intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DNN&V "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

60
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những nét nổi bật của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ qua, là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong đặc trưng cơ bản là sự gia tăng của thương mại quốc tế. Trong xu thế đó, đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình quá trình chủ động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DNN&V "

  1. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHoá luận tốt nghiệp MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DNN&V : TS. Nguyễn Hữu Khải GV hướng dẫn SV thực hiện : Bùi Xuân Thắng Lớp : A6 K38-KTNT HÀ NỘI- 12/2003  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 1
  2. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V MỤC LỤC Danh mục các bảng biểu Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................... 1 Lời mở đầu................................ ............................................................................ 2 CHƯƠNG I – LÍ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHO CÁC DNN&V BẰNG BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH ....................................... 4 I. Khái quát về DNN&V ....................................................................................... 4 1. Khái niệm và tiêu chí xác định DNN&V .................................................... 4 1.1. Tình hình phát triển và tiêu thức xác định DNN&V ở một số nước và khu vực trên thế giới ................................................................ ................ 4 1.2. Khái niệm và tiêu thức xác định DNN&V ở Việt Nam .......................... 6 2. Vai trò của các DNN&V trong nền kinh tế quốc dân ............................... 8 2.1. DNN&V đóng góp một phần đáng kể vào GDP và tăng trưởng kinh tế 9 2.2. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự ổn định xã hội ................................ ........................ 10 2.3. Tận dụng mọi nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội .. 12 2.4. Tạo lập sự phát triển cân đối, từng bước chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu, tăng tính năng động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ............... 13 2.5. Các DNN&V là nơi gieo mầm các tài năng kinh doanh....................... 13 2.6. DNN&V giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu ................. 15 II. Một số biện pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V phù hợp với quy định của WTO. ................................................................ .............. 18 1. Biện pháp thuế hỗ trợ xuất khẩu ................................................................ 8 1.1. Thuế xuất nhập khẩu ........................................................................... 19 1.2. Thuế giá trị gia tăng............................................................................. 20 1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt .......................................................................... 21 1.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................ 21  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 2
  3. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V 1.5. Các lo ại thuế khác ............................................................................... 21 2. Biện pháp hỗ trợ vốn sản xuất hàng xuất khẩu cho DNN&V ................. 23 2.1.. Các biện pháp đầu tư .......................................................................... 23 2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm ................................................................ 24 2.1.2. Quỹ hỗ trợ phát triển ................................................................. 24 2.2.. Các biện pháp tài chính tín dụng......................................................... 26 2.2.1. Tín dụng ngân hàng ................................ .................................. 26 2.2.2. Cho thuê tài chính ..................................................................... 27 2.2.3. Bảo lãnh tín dụng ...................................................................... 28 3. Biện pháp sử dụng chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V ..... 29 III. Vai trò của các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu ............................... 30 1. Kích thích thúc đẩy các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư trực tiếp thành lập doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu hoặc mở rộng quy mô sản xuất xuất khẩu của các DNN&V hiện có ................................ ...................................................... 31 2. Góp phần tăng khả năng tích luỹ và huy đ ộng vốn từ bên ngoài, giúp doanh nghiệp tăng năng lực tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu ................................................................ .................................. 32 3. Góp phần quan trọng trong hướng dẫn và điều tiết hoạt động xuất khẩu của các DNN&V, hướng các hoạt động đó vào ngành nghề và khu vực khuyến khích xuất khẩu theo định hướng của Nhà nước............................................................. 33 4. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của các DNN&V trên thị trường trong nước và nước ngoài ........................................ 34 CHƯƠNG II – TH ỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO DNN&V Ở VIỆT NAM ................................................................. 36 I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của DNN&V ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003 . ................................................................................................................... 36 1. Đánh giá chung về cơ cấu, năng lực sản xuất kinh doanh của DNN&V 36 1.1. Năng lực vốn ....................................................................................... 37 1.2. Trình độ công nghệ ............................................................................. 38  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 3
  4. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V 1.3. Chất lượng sản phẩm ........................................................................... 39 1.4. Tốc độ phát triển sản xuất................................................................ .... 40 1.5. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 40 2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của các DNN&V ................................ .... 41 2.1. Kim ngạch xuất khẩu ......................................................................... 42 2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ................................................................ 43 2.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu ............................................................ 44 II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở Việt Nam........................................................................................... 46 1. Hỗ trợ xuất khẩu thông qua biện pháp thuế ............................................ 46 2. Các biện pháp hỗ trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu .............................. 50 2.1. Các biện pháp về đầu tư ..................................................................... 50 2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm ................................................................ 50 2.1.2. Quỹ hỗ trợ phát triển ................................................................. 52 2.2. Các biện pháp tài chính tín dụng.......................................................... 57 2.2.1. Tín dụng ngân hàng ................................................................. 57 2.2.2. Cho thuê tài chính ................................................................ .... 60 2.2.3. Bảo lãnh tín dụng ..................................................................... 64 3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V thông qua chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................................ 66 CHƯƠNG III– MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO DNN&V BẰNG CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH ................................................. 69 I. Đ ịnh hướng phát triển DNN&V Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và kinh nghiệm hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở một số nước. .............................. 69 1. Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2001 - 2010 .......................... 69 1.1. Hỗ trợ phát triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ................................................................ .............. 69 1.2. DNN&V cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành có lựa chọn ................................ ...................................................... 70  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 4
  5. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V 1.3. Ưu tiên phát triển DNN&V ở nông thôn cả trong nông nghiệp và dịch vụ, coi DNN&V là một bộ phận quan trong chiến lược công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ...................................................... 70 1.4. Khuyến khích phát triển DNN&V trong một số ngành, địa bàn nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia.................................. 71 1.5. Phát triển DNN&V trong mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn ................................................................................................ .............. 72 1.6. Tiến tới thành lập KCN tập trung dành riêng cho khu vực DNN&V.... 72 2. Kinh nghiệm của một số nước (Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Malaysia,...) trong việc sử dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ....................................................................................................... 72 2.1. Miễn giảm thuế thúc đẩy đầu tư........................................................... 73 2.2. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định ............................................ 74 2.3. Áp dụng các chính sách tín dụng ưu đ ãi ................................ .............. 74 2.4. Thực hiện các biện pháp bảo đảm và bảo lãnh tín dụng ....................... 76 II. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trọ xuất khẩu cho DNN&V bằng biện pháp tài chính.. ................................ .................................. 78 1. Điều kiện để thực hiện hiệu quả các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ....................................................................................... 78 1.1. Duy trì ổn định kinh tế xã hội .............................................................. 78 1.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với công cụ quản lý vĩ mô .... 78 1.3. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý Nhà nước, đại diện của DNN&V79 1.4. Các điều kiện khác ................................................................ .............. 80 2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ................................................................................................ .............. 81 2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thuế ở Việt Nam ................................ 81 2.2. Giải pháp tạo vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của DNN&V ..................................................................... 85 2.2.1. Hỗ trợ vốn qua hình thức tín dụng ............................................ 85 2.2.2. Giải pháp đầu tư ........................................................................ 87 2.3. Các giải pháp về tỷ giá và chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V ..................................................................................................... 90  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 5
  6. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V Kết luận............................................................................................................... 94 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 96 Phụ lục  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 6
  7. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V DANH MỤC BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU STT TRANG Phân loại DNN&V của khu vực EU Bảng 1 5 Đóng góp vào GDP của khu vực DNN&V giai đoạn 1998- Bảng 2 10 2002 Đóng góp vào xuất khẩu của khu vực DNN&V Bảng 3 16 ở một số nước trên thế giới Trình độ công nghệ của các DNN&V thành phố HCM năm Bảng 4 38 2000 K im ngạch xuất khẩu DNN&V 2003 Bảng 5 42 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của DNN&V Việt nam Bảng 6 44 giai đoạn 2000-2003 Cho vay theo cơ cấu mặt hàng năm 2003 Bảng 7 54 Cho vay theo cơ cấu thị trường năm 2003 Bảng 8 55 K ết quả hoạt động tín dụng xuất khẩu tại quỹ hỗ trợ phát Bảng 9 55 triển năm 2003 Tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu của DNN&V 66 Bảng giai đoạn 97-99 10 Tình hình tác động của tỷ giá tới xuất khẩu DNN&V giai 67 Bảng đoạn 2000-2003 11 Thuế xuất thuế thu nhập của Mỹ 73 Bảng 12 Đóng góp của DNN&V vào xuất khẩu của một số nước B iểu 1 17 Thị trường xuất khẩu của DNN&V Việt Nam 9 tháng đầu B iểu 2 45 năm 2003  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 7
  8. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 8
  9. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNN&V Small and medium Enterprise Doanh nghiệp Nhà nước DNNN State-owned Enterprise Doanh nghiệp tư nhân DNTN Private Enterprise Trách nhiệm hữu hạn TNHH N gân hàng Nhà nước NHNN State Bank N gân hàng thương mại quốc NHTMQD State commecial Bank doanh N gân hàng thương mại NHTM Commercial bank N gân hàng nông nghiệp và phát NHNON Bank for agriculture and rural triển nông thôn development N gân hàng công thương ICB Industrial and commecial Bank N gân hàng ngoại thương Việt VCB Vietnam commecial Bank N am N gân hàng đầu tư và phát triển B IDV Bank for invesment and development of Vietnam Hỗ trợ phát triển HTPT Bảo lãnh tín dụng BLTD G iá trị gia tăng GTGT Value Added Thu nhập doanh nghiệp TNDN Tổ chức thương mại thế giới WTO World trade organization General agreement on trade and H iệp định về thuế quan của WTO GATT tariffs H iệp định về trợ giá và các biện SCM Agreement on subsidies and pháp đối kháng của WTO countervailing measures  Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT 9
  10. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Một trong những nét nổi bật của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, đặc biệt là trong kho ảng một thập kỷ qua, là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong đặc trưng cơ bản là sự gia tăng của thương mại quốc tế. Trong xu thế đó, đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập thương m ại quốc tế của Việt Nam có thành công hay không phủ thuộc chủ yếu vào năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp, m à trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được Chính phủ và các tổ chức tài trợ nước ngoài xác định là động lực tăng trưởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNN&V không những sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu mà còn tạo sự ổn định xã hội thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi x ã hội. Ở một nước m à phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DNN&V là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách biện pháp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đ ã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Nghi định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNN&V và Cục Phát triển DNN&V làm cơ quan đầu mối thực hiện các chương trình hỗ trợ DNN&V. Nhờ những chính sách chủ trưởng đúng đắn của Đảng, DNN&V Việt Nam đã bước đầu được hoạt động trong một môi trường khá thuận lợi và cũng đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DNN&V. Phần lớn các DNN&V vừa mới ra đời còn non trẻ, hạn chế về nhiều mặt không chỉ là năng lực tài chính mà còn năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, tên tuổi thương hiệu và khả năng tiếp cận thị trường nhìn chung cũng rất yếu kém. Nhận thức được điều đó, người viết chọn đề tài: “Một số biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của các DNN&V” làm đ ề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình với hy vọng cùng các công trình nghiên cứu chung góp  10 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  11. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V phần xây dựng các giải pháp tài chính hỗ trợ hiệu quả hoạt động xuất khẩu của các DNN&V. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm lý luận cũng như thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của các DNN&V, từ đó xây dựng, kiến nghị những giải pháp tài chính phù hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu cho khu vực DNN&V, thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị định 90 nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. 3. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các DNN&V được định nghĩa theo Nghị định 90 NĐ-CP trong mối quan hệ với các giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này như: Thuế, tỷ giá, tín dụng và đầu tư . 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khoá luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng, các phương pháp so sánh suy luận logic trong quá trình thực hiện khoá luận. 5. Đóng góp của khoá luận Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V bằng các giải pháp tài chính có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc định hướng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ mà còn là cơ sở để các Nhà tài trợ, các cơ quan Bộ ngành liên quan hiểu và thực hiện theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển DNN&V, đảm bảo cho các doanh nghiệp này chủ động và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 6. Bố cục của khoá luận Ngoài Lời mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của DNN&V bằng các biện pháp tài chính Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V Chương III: Đ ịnh hướng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V bằng biện pháp tài chính. Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, K hoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp cuả Thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho Khoá luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu K hải đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa kinh tế ngoại thương, Trường Đại học ngoại thương; cán  11 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  12. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V bộ Cục Phát triển DNN&V, Bộ Kế hoạch và Đ ầu tư; cán bộ Thư viện Quốc gia, Viện Quản lý kinh tế thế giới... đ ã giúp em hoàn thành xuất sắc khoá luận này. Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2003. S inh viên thực hiện Bùi Xuân Thắng CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNN&V) BẰNG CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH I. KHÁI QUÁT V Ề DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNN&V) 1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1 . Tình hình phát triển và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở một số nước trên thế giới. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) tuy có mặt ở rất nhiều nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại không có một điểm chung thống nhất giữa các quốc gia về khái niệm cũng như tiêu thức xác định DNN&V. Điều này thể hiện sự khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội giữa các quốc gia, đồng thời thể hiện sự khác nhau trong các chính sách ưu đ ãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DNN&V. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là m ột DNN&V lại có ý nghĩa rất quan trọng để xác định đúng đối tượng hỗ trợ. Nếu xác định rộng thì các chính sách ưu đãi lại không đủ sức bao quát, tác dụng hỗ trợ theo đó giảm đi rất nhiều. Ngược lại, nếu xác định hẹp khái niệm DNN&V thì hiệu quả của sự hỗ trợ lại ít có tác dụng đến nền kinh tế. Qua thực tiễn nhiều nước, trong đó có một số nước có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển tương tự Việt Nam, có thể thấy rằng các nước này sử dụng hai nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng để xác điịnh DNN&V. Tiêu chí định tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNN&V như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu thức này thường chỉ  12 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  13. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V được dùng làm cơ sở tham khảo, kiểm chứng mà ít đ ược sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh nghiệp. Tiêu chí định lượng có thể bao gồm các tiêu chí như: số lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn và số lao động được áp dụng nhiều nhất, làm tiêu chí xác định DNN&V . Dưới đây là cách xác định DNN&V ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới. (Phụ lục 1.1) a. Khu vực EU Liên minh châu Âu là khu vực phát triển rất mạnh các DNN&V (80% số doanh nghiệp EU có số lượng dưới 100 người). Tiêu chí xác định DNN&V ở EU căn cứ vào 3 yếu tố chính là: số lao động được sử dụng thường xuyên, doanh số bán hàng năm và vốn đầu tư cho sản xuất. Bảng 1: PHÂN LOẠI DNN&V CỦA KHU VỰC EU Tiêu thức phân loại Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 50 250 Số lao động tối đa 7 triệu EURO 40 triệu EURO Doanh thu/ năm tối đa Tồng kết tài sản/năm tối 5 triệu EURO 27 triệu EURO đa Nguồn: DNN&V definition, www.modcontractsuk.com Sự phân định như vậy chưa xác đáng vì không phân biệt các doanh nghiệp giữa các ngành trong khi có một thực tế là đ ặc điểm kinh tế giữa các ngành nhiều khi quyết định qui mô doanh nghiệp. b. Khu vực ASEAN Tại các nước ASEAN, khái niệm về DNN&V còn có sự khác nhau. Song nhìn chung các nước Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Thái lan, Philippin đều dựa vào 2 tiêu chí cơ bản để phân định một doanh nghiệp thuộc quy mô vừa, nhỏ hay lớn, đó là: số lượng lao động đ ược sử dụng và tổng vốn đầu tư. Singapore quan niệm DNN&V là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. Với Malaixia, DNN&V là những doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu riggit. Còn với Inđônêxia, Thái Lan và Philippin thì có sự phân loại chi tiết hơn thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-enterprise) trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thường là những hộ kinh doanh gia đình.  13 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  14. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V Như vậy, quan niệm thế nào là một DNN&V ở một số nước ASEAN còn có sự khác nhau, đồng thời sự phân định này chỉ mang ý nghĩa tương đối và chủ yếu căn cứ vào quy mô về vốn và lao động. Do đó cách xác đ ịnh DNN&V cũng mắc phải một số nhược điểm như cách phân loại một số nước trong khu vực EU, tức là chưa xét đến yếu tố đặc điểm kinh tế ngành. c. Mỹ Tại Mỹ, nơi mà khi nhắc tới, người ta nghĩ ngay đến những tập đoàn kinh tế hùng mạnh thì vai trò của các DNN&V cũng rất được đề cao. Việc phân loại các DNN&V cũng đã tính đến sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh những tiêu chí định lượng như: Lợi nhuận với mức tăng trưởng hàng năm dưới 150.000 USD trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại hay các tiêu chuẩn về lao động, DNN&V còn đ ược phân loại theo từng ngành riêng biệt như sau: - Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Tổ chức có từ 250 lao động trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ. - Trong ngành công nghiệp, dịch vụ và thương m ại bán lẻ: doanh nghiệp có dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100-1.000 lao động được coi là vừa và từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn. Luật DNN&V của Mỹ còn có thêm một số tiêu chuẩn định tính như: DNN&V là một xí nghiệp độc lập, không ở vào địa vị chi phối trong ngành của mình liên quan. Theo khái niệm của Mỹ, các DNN&V không phải là công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh của những công ty lớn. Điều này khác hẳn với các DNN&V ở Nhật, các công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh thuộc công ty lớn vẫn được hưởng những đặc quyền như các DNN&V. Qua đây, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng khái niệm về DNN&V chỉ có thể hiểu một cách tương đối, bởi quan niệm về các DNN&V ở các quốc gia và các khu vực trên thế giới là không hoàn toàn đồng nhất do ảnh hưởng của các nhân tố vốn không hề giống nhau giữa các khu vực và quốc gia, đó là trình độ phát triển kinh tế xã hội, khả năng hỗ trợ (về vật chất) của Chính phủ trong từng thời kì, tính chất nghề nghiệp, cơ cấu vùng lãnh thổ, … Hơn nữa, ngay trong cùng một nước, các tiêu chí này cũng không phải là cố định. Tiêu chí để xác định một doanh nghiệp đủ điều kiện để nhận hỗ trợ của một tổ chức nào đó không phải bao giờ cũng trùng hợp với tiêu chí của tổ chức khác hoặc trùng hợp với tiêu chí xác định chung của Nhà nước. Xem xét các tiêu chí xác đ ịnh DNN&V ở các nước, chúng ta có điều kiện thuận lợi để tham khảo khi nghiên cứu đưa ra những tiêu chí xác định DNN&V phù hợp nhất với bối cảnh cụ thể của Việt Nam. 1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam  14 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  15. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V Cho đ ến trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định khái niệm về DNN&V. Quan niệm về DNN&V ở Việt nam vì vậy rất khác nhau. Trên thực tế, để chủ động trong công việc của mình, một số cơ quan Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ DNN&V của Việt Nam đ ã đưa ra tiêu chí xác định của riêng mình. Nhìn chung, cách lựa chọn tiêu chí cũng như quy mô của từng tiêu chí do các cơ quan, tổ chức này đưa ra không sai lệch nhiều so với tiêu chuẩn phổ biến chung của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các tiêu chí của các cơ quan đưa ra về DNN&V lại khác nhau đáng kể. Cụ thể là: + Ngân hàng công thương Việt Nam đ ưa ra qui định D NN&V là doanh nghiệp có giá trị tài sản d ưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, số lao động thường xuyên dưới 500 người và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. + Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Tài chính quy định tiêu chí xác định DNN&V tại Thông tư liên bộ số 21/LĐTT ngày 17/6/1993. Theo đó, DNN&V là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ, vốn pháp định dưới 1 tỷ. + Thành phố Hồ Chí Minh xác định doanh nghiệp qui mô vừa là doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động có trên 100 người, doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp qui mô nhỏ có các tiêu thức dưới mức trên. + Dự án VIE/ US/ 95/ 004 hỗ trợ DNN&V ở Việt Nam do UNIDO tài trợ coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động d ưới 30 người, vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 30 người đến 200 người và vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD. Ngoài hai tiêu thức này, các DNN&V theo tiêu chuẩn của UNIDO là các doanh nghiệp tư nhân đã đăng kí kinh doanh theo Luật công ty và Luật doanh nghiệp. Đó cũng là các doanh nghiệp không thuộc diện siêu nhỏ nh ư các hộ gia đình, cá nhân có đăng kí kinh doanh. + Q uỹ hỗ trợ DNN&V thuộc chương trình Việt Nam - EU coi DNN&V là những doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 500 ng ười và vốn điều lệ từ 50.000 USD đến 300.000 USD tức từ khoảng 650 triệu đồng đến 3,9 tỷ đồng Việt Nam1. …và còn nhiều cách quan niệm khác nữa. Như vậy, mỗi tổ chức, mỗi dự án đều đưa ra đ ịnh nghĩa riêng về DNN&V. Điều này tạo ra sự thiếu nhất quán và khó khăn cho Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách ưu đãi một cách công bằng và hiệu quả và cũng gây khó khăn cho chính các DNN&V để được hưởng các chính sách hỗ trợ đó. (1) - Viet Nam Economic Times, Issue 43, Sep 1997.  15 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  16. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V Ngày 20/6/1998, Công văn số 681/CP-KTN của Thủ tướng Chính phủ đã tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định DNN&V ở Việt Nam. Theo tiêu chí này, các DNN&V phải có vốn điều lệ dưới 5 tỷ Đồng (387.600 USD) và có số lao động dưới 200 ng ười. Tiêu chí dựa vào tổng giá trị vốn góp cũng phù hợp với tiêu chí phân loại của Tổng cục quản lý vốn và tài sản. Tiêu chí phân loại dựa vào lao động cũng phù hợp với các quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tuy mới chỉ là tiêu chí quy ước tạm thời mang tính hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNN&V nhưng có thể coi đây chính là bước đi đầu tiên của Chính phủ trong việc xây dựng một cơ sở pháp lý chính thức, hoạch định và triển khai các chính sách và biện pháp phát triển DNN&V ở Việt Nam. Theo Công văn này, Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người và vốn dưới 1 tỷ VND. Doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ VND đến 5 tỷ VND. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ VND trở xuống, các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì số lao động dưới 30 người. Công văn cũng nêu rõ: trong quá trình th ực hiện, các Bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên, quy chế này chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNN&V. Do nhu cầu của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực DNN&V, xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới, sau khi tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực, ngày 23 tháng 11 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/CP-NĐ về việc trợ giúp và phát triển DNN&V. Theo nghị định này, DNN&V được hiểu là: “ Những đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có mức vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND và/hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Tuy nhiên, các chính sách và chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với các DNN&V vẫn gặp khó khăn vì đây thực sự vẫn chưa phải là một định nghĩa toàn diện về DNN&V. Định nghĩa được đề cập trong Nghị định 90 tuy đã đưa ra hai tiêu chí quan trọng nhất là lao động và vốn đăng kí để xác định DNN&V, nhưng định nghĩa này sẽ hoàn chỉnh hơn nếu nó bao hàm cả tiêu chí về doanh thu và tổng tài sản. Bởi lẽ, vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và d ịch vụ về bản chất có doanh thu cao hơn nhưng tổng vốn đăng kí nhỏ hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. Một trở ngại khác liên quan đ ến định nghĩa hiện tại về DNN&V, đó là trong định nghĩa hiện nay không quy định các tiêu chí để phân chia các DNN&V thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Điều này gây khó khăn cho Chính phủ trong việc xác định trọng tâm hỗ trợ dựa trên quy mô doanh nghiệp trong nội bộ khu vực DNN&V.  16 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  17. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V 2. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế quốc dân và trong hoạt động xuất khẩu. Trước đây, với sự trỗi dậy của các tập đoàn kinh tế khổng lồ ở các cường quốc Anh, Mỹ, Nhật như Dupont, General Motor, Ford, IBM… khiến nhiều người cho rằng hiệu quả đồng nghĩa với qui mô lớn, một doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ chỉ được xem như một doanh nghiệp kém hiệu quả, tiền công thấp và cơ sở sản xuất lạc hậu. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, sự đi lên của thời đại trí thức, trong môi trường cạnh tranh gay gắt và không ngừng biến đổi như hiện nay, khái niệm “lớn là hiệu quả” đã được thay bằng khái niệm “nhỏ là đ ẹp”(small is beautiful). “Nền kinh tế thế giới càng lớn v à rộng mở thì các công ty nhỏ và trung bình sẽ càng thống trị nhiều hơn”(Theo Nghịch lý toàn cầu - John Naisbitt, trang 27-28 ). Điều đó thể hiện qua việc các DNN&V cung cấp phần lớn việc làm cho xã hội, chúng ho ạt động với một cơ cấu tổ chức linh hoạt, đem lại hiệu quả trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn và DNN&V cũng có thể xem như những “vườn ươm” của khả năng đổi mới, là “hạt giống” hình thành các ngành công nghiệp tương lai. Với số lượng doanh nghiệp đông đảo ở mọi thành phần kinh tế, DNN&V đã và đang có những đóng góp không thể phủ nhận vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu của đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn này không chỉ các nước phát triển mà cả nước đang phát triển cũng đều thấy rõ. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hoạt động của các DNN&V đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và xuất khẩu. Vai trò nổi bật của các DNN&V ở Việt Nam thể hiện ở những điểm sau: 2.1. Đóng góp m ột phần đáng kể vào GDP và tăng trưởng kinh tế. Các DNN&V chiếm đa số trong các loại hình doanh nghiệp và tổng số lao động trong nền kinh tế. Với khả năng thích nghi cao và nhiều lợi thế quy mô khác, DNN&V phân bố trong hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và có m ặt trên mọi khu vực lãnh thổ. Từ đó, DNN&V cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm, đóng góp một phần đáng kể và thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế. Ở nước ta, theo báo cáo về tình hình triển khai nghị định 90/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNN&V của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, DNN&V  17 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  18. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc2, trong đó phần lớn là doanh nghiệp tư nhân. DNN&V đóng góp khoảng: 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 68% tổng lượng vận chuyển hàng hoá3. Tính đến tháng 6/2003, tổng số DNN&V đăng kí kinh doanh vào khoảng 20 vạn doanh nghiệp (Chưa kể gần 2 triệu hộ kinh doanh cá thể), trong đó DNNN chiếm gần 3,5% còn lại chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm xấp xỉ 97%. Các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (17%); xây dựng (14%), nông nghiệp (14%); số còn lại là lĩnh vực dịch vụ (55%). Đóng góp thông qua nộp thuế của DNN&V năm 2001 chiếm 6,4% tổng ngân sách Quốc gia, tăng lên hơn 7% trong năm 2002 (tăng 13% so với năm 2001), vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là 3,6%. Quý I/2003, thuế nộp ngân sách của DNN&V chiếm khoảng 11% tổng số thu GDP, tăng 28,7% so với cùng kỳ và đạt 26,7% chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Bảng 2. ĐÓNG GÓP VÀO GDP CỦA KHU VỰC DNN&V GIAI ĐOẠN 1998 -2002 ( Đơn vị: Tỷ đồng) K hu vực 1998 1999 2000 2001 2002 DNNN 144.406 154.927 170.141 186.958 200.045 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 180.396 196.057 212.879 234.011 250.392 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 36.214 48.958 58.626 63.524 67.971 Tổng số DNN&V 361.016 399.942 441.646 484.493 518.408 DNNN 40% 39% 39% 39% 39% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50% 49% 48% 48% 48% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10% 12% 13% 13% 13% Tổng(%) 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2001, 2002, “Niên giám thống kê” 2.2. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự ổn định xã hội. (2) - Niên giám thống kê năm 2002 – NXB Thống kê (3) - Báo cáo 3 năm thực hiện Luật doanh nghiệp – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW  18 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  19. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V Tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với việc giải quyết những khó khăn, bức xúc trong xã hội mà trong số đó không thể không kể đến khó khăn về thất nghiệp trong nền kinh tế. Từ thực tế phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, có thể thấy rằng số lượng lao động trong các DNN&V chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số lao động của các doanh nghiệp. Tại hầu hết các quốc gia, mặc dù quy mô nhỏ nhưng theo quy luật số lớn, DNN&V được biết đến như m ột khu vực thu hút nhiều lao độ ng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, chính khu vực kinh tế này đã tạo ra khoảng 70% việc làm trong xã hội. DNN&V có tốc độ thu hút lao động cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Điều này được thể hiện qua việc các DNN&V có thể thu hút lao động thuộc nhiều thành phần, nhiều trình độ chuyên môn, tay nghề khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp lớn nhìn chung thường thu hút các lao động lành nghề thì một bộ phận không nhỏ (nếu như không muốn nói là phần lớn) lao động chưa lành nghề khác lại có cơ hội phát huy khả năng nghề nghiệp ở các DNN&V. Tương tự, trong khi các doanh nghiệp lớn thường thu hút lao động trong một số lĩnh vực phổ biến, với những đòi hỏi khắc nghiệt về khả năng thì các DNN&V lại không bắt buộc phải có (chứ không phải không cần thiết) những lao động như vậy. Các DNN&V có thể thu hút nhiều thành phần lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ hiện đại đến thủ công truyền thống, những lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo, những lao động có nhiều khả năng hay thậm chí cả các lao động có khả năng còn hạn chế. Thêm vào đó khi sự sa thải nhân công ở các doanh nghiệp lớn xảy ra do kết quả của khủng hoảng kinh tế hay những nguyên nhân tương tự như vậy thì lúc này các DNN&V lại chính là nơi thu hút lực lượng lao động dư thừa đó để tạo thế cân bằng và đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng lâu dài và ổn định về số lượng việc làm do các DNN&V tạo ra góp phần làm cho mức thu nhập của người dân nói chung được giữ vững hoặc nâng cao, sức mua xã hội được duy trì và cải thiện, tăng cường tính linh hoạt và thích ứng với nền kinh tế, làm d ịu bớt những khó khăn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Ở Việt Nam, hàng năm có thêm khoảng 1,2 - 1,4 triệu người đến tuổi lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với Chính phủ và các doanh nghiệp. Việc tạo thêm việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề x ã hội, mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển hiện nay ở nước ta. Trong những năm qua, các DNN&V m ới thành lập và mở rộng quy mô, địa b àn kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2000 thực sự là nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho  19 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
  20. Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V xã hội. Theo báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy đối với các doanh nghiệp tư nhân trung bình 70 - 80 triệu vốn đầu tư tạo ra được một chỗ làm việc; trong khi đó đối với DNNN, thì số vốn tương ứng là 210 -280 triệu (Tức là cao hơn gần gấp 3 lần). Trong gần 4 năm qua, các số liệu thống kê cho thấy đã có khoảng 1,6 đến 2 triệu chỗ làm việc mới đã được tạo ra nhờ các DNN&V, đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh xấp xỉ bằng tổng số lao động làm việc trong các DNNN4. Có không ít DNN&V đã tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng nghìn lao động, công ty TNHH Đỉnh V àng (Hải Phòng): 6500 lao động, công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng): 3400 lao động là những ví dụ. Các số liệu cũng cho thấy số lượng lao động trong các DNN&V chiếm gần một nửa (49%) lực lượng lao động trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Trong lĩnh vực cơ bản của ngành công nghiệp chế biến, các DNN&V tuyển dụng 355.000 lao động, chiếm 36% tổng số lao động trong ngành. Trong ngành công nghiệp chế biến, số lao động trung bình của doanh nghiệp nhỏ là 16 người, của doanh nghiệp vừa khoảng 102 người, và của doanh nghiệp lớn khoảng 543 người. Trong ngành xây dựng, DNN&V đã tạo ra chỗ làm cho 155.000 lao động, chiếm 51% tổng số lao động trong toàn ngành, trong ngành thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa: 110.000 lao động, chiếm 56% tổng số lao động trong toàn ngành, lĩnh vực khách sạn nhà hàng: 51.000 lao động, chiếm 89% tổng số lao động trong ngành, hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn: 27.000 lao động, chiếm 72% tổng số lao động ngành. Hơn nữa các số liệu thống kê cũng cho thấy rằng DNN&V đã thu hút một tỷ lệ lao động chủ yếu trên phạm vi toàn quốc; ở duyên hải miền trung số lao động làm việc tại các DNN&V so với tổng số lao động làm việc ở tất cả các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 67%; Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất là 44%; và như đ ã nêu ở trên tỷ lệ này trên toàn quốc là 49%. Các DNN&V nhìn chung năng đ ộng và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nguời lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Và quan trọng hơn cả, đây là trường học kinh doanh thực sự đầu tiên của số đông doanh nhân trước khi tiến tới các quy mô kinh doanh lớn hơn như kinh nghiệm của nhiều nước. Nếu tổ chức tốt, các DNN&V là nơi áp d ụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần xây dựng một nền sản xuất lớn. 2.3. Tận dụng các nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội Vốn là nhân tố cơ bản trong quá trình sản xuất, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của doanh nghiệp (4) - Số lao động trong DNNN đến 1/7/2002 là 1845200 người  20 Bùi Xuân Thắng – Anh 6 K38 KTNT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2