intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số; Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn hiện nay; Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA H HƯƠNG BKRÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 Đắk Lắk – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA H HƯƠNG BKRÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH KHẮC TUẤN Đắk Lắk – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Trong luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và có trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi cam đoan rằng toàn bộ nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. TÁC GIẢ H Hương Bkrông
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy giáo, cô giáo khoa sau đại học và các phòng, ban, khoa của Học viện Hành chính Quốc gia đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi rất cám ơn TS. Đinh Khắc Tuấn người hướng dẫn khoa học – công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn lãnh đạo, chuyên viên Phòng Lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh Đắk Lắk; Trường Cao đẳng Công Nghệ Tây Nguyên; Phòng Lao động và Thương binh Xã hội Thành phố, Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và các đơn vị có liên quan của thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu, tìm hiểu và chân thành cám ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ, phối hợp trong công tác nghiên cứu. Tác giả luận văn H Hương Bkrông
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................. 5 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 5.1. Phương pháp luận ................................................................................... 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................................... 7 6.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................................ 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 7 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ......................................... 8 1.1. Những khái niệm cơ bản.......................................................................... 8 1.2. Tính cấp thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số .............. ............................................................................................17
  6. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số....................... ................................................................................... ….22 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................................... 32 2.1. Điều kiện phát triển của Thành phố Buôn Ma Thuột ............................. 32 2.2. Thực trạng lao động Dân tộc thiểu số và đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột ................................................... 37 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột .......................................................................... 48 2.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 61 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT. .....................................................66 3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ............66 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ........................................................ 70 3.3. Kiến nghị, đề xuất đối với thành phố Buôn Ma Thuột về công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số............................... 79 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 81 KẾT LUẬN ....... .......................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 85
  7. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ DTTS Dân tộc thiểu số ĐTN Đào tạo nghề HĐND Hội đồng Nhân dân KT – XH Kinh tế – Xã hội UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩa LĐ TB & XH Lao động Thương binh và xã hội ANCT An ninh chính trị GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thong THCS Trung học cơ sở GDTX Giáo dục thường xuyên GDNN Giáo dục nghề nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU S Bảng Nội dung Trang TT Đơn vị hành chính, tổng dân số và dân số là người DTTS 21 1 Bảng 2.1 33 xã phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột năm 2019 Dân số phân theo độ tuổi lao động thành phố Buôn Ma 2 Bảng 2.2 34 Thuột giai đoạn 2014 – 2019 Kết quả lao động DTTS trên địa bàn thành phố Buôn Ma 3 Bảng 2.3 37 Thuột được tham gia học nghề giai đoạn 2014 – 2019 Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019 học 4 Bảng 2.4 viên có hộ khẩu thường trú tại thành phố Buôn Ma Thuột 40 của trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 5 Bảng 2.5 Tổng hợp đào tạo nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề 42 trên địa bàn Thành phố năm 2018 6 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp đào tạo nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề 43 trên địa bàn Thành phố năm 2019 7 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp số lao động giải quyết việc làm tại các 44 phường, xã 8 Bảng 2.8 Bảng kết quả người lao động có việc làm sau đào tạo nghề 47 tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2014 – 2019
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào thị trường quốc tế, Việt Nam có một thế mạnh lớn nhất và cũng trong tương quan với các nước khác là nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, năng suất lao động Việt Nam còn thấp. Đó là một bài toán cần lời giải để đưa đất nước tiến nhanh vào hội nhập. Vì vậy, đào tạo nguồn lực lao động đảm bảo trình độ chuyên môn và có tay nghề cao là nhiệm vụ cấp thiết hơn lúc nào hết. Trong đó, khi mà Việt Nam với một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và tỷ trọng lao động nông nghiệp đang còn chiếm khá cao thì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và lao động dân tộc thiểu số lại càng quan trọng và cấp thiết hơn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa của đất nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, một diện tích đáng kể đất nông nghiệp đã và đang được chuyển thành đất xây dựng nhà ở, thương mại, … Từ đó giảm dần người nông dân làm nông nghiệp mà chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp. Vì vậy việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết, là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta; nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho lao động là công tác cần được quan tâm chú trọng hơn lúc nào hết. Đào tạo nghề cho lao động nói chung và cho lao động dân tộc thiểu số nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực
  10. trong giải pháp nâng cao tay nghề hướng tới việc đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề trong tình hình hội nhập của đất nước. Trong thời gian qua, đào tạo nghề và đổi mới công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng suất, chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì vậy việc mở rộng quy mô đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động; giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai tích cực trên phạm vi toàn Thành phố. Ở Tỉnh Đắk Lăk nói chung, Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị Trung tâm vùng Tây nguyên (giai đoạn 2010 – 2020) theo Kết luận số số 67- KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số là một trong những yếu tố cấp thiết, quan trọng được Tỉnh, Thành phố chỉ đạo quyết liệt để đáp ứng trình độ chuyên môn, tay nghề của lực lượng lao động nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng kinh tế địa phương. Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số ở các địa phương trên địa bàn Thành phố đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nhìn chung công tác đào tạo nghề nói chung và lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột rất cần thiết cho việc nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo trong việc phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội đáp ứng yêu cầu chung, phù hợp tình hình thực tế
  11. địa phương. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng vẫn còn những vấn đề tồn tại hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của toàn Thành phố. Vì vậy cần phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Đây cũng là lý do mà học viên lựa chọn đề tài:“Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi lên hội nhập của đất nước nói chung và phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, công tác đào tạo và phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng đủ yêu cầu về chuyên môn, tay nghề là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Vì thế mà từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo nghề nói chung và đối với lao động dân tộc thiểu số nói riêng. Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” chính là sự kế thừa và phát triển công tác quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trong thời gian qua luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Do đó, Đã có nhiều văn bản chính sách được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả chất lượng đào tạo nguồn lực lao động. Ngoài ra, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào
  12. tạo nghề cũng như đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số nói riêng, cụ thể là: - Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, tác giả H Kiều Oanh Bkrông, Luận văn thạc sỹ Quản lý Công năm 2015. Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Luận văn đã đề xuất 1 số giải pháp có tính khả thi cho công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, tác giả Trần Văn Cảnh, Luận văn thạc sỹ Hành chính Công năm 2012, Học viện hành chính Quốc gia. Nội dung làm rõ một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề, thực tiễn trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi. - Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của tác giả Nguyễn Anh Tài, luận văn Thạc sỹ năm 2017, Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mặt khác, luận văn đã phân tích thực trạng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đã nêu và đề xuất các định hướng và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn. - Phan Thị Thu Hà (2012). Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Kon Tum, Luận văn thạc sỹ Kinh tế phát triển năm 2012, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo lao động người dân tộc thiểu số, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho sự phát triển của địa phương.
  13. Các công trình nghiên cứu đã có những cách tiếp cận khác nhau đến các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đào tạo nghề và giải quyết nhu cầu việc làm cho đối tượng lao động đặc thù như vùng nông thôn hay lao động dân tộc thiểu số. Qua các công trình nghiên cứu đều thống nhất quan điểm chung là dù ở những quy mô cấp tỉnh, Thành phố hay ở thời điểm nào thì công tác đào tạo nghề cho lao động nói chung và đào tạo nghề cho các đối tượng lao động đặc thù như dân tộc thiểu số luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đóng vai trò then chốt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, luận văn đề ra những kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào các vấn đề sau đây: - Hệ thống hóa có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề; - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay;
  14. - Đề ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là hoạt động đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên Thành phố Buôn Ma Thuột. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019. - Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Buôn Ma Thuột. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về công tác đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có sẵn (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo...) liên quan đến công tác bồi dưỡng quản lý nhà nước cho lao động DTTS ở thành phố Buôn Ma Thuột. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu tham khảo: Quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu các tài liệu của các tác giả, tiến hành nghiên cứu các tài liệu.
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Là công trình nghiên cứu bước đầu đã hệ thống hóa có chọn lọc và bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích, đánh giá được tình hình thực tiễn đối với công tác đào tạo nghề cho lao động Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Từ đó có những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiếu số nói riêng. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động DTTS ở Việt Nam nói chung. Đặc biệt là đối với các đơn vị tham gia quản lý nhà nước lao động DTTS ở Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập về chính sách công, quản lý công ở Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
  16. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1 Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Người lao động và đặc điểm của người lao động Qua quá trình phát triển của lịch sử, có nhiều quan niệm khác nhau về lao động nhưng về cơ bản lao động được hiểu là hoạt động tác động của con người lên thế giới tự nhiên, chiếm giữ những vật chất trong thế giới tự nhiên để biến những vật chất đó thành sản phẩm có ích cho con người. Lao động có thể xem như là phương thức để tồn tại của con người. Theo Luật Lao động năm 2012: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”. Khái niệm người lao động: Theo Bộ Luật Lao động thì Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Vậy người lao động là có đóng góp lao động và chuyên môn để tạo ra sản phẩm cho bản thân, người chủ và thường được thuê với hợp đồng làm việc để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng Lực lượng lao động: Là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp”.[12]
  17. Đặc điểm của người lao động: Độ tuổi tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. 1.1.2. Dân tộc thiểu số và đặc điểm của dân tộc thiểu số Có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về DTTS tùy vào mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Dân tộc thiểu số: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3] Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống với tổng số dân là 96.208.984 người, trong đó dân tộc Kinh (dân tộc đa số) là 82.085.826 người, chiếm 85,3% tổng dân số; 53 dân tộc còn lại là 14.123.158 người chiếm 14,7 % dân số là thuộc dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số ít người. [16] Đặc điểm dân tộc thiểu số: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số và có 53 dân tộc là dân tộc thiểu số. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế, văn hoá... giữa các dân tộc còn khác biệt, chênh lệch nhau. Tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá... giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư là một đặc trưng cần quan tâm nhằm từng bước khắc phục sự chênh lệch đó để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ rất thấp, chủ yếu dựa
  18. vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ còn ở nhiều nơi. Đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khó khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất đời sống nhiều vùng còn rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh... Cùng với nền văn hoá cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có đời sống văn hoá mang bản sắc riêng rất phong phú. Bởi vì, bất cứ dân tộc nào, dù nhiều người hay ít người, đều có nền văn hoá riêng, phản ánh truyền thống lịch sử, đời sống tinh thần, niềm tự hào của dân tộc bằng những bản sắc độc đáo. Đặc trưng của sắc thái văn hoá dân tộc bao gồm: ngôn ngữ tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, phong tục tập quán, quan hệ gia đình, dòng họ... Một số dân tộc có chữ viết riêng (Khơme, Chăm, Thái, Mông, Giarai, Êđê ). Một số dân tộc thiểu số gắn với một vài tôn giáo truyền thống (Khơme – với đạo Phật; Chăm – với Islam, Bàlamôn); một vài dân tộc gắn với đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa... Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hoá riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Sự phát triển đa dạng mang bản sắc văn hoá của từng dân tộc càng làm phong phú thêm nền văn hoá của cả cộng đồng. Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm hơn 14% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, vùng rừng núi cao, hải đảo... Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực.
  19. Xuất phát từ tình hình, đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề chính sách dân tộc xem xét nó như là vấn đề xã hội - chính trị rộng lớn, toàn diện gắn liền với các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những nét riêng thì các dân tộc thiểu số tại Việt Nam có những đặc điểm chung cơ bản như sau: Thứ nhất, Về quy mô dân số: DTTS có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều, sự chênh lệch khá lớn về điều kiện sống, mức sống giữa các dân tộc và các vùng miền là khác nhau. Thứ hai, Về kinh tế: Nhìn chung, kinh tế tại các vùng đồng bào DTTS có tốc độ phát triển chậm hơn so với các vùng khác. Tình trạng du canh, du cư và di dân tự do vẫn còn diễn ra thường xuyên và phức tạp. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng ở khu vực vùng DTTS ( như điện, đường, trường, trạm) còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Thứ ba, Về phân bổ dân số: DTTS Việt Nam thường sinh sống phân tán hoặc tập trung theo các vùng có vị trí địa lý đồi núi, hoặc miền trung du tùy theo đặc điểm văn hóa của từng dân tộc. DTTS ở Việt Nam thường sinh sống theo từng cộng đồng hoặc xen kẽ với các dân tộc khác nhau. Vùng dân tộc thiểu số: Là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các vùng núi và vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên họ cũng phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam do chiến tranh và nhập cư. Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn. Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống. Vị trí địa lý đóng một vai trò quan trọng
  20. trong các tập tục văn hóa của các DTTS, song cũng đồng thời tạo ra những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công như y tế và giáo dục. Đặc điểm về phong tục tập quán: DTTS có sự khác biệt với nhau về phong tục tập quán, rừng vẫn đóng vai trò quan trọng với phần lớn các DTTS. Người Mông, Thái, Dao đỏ, Vân Kiều, Ja Rai, Ê Đê, và Ba Na sinh sống trên nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn nương tựa vào rừng cộng đồng. Họ có những khu rừng thiêng phục vụ mục đích về tâm linh tín ngưỡng cũng như người Kinh có đền thờ và nhà thờ dòng họ. Luật tục cũng quy định những khu rừng đầu nguồn, rừng nguồn nước nơi người dân thờ Thần Nước. Ngoài ra còn có các khu rừng khai thác sản phẩm chung của cả làng bản, ví dụ như dược liệu, củi, và vật liệu để làm đồ thủ công. Đặc điểm về kinh tế xã hội: Các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển KT – XH không đồng đều nhau. Các DTTS ở vùng đồng bằng Nam bộ với điạ hình đất đai màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội phát triển ổn định hơn các vùng khác. Các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên với địa hình phức tạp, khí hậu đất đai khô cằn, đồi dốc gặp nhiều khó khăn hơn trong canh tác chăn nuôi trồng trọt, do đó đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. 1.1.3. Lao động dân tộc thiểu số và đặc điểm của lao động dân tộc thiểu số Lao động dân tộc thiểu số: Từ định nghĩa về lao động nói chung và dân tộc thiểu số tại Việt Nam thì ta có thể hiểu lao động dân tộc thiểu số là người DTTS làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Đặc điểm của lao động DTTS:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1