loài thuộc giống Myxobolus, họ Myxobolidae. Gây bệnh trên cá Tra là loài Myxobolus sp. chúng ký sinh trên mang và thận cá. Khi cá bệnh nặng ở mang có nhiều hạt bào nang bằng hạt đậu xanh bám vào làm kênh nắp mang không đóng lại được. Theo kết quả phân tích của Bùi Quang Tề (1992) thì loài Myxobolus sp. này ký sinh trên mang với tỷ lệ cảm nhiễm là 46,43% và ở thận là 3,57% (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề , 2006). Để phát hiện được giống Myxobolus, cần tiến hành lấy nhớt các tổ chức bị nhiễm bệnh, quan sát dưới kính hiển vi phân biệt các bào tử không đuôi khác với Henneguya và có 2 cực nang khác với Thelohanellus (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). 4
  11. Bệnh do Henneguya: gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Henneguya, họ Myxobolidae. Theo Bùi Quang Tề (2006) đã định danh được trên cá Tra nuôi loài Henneguya sp ký sinh trên da với tỷ lệ cảm nhiễm 0,81%, loài Henneguya sp ký sinh trên mang với tỷ lệ cảm nhiễm là 3,57%. Tuy hai loài này có xuất hiện trên cá Tra nuôi nhưng tỷ lệ cảm nhiễm thấp không gây nguy hại cho cá nên chưa được quan tâm lắm. 2.2.2. Trùng lông Ciliophora Ngành trùng lông được chia làm 2 nhóm: nhóm trùng lông tơ (Ciliata) và nhóm trùng ống hút (Suctoria). Chúng ký sinh ở bên trong và bên ngoài cơ thể cá. Các bệnh trùng lông ngoại ký sinh như: bệnh trùng miệng lệch (Chilodonellosis), bệnh Hemiophirosis. Các bệnh trùng lông nội ký sinh như: bệnh Balantidiosis, bệnh Ichthyonyctosis, bệnh Inferostomosis. Trong đó, phát hiện được trên cá Tra chủ yếu là 2 bệnh trùng lông nội ký sinh do 2 giống Balantidium và Ichthyonyctus gây ra. Tuy nhiên, phương pháp phòng trị chưa được nghiên cứu. Bệnh trùng lông nội ký sinh Balantidiosis: gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Balantidium, họ Balantidiidae. Theo Bùi Quang Tề (2006) Balantidium spp ký sinh ở giữa các nếp gấp niêm mạc ruột, lấy chất thừa của ký chủ để dinh dưỡng, chúng ký sinh trong ruột cá Tra, Basa. Nếu Balantidium spp ký sinh một mình dù với số lượng lớn cũng không gây hại cho ký chủ, nhưng nếu ký chủ bị viêm ruột do vi trùng hay do nguyên nhân khác lại có Balantidium ký sinh sẽ làm bệnh nặng nhanh chóng. Theo quan sát của Molnar và Reschardt (1978) Balantidium có thể phá hoại tế bào thượng bì ruột cá và làm cho từng bộ phận bị lõm vào, thậm chí làm tổn thất lớp tế bào thượng bì của thành ruột (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2006). Bệnh trùng lông nội ký sinh Ichthyonyctiosis: gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Ichthyonyctus, họ Sicuophoridae. Ở Việt Nam có 3 loài: Ichthyonyctus baueri ký sinh ở cá bỗng và cá he; I. schulmani ký sinh ở cá chày mắt đỏ; I. pangasia ký sinh ở một số loài thuộc giống cá Tra (Pangasius) (Bùi Quang Tề, 2006). 2.2.3. Bệnh do lớp sán lá song chủ Trematoda/Digenea Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2004) tùy theo từng giai đọan của sán, và vị trí ký sinh mà có những ảnh hưởng lên vật chủ: chúng thường ký sinh trong ruột (Aspidogaster) nhưng nhìn chung tác hại không lớn nên chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng trừ; ký sinh trong máu cá Sanguinicola, trứng của chúng 5
  12. còn nằm trong các tổ chức gan, thận, chúng gây thiệt hại lớn đối với cá hương và cá giống; bệnh sán lá song chủ ký sinh trong bóng hơi cá Isoparorchosis, khi cá ăn cá có nhiễm ấu trùng Metacercaria của sán lá Isoparorchis vào ruột, ấu trùng di chuyển đến túi mật vào bóng hơi phát triển thành trùng trưởng thành; bệnh ấu trùng sán lá song chủ ký sinh mắt cá Diplostomulosis; bệnh ấu trùng sán lá song chủ ở xoang cơ thể cá, tuy dấu hiệu bệnh không rõ, nhưng tác hại chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá; bệnh sán lá song chủ trong ruột cá Carassotremosis gây bệnh chủ yếu cho cá bột, cá hương làm chết nghiêm trọng; bệnh ấu trùng sán lá gan trong thịt cá Clonorchosis; bệnh ấu trùng sán lá song chủ trong mang cá Centrocestosis. Theo Hoffman (1992) đối với mô hình nuôi thâm canh, sán lá song chủ thường không gây hại, chúng chỉ là tác nhân hội sinh trong cá nuôi (trích dẫn từ Lê Thành Cường, 2006). 2.2.4. Bệnh trùng quả dưa Ichthyophthyriosis Gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Ichthyophthyrius, họ Ophryoglenidae. Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và vây cá, hạt lấm tấm rất nhỏ màu hơi trắng nhạt. Da, mang có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở, bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa của cá. Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống các loài: cá mè trắng, cá rô phi, cá tra, cá trê,...với tỷ lệ cảm nhiễm từ 70-100%, cường độ cảm nhiễm 5-7 trùng/lame. Bệnh nguy hiểm khi cường độ cảm nhiễm 5-10 trùng/lame (Bùi Quang Tề, 2006). Chu kỳ sống của trùng quả dưa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng và giai đoạn bào nang. Đây là một trong những nhân tố có thể căn cứ để phòng trị bệnh. Theo Bauer (1959) thì ấu trùng đốm trắng phá vỡ bào nang chui ra ngoài sống tự do trong nước và có thể tồn tại khoảng 2-3 tuần, nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 25-26oC (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2006). Khi pH môi trường nhỏ hơn 5 thì trùng không chịu đựng được và khi oxy hòa tan giảm dưới 0,8 mg/L trùng sẽ chết. Bệnh trùng quả dưa rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu cơ thể cá có khả năng miễn dịch được bệnh này, thì khả năng tái nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Dựa vào yếu tố này có thể tìm ra loại vaccine để phòng bệnh đốm trắng do Ichthyophthyrius gây ra (Bùi Quang Tề, 2006). Bệnh trùng quả dưa còn gọi là bệnh đốm trắng thường gây thiệt hại lớn chonhóm cá trơn, đặc biệt gây hại lớn nhất ở giai đoạn cá hương và cá giống, các loài cá nuôi thường dễ mắc bệnh vào mùa nưa, nơi nuôi cá không có ánh nắng, chế độ dinh dưỡng kém (Quách Thị Thanh Tùng, 1999). 6
  13. 2.2.5. Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis Gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Trichodina, họ Trichodinidae. Trùng bánh xe có khả năng sống tự do trong nước 1-1,5 ngày, ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi cá (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). Bệnh thường xuất hiện khi trời âm u, không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng sinh sản nhanh chóng gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng loạt, tỷ lệ cảm nhiễm 90-100%, cường độ cảm nhiễm 20-30 trùng/thị trường 9x10 là nguy hiểm, đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm là 50-100 trùng/thị trường 9x10, bệnh nặng có khi tới 200-250 trùng/thị trường 9x10 (Bùi Quang Tề, 2006). Phân biệt trùng quả dưa với trùng bánh xe là có nhân lớn hình móng ngựa khi kiểm tra nhớt trên da, vây và mang cá dưới kính hiển vi. Khi cá mắc bệnh da có nhiều nhớt, sậm màu, mang có nhiều nhớt, bạc trắng, tơ mang bị phá hủy làm cá ngạt thở. NaCl và CuSO4 là hai hóa chất thường được sử dụng để trị bệnh trùng bánh xe bằng cách tắm hoặc phun trực tiếp xuống ao (Từ Thanh Dung, 2005). 2.2.6. Bệnh trùng loa kèn Thường ký sinh trên cá là các giống loài: Zoothamnium, Epistylis, Apiosoma và Vorticella. Đây là các nguyên sinh động vật, chúng dinh dưỡng bằng cách lọc thức ăn trong môi trường nước, chúng ký sinh trên cá như một giá thể, không lấy chất dinh dưỡng của ký chủ nhưng chúng sẽ làm cản trở hô hấp, sinh trưởng và hoạt động bơi lội của cá (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). Để phát hiện ra các nhóm ký sinh trùng này, tiến hành kiểm tra nhớt dưới kính hiển vi và phân biệt: Vorticella: Cơ thể hình chuông lộn ngược, thường không màu, màu vàng hoặc xanh, sống đơn độc, có cuống co duỗi được. Zoothamnium: Cấu tạo cơ thể tương tự như Vorticella, nhưng Zoothamnium sống tập đoàn, cuống co duỗi được, phân nhánh dạng lưỡng phân đều. Epistylis: Sống tập đoàn tương tự như Zoothamnium, cuống không co duỗi được, phân nhánh so le hoặc đều. Apiosoma: Cơ thể hình chuông hoặc hình phễu lộn ngược, có vân ngang, có cuống và đĩa bám. Cách phòng trị bệnh này: giữ vệ sinh ao nuôi, mật độ nuôi vừa phải, tắm NaCl hay CuSO4 để diệt trùng loa kèn ký sinh trên cá (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). 7
  14. 2.2.7. Bệnh sán lá 16 móc Dactylogyrus và 18 móc Gyrodactylus Chúng ký sinh trên da và mang cá, bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa và gây bệnh nghiêm trọng nhất đối với cá hương. Khi ký sinh sán dùng móc sau bám vào tổ chức và tuyến đầu tiết ra men Hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức mang và da, gây viêm nhiễm tạo đều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh xâm nhập, cá thiếu máu, gầy yếu (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). Khi quan sát tìm sán lá trên kính hiển vi cần phân biệt:  Dactylogyrus: đẻ trứng, có 4 điểm mắt, tồn tại 18 ngày rồi chết, có 8 đôi móc, có 4 thùy đầu, ruột kín, nhiệt độ sống thích hợp 22-28oC.  Gyrodactylus: đẻ con, không có điểm mắt, tồn tại 14 ngày rồi chết, có 9 đôi móc, có hiện tượng thai trong thai, có 2 thùy đầu, ruột hở, nhiệt độ sống thích hợp là 18-25oC. Theo O.N. Bayer (1977) trọng lượng của cá nhiễm bệnh sán lá 18 móc chỉ bằng ½ trọng lượng cá khỏe, hàm lượng bạch cầu tăng và hồng cầu giảm (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2006). Để phòng trị bệnh do sán lá 16 móc và 18 móc ký sinh: cần tẩy dọn ao kỹ trước khi thả cá nuôi, không nuôi với mật độ dày, chế độ chăm sóc và quản lý thích hợp. Có thể dùng KMnO4, NaCl hoặc Formol để xử lý cá giống trước khi thả. Dùng NH4OH 10% hoặc formalin để trị bệnh cho cá (Từ Thanh Dung, 2005). 2.2.8. Bệnh giun tròn Spectatosis Gây bệnh trên cá là các loài Spectatus pangasia thuộc giống Spectatus, họ Kathalaniidae. Ký sinh trong ruột cá tra, cá basa, cá hú, cá vồ đém, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá (Bùi Quang Tề, 2006). Phòng trị bệnh giun tròn bằng cách dùng vôi tẩy ao, dùng Levamisol 10% tẩy giun định kỳ mỗi tháng cho cá. 2.3. Bệnh vi khuẩn Bệnh do vi khuẩn gây ra thường là tác nhân thứ phát (Từ Thanh Dung và ctv, 2005). Vi khuẩn gây bệnh ở động vật thủy sản đã phân lập được vài trăm loài vi khuẩn gây bệnh thuộc 9 họ, điển hình là nhóm Aeromonas sp, Pseudomonas sp gây bệnh ở nước ngọt và nhóm Vibrio sp gây bệnh ở nước mặn (Từ Thanh Dung, 2005). Theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan (2008) thì tần suất xuất hiện bệnh năm 2007 ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long: đốm trắng trên 8
  15. gan, thận (52,8%); xuất huyết (42,5%); phù đầu, phù mắt (20,7%) và vàng da (21,6%) (trích dẫn từ www.hcmbiotech.com.vn). Trong môi trường nước luôn tồn tại vi khuẩn, nhưng không phải tất cả các loài vi khuẩn đều có hại, gây bệnh cho cá, bên cạnh đó vẫn có vi khuẩn có lợi: thành phần vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học như Bacillus,…, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ hay cặn bã dưới đáy ao. Vi khuẩn muốn gây bệnh cho động vật thủy sản phải đảm bảo đủ 4 khả năng: ủ bệnh, con đường xâm nhập, môi trường thích hợp và khả năng lây nhiễm gây tổn thương cho vật chủ. Tuy nhiên, sức đề kháng của cơ thể vật chủ là quan trọng quyết định cá có bị nhiễm bệnh hay không, mặc dù hội đủ 4 yếu tố có khả năng gây bệnh nhưng sức đề kháng của cá tốt thì cá sẽ không mắc bệnh. 2.3.1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas Ngành Proteobacteria Lớp Gammaproteobacteria Bộ Aeromonadales Họ Aeromonadaceae Giống Aeromonas Nhóm vi khuẩn Aeromonas di động gây bệnh trên động vật thủy sản gồm 3 loài: Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas sobria. Theo Lewis và Plumb (1979) thì A. hydrophila được xem là chủng gây bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết quan trọng nhất ở các loài cá nước ngọt (trích dẫn bởi Trần Anh Dũng, 2005). Tỷ lệ cá bị loại do bệnh xuất huyết hàng năm ước tính khoảng 15-20% (Phạm Hoàng Sanh, 1998). Khi cá bị bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn, da tối, mất nhớt, xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, vết loét ăn sâu và có mùi hôi. Cá giống có thể chết 100%, cá thịt chết 30-70%. Mùa vụ xuất hiện bệnh do vi khuẩn A. hydrophila bắt đầu từ tháng 2, bệnh phát triển mạnh vào khoảng tháng 5-7 và kéo dài đến tháng 9-10. Phương pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn Aeromonas: tránh sốc do môi trường, dùng vôi cải tạo ao, bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Đối với cá giống bị bệnh sử dụng Oxytetracyline, Streptomycine để tắm cho cá, riêng cá thịt cho ăn kháng sinh Sulfamid (Bùi Quang Tề, 2006). 2.3.2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella Ngành Proteobacteria Lớp Gammaproteobacteria 9
  16. Họ Enterobacteriaceae Giống Edwardsiella Đây là nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que mảnh, không sinh bào tử và di động nhờ vành tiêm mao. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy họ Enterobacteriaceae thường không gây bệnh cho động vật thủy sản, tuy nhiên có 3 loài: Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri và Yersinia ruckeri là gây bệnh trên cá nước ngọt. Ở Việt Nam đã phân lập được E. tarda trên cá trê giống, E. ictaluri trên cá tra, cá basa, cá nheo giống và thịt. Cá nhiễm bệnh gầy yếu, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, tỷ lệ chết cao, giải phẩu nội tạng thấy xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1-3 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá hương đến 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong 60-70% có khi đến 100% (Bùi Quang Tề, 2003). Theo Trần Anh Dũng (2005) đây là loài vi khuẩn gây thiệt hại nặng nề nhất trong nghề nuôi bên cạnh loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi với mật độ cao, nuôi cá lồng bè. Trước đây người ta sử dụng 3 loại kháng sinh: Enrofloxacin, Ciprofloxacin và Norfroloxacin để trị bệnh này, nhưng hiện nay 3 loại thuốc này đã bị cấm sử dụng do tính độc hại của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Từ Thanh Dung, 2005). 2.3.3. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Ngành Firmicutes Lớp Bacilli Bộ Lactobacillales Họ Streptococceae Giống Streptococcus Đây là nhóm vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc hình oval, kỵ khí không bắt buộc, không di động, không tạo bào tử và phát triển tốt trong môi trường máu. Theo Bùi Quang Tề (2005) khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus thì gan, thận, tỳ tạng bị hoại tử. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, gây tỷ lệ chết cao. Để phòng bệnh này áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính, có thể sử dụng kháng sinh Erythromycine để trị bệnh cho cá, hiện nay đã có vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus. 2.4.4. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Ngành Actinobacteria Lớp Actinobacteria 10
  17. Bộ Actinomycetales Họ Mycobacteriaceae Giống Mycobacterium Nhóm vi khuẩn Mycobacteriaceae hiếu khí, không di động, không sinh bào tử, hình que, Gram dương và ưa acid. Gây bệnh chủ yếu ở cá nước ngọt và nước mặn nhiệt đới gồm 2 loài: Mycobacterium marinum, Mycobacterium fortuitum. Vi khuẩn M.marinum được phát hiện ở hồ bơi, bãi biển, trong các dòng chảy tự nhiên, hồ cá cảnh và cả trong nước máy. Chúng thường gây bệnh trên cá La Hán, ngoài ra một số loài thuộc giống Mycobacterium còn gây bệnh cho cả con người, tuy nhiên chưa tìm thấy tài liệu nào về loài vi khuẩn này gây bệnh trên cá Tra. Khi cá mắc bệnh da cá bị lở loét màu xám trắng, vẩy tróc, đuôi bị hoại tử, khối u xuất hiện trong mô và nội tạng dẫn tới sưng phù, gan thận teo (www.Thuvienkhoahoc.com/tusach/Đa_dạng_VSV/ Đa_dạng_vi_khuẩn_và_các_nghiên_cứu_ở_Việt_Nam). Cách phòng trị: dùng Chloramin T hoặc B khử trùng nước trước khi thả nuôi với nồng độ 10 ppm trong 24 giờ. Dùng kháng sinh để trị (www.Thuvienkhoahoc.com/tusach/Đa_dạng_VSV/Đa_dạng_vi_khuẩn_và_cá c_nghiên_cứu_ở_Việt_Nam). 11
  18. Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian Đề tài được tiến hành từ tháng 01/08 đến tháng 05/08. Địa điểm Nơi thu mẫu: thu mẫu tại các huyện: Vĩnh Thạnh-Cần Thơ, Thốt Nốt-Cần Thơ, Trà Ôn-Vĩnh Long, Long Hồ-Vĩnh Long, Phụng Hiệp-Hậu Giang, Kế Sách-Sóc Trăng, Long Phú-Sóc Trăng. Sau đó mẫu được đưa về phòng thí nghiệm của Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản–Khoa Thủy Sản–Trường Đại Học Cần Thơ để phân tích. 3.2. Vật liệu nghiên cứu Mẫu vật: Cá Tra có dấu hiệu bị bệnh trắng mang, trắng gan, hai chủng vi khuẩn chuẩn (Edwardsiella ictaluri E223 và Aeromonas hydrophila A2) có nguồn gốc tại Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản – Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 3.2.1. Vật liệu thu và trữ mẫu Thùng mướp, máy sục khí mini, nước đá, bọc nylon, viết lông dầu. 3.2.2. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu Hóa chất Cồn 70o, nước cất, nước muối sinh lý 0,85%, formaline 10%, cồn 96o. Dung dịch nhuộm Gram, Vaseline, H2O2, Oxidase, Parafin, thuốc thử Kovac’s, thuốc thử VP, thuốc thử Nitrate, HgCl2, Lugol’s Iodine. Môi trường Nutrient Agar, Nutrient Broth, Aeromonas, TSI, Citrate, O/F, Nitrate, VP, Mannitol, Mantose, Salicin, Xylose, Trypton, môi trường Decarbocylase với các acidamin là: Arginine, Lysine. Dụng cụ: Bộ đồ tiểu phẩu, lame, lamen, kính hiển vi, ống nhỏ giọt nhựa, khay nhựa, cân, thước đo chiều dài cá, chén thủy tinh, kính mặt đồng hồ, bình xịt nước, ống nghiệm, đĩa Petri, đèn cồn, ống chích, que trãi thủy tinh, bình xịt cồn, cốc đốt 100-250 ml, hộp đầu col pipet 0,5 và 1ml, pipet tự động 100- 12
  19. 1000µl, giấy vệ sinh, giấy nhôm, viết lông dầu, bọc nylon, dây thun, hột quẹt, tủ sấy, tủ ấm, tủ đông, tủ cấy vô trùng, nồi autoclave. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu mẫu Tiến hành thu mẫu trên 12 ao nuôi cá tra, trong đó có 3 ao cá khỏe và 9 ao cá có xuất hiện bệnh trắng mang, trắng gan. Đối với ao cá bệnh, thu mẫu cá còn sống (cá bệnh sắp chết), thu từ 3-5 con/ao (thu 3 cá bệnh, 2 cá khỏe), còn đối với ao cá khỏe thu ngẫu nhiên 3-5 con/ao, sau đó vận chuyển cá về phòng thí nghiệm bằng thùng mướp chứa không quá 1/3 nước có bơm oxy phân tích trong vòng 24 giờ (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007). Trường hợp không thể vận chuyển sống thì ướp đá đem về phân tích trong vòng 24 giờ. Trong quá trình thu mẫu có kết hợp thu thập thông tin liên quan đến quá trình bộc phát bệnh từ người nuôi dựa theo phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn (phụ lục 1). 3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu 3.3.2.1. Phương pháp giải phẩu cá Dùng kéo chọc thủng phần da mềm ở hậu môn, cắt đường 1 vòng lên phía lưng dọc theo đường bên tới dưới mang, đường cắt 2 cắt từ lổ hậu môn dọc theo bụng tới dưới mang, rồi tiếp tục cắt đường 3 giáp với đường 1 rồi lấy hẳn miếng da ra sẽ thấy rõ phần nội quan, tránh làm thủng các cơ quan bên trong. 3.3.2.2. Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng trên cá Áp dụng phương pháp kiểm tra ký sinh trùng theo “Tài liệu hướng dẫn thực tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2007).  Kiểm tra ngoại ký sinh trùng Quan sát các dấu hiệu bên ngoài: màu sắc, vây, vẩy,…và ghi nhận tình trạng cá trước khi mổ. Da: Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp nhớt trên da, cho lên lame sạch rồi nhỏ 1 giọt nước lên. Đậy lamen lại và quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 4-10X để tìm ký sinh trùng. 13
  20. Vây: Dùng kéo cắt tất cả các vây của cá cho vào đĩa lồng và quan sát dưới kính soi nổi. Mang: Cắt rời cung mang, cạo nhớt trên cung mang rồi ép tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10-40X để tìm ký sinh trùng.  Kiểm tra nội ký sinh Quan sát xoang bụng: Mổ cá và quan sát kỹ xoang bụng tìm bào tử và bào nang của ký sinh trùng trong xoang bụng và trên màng treo ruột. Túi mật: Cạo nhớt thành túi mật và phết mẫu mật lên lame rồi quan sát dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng. Dạ dày: Mổ dạ dày, cạo nhớt thành dạ dày và quan sát dưới kính hiển vi. Ruột: Mổ ruột tìm ký sinh trùng có kích thước lớn (giun tròn, sán dây,…). Phết mẫu nhớt ruột và quan sát dưới kính hiển vi quang học.  Xác định tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm (theo Nguyễn Thị Thu Hằng, 2007) Xác định tỷ lệ cảm nhiễm theo công thức: TLCN (%) = Số cá nhiễm ký sinh trùng / Tổng số cá kiểm tra x 100 Xác định cường độ cảm nhiễm: CĐCN = Số trùng / con cá (trùng lớn và ít) CĐCN = Số trùng / cơ quan (trùng lớn và nhiều) CĐCN = Số trùng / lame (trùng nhỏ và ít) CĐCN = Số trùng / thị trường (trùng nhỏ và rất nhiều) 3.3.2.3. Phương pháp phân lập vi khuẩn Áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn theo “Tài liệu hướng dẫn thực tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản” (Đặng Thị Hoàng Oanh ,2007). Áp dụng các nguyên tắc vô trùng trong quá trình giải phẩu cá và phân lập vi khuẩn nhằm tránh tạp nhiễm. Phân lập vi khuẩn trên gan, thận, tỳ tạng cấy lên đĩa TSA hoặc NA. Ủ các đĩa môi trường ở nhiệt độ 30oC. Sau 18-24 giờ quan sát và ghi nhận đặc điểm hình thái của khuẩn lạc. Tách ròng bằng cách lấy 1 khuẩn lạc cấy sang đĩa TSA khác theo 4 bước cấy tiêu chuẩn. Sau đó tiến hành kiểm tra tính thuần bằng cách nhuộm Gram, kiểm tra tính di động. Khi được dòng vi khuẩn thuần nuôi 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2