intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN

Chia sẻ: Bidao13 Bidao13 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

181
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học. Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN VĂN QUYỀN LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN VĂN QUYỀN LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 3 Lêi c¶m ¬n Tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là PGS. TS Đàm Thị Uyên. Người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo - nhà dân tộc học Hoàng Hoa Toàn. Người đã đóng góp những ý kiến rất quý báu và bổ ích cho tác giả trong qua trình tiến hành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Thư viện trường Đạ i học sư phạ m Thái Nguyên, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Võ Nhai; Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, … đã góp phần cung cấp thông tin giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, là anh Nông Ngọc Toản giáo viên trường THPT Võ Nhai, anh Nông Ngọc Châu bí thư đoàn xã Vũ Chấn cùng đông đảo bạn bè và đặc biệt là gia đình, người thân đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010. Tác giả TRẦN VĂN QUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................................................................... 8 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài. .....................10 3.1. Mục đích ................................................................................................................................................................................................10 3.2. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................................................................................11 3.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................................................................11 3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài .......................................................................................................................11 4. Nguồn tư liệu ...............................................................................................................................................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................................................................12 6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................................................................................................12 7. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................................................................................................13 CHƢƠNG 1 ......................................................................................................................................................................................................................15 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................15 1.1. Lịch sử hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ...................................................15 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................16 1.2.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................................................................................16 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................................................................................17 1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai .....................................................................21 1.4. Dân cư và các dân tộc trên địa bàn huyện .............................................................................................23 1.4.1. Dân cư .................................................................................................................................................................................................23 1.4.2. Các dân tộc ở Võ Nhai .............................................................................................................................................25 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................................................................................................................29 LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI TÀY ..............................................................................................................29 Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................................29 2.1. Tên gọi và không gian sinh tồn ...............................................................................................................................29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 5 2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản ...........................................................................29 2.1.2. Không gian sinh tồn......................................................................................................................................................37 2.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................................................................................................56 2.2.1. Các tổ chức quản trị ......................................................................................................................................................56 2.2.2. Tổ chức dòng họ .................................................................................................................................................................62 2.2.3. Các tổ chức có tính chất xã hội ..................................................................................................................66 2.2.4. Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng ......................................................70 2.3. Những đặc trưng và vai trò của làng bản trong lịch sử ....................................................79 2.3.1. Tính chất đặc trưng của làng bản cổ truyền của người Tày ở Võ Nhai ....79 2.3.2 Vai trò của làng bản ........................................................................................................................................................80 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................................................................................................................85 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGƢỜI TÀY Ở VÕ NHAI...................................................85 TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY ..................................................................................................85 3.1. Nguyên nhân biến đổi .............................................................................................................................................................85 3.2. Diễn biến và những biểu hiện ....................................................................................................................................86 3.2.1. Những biến đổi về không gian sinh tồn .......................................................................................86 3.2.2. Những biến đổi trong nền kinh tế ..........................................................................................................94 3.2.3. Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức .............................................................................................................99 3.3. Một vài kiến nghị .......................................................................................................................................................................104 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................................................113 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN 109 ............................................. PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................................................................................................................115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học. Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền là chiếc chìa khoá để tìm hiểu và lý giải tất cả sự phong, phú rộng lớn và bao quát của vấn đề làng xã. Làng xã trong tiến trình lịch sử Việt Nam có vai trò hết sức to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Nghiên cứu làng xã, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc cũng như những truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Vấn đề nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa hơn khi hiện nay vấn đề: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Đảng đề ra mục tiêu là phải đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Loại bỏ nh ững gì, giữ lại và phát huy những gì là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có những hiểu biết sâu sắc qua sự nghiên cứu nghiêm túc về làng xã cổ truyền. Tầm quan trọng rất lớn của vấn đề về cả lý luận và thực tiễn là như vậy nhưng những nghiên cứu về làng xã Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước đầu, còn đơn sơ và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức cũng như thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X ngày 5/8/2008 đã chỉ ra “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 7 nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống, các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không h ợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm điều chỉnh, bổ sung kịp thời…” Trong bối cảnh đó, việc đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của chúng ta về vấn đề làng xã Việt Nam cổ truyền và hiện đại có ý nghĩa rất lớn trước khi đưa ra và thực hiện có hiệu quả những chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn – nông dân. Nghiên cứu những vấn đề làng bản cổ truyền của các dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng vì đồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng trong lịch sử. Đến nay, điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong Huyện còn ở mức thấp. Trong các dân tộc thiểu số ở đây, người Tày có số lượng lớn nhất và có quá trình định cư lâu dài nhất. Việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của người Tày sẽ góp một phần rất quan trọng vào việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử xây dựng và phát triển của vùng đất Võ Nhai. Kết quả nghiên cứu còn góp thêm cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương các cấp trong việc đề ra và thực hiện những chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cũng như nhằm bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai nói chung. Xuất phát từ bối cảnh và lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tầm quan trọng và rộng lớn của vấn đề mà đề tài làng xã Việt Nam nói chung đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước trong những giai đoạn gầ n đây. Tuy nhiên, trong lịch sử, nhất là thời kỳ phong kiến và trước đó, vấn đề làng xã rất ít được “ đoái hoài” đến. Lịch sử trong giai đoạn đó chỉ là lịch sử của giai cấp thống trị và của những nhân vật kiệt xuất. các nhà sử học phong kiến rất ít khi có những ghi chép về nông thôn, làng xã. Chúng ta chỉ có thể góp nhặt được những ghi chép ít ỏi về làng xã trong một số bộ sử và đ ịa chí thời phong kiến nước ta như: Đại Việt thông sử, Dư địa chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng khách dư địa chí,… Trong đó, tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ là có giá trị tư liệu hơn cả. Từ thế kỷ thứ XVI – XVII trở đi, làng việt là đối tượng điều tra nghiên cứu của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây. Mục đích lớn nhất của họ là phục vụ cho công cuộc xâm lược và đô hộ Việt Nam. Vì vậy, những nghiên cứu đó chưa được hệ thống và khách quan. Tất nhiên, đây cũng là nguồn tư liệu không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu làng xã cổ truyền. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, việc nghiên cứu làng Việt đượ c mở rộng hơn trước. Một số tác giả người Pháp đã có những tác phẩm chuyên khảo về làng Việt. Nhưng, cách nhìn nhận và lý giải của họ vẫn không được khách quan. Lúc này đã có một số tác giả người Việt tham gia nghiên cứu, tiêu biểu nhất là Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục, Nguyễn Văn Huyên với một số chuyên khảo bằng tiếng Pháp. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong vùng kiểm soát của thực dân Pháp và sau đó là chính quyền Ngụy Sài Gòn, ở miền Nam có một số tác phẩm tiêu biểu như: Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc (Hà Nội, 1951). Làng xã Việt Nam của Toan Ánh (Sài Gòn, 1968). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 9 Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm macxit là cuốn “ Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) do Đức Cường xuất bản năm 1937. Vấn đề làng xã chỉ thực sự được giới sử học Việt Nam ở miền Bắc đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể từ sau Cải cách ruộng đất và phong trào tập thể hoá ở nông thôn. Trong đó, cuốn sách nghiên cứu về làng xã Việt được coi là cơ bản và sâu sắc nhất tính đến trước đổi mới là cuốn “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ” của tác giả Trần Từ, (Hà Nội 1984). Từ khi đổi mới đến nay là thời kỳ nở rộ của những công trình nghiên cứu về làng xã, điều này được biểu hiện ở: - Sự ra đời của rất nhiều những đầu sách, những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của những học giả cả trong và ngoài nước. - Có khá nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên sâ u như: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Hải Kế, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc,… - Ngày càng nhiều những học viên, nghiên cứu sinh ở cả trong và ngoài nước chọn làng xã là đối tượng học tập, nghiên cứu của họ. Mặc dù có những mục đích và quan niệm không giống nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã cung cấp thêm những tư liệu mới, đưa ra những nhận đ ịnh mới, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, đó mới chỉ được coi là những thành quả bước đầu. Nhưng một thực tế mà khi tìm hiểu chúng tôi thấy, đó là chưa hề có chuyên đề hay những công trình đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong khi làng xã cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ lại được rất nhiều các học giả quan tâm. Có thể nói đây là một mảng tối trong việc nghiên cứu đề tài làng xã cổ truyền. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 10 đề đại đoàn kết dân tộc. Tất cả những chính sách về dân tộc thiểu số của Đảng ta đều xoay quanh 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng, Tương trợ, nhằm làm sao từng bước vững chắc nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào, làm sao cho miền núi tiến kịp miền xuôi. Đồng bào các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ phát triển của người Kinh. Vì vậy, việc nghiên cứu làng bản của người dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa quan trọng không kém vấn đề làng xã cổ truyền của người Việt. Những nhà dân tộc học hàng đầu ở nước ta như: Nguyễn Văn Huyên, Bế Viết Đẳng, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Tấn Quỳnh, Đặng Văn lung, Hoàng Nam, Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn,… đã dày công nghiên cứu một cách toàn diện về nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những nghiên cứu của họ thường miêu tả khái quát văn hoá các tộc người. Trong đó, cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc chỉ được họ đề cập đ ến như một khía cạnh, chưa phải đi sâu nghiên cứu mang tính chất chuyên đề. Những nghiên cứu về dân tộc Tày cũng vậy. Đặc biệt, vấn đề “ Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” chưa có ai nghiên cứu và công bố. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo, học tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu làng bản cổ truyền của người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề tài sẽ góp phần vào việc tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, văn hoá xã hội, quá trìn h xây dựng và phát triển của địa phương này, cũng như lịch s ử vốn phong phú, đa dạng và phức tạp của tộc người nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 11 Cụ thể hơn, tác giả mong muốn làm phong phú hơ n những hiểu biết của khoa học về bản sắc văn hoá của dân tộc Tày vốn đã có nhiều nét đặ c trưng trong đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và tổ chức xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhận thức rõ hơn một cơ cấu xã hội truyền thống, lâu đời của miền núi nước ta. Qua đó, tác giả đề tài mong muốn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới, làng bản văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong cuộc sống xã hội hiện đại. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kết cấu làng bản cổ truyền của dân t ộc Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết cấu tổ chức đó bao gồm các loại hình tổ chức và các hình thức tập hợp người, các quy chế vận hành của nó. Đề tài cũng nghiên cứu những ảnh hưởng của kết cấu tổ chức đó lên đời sống vật chất, tâm lý và truyền thống của người Tày ở nơi đây. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và biến đổi của làng bản người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo diễn tiến của lịch sử. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu làng bản của dân tộc Tày trên địa giới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ngày nay (tập trung vào các xã phía Bắc, nơi có người Tày cư trú với tỷ lệ cao). 3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên: Vị trí địa lý, điều kiện t ự nhiên, dân số, các thành phần dân tộc, lịch sử hành chính của huyện… Kết cấu tổ chức làng bản của dân tộc Tày, ảnh hưởng của kết cấu đó lên hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần và những truyền thống trong đời sống văn hoá của họ; so sánh với làng Việt truyền thống và một số dân tộc khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 12 Nêu lên những nét đặc trưng cổ truyền trong văn hoá làng bản của đồng bào. 4. Nguồn tƣ liệu Đề tài làng xã cổ truyền nói chung và làng bản cổ truyền của người dân tộc thiểu số nói riêng hầu như không được bất kỳ một cuốn chính sử của một vương triều phong kiến nào đề cập đến. Tuy nhiên, khi tham khảo kỹ một số bộ sử cũ như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục,… chúng tôi cũng đã tìm được một số thông tin liên quan nhằm phục vụ cho đề tài của mình. Chúng tôi cũng tiếp cận được với khá nhiều các tác phẩm, tài liệu, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu, các chuyên khảo hoặc có liên quan đến làng xã cổ truyền và các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là về dân tộc Tày. Hệ thống văn bản về chính sách đối với các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cũng rất quan trọng với đề tài này. Đặc biệt quan trọng hơ n cả là tư liệu điền dã, khảo sát thực địa. Ngoài ra một số hương ước, gia phả, tộc phả và địa bạ cũng được chúng tôi lưu tâm tới trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng và kết hợp một số phương pháp sau đây: Điền dã, miê u thuật, hồi cố, thống kê, so sánh, tự sự lịch sử, liên ngành,… nhằm làm sao những thông tin có được là chính xác nhất và khách quan nhất, chất lượng đề tài tốt nhất trong khả năng có thể. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu về tổ chức làng bản cổ truyền của người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng. Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao đời sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 13 vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và sự phát triển của địa phương. Một đóng góp quan trọng nữa của đề tài là sẽ góp phần tôn tạo, giữ gìn những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của dân tộc Tày ở V õ Nhai, Thái Nguyên nói riêng và các dân tộc thiểu số trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung. Đề tài ở một mức độ nào đó sẽ nâng cao ý thức tự giác của mỗi người chúng ta trong việc biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác. Cuối cùng, đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương, dân tộc học, văn hoá học… 7. Cấu trúc của đề tài Đề tài được chia làm 3 phần: - Phần mở đầu. - Phần nội dung: + Chương 1. Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên + Chương 2. Làng bản của người Tày ở huyện Võ Nhai. + Chương 3. Những biến đổi của người Tày ở Võ Nhai từ Cách mạng tháng Tám đến nay. - Phần kết luận. Ngoài ra, đề tài còn có các mục: Tài liệu tha m khảo và phụ lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 15 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Lịch sử hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ nghiên cứu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày trên địa bàn thuộc địa giới huyện Võ Nhai ngày nay nhưng chúng tôi cũng xin phác qua ở đây quá trình hình thành và sự thay đổi của địa giới hành chính huyện qua các thời kỳ lịch sử. Theo các tác giả trong Địa chí Thái Nguyên và nhà sử học Nguyễn Xuân Minh (chủ biên) trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai thì thời thuộc Đường, vùng đất Võ Nhai có tên là huyện Vũ Lễ, thời Lý, Trần có tên gọi là châu Vạn Nhai. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), châu Vạn Nhai lại đổi tên thành châu Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê (đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ đổ i thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai quản. Đến thời Nguyễn (từ 1802) vẫn theo như thế. Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1836), huyện Võ Nhai có 8 tổng, gồm 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu quan. Đời Đồng khánh (1886- 1888), huyện Võ Nhai vẫn gồm 8 tổng và 29 xã, trại. 8 tổng ở Võ Nhai lúc này gồm: Lâu Thượng, Lâu Hạ, Tràng Xá, Bắc Sơn, Nhất Thể, Quỳnh Sơn, Tân Tri, Vĩnh Yên. Huyện lỵ thời trước đặt ở xã Lâu Thượng, đến đời Đồng Khánh chuyển vào xã Tràng Xá [19, tr. 987, 10, tr. 7]. Năm 1894, thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh Sơn, Tân Lưu, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai gồm 6 tổng: Lâu Thượng, Tràng Xá, Phương Giao, Cúc Đình, Thương Nung, Văn Lãng với 22 xã, 1phố, 5 trại. Từ đó đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn giữ nguyên như thế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 16 Ngày 25/2/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh số 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, t ổng. Châu Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã. Ngày 22/12/1949, theo Nghi định số 224/ttg của Thủ tướng C hính phủ, thôn Sảng Mộc, xã Yên Hân, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn được sát nhập vào xã Nghinh Tường, huyên Võ Nhai. Ngày 1/6/1985, theo Quyết định c ủa Hội đồng Bộ trưởng, bốn xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và Văn Lăng của huyện Võ Nhai được cắt về huyện Đồng Hỷ. Ngày 25/10/1990, theo Quyết định số 454/TCCP của Ban Tổ chức Chính phủ, thị trấn Đình Cả được thành lập [ 19, tr.987]. Ngày nay, huyện Võ Nhai gồm 14 xã, 01 thị trấn với tổng số 170 xóm và 02 tổ dân phố. 14 xã gồm: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Cúc Đường, Lâu Thựơng, La Hiên, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long. 01 thị trấn Đình Cả. Như vậy, ta có thể thấy, châu Vạn Nhai, hoặc huyện Võ Nhai trong lịch sử có địa giới rộng hơn rất nhiều so với ngày nay, bao gồm cả huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn ngày nay và một phần huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.2.1. Vị trí địa lý Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: Huyện Võ Nhai cách phủ 82 dặm về phía bắc, đông- tây cách nhau 124 dặm, nam- bắc cách nhau 152 dặm, phía đông đến địa giới huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 35 dặm, phía tây đến địa giới huyện Cảm Hoá 89 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Văn Quảng tỉnh Lạng Sơn 70 dặm [6, tr. 158]. Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên thuộc vùn g đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc của tỉnh. Huyện nằm dọc theo quốc lộ 1B Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 17 từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn. Võ Nhai có toạ độ địa lý 21 036 đến 210 56 vĩ độ Bắc và 1050 45 đến 1060 17 kinh độ Đông. Phía bắc huyện Võ Nhai giáp huyện Na Rì - Bắc Kạn, phía đông bắc giáp huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Yên Thế - Bắc Giang, phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương - Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 845.1 km2. Thị trấn Đình Cả là huyện lỵ, trung tâm kinh tế - xã hội của huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía đông bắc, cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 80km về phía tây. Với vị trí như vậy, ta có thể thấy Võ Nhai có một vị trí chiến lược quan trọng trong những thời kỳ có chiến tranh, là nơi dụng binh hiểm yếu “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Từ Võ Nhai, người ta có thể dễ dàng qua Thái Nguyên về Hà Nội, hoặc lên phía bắc qua Lạng Sơn để ra nước ngoài. Ng oài trục giao thông 1B, ở phía tây và tây nam huyện còn có con đường mòn chay từ miền rừng núi Bắc Sơn qua Võ Nhai xuống vùng trung du và về xuôi. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình đất đai: điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vì vậy, huyện có địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiện. Núi đ á vôi tập trung ở phía bắc huyện, còn xuống phía nam, độ cao giảm dần. Phần phía nam huyện phổ biến là những núi đất thấp, đặc trưng của vùng trung du. Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 – 800m, đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở đ ộ cao 100 – 450 m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 18 vôi. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau: Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất của Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn. Tiểu vụng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc. Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng phần lớn bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên. Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chă n nuôi đại gia súc, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá. Với diện tích đất tự nhiên là 845,1 km2, Võ Nhai có 561,27 km2 đất lâm nghiệp, 77,24 km2 đất nông nghiệp, 1,55 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản, 22,13 km2 đất phi nông nghiệp và 182,92 km2 đất chưa sử dụng. Có thể thấy dù là một huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị chia cắt mạnh. Đất dành cho phát triển đô thị và giao thông trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công nghiệp trong tương lai. Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai nhìn chung không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh. Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Võ Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng còn thấp. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 19 triển kinh tế của Võ Nhai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vự c 6 xã phía bắc huyện. Khoáng sản: Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái Bình Dương. Do vậy, huyện có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và trữ lượng. Kim loại mầu: chì, kẽm tìm thấy ở Thần Sa, vàng cũng tìm thấy ở Thần Sa nhưng chủ yếu là vàng sa khoáng với hàm lượng thấp. Khoáng sản phi kim: Phôtphorit ở La Hiên có trữ lượng được đ ánh giá vào loại khá (khoảng 60.000 tấn). Toàn huyện có những dải núi đá kéo dài, chạy dọc huyện, đây là nguồn cung cấp vật liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đá xây dựng, đất sét,… đặc biệt có sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Tuy nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay, việc khai thác vẫn chưa đáng kể. Tài nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm năng là chính. Nhưng, nguồn tài nguyên này sẽ là một thế mạnh rất lớn của Võ Nhai trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu được khai thác và sử dụng hợp lý. Khí hậu: Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Võ Nhai nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm trên 22,4 độ C. Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 27,8 độ C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14,9 độ C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3 độ C. Biên độ ngày và đêm là 7 độ C. Chế độ nhiệt và địa hình như trên tạo cho Võ Nhai lợi thế để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới như: hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 20 Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc bộ, mùa mưa Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5mm và phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2mm [19, tr. 985]. Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt n hiều. Bên cạnh đó các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây trồng hàng năm. Nói chung, tuy có phần khắc nghiệt nhưng khí hậu Võ Nhai vẫn tương đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông – lâm nghiệp. Thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá nên huyện có nguồn nước khá phong phú. Ngoài nguồn nước mặt từ những sông suối còn có những nguồn nước khác từ các han g động trong núi đá vôi hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Trên địa bàn Võ Nhai có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng là phía bắc và phía nam huyện, cung cấp hầu hết nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp của hai vùng này. Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất, chảy qua phía bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơ n, có chiều dài 46km và lần lượt chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, T hần Sa và đổ ra sông Cầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2