intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

132
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãi suất là một trong những công cụ rất quan trọg của chính sách tiền tệ quốc gia. Nó tác động hết thảy các khâu sản xuất- tiêu dùng- tích luỹ - đầu tư, góp phần kìm hãm hay tăng trưởng kinh tế. Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt, nếu xác định lãi suất hợp lí sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất vừa là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay
  2. Lời mở đầu L ãi suất là một trong những công cụ rất quan trọg của chính sách tiền tệ quốc gia. Nó tác động hết thảy các khâu sản xuất- tiêu dùng- tích luỹ - đầu tư, góp phần kìm hãm hay tăng trưởng kinh tế. Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt, nếu xác định lãi suất hợp lí sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất vừa là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của các ngân hàng thương mại. Một chính sách lãi suất có hiệu quả là chính sách được áp dụng nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theo từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo được cho hoạt động của các ngân hàng thương mại thực sự có hiệu quả. Tuỳ vào tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định tiền tệ mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra các phương pháp điều hành và quản lý lãi suất ở các mức khác nhau. Đối với Việt Nam, trong bước chuyển mình từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lí của Nhà nước; trong quá trình hoà nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc xem xét vấn đề lãi suất là rất cần thiết. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước đang từng bước tiến dần tới một chính sách lãi suất thị trường. Thay đổi theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và mức độ hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Để hiểu rõ hơn các bước đi trong lộ trình đổi mới chính sách lãi suất trong thời gian qua và từ đó có những định hướng phù hợp hơn trong gian đoạn tới. Đề án xin được đề cập đến vấn đề: Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suet Chương II: Tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
  3. Chương III: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao việc thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất trong thời gian tới Chương I Các vấn đề cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suất I. Tìm hiểu chung về lãi suất 1. Lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế. 1.1 Thế nào là lãi suất? Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tin dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Và tỷ lệ phần trăm giữa só tiền lãi trên số tiền vốn đi vay gọi là lãi suất lãi suất được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền chi trả cho việc vay mượn quyền sở hữư và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. 1.2 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường lãi suất giữ vị trí khá quan trọng, nó đươc thể hiện như sau: 1.2.1 Lãi suất là một công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế. Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiên tại của các chủ thể kinh tế. Với việc tạo thu nhập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích ngưòi ta hy sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và ngược lại. Trong một nền kinh tế thị trường tài chính phát triển, các khoản tiết kiệm được thu hút triệt để qua các kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp để tạo nên quỹ vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 1.2.2 Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
  4. Với tư cách là giá phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua các vật dụng tiêu dùng, lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay. Việc so sánh giữa lãi suất phải trả với hiệu quả biên của đồng vốn là căn cứ quan trọng để người kinh doanh đưa ra quyết định đầu tư. Một sự gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi phải trả và do đó số đầu tư chắc chắn sẽ giảm. Cũng có thể lập luận như vậy về việc đi vay để tiêu dùng, những người tiêu dùng so sánh số lãi phải trả cho một khoản vay mượn với ý muốn có càng sớm càng tốt một vật dụng như một căn nhà hay là một chiếc ô tô chẳng hạn. Những lãi suất cao hơn sẽ làm cho một số người tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay, và số tiêu dùng dự định sẽ giảm xuống. Tổng cầu bao gồm cr các thành phần như cầu đầu tư của doanh nghiệp và cầu tiêu dùng của cá nhân, của hộ gia đình sẽ thay đổi theo. Vì sự biến động của lãi suất có tác dộng đến đầu tư, đến tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện trong các trường hợp sau: +Lãi suất thấp  khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùngtăng tổng cầu Sản lượng tăng , giá cả tăng, thất ngiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. +Lãi suất cao  Hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng  giảm tổng cầu  sản lượng giảm , giá cae giảm , thất nghiệp tăng,nội tệ co xu hướng tăng so với đồng ngoại tệ. Vì có khả năng tác động đến các biến số kinh tế của nền kinh tế vĩ mô như trên nên lãi suất được Chính Phủ các nước làm công cụ có hiệu quả để điều tiết nền kinh tế quốc gia. 1.2.3 Lãi suất là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn. Đối với những dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân bổ các luồng vốn theo mục đích mong muốn. Trong quan hệ vay vốn, người di vay không phải hoàn trả gốc khi đến hạn mà còn trả lãi khoản vay, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vừa là một đặc trưng của quan hệ tín dụng, vừa là một nguyên tắc tín dụng. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các doanh nghiệp nói riêng, kích thích người vay vốn nói chung phải sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập để bù đắp chi phí,
  5. có lợi nhuận, tạo cơ sở cho viêc trả lãi vì tiền lãi thưc chất là một phần lợi nhuận mà người đi vay trả cho ngươi cho vay. 1.2.4 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất thường có xu hưóng tăng do cung – cầu quỹ cho vay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của cầu quỷ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, lãi suất thường có xu hướng giảm xuống. Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế, căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất, người ta có thể dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như : tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách. Người ta cũng có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Các dự báo sẽ là cơ sở quan trọng để chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư, tiêu dùng, các quyết định kinh doanh phù hợp. 1.2.5 Lãi suất là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:  Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác động vào mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Ngân hàng TW sử dụng loại công cụ này dưới hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoạc qui định khung lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay hoặc trần suất tiền vay qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng chặt hoặc nới lỏng tiền tệ.  Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, Ngân hàng TW sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp chẳng hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay cầm cố để tác động gián tiếp tói lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô. Ngàynay theo xu hướng tự do hoá tài chính, cơ chế điều tiết nền kinh tế bằng công cụ lãi suất ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Như vậy trong nền kinh tế lãi suất là công cụ kinh tế khá quan trọng làm sao để lãi suất phải phù hợp với lãi suất của các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất, nguyên tắc và phương pháp xác định lãi suất.
  6. 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất Trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm hầu hết tất cả các hoạt đông kinh tế – xã hội. Trong các nước này cũng không có thị trường tài chính và tài chính kiềm chế là mô hình quản lý tài chính phổ biến. Vì lẽ đó, lãi suất trong các nước đó đều do nhà nước qui định, thậm chí một số nước còn qui định đến cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngân hàng. Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc và ý chí của chính phủ và không thể dự đoán hay xác lập bất cứ quy luật vận động nào. Trái lại trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính và các ngân hàng cũng nh ư các tổ chức tài chính trung gian rất phát triển. Hơn nữa đã các nươc này lại theo đuổi tài chính tự do hoá và cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vao các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số nhân tố cơ bản và quan trọng nhất: 2.1.1 ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay. Lãi suất cả của cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường, tuy mức độ biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng TW, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Từ điều này cho thấy chúng ta có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ: chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm mặt khác, muốn duy trì sự ổn của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc 2.1.2 ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng. Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thòi kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích bằng cả hai hướng tiếp cận: thứ nhất ,xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực va lãi suất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng ,sẽ danh phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài chính khác (non –financial assets ) như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả các điều này làm giảm cung
  7. quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các nhà băng cũng như trên thị trường. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suet, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế 2.1.3 ảnh hưởng của bội chi ngân sách Một cách đơn giản nhất, bội chi ngân hàng TW và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng lãi suất. Sau nữa bội chi ngân hàng sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Trên một gốc độ khác thông thường khi bội chi ngân sách tăng chính phủ thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa ,tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. 2.1.4 Những thay đổi về Thuế Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hoá. Nếu các hình thức này tăng lên cũng có nghĩa điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân, tổ chức cá nhân và tổ choc cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Thông thường ai cũng có quan tâm đến thu nhập thực tế hay lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức thuận lợi thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thiếu. Điều quan trọng được rút ra từ mối quan hệ này là việc xác lập và điều chỉnh đối với chính sách thuế, nhằm hạn chế những tác động ngoài ý muốn của mổi thay đổi nói trên của thuế. 2.1.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội Ngoài những yếu tố được trình bày trên đây, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác, Sự phát triển của thị tr ường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong phú là một ví dụ. Các công cụ này khác nhau không chỉ ở thời gian phương pháp tính và trả lãi, khả năng tiêu thụ mà cả về độ co dãn của giá cả theo lượng cầu của chúng. Chính vì vậy mà những thay đổi trong cơ cấu chứng khoán; sự xuất hiện các chứng khoán mới, cũng như phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường sơ cấp cũng sẽ tác động thay đổi lãi suất trên thị trường thứ cấp. Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và gắn liền theo đó là sự cạnh
  8. tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức này là các ví dụ khác. Hiệu suất sử dụng vốn hay tỷ suất đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong công nghiệp và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế cũng tác động đến sự thay đổi lãi suất. Thêm nữa tình hình về kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới; các luồng vốn dầu tư ra,vào các đối với các nước...,đều ít nhiều tác động đến sự thay đổi của lãi suất của các nước khác. Tất cả các vấn đề này gợi ý cho tất cả những nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có những sự nhìn nhận và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra bất kỳ kết luận hoặc quyết định nào liên quan đến lãi suất. Như vậy trong nền kinh tế lãi suất là công cụ kinh tế khá quan trọng làm sao để lãi suất phải phù hợp với lãi suất của các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. 2.2 Các nguyên tắc cơ bản để xác định chế độ lãi suất. Lãi suất tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Lãi suất phải đồng thời thực hiện được 2 chức năng kích thích, điều tiết hoạt động kinh tế phát triển và là chính sách kinh tế có hiệu quả. Do lãi suất có ảnh hưởng đến tất cả các quyết định liên quan đến tiền trong xã hội nên việc xác định một mức lãi suất hợp lí là rất quan trọng. Lãi suất có khả năng điều tiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn để đưa vốn vào sử dụng trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế và xã hội. Mức lãi suất nhỏ hơn mức hợp lí sẽ khiến người vay đánh giá thấp giá trị sử dụng của đồng vốn dẫn đến đầu tư không hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, gây thiệt hại cho bản thân người đi vay lẫn người cho vay và hơn nữa, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, mức lãi suất cao hơn mức hợp lí tức là đánh giá quá cao giá trị sử dụng của đồng vốn thì chỉ có tác dụng khuyến khích người cho vay, làm cho vốn trở nên dư thừa, ứ đọng, không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không sinh lãi, lúc đó đồng vốn trở thành “ vốn chết ” không còn tác dụng gì nữa. Vì vậy, trước khi xác định mức lãi suất phải tính đến nguyên tắc này đầu tiên. Nguyên tắc 2: Bảo tồn giá trị của vốn, bù đắp được rủi ro, có tích luỹ cho người sở hữu vốn và người sử dụng vốn.
  9. Khi đem vốn vào sử dụng, sau một thời gian nhất định, người sử dụng vốn cũng như người cho vay vốn đều hi vọng vốn ban đầu sẽ tạo ra một lượng tiền lớn hơn tức là có sinh lãi đủ để trang trải các chi phí và để lại một phần lợi nhuận. Đây là lẽ đương nhiên. Song trên thực tế không phải đầu tư nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp, sẽ có những lúc bị lỗ, thậm chí mất cả vốn ban đầu. Do đó, lãi suất phải đảm bảo nguyên tắc 2 để người cho vay và người đi vay không bị thiệt thòi dù cho việc sử dụng vốn có lúc lãi có lúc lỗ. Nguyên tắc 3: Lãi suất phải được phân định theo thị trường tiền tệ cấp 2. Sở dĩ lãi suất phải phân định ra vì trên mỗi thị trường, các yếu tố quyết định đến mức lãi suất là khác nhau như: chủ thể sở hữu và sử dụng vốn, chi phí huy động vốn, mức độ rủi ro, uy tín của người vay.v.v...Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường cấp 2 có thể dựa vào lãi suất trên thị trường cấp một để định ra mức lãi suất phù hợp và lãi suất trên thị trường cấp 1 có thể tăng hay giảm để tác động vào lãi suất của thị trường cấp 2. Tóm lại, lãi suất trên 2 thị trường tiền tệ phải khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ và ràng buộc lẫn nhau. Thông thường, lãi suất trên thị trường cấp một nhỏ hơn lãi suất trên thị trường cấp 2 để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng sau khi đi vay trên thị trường cấp 1 và cho vay trên thị trường cấp 2 sẽ thu được một phần lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất trên hai thị trường đó. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở nguyên tắc 1 và 2, trong đó: Tỉ lệ lạm phát < Lãi suất đi vay < Lãi suất cho vay < Tỉ suất lợi nhuận bình quân o của nền kinh tế (1) Lãi suất ngắn hạn < Lãi suất trung và dài hạn (2) o Bất đẳng thức (1) cho thấy lãi suất phải đảm bảo có lợi cho cả người vay và người đi vay đồng thời có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Tỉ lệ lạm phát càng thấp và tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế càng cao thì càng tốt đối với cả dân cư, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Trong bất đẳng thức (2) lãi suất rõ ràng phải có tính bù đắp được rủi ro, thời hạn sử dụng vốn càng dài, rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn. Vì nếu lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất trung và dài hạn thì nó chỉ có lợi cho những người giàu, lắm tiền gửi vào TCTD, sống dựa vào lãi cao, ngắn ngày, làm mất đi chức năng cơ bản của các tổ chức tín dụng là “ đi vay để cho vay” và có hại cho nền kinh tế, xã hội và các doa nh nghiệp sản xuất.
  10. Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự biến thiên của lãi suất theo sát sự biến động của thị trường tiền tệ trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế. Lãi suất phản ánh qui luật cung- cầu vốn, do đó nó phải phụ thuộc vào sự biến động của các luồng vốn trên thị trường. Nếu cung vốn đang thừa mà lãi suất cứ tăng lên thì những người cần vốn trên thị trường sẽ không vay tiền nữa, làm cho vốn không được lưu thông, hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, đối với mỗi quốc gia, lãi suất không chỉ phù hợp với thị trường trong nước mà còn phải vận động ngày càng gần với lãi suất trên thị trường quốc tế. Có như thế, đất nước mới có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới và có quan hệ bình đẳng với các quốc gia phát triển khác. 2.3 Phương pháp xác định lãi suất. 2.3.1 Cơ sở hình thành lãi suất. Việc tìm ra một cơ sở có thể hoàn toàn tin cậy là không thể có ngay được. Các nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng đã và đang xây dựng lãi suất theo phương pháp phân tích thông tin của thị trường, với kinh nghiệm và sự uyên thâm trong nghề nghiệp để định lượng một lãi suất phù hợp. Trong phần này, chúng ta xem xét các cơ sở mà hầu hết các nước đang sử dụng cho việc hình thành lãi suất. Tỉ lệ lợi nhuận bình quân và tỉ lệ trượt giá là hai yếu tố quan trọng cấu thành nên lãi suất đồng thời cũng là 2 cơ sở hình thành nên mức lãi suất. Lãi suất tín dụng trong cơ chế thị trường bị giới hạn bởi tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế (giới hạn trên) và tỉ lệ lạm phát (giới hạn dưới). Lãi suất chỉ có thể vận động trong giới hạn đó và phải căn cứ vào 2 yếu tố này cùng với quy luật cung - cầu vốn để tăng, giảm một cách hợp lí. Mặt khác, do nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào 2 cơ sở trên nên lãi suất được đặt ra, ngoài mục đích thu lợi cho một cá nhân, một tổ chức, phải đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Do đó, khi xác định lãi suất, người ta phải dựa trên 2 cơ sở cơ bản này. Cơ sở thứ 3 là ước định một tỉ lệ kích thích. Lãi suất cũng giống như các loại giá cả khác, chỉ cần thấp hoặc cao hơn một chút so với các tổ chức tín dụng khác đã có thể thu được nhiều khách hàng hơn, cho vay nhiều hơn hoặc ngược lại. Như vậy, trên cơ sở một tỉ lệ kích thích, lợi nhuận của TCTD có thể bị giảm đi nếu tính trên giá trị từng giao
  11. dịch song với số lượng giao dịch tăng lên thì lợi nhuận vẫn tăng mà TCTD lại tạo ra được lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mình. Cơ sở tiếp theo là chỉ tiêu hợp lí về tổng chi phí tín dụng bình quân. Dựa trên chỉ tiêu này, người ta có thể xác định được nhiều chỉ tiêu khác như doanh thu, lợi nhuận, mức lương, mức lãi suất.v.v...Nếu tính toán tổng chi phí tín dụng bình quân cao hơn nhu cầu thực tế của thị trường sẽ dẫn đến thừa vốn, TCTD muốn cho vay được phải giảm lãi suất cho vay. Điều này có thể dẫn đến hai hậu quả là giảm lãi suất tiền gửi khiến khách hàng chuyển sang gửi tiền ở các TCTD khác hoặc là giảm lợi nhuận đồng thời giảm tiền lương của cán bộ công nhân viên. Nếu chỉ tiêu trên thấp hơn nhu cầu thực tế thì tác động ngược lại , TCTD phải nâng cả lãi suất đi vay và lãi suất cho vay lên. Khi lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp sẽ vay ít hơn cho đầu tư vào sản xuất kinh doanh khiến cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Vì vậy, xác định chỉ tiêu tổng chi phí tín dụng bình quân hợp lí là rất cần thiết khi hình thành lãi suất giúp cho TCTD giữ được uy tín với các doanh nghiệp vay vốn và thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Cơ sở cuối cùng là kinh nghiệm nghề nghiệp của các chuyên gia. Lãi suất là một biến số được cấu thành từ rất nhiều biến số khác nhau mà trong đó chủ yếu là những biến số mang tính khách quan. Do đó, muốn xác định được lãi suất phải nắm chắc được các yếu tố cấu thành nó. Sự biến động của các yếu tố này rất phức tạp, do đó cần phải xem xét, phân tích kĩ lưỡng, đòi hỏi phải do các chuyên gia hoạt động lâu năm trong nghề thực hiện. 2.3.2 Công thức tổng quát tính lãi suất. Lãi suất đi vay của ngân hàng.  Lãi suất tiền gửi = < a% tỉ suất lợi nhuận bình quân + tỉ lệ lạm phát. Trong đó: 0 = < a < 100. Với a = 0% => Lãi suất tiền gửi không kì hạn = Tỉ lệ trượt giá. Với tiền gửi có kì hạn thì kì hạn càng dài, a% càng lớn.  Lãi suất cho vay. Lãi suất cho = Lãi suất + b%Tỉ suất lợi + Phụ phí + Hệ số
  12. vay nói chung tiền gửi nhuận bình quân tín dụng rủi ro Trong đó: b% phụ thuộc vào thời hạn vốn được sử dụng, thời hạn càng dài b% càng lớn. Hệ số rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời hạn sử dụng vốn, chủ thể vay vốn, mục đích vay vốn, tính khả thi của dự án đầu tư... II. Các vấn đề cơ bản về tự do hoá lãi suất 1. Thế nào là tự do hoá lãi suất ? Tự do hoá lãi suất là một bộ phận quan trọng của tự do hoá tài chính. Thực chất của tự do hoá lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị trường xác định lãi suất cân bằng, tức là lãi suất được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung-cầu vốn trên thị trường, loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất. Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, đồng thời cũng không khống chế mức lãi suất. Các ngân hàng thương mại được quyền xác định và công bố lãi suất kinh doanh của mình để áp dụng trong việc huy động vốn và cho vay còn Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ để điều chỉnh cho phù hợp chiến lược và mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ phát triển. Trong cơ chế tự do hoá lãi suất, nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệp đến hệ thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất hoàn toàn (thả nổi lãi suất hoàn toàn). Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một định hướg xác định thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý. Và khi đó NHTƯ tác động tới lãi suất chủ yếu dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, hợp đồng mua lại, và một phần dựa vào áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tự do hoá lãi suất là để cho lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu về vốn, mức tiết kiệm, thu nhập và chi tiêu của cá nhân và những nhân tố khác. Tự do hoá lãi suất được coi là hạt nhân của tự do hoá tài chính, nó làm cho các luồng tài chính lưu thông thông suốt và là một xu thế để góp phần thúc đẩy kinh tế –tài chính Việt Nam hội nhập quốc tế.
  13. Tự do hoá lãi suất nói riêng và tự do hoá tài chính nói chung có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trong giai đoạn phát triển và chuẩn bị hội nhập vao nền kinh tế thế giới trên phương diện vĩ mô lẫn vi mô điều này được thể hiện như sau: 2. Vai trò của tự do hoá lãi suất trong nền kinh Tế 2.1 Xét trên phương diện vĩ mô của nền kinh tế Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới sau nhiều năm bị gián đoạn. Hiện nay, chúng ta đã có mối quan hệ với WB, ADB,… và là thành viên của ASEAN từ n ăm 1997, gia nhập AFTA và đặc biệt mới trở thành một thành viên chính thức của WTO. Bước đầu hoà nhập như vậy chúng ta đã có những thành công lớn, kế tiếp chúng ta đã chuyển đổi một số hoạt động cho phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Như vậy tự do hoá lãi suất chuyển dần sang việc thực hiện các công cụ gián tiếp điều hành chính sách lãi suất, giảm sự can thiệp và điều hành bằng các công cụ tài chính trực tiếp. Với cơ chế này, sẽ trả lãi suất đúng vai trò là đòn bẩy kích thích nền kinh tế phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế. 2.2 Về phương diện vi mô của nền kinh tế : Tự do hoá lãi suất sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng th ương mại, các tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam, giúp các ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển đa dạng hoá nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn. Viêc tự do hoá lãi suất cho phép các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc kinh doanh tiền tệ, chủ động định ra lãi suất là bao nhiêu để có thể thu hút được nguồn vố đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo môi trường cạnh tranh. Đồng thời một khi các ngân hàng được quyền ấn định lãi suất, họ sẽ đưa ra phương án sử dụng vốn tốt nhất và tránh được rủi ro có thể gặp phải. Và chính sự cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng là nhân tố hình thành lãi suất thị trường. Đối với khách hàng của ngân hàng thương mại đó là các doang nghiệp, các tầng lớp dân cư sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời được quyền lựa chọn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để giao dịch hoạt động. Viêc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại làm cho
  14. lãi suất tín dụng có xu hướng hạ thấp, điều này sẽ kích thích các doanh ngiệp và các cá nhân tích cực triển khai nhiều dự án sản xuất kinh doanh hơn. Từ đó sẽ tăng cầu về tín dụng, đây là yếu tố để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chương II Tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Quá trình tự do hoá lãi suất chính là quá trình điều hành cơ chế lãi suất qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Từ đầu thập kỷ 90 chính sách lãi suất đã dần thay đổi từng bước thích ứng với cơ chế lãi suất thị truờng đồng thời tăng cường hiệu lực của cơ chế giá trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Diễn biến của chính sách lãi suất trong thời gian qua có thể chia thành các giai đoạn như sau: 1. Tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 1.1 Giai đoạn trước tháng 3/1988 –Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hoá tập trung Đặc trưng cơ bản của lãi suất ở thời kỳ nàyđó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề, lãi suất được xây dựng thoát ly lãi suất nền kinh tế thế giới: + Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát. + Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát. Dẫn đến lãi suất trong thời kỳ nay với tình trạng “lãi giả và lỗ thật’ làm cho ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực là số âm. Vì vậy tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa. Do vậy đã gây ra những hậu quả: + Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. + Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho doanh nghiệp. + Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng. Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường. 1.2 Giai đoạn 1988 - 6/1992-Thời kỳ lãi suất âm
  15. Bước ngoặc trong tiến trình đổi mới, cải cách nền kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bắt đầu bằng Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành (nay là Thủ Tướng Chính Phủ). Nội dung cơ bản của nghị định này là: Thứ nhất là tách bộ phận quản lý quỹ ngân sách ra khỏi ngân hàng nhà nước để hình thành nên hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thứ hai là tách chức năng kinh doanh ra khỏi hệ thống ngân hàng Nhà nước giao cho các ngân hàng chuyên doanh. Thứ ba là thành lập thêm hai ngân hàng chuyên doanh mới đó là ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàng Nông Nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, cùng với hai ngân hàng trước là Ngoại thương và ngân hàng Đầu Tư Phát Triển đảm nhận chức năng kinh doanh thay cho ngân hàng nhà nước. Cả bốn ngân hàng này hoạt động dưới hình thức ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực của mình đến năm 1990 (sau nay đổi thành Ngân hàng thương mại) Với sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, đã làm tiền đề cho hai pháp lệnh về: Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/05/1989 của Hội đồng nhà nước. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1990 với nội dung chủ yếu: Xoá hẳn mô hình ngân hàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp phù hợp với mô hình của ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó NHNNthực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế . Từ pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực 01/10/1990 đến ngày 01/10/1998 Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực cho đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nên kinh tế . Trong giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lói suất thụng qua ấn định các mức lói suất tiền gửi (LSTG) và lói suất cho vay (LSCV). Đầu tiên phải kể đến Quyết định 29NH/QĐ ngày 16/03/1989 quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tới 9%/thàng tức là 96%/năm; lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 12%/tháng tức là 144%/năm. Đây là lần đầu tiên lãi suất cho vay
  16. các loại đã được điều chỉnh cùng hướng với lãi suất tiền gửi. Chính những thay đổi về lãi suất này đã góp phần rất quan trọng vào việc chặn đứng lạm phát phi mã vào cuối quý II/1989 và đồng bộ cùng với những cải cách và điều chỉnh khác tạo ra những động thái mới đưa nền kinh tế từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn này lạm phát đang ở mức cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất âm. Cơ chế lói suất õm và mang nặng tớnh chất bao cấp được duy trỡ suốt thời kỳ này với: - LSCV đối với doanh nghiệp nhà ước < LSCV đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Lói suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phỏt; - LSCV ngắn hạn > LSCV dài hạn; - LSCV < lãi suất huy động; - LSTG tiết kiệm > LSTG của các tổ chức kinh tế; Năm 1988 với quyết định của hội đồng bộ trưởng ban hành ngay 09/03/1988 cho phép tất cả các tổ chức bao gồm các đơn vị ngoài quốc doanh được vay tiền và huy động từ công chúng. Điều này cũng có nghĩa là tát cả các tổ chức kinh tế dều có thể kinh doanh tiền tệ , ngoài ra các tổ chức huy động vốn từ công chúng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để cho vay không phải tuân thủ các quy định truyền thống của ngân hàng, như dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ vốn/dư nợ cho vay. Trong thời gian này các quỹ tín dụng và hợp tác xã mọc lên rất nhiều với tổng con số hơn 7.180 đơn vị. Hàng loạt tổ chức tín dụng ở thành thị đua nhau tăng lãi suất để huy động vốn. Cả hệ thống rơi vào vòng xoáy tăng lãi suất để huy động vốn nhưng không để ý đến việc cho vay ra thế nào để vừa bảo toàn vốn vừa có lãi cao. Bên ngoài xã hôi có hiện tượng đầu tư rủi ro cao, không có sự kiểm soát nghiêm ngặt nên kết quả nhiều đơn vị sản xuất không trả được nợ cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời việc theo đuổi lợi nhuận của các quỹ tín dụng bằng cách huy động vốn với lãi suất cao trong bối cảnh không có giám sát và quản lý đã nhanh chóng dẩn tới hành vi lừa đảo, điển hình vào năm 1990. Hậu quả sau đó là sự đổ vỡ của nhiều tổ chức tín dụng. Đến cuói năm 1990 tổng số quỹ tín dụng giảm mạnh chỉ còn 160 đơn vị. Người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng, họ quyết định rút tiền tiết kiệm của mình chuyển sang vàng hay đô la Mỹ. Tỡnh trạng này làm cho lói suất khụng thực hiện được chức năng vốn có của nó; lói suất khụng cũn là đũn bẩy kớch thớch nhu cầu gửi tiền của cụng chỳng, phỏt huy tớnh hiệu quả trong quỏ trỡnh sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Khả năng huy động vốn đi đôi với yêu cầu rút bớt tiền trong lưu thông đã
  17. gây áp lực lên giá cả hàng hoá; Nhu cầu vốn phát riển không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho ngân hàng làm cho hệ thống ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ một cách bình thường theo cơ chế thị trường. 1.3 Giai đoạn cuối năm 1992 – chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Khi lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp thì mới có điều kiện thực hiện lãi suất dương, tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát. Tháng 10/1992 NHNN bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/1993 thì lãi suất dương hoàn toàn , nhưng NHNN vẫn quy định các mức lãi suất tiền gửi ,cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi chủa các tổ chức kinh tế. Từ đó gây ra sự canh tranh không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp 1.4 Giai đoạn 1993 – 1995- Giai đoạn vừa quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận. NHNN đó cú nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lói suất, cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận cượt mức cho vay cụ thể(Quyết định 184/QĐ ngày 28/09/1993): - Xoá bỏ về cơ bản sự chênh lệch lói suất cho vay giữa cỏc thành phần kinh tế, thay vỡ ấn định lói suất cụ thể bằng quản lý lói suất theo một khung, bao gồm lói suất tối thiểu về tiền gửi và lói suất tối đa về tiền vay.Cụ thể lãi suất cho vay với doanh nghiệp nhà nước là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là 2,1%/tháng. - NHNN cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được thoả thuận lói suất với khỏch hàng (ỏp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu- lói suất huy động có thể cao hơn lói suất tiết kiệm cựng kỳ hạn 0,2%/thỏng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng);Nếu vốn huy động tiền tiết kiệm và tiền gửi theo các lãi suất quy định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lói suất tiết kiệm cựng kỳ hạn 0,2%/thỏng và cho vay với mức lãi suất cao hơn mức 2,1%/ tháng trên cơ sỡ thoả rhuận với khách hàng heo phương châm : ngân hàng kinh doanh được và khách hàng
  18. chấp nhận được. Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận có người gọi đó là “Tự do hoá lãi suất một lần nữa”. Trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5 % tháng. Các ngân hàng đạt mức chênh lệch giỡa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao, phổ biến từ 0,7% - 1% tháng. Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất “cứng” đi đôi với một biên độ dao động nhất định. Trong lãi suất thoả thuận , mức chênh lệch giữa sàn (tiền gửi ) và trần (cho vay) rất lớn khoảng 0,7% - 1,0%/tháng, làm cho các ngân hàng thương mại có nức lợi nhuận quá cao trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân (chiếm khoảng 30-60% tổng dư nợ) gặp nhiều khó khăn.Từ thực tế này, tại kỳ họp lần thứ 8, quốc hội khoá IX(08/1995)đã đi đến thống nhất cùng cới việc bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay bình quân là 0,35%/tháng. Đối với lãi suất ngoại tệ, NHNN quy định trần lãi suất cho vay, còn lãi suất huy động vốn do các ngân hàng thương mại tự quyết định trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ trong nước quyết định. Những ưu điểm của chính sách lãi suất trong thời gian này: Trong thời gian này lãi suất đó bắt đầu được sử dụng như một công cụ của CSTT. Những thay đổi trên thể hiện chính sách lói suất đó được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Sự thay đổi từ việc ấn định các mức lói suất cụ thể sang quy định trần và sàn lói suất, cho phộp cỏc TCTD chủ động, tự quyết định mức lói cụ thể của đơn vị mỡnh, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN. Đây là bước chuyển biến quan trọng để tiến tới quá trỡnh tự do hoỏ lói suất Mặc dù vậy, cơ chế lãi suất tín dụng trong thời ky này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: + Quá trình điều hành cơ chế lãi suất còn thiếu linh hoạt,chưa điều chỉnh để phù hợp với tăng trưỏng và lạm phát.
  19. + Lãi suất cho vay còn quá cao với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể nhận thấy khi tỷ suất lợi nhuận của ngành công nông nghiệp từ 1992 – 1995 là 5,15 – 12% trong khi đó lãi suất cho vay bình quân ở mức 12 – 2%/năm + Lãi suất cho vay trung và dàI hạn còn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạnTCTD không mạnh dạn mở rộng cho vay trung và dàI hạn do sợ rủi ro.ĐIều này khong phù hợ với cơ chế thi trường. + Lãi suất đồng Việt Nam và ngoại tệ còn khoảng cách chênh lệch quá lớn.Điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. + Bên cạnh cơ chế khung lãi suất là cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng nguồn vốn huy dộng kỳ phiếu,tráI phiếu của NHTM. Do vậy, nhiều TCTD nhất là các NHTM cổ phần cho vay bằng các nguồn vốn khác cũng áp dụng cỏ chế lãi suất thoả thuận, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao vượt quá khung lãi suất cho vay quy định của NHNN + Cơ chế này vẫn khống chế trực tiếp lói suất trờn thị trường, làm giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các ngân hang về một khía cạnh nào đó, các ngân hàng vẫn phải chịu cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay(cho dù mức chênh lệch lãi suất thực tế có thể khác nhau giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào cơ cấu chi phí cụ thể). Bảng 1: Lãi suất tiền gửi và cho vay 1993 – 1995 Đơn vị tính %/tháng 1993 1994 1995 1. Lãi suất tiền gửi dân cư O,8 0,7 0,7 - Không kỳ hạn 1,7 1,4 1,4 -3 tháng 1,7 1,7 1,7 -6 tháng 2,0 2,0 2,0 -1 năm 2. Lãi suất cho vay - ngắn hạn 2,1 2,1 2,1 -Dài hạn 1,7 1,7 1,7
  20. 1.2 Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7 năm 2000 – Thực hiện chính cáh lãi suất tín dụnh và quản lý chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. NHNN tiếp tục ấn định mức lói suất tỏi cấp vốn và cú những đổi mới căn bản về điều hành lói suất: - Thay vỡ qui định khung lói suất tối thiểu về tiền gửi - lói suất tối đa về tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lói suất “trần” theo thời hạn cho vay và khống chế chờnh lệch giữa lói suất cho vay và lói suất huy động vốn bỡnh quõn là 0,35%/thỏng (4,2%/năm) để khắc phục tỡnh trạng hầu hết cỏc ngõn hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính (khi thực hiện cơ chế lói suất thoả thuận ở giai đoạn trước). - Bỏ quy định về sàn lãi suất đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại TCTD.Các lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do các TCTD ấn định trên cơ sở trần lãi suất cho vay,chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân là 0,35%/tháng và cung cầ vốn của rừng TCCD. Có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay ngắn hạn và trung, dàI hạn; Có sự phân biệt lãi suất cho vay ở khu vực thành thị và nông thôn. - Trần lãi suất cho vay ngoại tệ được đIều chỉnh phù hợp với biến đọng lãi suất trên thị trưòng quốc tế và cung cầu ngoại tệ trong nước. Theo cơ chế điều hành lãi suất tín dụng nói trên từ năm 1996 – 7/2000 NHNN liên tục đIều chỉnh lãi suất cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế phù hợp với chỉ số lạm phát và cung cầu vốn từng thời điểm cụ thể: Trong năm 1996 NHNN đã có 4 lần đIều chỉnh trần lãi suất VND, lãi suất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4%/năm, lãi suất cho vay giảm 10%/năm so với lãi suất năm 1995. Với lãi suất cho vay khu vực nông thôn được quy dịnh cao hơn lãi suất cho vay ở khu vực thành thị. Điều này đã có tác dụng điều chuyển các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn . Cơ chế lãi suất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoịa tệ (xem bảng số liệu sau): bảng 2: Trần lãi suất cho vay năm 1996 Đơn vị: VND%/tháng, USD%/tháng tháng 1 7 9 10 I. Cho vay VND
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0