intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý đối với công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ PHƯỢNG HUỲNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG – 2019 1
  2. 2 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ PHƯỢNG HUỲNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ LAN HƯƠNG BÌNH DƯƠNG - 2019 2
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Phượng Huỳnh i
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chân cảm ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức vô cùng quý báu qua từng môn học trong suốt quá trình tôi học tập tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn: TS. Vũ Lan Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy/Cô chỉ dẫn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Phượng Huỳnh ii
  5. iii TÓM TẮT Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc và có những biện pháp vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Phòng ngừa bệnh là tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng cho trẻ không mắc bệnh như: nuôi dưỡng đầy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức khỏe, vệ sinh môi trường. Đối với trẻ em, cơ thể trẻ còn non yếu về chức năng và và các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hóa, là giai đoạn trẻ thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật vì vậy trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, nguy cơ gây tử vong cao. Tổ chức tốt hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non sẽ giảm những dịch bệnh, giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương. Kết quả nghiên cứu lý luận đã trình bày rõ những khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non, cũng như trong công tác quản lý hoạt động này. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục như: - Các trường còn hạn chế trong thực hiện nội dung, hình thức hoạt động phòng ngừa bệnh sởi, bệnh quai bị, tiêu chảy, cảm cúm và viêm đường hô hấp; - Các trường hạn chế trong tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm; - Kế hoạch thực hiện công tác y tế – vệ sinh trường học còn hạn chế; các trường chưa xây dựng hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên biện pháp phòng chống dịch bệnh theo mùa; - Trong tổ chức thực hiện kế hoạch, các trường chưa thường xuyên cập nhật tình hình học sinh nghỉ học do mắc các bệnh truyền nhiễm và báo ngay cho iii
  6. iv Phòng GD&ĐT, trạm Y tế xã khi thấy xuất hiện các ca bệnh trong nhà trường; Chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo kịp thời khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh về Y tế địa phương; Phòng GD-ĐT; Trung tâm Y tế dự phòng xử lý kịp thời không để lây lan trong trường học; - Các trường còn hạn chế trong chỉ đạo phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các lớp, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và các cơ quan hữu quan; - Công tác kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch, giao nhiệm vụ cũng như trong kiểm tra chế độ báo cáo kịp thời khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh cho các cơ quan địa phương liên quan còn hạn chế trong quá trình thực hiện. Qua đó, người nghiên cứu đã đề xuất được 5 biện pháp mang tính khả thi và cần thiết khi vận dụng vào trong thực tế, góp phần nâng cao kết quả trong quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, cụ thể: - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non - Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế – vệ sinh trường học - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non - Phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non - Tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non. iv
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................5 6.1. Về nội dung ..........................................................................................................5 6.2. Về thời gian ..........................................................................................................5 6.3. Về địa bàn ............................................................................................................5 7. Phương pháp luận và phương nghiên cứu...............................................................5 7.1. Phương pháp luận.................................................................................................5 7.1.1. Quan điểm lịch sử - logic ..................................................................................5 7.1.2. Quan điểm cấu trúc – hệ thống .........................................................................5 7.1.3. Quan điểm thực tiễn ..........................................................................................6 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................6 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.......................................................................6 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................6 7.2.3. Phương pháp xử lý thông tin .............................................................................7 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8 v
  8. vi Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON...................................................9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................9 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới....................................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................11 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài....................................................................15 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, Quản lý trường mầm non .....................................15 1.2.2. Trẻ mầm non, dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ..............20 1.2.3. Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ........................22 1.3. Hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ........................................23 1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ......................................23 1.3.2. Đặc điểm trẻ mầm non ....................................................................................24 1.3.3. Mục đích hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ......................25 1.3.4. Nội dung phòng chống dich bệnh cho trẻ mầm non .......................................25 1.3.5. Hình thức hoạt động phòng chống dich bệnh cho trẻ mầm non .....................43 1.3.6. Các điều kiện thực hiện hoạt động phòng chống dich bệnh cho trẻ mầm non 44 1.4. Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ...........................45 1.4.1. Chủ thể quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ............45 1.4.2. Ý nghĩa của quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non .....46 1.4.3. Chức năng của quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non 47 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non ...............................................................................................55 1.5.1. Những yếu tố khách quan ...............................................................................55 1.5.2. Những yếu tố chủ quan ...................................................................................56 Tiểu kết chương 1......................................................................................................57 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................58 2.1. Khái quát về điện bàn nghiên cứu ......................................................................58 vi
  9. vii 2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................58 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................58 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát ......................................................60 2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng ..........................................................................60 2.2.2. Khách thể khảo sát ..........................................................................................60 2.2.3. Nội dung khảo sát............................................................................................62 2.2.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................62 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát .....................................................................................63 2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương....................................................64 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh trẻ trong phòng chống dịch bệnh .............................................................................................64 2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động phòng chống dịch bệnh trong nhà trường mầm non ....................................................................................................................67 2.3.3. Thực trạng hình thức phòng chống dịch bệnh trong nhà trường mầm non ....69 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương................................................................................72 2.4.1. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non ...............................................................................................72 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non ........................................................................................................73 2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non 76 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non 79 2.4.5. Thực trạng kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non ...............................................................................................82 vii
  10. viii 2.5. Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non ......................................................................................85 2.6. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động phòng cống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát...................................................87 2.6.1. Ưu điểm ...........................................................................................................87 2.6.2. Hạn chế............................................................................................................87 Tiểu kết chương 2......................................................................................................89 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG ....................................................................................................................90 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................90 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ....................................................................................90 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................................90 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................90 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa ......................................................................................91 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi và vừa sức .....................................................................91 3.2. Các biện pháp trong quản lý phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương...........................................91 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non ..................................................91 3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế – vệ sinh trường học ..................93 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non .........................................................................................95 3.2.4. Phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non .............................................................97 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non ....................................................................................................................99 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................101 3.4. Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp đề xuất ...................................................102 viii
  11. ix 3.4.1. Thực hiện khảo nghiệm .................................................................................102 3.4.2. Kết quả thực hiện khảo nghiệm ....................................................................103 Tiểu kết chương 3....................................................................................................107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................108 1. Kết luận ...............................................................................................................108 2. Kiến nghị .............................................................................................................109 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ......................................................................109 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ......................................................................109 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát ........................................109 2.4. Đối với các trường mầm non và gia đình .........................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111 PHỤ LỤC .................................................................................................................113 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ..............................................................1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ..............................................................6 PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI ...................15 PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN................................................................17 PHỤ LỤC 5: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN .................................................................19 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH PHỎNG VẤN .............................................................22 PHỤ LỤC 7: XỬ LÝ KHẢO SÁT ...........................................................................23 ix
  12. x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CMHS Cha mẹ học sinh 3 ĐDDH Đồ dùng dạy học 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 PCDB Phòng chống dịch bệnh 9 PPDH Phương pháp dạy học 10 QL Quản lý 11 QLGD Quản lý giáo dục 12 MN Mầm non 13 UBND Ủy ban nhân dân x
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1. Các trường mầm non tham gia khảo sát 60 2 Bảng 2.2. Thông tin về mẫu khảo sát 61 Bảng 2.3. Bảng quy ước mức độ của thang đó theo điểm 3 63 trung bình Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng trong 4 64 phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về mục đích hoạt động 5 65 phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa trong phòng 6 66 chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.7. Thực trạng về thực hiện nội dung hoạt động 7 67 phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.8. Thực trạng về thực hiện hình thức hoạt động 8 69 phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của giáo viên cán bộ quản 9 lý trong công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh 72 cho trẻ mầm non Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phòng 10 74 chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt 11 76 động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt 12 79 động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt 13 82 động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 2.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phòng 14 84 chống dịch bệnh cho trẻ mầm non xi
  14. xii Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động 15 86 phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá trong phòng chống dịch bệnh 16 100 tại trường 17 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp 103 18 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 105 xii
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”; “Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Vì vậy nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục Mầm non hiện nay cũng như ươm “những mầm non tươi xanh” cho đất nước. Trong năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ. Mục tiêu của chương giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sung Thông tư 17/ TT-BGDĐT là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị đầy đủ tâm thế cho trẻ em bước vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, một đứa trẻ muốn phát triển toàn diện trẻ phải có được một cơ thể khỏe mạnh từ tinh thần đến thể chất. 1
  16. 2 Như chúng ta đã biết, sức khỏe là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Sức khỏe có vai trò quan trong trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc và có những biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đối với trẻ em, cơ thể trẻ còn non yếu về chức năng và và các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hóa, là giai đoạn trẻ thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật vì vậy trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non sẽ giảm những dịch bệnh, giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc phòng bệnh trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm chăm sóc phòng bệnh như thế nào là đúng mực, là khoa học để cơ thể trẻ khoẻ mạnh và phát triển tốt? Trước tiên ta phải có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, khoa học. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đúng theo khoa học sẽ giúp trẻ phòng chống lại một số dịch bệnh cũng như giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ là mục tiêu cơ bản nhất trong hệ thống mục tiêu quản lý trường mầm non. Công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ giữ vai trò quan trọng ở trường mầm non, làm tốt các công tác phòng chống dịch bệnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Bình Dương nói chung và Giáo dục Bến Cát nói riêng đang có những thuận lợi nhất định đồng thời cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là cấp học mầm non nhu cầu gửi trẻ cao do tình hình phát triển nhanh, mạnh các 2
  17. 3 khu – cụm công nghiệp, kéo theo việc hình các khu dân cư đông đúc với tỷ lệ dịch bệnh cũng tăng cao. Để quản lý các cơ sở mầm non trong thời gian qua thực hiện các giải pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh cho trẻ trên địa bàn thị xã Bến Cát, ngành Giáo dục Bến Cát luôn có các giải pháp hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo đối với việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn. Tuy nhiên, các giải pháp chưa thật sự được đổi mới, thiếu tính đột phá và nội dung chưa phong phú, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở, từ đó kết quả đạt được chưa cao, nhất là các trường mầm non, việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh có nơi chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non còn thiếu và còn yếu, đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, giáo dục cũng như phòng dịch bệnh cho trẻ hiện nay. Trước thực tế đó, nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý đối với công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non của địa phương. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
  18. 4 Quản lý thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 4. Giả thuyết khoa học Dịch bệnh là mối đe dọa lớn đối các quốc gia trên toàn thế giới. Với toàn xã hội, bởi sự lây lan, và tác hại nó gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ, kinh tế cũng như con người. Vấn đề phòng chống dịch bệnh có tầm quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ ở trường. Tại trường mầm non, nguy cơ yếu tố dịch tễ và nguồn truyền nhiễm là rất lớn. Bởi đây chính là nơi các cháu tham gia học tập, sinh hoạt và vui chơi cùng nhau. Đó là yếu tố thuận lợi làm lây lan dịch bệnh rất nhanh, chỉ cần trong trường có một trẻ mắc bất cứ dịch bệnh truyền nhiễm nào thì dịch bệnh có thể lan nhanh trong trường gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, trong thời gian qua thực tế quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được kết quả giúp trẻ đảm bảo an toàn sức khỏe cơ thể và tâm lý, đồng thời hạn chế được một số dịch bệnh trên địa bàn. Nhưng để nâng cao chất lượng của hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong các trường mầm non thì cần thiết phải có các biện pháp quản lý mới. Việc thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có những biện pháp quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh một cách khoa học và phù hợp với thực tế giáo dục của địa phương thì sẽ khắc phục hiện tượng dịch bệnh xảy ra trên địa phương một cách hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại các trường MN công lập tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhằm phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho trẻ. 4
  19. 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi các trường Mầm non công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương của Hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Về thời gian Đề tài khảo sát thực trạng trong thời gian từ năm học 2016 – 2017 đến nay. 6.3. Về địa bàn Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 7. Phương pháp luận và phương nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm lịch sử - logic Tiếp cận theo quan điểm lịch sử - logic cho phép người nghiên cứu nhìn nhận khách quan và toàn diện các hiện tượng giáo dục, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các hiện tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được các con đường tổng hợp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục. Quan điểm này giúp người nghiên cứu tiếp cận các sự kiện lịch sử để minh họa chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lý khoa học hay kết quả các công trình nghiên cứu. Dựa trên quan điểm này giúp người nghiên cứu thiết kế mô hình các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non thiết thực, hiệu quả. 7.1.2. Quan điểm cấu trúc – hệ thống Khi nghiên cứu các hiện tượng giáo dục phải xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối liên hệ trong trạng thái vận động và phát triển với việc phân tích những điều kiện nhất định để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Tiếp cận quan điểm này giúp người nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ 5
  20. 6 mầm non và việc thiết kế bảng hỏi cũng như bình luận thực trạng cũng được tiến hành trên cấu trúc đã được thiết lập. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Công tác tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non và quản lý công tác này gắn với thực tiễn ở trường mầm non. Việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận thực tiễn giúp cho người nghiên cứu xem xét mọi vấn đề, mọi hoạt động xuất phát từ người học, người dạy, cán bộ quản lý giáo dục (CBQL GD)... những người có liên quan trực tiếp đến công tác này. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu. Nội dung và cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai và nghiên cứu thực tiễn. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm kết hợp thu thập thêm thông tin từ phía giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong quá trình thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh tại lớp, trường. Nội dung và cách tiến hành: Tham gia dự giờ một số hoạt động chăm sóc giáo dục của GVMN để quan sát, ghi chép cách tổ chức thực hiện về hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ như: quan sát kế hoạch và biện pháp, cách thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và kết quả thực hiện. Qua đó, làm cơ sở để xây dựng phiếu hỏi, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ mức độ thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh từ đó xây dựng bảng khảo sát, đánh giá mức độ thực hiện. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin từ phía cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về những vấn đề liên quan đến đề tài. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2