Luận văn: Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
lượt xem 82
download
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHỨNG CỨ Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Khi tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi ích hợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trở thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụng thì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm đối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết về lý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng. Ở đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ. Về khái niệm chứng cứ: Như thế nào gọi là chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng ta thường thấy rằng, sau khi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụ án vẫn còn lưu lại đâu đó và được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Khi các dấu vết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điều kiện, căn cứ khác, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sự được gọi là chứng cứ. Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự Theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.” Chứng cứ được xác định bằng: - Vật chứng (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”); - Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; - Kết luận giám định; - Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứng cứ bao gồm những nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luật sư dành sự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nói trên, nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất. Vậy, chứng cứ mang những đặc điểm gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp luật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứng cứ của một vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng của chúng, nhiều khi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian, công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liên quan đến vụ án, hoặc không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của than chủ mình. Chứng cứ có các đặc điểm sau: Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự - Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá chứng cứ buộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiện những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Nếu không đảm bảo tính khách quan, những yếu tố được gọi tên là chứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệch tính chất của vụ án. Sự đảm bảo tính khách quan của chứng cứ trong vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những quyết định đúng, không oan sai; đồng thời cũng qua đó, luật sư có cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúng tinh thần pháp luật. - Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hình thành chứng cứ, cũng như xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án với các yếu tố được gọi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ, nó phải có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án hình sự. Mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩa là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này. Chỉ khi có mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế, chứng cứ mới đảm bảo cơ sở để xác định tính chất và nội dung xác thực của vụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡ tội. - Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứ được đưa ra nhằm kết luận tính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đó là chứng cứ do nhầm lẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay bảo quản chứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lại là chứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợp pháp. Chỉ khi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánh đầy đủ mối quan hệ nội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự thông qua hoạt động chứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ. Luật sư cũng cần xác định rõ đâu là chứng cứ buộc tội hay là chứng cứ để gỡ tội; đâu là chức cứ trực tiếp hay gián tiếp; đâu là chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại nhằm nắm bắt các khía cạnh khác nhau của chứng cứ một cách toàn diện. Về đánh giá và sử dựng chứng cứ Trong khi hành nghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên thường gặp những bất lợi hơn các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa một vụ án hình sự. Thiết nghĩ, hiện nay nhiều lúc luật sư không thể hiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập, xử lý các chứng cứ của một vụ án hình sự, nằm phát huy khả năng chứng minh của chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Thế nên, có những trường hợp luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được các cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, hoặc chỉ dựa trên những lời khai, lời thuật lại của những người có liên quan trong vụ án qua đơn thuần là các văn bản được soạn ra trên giấy. Như thế, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa được toàn diện và trọn vẹn. Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Luật quy định như vậy có nghĩa là luật sư (người bào chữa) được tham gia vào quá trình điều tra (từ khi khởi tố bị can), truy tố và xét xử, được đọc các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà khách hàng mời luật sư làm người bào chữa. Trong cách thức để luật sư tham gia vào vụ án hình sự, họ được trao một số quyền, trong đó có những quyền liên Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự quan đến chứng cứ trong vụ án, như: phát hiện và thu thập chứng cứ; đánh giá chứng cứ; sử dụng chứng cứ. Cụ thể, tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”, trong đó khoản 2 của Điều 58 nếu các quyền: - Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Như vậy, luật sư không nên thụ động trong việc dựa vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được của các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình. Quyền của luật sư trong việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cần được phát huy có hiệu quả bằng khả năng vận dụng, nắm bắt và xác định được mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện ra những yếu tố nào trong vụ án có thể trở thành chứng cứ quan trọng phục vụ cho việc bào chữa của luật sư đối với khách hàng. Cần lưu ý thêm, tránh trường hợp luật sư dấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ công việc của mình mà quên đi nghĩa vụ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện chứng cứ, để xảy đến tình trạng luật sư phạm luật. Tại Điểm a, khoản 3 Điều 58 BLTTHS có quy định, “Tuỳ theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”. Khi xác định được việc chủ động tiếp cận, phát hiện và nghiên cứu chứng cứ được rồi, điều tiên quyết luật sư cần nắm vững là định hướng mục đích của việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ có được trong vụ án. Do mục đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác với những cơ quan và người tiến hành tố tụng, bởi luật sự, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, sau nữa góp phần làm sáng tỏ những Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự tình tiết khác nhau về vụ án. Trong thực tế, cũng có trường hợp, luật sư không được sử dụng chứng cứ thu thập được, bởi nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấu đi tình trạng của thân chủ. Ví dụ: Luật sư N. P bào chữa cho ông T. N trong một vụ án cướp tiệm vàng, Trước các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can không nhận tội, nhưng trong quá trình tìm hiểu vụ việc, luật sư N. P phát hiện ra những chứng cứ buộc tội bị can T. N, vì vậy, luật sư N. P không có quyền đưa ra chứng cứ đó, bởi như vậy sẽ vi phạm đức đức nghề nghiệp. Trong trường hợp này, luật sư N. P đã lựa chọn việc từ chối bào chữa tiếp cho bị cáo T. N tại tòa. Bằng cách nắm rõ mục đích hướng đến của một luật sư trong từng vụ án khác nhau, luật sư phân biệt được việc phải tìm ở đâu chứng cứ nhằm hướng mục đích của mình vào việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ đó tránh bị “vênh”, bị “lệch” khỏi yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho luật sư; tuy vậy, như trên đã đề cập, dù cho mục đích hướng tới khách hàng tới đâu thì việc thu thập, phát hiện, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Thực tế có những trường hợp, chứng cứ mà luật sư thu thập được, về cơ bản là xác định giá trị buộc tội của các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng dùng để chứng minh bị can, bị cáo phạm tội. Để bào chữa có hiệu quả, luật sư phải có ý kiến để phản biện (một phần hoặc toàn bộ) chứng cứ buộc tội đó, có những kiến nghị, đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định khác nhau như điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị nêu trong bản luận tội, để hội đồng xét xử cân nhắc khi định tội danh, quyết định hình phạt cho bị cáo. Điều này thể hiện rõ mục đích hướng đến của luật sư khi hành nghề, đồng thời thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi một luật sư đối với khách hàng của mình. Có thể khái quát lại, tuỳ theo khách hàng là ai, bị can, bị cáo hay đương sự, luật sư sẽ có định hướng cho việc thu thập, đánh giá và sử Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự dụng chứng cứ khác nhau, nhưng bao giờ, khi đưa ra chứng cứ, luật sư cũng phải đảm bảo hướng có lợi nhất cho khách hàng của mình. Đi vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn từng kỹ năng quan trọng mà Luật sư cần thực hiện để mang lại hiệu quả trong công việc của mình. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằng hoạt động của mình, Luật sư giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cần nhìn nhận rằng, quá trình điều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với các hoạt động tố tụng khác, những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động bào chữa. So với giai đoạn khác hoạt động bào chữa trong giai đọan này có những đặc điểm riêng, đó không phải là sự đối sánh chứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như ở giai đoạn xét xử. Những thông tin, tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc xác định sự thật của vụ án đối với Luật sư không nhiều nhưng những thông tin tài liệu, chứng cứ đó lại rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can. Do vậy Luật sư cần phải biết tập trung thời gian, công sức trí tuệ để nghiên cứu, đánh giá tính hợp pháp của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. Chỉ khi tập trung, đánh giá có trọng điểm và chính xác những chứng cứ là cơ sở cho việc xác định sự thật vụ án thì kết quả của hoạt động này mới trở nên có ý nghĩa. Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự Theo quy định của Bộ luật TTHS nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những người nói trên có nghĩa vụ phải đi thu thập chứng cứ. Đi ề u 19 BLTTHS. “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.” Quyền bình đẳng về việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu tranh luận trước tòa án là một quyền của Luật sư được Bộ luật TTHS 2003 phát triển hơn so với quy định trước đây. Theo đó, Bộ luật TTHS 2003 đã có quy định Luật sư có quyền đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầu mà trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra chưa phát hiện được. Trong trường hợp này Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét nhưng chỉ khi chứng cứ có có lợi cho bị can và không làm xấu đi tình trạng của bị can như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can nếu bị can thực sự vô tội; chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ quan điều tra chưa thể hiện trong hồ sơ. Giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự là phạm vi các tình tiết, các dấu hiệu cần và đủ phải chứng minh để khẳng định một người phạm tội hay không phạm tội; giới hạn chứng minh một người phạm tội cụ thể nào đó bao giờ cũng rộng hơn giới hạn chứng minh người đó không phạm tội. Để chứng minh một người phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng, người bị hại và luật sư của người bị hại cần phải có đủ các chứng cứ để chứng minh là hành vi phạm tội của người phạm tội phải có đủ bốn yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, còn để chứng minh người đó không phạm tội, bị can, bị cáo, người bào chữa cho bị can, bị cáo chỉ cần chứng minh là không có một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó. Nói một cách khác, để buộc tội cần phải Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự có nhiều chứng cứ, còn để gỡ tội có khi chỉ cần một chứng cứ. Và Luật sư, hơn ai hết có điều kiện để vận dụng điều kiện này để đưa ra những yêu cầu có lợi cho than chủ mình, nếu Luật sư nắm được những chứng cứ thuyết phục. Sử dụng chứng cứ để phục vụ cho công việc là một trong những nhiệm vụ của Luật sư, nếu như đánh giá được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng thì việc sử dụng chứng cứ cũng vậy. Trước hết Luật sư sử dụng chứng cứ để làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, thực hiện một công việc nào đó hứng tới mục đích làm lợi cho thân chủ. Trong phiên toà, luật sư sử dụngchứng cứ để phản bác một phần hay toàn bộ quan điểm của bên đối lập, khẳng định quan điểm của mình, đề nghị Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ truy tố, đề nghị Toà án áp dụng điều luật hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng khác có lợi cho thân chủ của mình. Để làm tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến địa vị pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người mà họ bào chữa cũng như nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Không những thế, Luật sư còn phải nắm vững diễn biến của quá trình tố tụng để đảm bảo quá trình điều tra phải có căn cứ khách quan. Trong quá trình hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư có quyền gặp gỡ trao đổi, đề xuất với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nhằm: Khắc phục những thiếu sót trong điều tra, truy tố; đảm bảo tính khách quan của hoạt động tố tụng; bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của thân chủ. Luật sư cũng có quyền trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát những vấn đề vè thủ tục tố tụng và chứng cứ của vụ án: Thứ nhất, về tố tụng: Luật sư trao đổi để làm rõ hồ sơ vụ án cần phải xem xét xem có đảm bảo đúng thủ tục tố tụng hình sự hay không; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không; có cần đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn ; nhập hoặc tách vụ án hay không. Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự Thứ hai, về chứng cứ: Đã có đủ chứng cứ để xét xử bị cáo chưa; nếu còn thiếu chứng cứ thì đó là chứng cứ quạn trọng hay không quan trọng đối với vụ án, có thể bổ sung tại phiên Tòa hay không; có đúng là bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy tố hay phạm một tội khác hoặc có người khác cùng phạm tội với bị cáo. Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi ấy, khi thấy có vi phạm về thủ tục tố tụng, không đảm bảo về chứng cứ xét xử bị cáo thì Luật sư có thể gặp thẩm phán hoặc kiểm sát viên tại phòng làm việc của họ để trao đổi. Trong tường hợp cần cung cấp thêm chứng cứ thì Luật sư chủ động cung cấp thêm chứng cứ của vụ án và trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát. Như vậy, việc Luật sư chủ động xâm nhập thực tế vụ án sẽ nâng cao khả năng đạt được những kết quả có lợi hơn cho khách hàng của mình do việc tiếp cận với hồ sơ vụ án nói chung và chứng cứ nói riêng được trực tiếp và sát sao hơn. Trong quá trình trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án thì thông thường Luật sư tập trung trọng điểm vào những vấn đề sau: Thứ nhất, trong các trường hợp sau đây thì Luật sư yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung: Khi thấy hồ sơ thiếu những chứng cứ quan trọng, nếu cứ xét xử thì dẫn đến oan sai hoặc làm cho bị cáo phạm tội nặng hơn; trường hợp bảo vệ cho người bị hại thì khi thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội nặng hơn tội đã bị truy tố thì đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung thay đổi tội danh; khi thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho việc điều tra không chính xác ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của thân chủ. Thứ hai, khi có các chứng cứ cho thấy thấy vụ án mà mình có trách nhiệm bảo vệ cho thân chủ nếu được nhập vào trong một vụ án khác hoặc cần tách ra để xét xử sau là phù hợp với quy định của pháp luật thì đề nghị với Viện Kiểm sát hoặc Toà án giải quyết. Thứ ba, qua nghiên cứu thấy người làm chứng quan trọng có lời khai buộc tội bị cáo, nhưng lời khai này có nhiều điểm chưa rõ hoặc có mâu thuân với chứng cứ khác trong vụ án, nếu người làm chứng này Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự không có mặt trong phiên toà thì sự công bố lời khai của họ có thể ảnh hưởng đến sự thật của vụ án, không có lợi cho thân chủ. Vì vậy Luật sư phải đề nghị Toà án cho triệu tập người làm chứng này đến để xét hổi làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Thứ tư, trong trường hợp nếu thấy việc tạm giam bị can bị cáo là không có căn cứ như tạm giam bị can, bị cáo 15 tuôỉ phạm tội nghiêm trọng, tạm giam bị can, bị cáo 17 tuổi phạm tội nhgiêm trọng do vô ý hoặc bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, mắc bện nặng cần phải được chữa bệnh, việc tạm giam bị can, bị cáo không cần thiết nữa thì phải đề nghị với Toà án viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam trả tự do cho bị can, bị cáo. Nếu xét thấy cần thì đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp tạm giam. Thứ năm, trong trường hợp nghi ngờ bị can, bị cáo đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bện khác làm mát khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì đề nghị Viện kiểm sát hoặc Toà án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của họ. Qua những nội dung trên để thấy, kỹ năng của luật sư trong việc đánh giá và nghiên cứu chứng cứ của một vụ án hình sự là rất quan trọng. Nắm vững những yêu cầu và quy định của pháp luật đối với việc thu thập, đánh giá và nghiên cứu chứng cứ sẽ giúp Luật sư thực hiện được tốt nhất vai trò của mình đối với khách hàng. Trong các kỹ năng của Luật sư khi được khách hàng mời tham gia ở các vụ án hình sự, việc nghiên cứu và đánh giá chứng có tác động lớn đến kết quả cuối cùng mà Luật sư đạt được; đồng thời mang lại hiệu quả trong yêu cầu đối với khách hàng và đóng góp tích cực cho quá trình tiến hành tố tụng được dân chủ, công bằng bảo đảm lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho hoạt động điều tra được tiến hành khách quan toàn diện. Do đó, nếu trở thành người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án hình sự, là Luật sư, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc thu thập, tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để mang lại hiệu quả cao nhất như cách mà khách hàng chúng ta mong đợi. Nguyễn Thị Phúc
- BÀI TIỂU LUẬN - Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự Nguyễn Thị Phúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN TỐT MỘT LUẬN VĂN KHOA HỌC
12 p | 651 | 408
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho Sinh viên tại Trường Đại học Thương mại
77 p | 1321 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
147 p | 643 | 77
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
27 p | 319 | 76
-
luận văn: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
149 p | 410 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ tâm lý học: Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
145 p | 334 | 64
-
Luận văn : Sử dụng các dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens phòng trừ vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây cà chua part 5
9 p | 257 | 60
-
Tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản
53 p | 608 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 227 | 57
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong vụ án thừa kế - những vấn đề lý luận và thực tiễn
19 p | 263 | 47
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án
12 p | 212 | 36
-
Tiểu luận: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án thừa kế
8 p | 235 | 29
-
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong việc hổ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án
11 p | 201 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
149 p | 59 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Đại số và Giải tích lớp 12 tại nước CHDCND Lào
246 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học đại số và giải tích lớp 12 tại nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
28 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn