intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

17
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận và kỹ năng đọc hiểu văn bản của HS qua vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM THỊ THANH HUYỀN DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020
  2. i
  3. L ii
  4. iii
  5. iv
  6. v
  7. vi
  8. vii
  9. Ý LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ và tên: Lâm Thị Thanh Huyền Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 03/03/1987 Nơi sinh: Nam Định Quê quán: Nam Định Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 6F, Hai Bà Trưng, phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên lạc: 0833689899 E-mail: lamthanhhuyen331987@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 9/2005 – 9/2009 Nơi học: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp.HCM Ngành học: Văn học 2. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2019 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục học Tên luận văn: Dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh . Ngày và nơi bảo vệ luận văn: Ngày 30 tháng 5 năm 2020 tại Viện Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Thị Kim Oanh 3. Trình độ ngoại ngữ: B1 Anh văn (Khung Châu Âu ) viii
  10. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, Từ tháng, năm đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi đến tháng, năm dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ ... Biên tập viên – phòng Chương trình, Công ty Cổ phần Quảng 9/2009 – 8/2012 cáo Nhất. 9/2012 đến nay Giáo viên trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp.HCM ix
  11. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ..… tháng...... năm 2020 Người nghiên cứu Lâm Thị Thanh Huyền x
  12. LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi đến quý thầy, cô Ban Giám hiệu nhà trường cùng quý thầy, cô giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học khóa 2017B lời tri ân chân thành. Tập thể sư phạm nhà trường đã luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cũng như truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, luôn tạo điều kiện, quan tâm sâu sát, chu đáo và nhiệt tâm chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô và học sinh trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thực hiện nghiên cứu và tích cực hỗ trợ trong quá trình khảo sát, đánh giá, thực nghiệm sư phạm. Ngoài ra, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo mọi điều kiện, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn. TP.HCM, ngày.... tháng.... năm 2020 Người nghiên cứu Lâm Thị Thanh Huyền xi
  13. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững (2002), chương trình “Dạy học vì một tương lai bền vững” được Unesco thông qua, trong đó giáo dục trải nghiệm được giới thiệu và phát triển. Vận dụng các phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11, được thể hiện qua các hoạt động học tập trải nghiệm thúc đẩy quá trình khám phá, thực hành; hướng tới phát triển, hoàn thiện kỹ năng đọc và viết; tính tích cực, sáng tạo của người học. Qua việc vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm môn Ngữ văn cho thấy, điều cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy và học là hướng đến trải nghiệm các hoạt động học một cách tích cực và sáng tạo, loại bỏ thói quen học tập thụ động, giáo điều. Vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm trở thành xu hướng tất yếu, đạt được nhiều thành tựu ở các nước, nhưng ở nước ta vẫn còn khá mới, chưa được áp dụng nhiều. Ngữ văn là môn học có lịch sử lâu đời, tác động quan trọng đến hình thành và hoàn thiện nhân cách cho HS. Môn Ngữ văn lớp 11 còn góp phần rèn luyện, phát triển kỹ năng đọc và viết, là những kỹ năng cơ bản để HS học tập suốt đời và phục vụ cuộc sống. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 11 cũng như rèn luyện, phát triển kỹ năng viết văn nghị luận và đọc hiểu văn bản, nghiên cứu đề tài “Dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Luận văn gồm có: Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 Chương 1 phân tích tổng quan nghiên cứu vấn đề về DHTN trên thế giới và tại Việt Nam, các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Chương 1 của đề tài cũng xác định cơ sở khoa học của DHTN; đặc trưng của DHTN; một số PPDH theo hướng trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 như: Nêu và GQVĐ, dạy học theo nhóm, đóng vai, đọc sáng tạo và kiểm tra, đánh giá trong DHTN. Chương 2: Thực trạng dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh xii
  14. Chương 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy và học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức cho thấy, phần lớn HS chưa có sự hứng thú, tính tích cực học tập chưa cao, kỹ năng viết văn nghị luận, đọc hiểu văn bản còn hạn chế. Một nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên do còn nhiều GV sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều, hình thức tổ chức dạy học toàn lớp. Việc vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm không thường xuyên, HS chưa có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức được học từ bộ môn vào thực tế, kỹ năng viết văn nghị luận và đọc hiểu văn bản của người học chưa được rèn luyện thực chất. Vì vậy, trong giờ học môn Ngữ văn HS còn khá thụ động, kỹ năng viết văn nghị luận và kỹ năng đọc hiểu văn bản của HS chưa có nhiều điều kiện để rèn luyện, phát triển. Chương 3: Vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Chương 3 xác định một số nguyên tắc vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11. Trên cơ sở nguyên tắc này, đề tài đề xuất vận dụng một số PPDH theo hướng trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 như: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, đóng vai, đọc sáng tạo. Dựa trên đề xuất này, đề tài thiết kế 3 giáo án môn Ngữ văn lớp 11 vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học các nội dung trong các bài: Chí phèo – Nam Cao; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; Bản tin. Đề tài thực nghiệm sư phạm vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 đã tạo cho HS sự hứng thú, tích cực hơn trong học tập, rèn luyện, cải thiện kỹ năng viết văn nghị luận và kỹ năng đọc hiểu văn bản. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn nêu ra: “Vận dụng các PPDH theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 giúp HS trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp.HCM phát triển kỹ năng viết văn nghị luận và kỹ năng đọc hiểu văn bản”. xiii
  15. ABSTRACT At the United Nations Summit on Sustainable Development (2002), the “Education for a sustainable development” Program, in which experiential education was introduced and conceptualized, was proposed. Applying these experiential methods of teaching into teaching Grade 11 Literature, this research will inspect teaching and learning through hand-on experiences which stimulate exploration and practice in order to develop and master reading and writing skills as well as promote active learning and creativity. Through the implementation of experiential teaching and learning activities in Literature, the core of innovations in teaching and learning involves experiencing active and creative learning activities and eliminating the habit of dogmatic and passive learning. The implementation of experiential education becomes an inevitable trend that has accomplished great feats worldwide. In Vietnam, however, it is still not widely used. Literature is a long-established subject that has significant impacts on the personality development of students. Additionally, Literature for Grade 11 contributes to the development and mastery of reading and writing skills, which are the foundation for lifelong learning and daily usage. To improve the Grade 11 Literature teaching and learning quality, along with honing essay writing skills and reading comprehension skills, this research on “Teaching 11th grade Literature in experience at Thu Duc high school, Thu Duc District, Ho Chi Minh City” can be significant and highly practical. The thesis includes: Chapter 1: Literature on experiential education in Grade 11 Literature. This chapter analysed the bulk of available literature on the topic of experiential education and related theories around the world and specifically in Vietnam. Chapter 1 also identified scientific basis of experiential education, its features and some teaching activities using experiential education in Grade 11 Literature, namely problem-based learning, group based learning, role-play, creative reading, testing and evaluation in experiential teaching. viii
  16. Chapter 2: the practice of teaching and learning Grade 11 Literature at Thu Duc high school, Thu Duc district, Ho Chi Minh city. This chapter explored the practice of teaching and learning Grade 11 Literature at Thu Duc high school and found out that most students were not genuinely interested, passive and rather limited in essay writing and reading comprehension. The main cause of problem was the widely use of one-way presentation of knowledge and whole class based activities. The application of experiential teaching was rarely seen, which deprived students of opportunities to apply their learning knowledge into practice. Moreover, essay writing and reading comprehension skills were not truly appreciated. As a result, during Literature periods, the students were quite passive and could not develop their essay writing and reading comprehension skills. Chapter 3: The implementation of experiential activities in teaching Grade 11 Literature at Thu Duc high school, Thu Duc district, Ho Chi Minh city This chapter identified some principles to apply experiential teaching activities to Grade 11 Literature. Basing on these rules, this research proposed some prominent experiential activities for teaching Grade 11 Literature such as: problem- based learning, group based learning, role-play and creative reading. Consequently, three lesson plan models for teaching Grade 11 Literature were specifically designed using experiential activities. These lessons were Chi pheo – Nam Cao; Chu nguoi tu tu – Nguyen Tuan; how to write a news headline. The thesis based on the real life implementation of experiential activities n in Grade 11 Literature at Thu Duc high school. The finding showed that the application has made the students more excited and active in learning and mastering their essay writing and reading comprehension skills. The research results initially proved the hypothesis: “the implementation of experiential teaching in Grade 11 Literature at Thu Duc high school, Thu Duc district, Ho Chi Minh city helped promote essay writing and reading comprehension skills. ix
  17. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ......................................................................... 4 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................................... 4 8.2.1. Phương pháp quan sát ......................................................................................4 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................................4 8.2.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi ..............................................................5 8.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục..................................6 8.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................................6 8.3. Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục ...............................6 9. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 7 Chương 1 Cơ sở lý luận về dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 ......................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn trên thế giới và tại Việt Nam ..................................................................................................................... 8 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................8 1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................12 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 15 1.2.1. Dạy và học .....................................................................................................15 1.2.2. Phương pháp dạy học .....................................................................................15 1.2.3. Trải nghiệm ....................................................................................................16 x
  18. 1.2.4. Dạy học trải nghiệm .......................................................................................16 1.2.5. Kỹ năng viết văn nghị luận và kỹ năng đọc hiểu văn bản .............................17 1.3. Cơ sở khoa học của dạy học trải nghiệm ........................................................... 18 1.3.1. Cơ sở triết học ................................................................................................18 1.3.2. Cở sở tâm lý học ............................................................................................20 1.3.3. Cơ sở giáo dục học .........................................................................................22 1.4. Mô hình học tập trải nghiệm của D. Kolb .......................................................... 24 1.5. Đặc điểm của dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 ................................... 25 1.5.1. Dạy học trải nghiệm thúc đẩy người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập .......................................................................................................................25 1.5.2. Dạy học trải nghiệm là quá trình dạy học dựa vào kinh nghiệm và phát triển kinh nghiệm của HS ..................................................................................................26 1.5.3. Dạy học trải nghiệm chú trọng rèn luyện phương pháp, thái độ tự học ........27 1.5.4. Dạy học trải nghiệp thúc đẩy mối quan hệ giữa người học với GV, bạn học và môi trường học tập ...............................................................................................28 1.6. Phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm môn Ngữ văn lớp 11 ................ 29 1.6.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .............................................30 1.6.2. Phương pháp dạy học theo nhóm ...................................................................35 1.6.3. Phương pháp đóng vai ...................................................................................39 1.6.4. Phương pháp đọc sáng tạo .............................................................................43 1.7. Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trong dạy học trải nghiệm ..................46 Kết luận chương 1 .....................................................................................................50 Chương 2 Thực trạng dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................51 2.1. Giới thiệu về trường THPT Thủ Đức ................................................................. 51 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường ...........................................51 2.1.2. Các thành tích nổi bật trường THPT Thủ Đức đạt được trong những năm học gần đây ......................................................................................................................52 2.2. Giới thiệu về bộ môn Ngữ văn lớp 11 ................................................................ 54 xi
  19. 2.2.1. Mục tiêu dạy học ............................................................................................54 2.2.2. Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 11 và phân phối chương trình ..................56 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................. 58 2.3.1. Nhận thức của HS về nội dung và vai trò môn Ngữ văn lớp 11 ....................60 2.3.2. Thái độ của HS trong giờ học môn Ngữ văn lớp 11 ......................................62 2.3.3. Hành động học tập môn Ngữ văn của HS lớp 11 ..........................................63 2.3.4. Kỹ năng viết văn nghị luận HS đạt được trong giờ học môn Ngữ văn 11 .....69 2.3.5. Kỹ năng đọc hiểu văn bản HS đạt được trong giờ học môn Ngữ văn 11 ......73 2.3.6. Mong muốn của HS về các hoạt động dạy học của GV trong giờ học môn Ngữ văn lớp 11 ........................................................................................................78 2.4. Thực trạng hoạt động dạy môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh .............................................................................81 2.4.1. Nhận thức của GV về nội dung, phân phối chương trình môn Ngữ văn 11 ..82 2.4.2. Nhận thức của GV về mục tiêu dạy học môn Ngữ văn lớp 11 .....................84 2.4.3. Đánh giá của GV về tính tích cực của HS trong giờ học Ngữ văn lớp 11 ....86 2.4.4. Phương pháp dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh .....................................................................................84 2.4.5. Đề xuất nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ............................................................84 Kết luận chương 2 .....................................................................................................96 Chương 3 Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ..................................................................................................................................97 3.1. Nguyên tắc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. HCM ....97 3.1.1. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học ....................97 3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục .................................................. 98 xii
  20. 3.1.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò tự giác, tích cực, độc lập của HS ........................................................................................... 99 3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể với cái trừu tượng ..........................100 3.1.5. Xác định rõ các hoạt động cần thực hiện và thời gian cụ thể .......................100 3.2. Đề xuất vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. HCM .. 101 3.3. Đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 104 3.3.1. Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 .......................................................................................................105 3.3.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 .....108 3.3.3. Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 ...........111 3.4. Thiết kế giáo án vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm vào dạy học môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ...........................................................................................................115 3.5.Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................125 3.5.1. Mục đích nghiệm sư phạm ............................................................................125 3.5.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................125 3.5.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................125 3.5.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm ...................................................................126 3.5.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................126 Kết luận chương 3 ...................................................................................................144 Kết luận và kiến nghị ..............................................................................................145 1. Kết luận ............................................................................................................... 145 2. Kiến nghị............................................................................................................. 146 3. Hướng phát triển đề tài ....................................................................................... 147 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................148 Phụ Lục ...................................................................................................................153 xiii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2