intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

79
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước đất nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được những thành tựu to lớn, nhịp độ tăng trưởng về tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế hoạch đề ra, nước ta đã từng bước đề ra các chiến lược để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa

  1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa SVTH: Hoàng Thị Tình 1 Lớp: 49B2 - TCNH
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 5. Bố cục đề tài............................................................................................... 2 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THIỆU HÓA ..................... 3 1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển ........................................ 3 1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 4 1.2.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 4 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại NH No&PTNT Thiệu Hóa ........................................................................... 5 1.2.2.1. Chức năng ......................................................................................... 6 1.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ..................................................................... 6 1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa ............................................................................................... 7 1.3.1. Vị thế của ngân hàng trên địa bàn ......................................................... 7 1.3.1.1.Thực trạng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa .......................................................................................................... 7 1.3.1.2. Thị phần của NH No&PTNT Thiệu Hóa trên địa bàn ........................ 8 1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa ............... 8 1.3.2.1. Hoạt động huy động vốn.................................................................... 8 1.3.2.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................... 11 1.3.2.3. Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ ............................................... 13 1.3.2.4.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh ................................................... 13 Đơn vị: triệu đồng ........................................................................................ 14 1.3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................... 14 1.3.2.6. Các hoạt động khác.......................................................................... 16 PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THIỆU HÓA ............................................................................. 18 2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NH No&PTNT Thiệu Hóa ........................................................................... 18 2.1.1. Tình hình tạo lập và sử dụng nguồn vốn trung – dài hạn..................... 18 2.1.1.1. Các văn bản thực hiện quy chế cho vay ........................................... 18 SVTH: Hoàng Thị Tình 2 Lớp: 49B2 - TCNH
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh 2.1.1.2. Tạo lập nguồn vốn ........................................................................... 22 2.1.1.3. Tình hình đầu tư tín dụng trung – dài hạn ........................................ 24 2.1.1.4. Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ trung - dài hạn ....................... 25 2.1.1.5. Phân tích nợ quá hạn........................................................................ 26 2.1.1.6. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn đối với cho vay.................................... 27 2.1.1.7. Tỷ lệ mất vốn và mức sinh lời ......................................................... 28 2.1.2.Tín dụng trung – dài hạn tại Chi nhánh NH No&PTNT Thiệu Hóa – Những kết quả đạt được và tồn tại ............................................... 29 2.1.2.1. Kết quả đạt được.............................................................................. 29 2.1.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 31 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Chi nhánh NH No&PTNT Thiệu Hóa .......................................................... 34 2.2.1.Định hướng phát triển thời gian tới của ngân hàng .............................. 34 2.2.1.1. Công tác huy động vốn .................................................................... 34 2.2.1.2. Công tác tín dụng và thẩm định ....................................................... 34 2.2.1.3. Công tác tiếp thị và dịch vụ khách hàng........................................... 35 2.2.1.4. Các công tác thanh toán và an toàn kho quỹ .................................... 35 2.2.1.5. Công tác kiểm tra nội bộ .................................................................. 35 2.2.1.6. Công tác tổ chức hành chính ............................................................ 35 2.1.1.7. Công tác điện toán. .......................................................................... 35 2.2.2. Giải pháp mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa ............. 36 2.2.2.1.Giải pháp trực tiếp ............................................................................ 36 2.2.2.2.Giải pháp hỗ trợ ................................................................................ 40 2.2.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 41 2.2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................. 41 2.2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................... 42 2.2.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam..................................... 43 2.2.3.4. Kiến nghị đối với các khách hàng vay vốn....................................... 43 2.2.3.5. Kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa ............. 43 KẾT LUẬN.................................................................................................. 44 SVTH: Hoàng Thị Tình 3 Lớp: 49B2 - TCNH
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NH No&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2. CBTD Cán bộ tín dụng 3. CBNV Cán bộ nhân viên 4. CIC Hệ thống thông tin tín dụng 5. NQH Nợ quá hạn 6. TCTD Tổ chức tín dụng 7. TCKT Tổ chức kinh tế 8. TCXH Tổ chức xã hội 9. TW Trung ương 10. NHNN Ngân hàng Nhà nước 11. HĐQT Hội đồng quản trị 12. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13. CN–GTVT - XD Công nghiệp – Giao thông vận tải – Xây dựng 14. DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 15. DV Dịch vụ 16. CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 17. DSCV Doanh số cho vay 18. DSTN Doanh số thu nợ SVTH: Hoàng Thị Tình 4 Lớp: 49B2 - TCNH
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy NH No&PTNT Thiệu Hóa 2. Bảng 1.1 Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn 3. Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế 4. Bảng 1.3 Tình hình huy động vốn nội tệ, ngoại tệ quy đổi 5. Bảng 1.4 Số liệu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 6. Bảng 1.5 Số liệu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 7. Bảng 1.6 Tình hình Cho vay – Thu nợ 8. Bảng 1.7 Tình hình NQH phân theo tiêu chuẩn nợ 9. Bảng 1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa 10. Bảng 1.9 Chỉ tiêu kế hoạch các năm 11. Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn trung dài hạn 12. Bảng 2.2 Tình hình đầu tư tín dụng trung – dài hạn 13. Bảng 2.3 Tỷ lệ dư nợ 14. Bảng 2.4 Doanh số cho vay- Doanh số thu nợ trung – dài hạn 15. Bảng 2.5 Phân tích nợ quá hạn 16. Bảng 2.6 Mức sinh lời vốn cho vay trung – dài hạn SVTH: Hoàng Thị Tình 5 Lớp: 49B2 - TCNH
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh A. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước đất nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được những thành tựu to lớn, nhịp độ tăng trưởng về tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế hoạch đề ra, nước ta đã từng bước đề ra các chiến lược để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu…Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những mặt hạn chế như: Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà nước về kinh tế còn lỏng lẻo, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến…Đảng và Nhà Nước ta đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, chúng ta cần phải có nguồn vốn trung - dài hạn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến, đồng thời có sự nâng cấp mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế từ đó tạo đà cho sự phát triển. Có thể nói, chỉ có nguồn vốn trung - dài hạn mới giúp ta hoàn thành mục tiêu này. Do đó mà nguồn vốn trung - dài hạn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vậy chúng ta cần làm như thế nào để huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này, bởi, có nguồn vốn trung - dài hạn thôi là chưa đủ mà phải biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực cũng như chống lại sự lãng phí. Hay nói một cách khác, chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn thì nguồn vốn trung - dài hạn mới phát huy được vai trò tích cực của mình. Bằng kiến thức được trang bị về mặt lý luận ở trường kết hợp với thực tiễn thực tập tại NH No&PTNT Thiệu Hóa đã giúp em xây dựng đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thiệu Hóa ” làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Đi sâu phân tích thực trạng tín dụng trung – dài hạn của NH No&PTNT Thiệu Hóa - Đề nghị một số giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng tính hiệu quả trong công tác tín dụng tại ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thiệu Hóa - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn SVTH: Hoàng Thị Tình 1 Lớp: 49B2 - TCNH
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh trong tổng thể hoạt động tín dụng của NH No&PTNT Chi nhánh Thiệu Hóa từ 2009 đến 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên một số kiến thức đã học ở giảng đường cùng với những lí luận bản thân và thực tế diễn ra về hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói chung và NH No&PTNT Thiệu Hóa nói riêng. Kết hợp với một số phương pháp thống kê, so sánh, phân tích để đánh giá tình hình. 5. Bố cục đề tài Đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận thì nội dung được chia làm 2 phần: PhầnI: Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa PhầnII: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Thiệu Hóa Thanh Hóa, tháng 3 năm 2012 Sinh viên Hoàng Thị Tình SVTH: Hoàng Thị Tình 2 Lớp: 49B2 - TCNH
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THIỆU HÓA 1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam (tiền thân của NH No&PTNT Việt nam ngày nay) là một trong số năm ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập ngày 26/03/1988 với vai trò phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Đến nay với hơn 2000 chi nhánh và phòng giao dịch, NH No&PTNT Việt Nam có mặt tại tất cả các tỉnh thành, huyện và xã. Đồng thời áp dụng mô hình ngân hàng lưu động giúp người dân gửi tiền, vay vốn và trả nợ rất có hiệu quả, được các tổ chức quốc tế như IMF, UNDP đánh giá cao. NH No&PTNT Thiệu Hóa là một trong số chi nhánh thuộc hệ thống NH No&PTNT Việt Nam. Tiền thân của NH No&PTNT Thiệu Hóa được hình thành từ một phòng thu Thiệu Hóa trực thuộc chi nhánh ngân hàng Quốc gia tỉnh Thanh Hóa. Ra đời theo sắc lệnh số: 15/SL ngày 06/05/1951 của chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa “ Thiết lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam” nhằm thực hiện 6 nhiệm vụ của ngân hàng mà sắc lệnh đã nêu. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Thiệu Hóa là vùng tự do nên phòng thu được giao nhiệm vụ chủ yếu là thu và quản lý ngân sách quốc gia phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5/1954 miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo các thành phần kinh tế... Từ nhiệm vụ bức thiết của cạc mạng, xét thấy để phòng thu sẽ không đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, nên chi nhánh Ngân hàng quốc gia tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho thành lập Chi điếm ngân hàng quốc gia Việt Nam huyện Thiệu Hóa vào đầu năm 1957. Sau khi được thành lập Chi điếm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam huyện Thiệu Hóa đã bắt tay ngay vào việc củng cố tổ chức, hình thành các tổ công tác như tổ kế toán, tổ tín dụng để phục vụ cho nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trên địa bàn, trong giai đoạn này sự hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn ra đời, hàng trăm tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp. Ngày 21/01/1960 Tổng giám đốc đã ra thông tư số 20/VP – TH quy định SVTH: Hoàng Thị Tình 3 Lớp: 49B2 - TCNH
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh gọi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi điếm ngân hàng Thiệu Hóa cũng được đổi tên từ đó. Năm 1997 huyện Thiệu Hóa được thành lập trở lại và ngân hàng cũng được thành lập theo QĐ số 475/NHNo – 02 ngày 12 tháng 9 năm 1997 của Tổng giám đốc NH No&PTNT Việt Nam, chính thức khai trương và hoạt động từ ngày 01/01/1998 trên cơ sở nhận bàn giao của 02 huyện Yên Định và Đông Sơn. Từ năm 1998 trở đi tên chính thức của Ngân hàng huyện Thiệu Hóa là: “ Chi nhánh NH No&PTNT huyện Thiệu Hóa” NH No&PTNT Thiệu Hóa có trụ sở giao dịch Tiểu khu 12 – Thị trấn Vạn Hà – huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa. NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thanh hóa. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Thiệu hóa là hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong địa bàn huyện Thiệu hóa đối với mọi ngành kinh tế, thành phần kinh tế như: nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, và chủ yếu là phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo nghị quyết TW Đảng lần thứ 5 khóa VII BCHTW Đảng đã ra nghị quyết “Đảng đã chủ trương đổi mới quản lý nông nghiệp, nhằm thực hiện giải phóng sức lao động...” NHNo&PTNT huyện Thiệu hóa đã tập trung vốn đầu tư vốn cho nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, đổi mới cơ cấu nông nghiệp hiện đại hóa nông thôn. Với phương thức đi vay để cho vay NHNo&PTNT Thiệu hóa rất coi trọng công tác huy động vốn thông qua huy động tại chỗ và đi vay, trong đó đặc biệt chú ý đến huy động đến huy động vốn tại địa phương, một mặt phát huy thế mạnh của mình là có mạng lưới rộng lớn so với các ngân hàng khác trong tỉnh, có đội ngũ cán bộ tương đối đồng đều về trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nông thôn, hăng say tận tình với công việc, mặt khác NHNo&PTNT Thiệu hóa liên tục có những hình thức huy động vốn đa dạng, thích hợp như mở tài khoản tiền gửi tư nhân, kỳ phiếu và tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ tận tình chu đáo, được khách hàng tín nhiệm do đó công tác huy động vốn liên tục tăng trưởng. Từ ngày thành lập đến nay NHNo&PTNT huyện Thiệu Hoá luôn luôn ổn định và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hiện nay NH No&PTNT Thiệu Hóa đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo đúng mô hình là đơn vị thành viên của NH No&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Tại NH No&PTNT Thiệu Hóa có các phòng: SVTH: Hoàng Thị Tình 4 Lớp: 49B2 - TCNH
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh - Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Phòng Tín dụng - Phòng Hành chính Được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy NH No&PTNT Thiệu Hóa Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Kế toán Tín dụng Hành chính (Nguồn: NH No&PTNT Thiệu Hóa) Trên cơ sở mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy chế và tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, cấu tổ chức của Chi nhánh là tập trung theo chiều dọc, trong đó, Giám đốc sẽ điều hành công việc chung, tham mưu cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc, một Phó giám đốc sẽ phụ trách, quản lý hoạt động tín dụng, một Phó Giám đóc sẽ điều hành hoạt động kế toán và ngân quỹ. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh gọn nhẹ, đơn giản. NH No & PTNT huyện Thiệu hóa có 38 người, được biên chế vào các phòng bạn với số lượng như sau: + Phòng hành chính : 2 người. + Phòng kế toán- ngân quỹ : 14 người. + Phòng tín dụng : 19 người. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại NH No&PTNT Thiệu Hóa - Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo các phần hành chủ yếu: khâu tổ chức, chỉ đạo điều hành chung. - Hai Phó giám đốc được phân công các nhiệm vụ: + Phó giám đốc thứ nhất: Phụ trách Tín dụng SVTH: Hoàng Thị Tình 5 Lớp: 49B2 - TCNH
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh + Phó giám đốc thứ hai: Phụ trách Kế toán – tài chính - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Tổ chức các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán theo nguyên tắc chung và theo quy định của ngành. Tổ chức thanh toán điện tử trong cùng hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn. Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi tiền mặt, vận chuyển tiền và quản lý an toàn kho quỹ đồng thời thực hiện việc nộp thuế theo luật định. - Phòng Tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các hình thức đa dạng: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng... đồng thời phòng cũng tiến hành tái thẩm định tình hình tài chính kinh tế để quyết định cho vây hay không? Nghiên cứu đề xuất áp dụng các mức lãi suất cho vay, huy động vốn cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Xây dựng các phương án chiến lược khách hàng, chiến lược marketing, chiến lược huy động vốn... - Phòng hành chính Thực hiện các công tác văn thư lưu trữ, hành chính quản trị. Giúp giám đốc quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ. thông báo các quyết định khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo các quyết định của đơn vị, của ngành. 1.2.2.1. Chức năng Chi nhánh Nh No&PTNT Thiệu Hóa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản định chế có liên quan của ngành. 1.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn a. Huy động vốn - Khai thác nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay kỳ phiếu với các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam. - Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế , các nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam - Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi được tống Giám đốc NH No&PTNT Việt Nam cho phép. SVTH: Hoàng Thị Tình 6 Lớp: 49B2 - TCNH
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh b. Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trùng và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân, hộ gia đình và mọi thành phần kinh tế. - Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, mua ngaoij tệ của các tổ chức cá nhân. Bán ngoại tệ cho ngân hàng cấp trên và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NH No&PTNT Việt Nam. - Kinh doanh dịch vụ: Cho vay dịch vụ cầm đồ, thu – chi tiền mặt, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước, các dịch vụ ngan hàng khác được Nhà nước, NH No&PTNT Việt Nam cho phép. - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam cho phép. - Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NH No&PTNT Việt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu đột xuất của NH No&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ khác được NH No&PTNT Việt Nam bàn giao. c. Dịch vụ ngân hàng Để tăng doanh thu, mỗi ngân hàng ngoài hoạt động chính là cho vay còn thực hiện các hoạt động dịch vụ. Khi thực hiện hoạy động này, ngoài tăng lợi nhuận còn làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Do vậy ngân hàng cũng phải chú ý đến hoạt động này. Hoạt động dịch vụ bao gồm: Chuyển tiền, thu hộ - chi hộ, thông tin tư vấn, mua bán hộ, nghiệp vụ ủy thác, cầm đồ... d. Kho quỹ Hoạt động kho quỹ là công tác phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng. Nó bao gồm các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu, tiền gửi ở các ngân hàng, tiền trong quá trình thu nhận. 1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa 1.3.1. Vị thế của ngân hàng trên địa bàn 1.3.1.1.Thực trạng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa SVTH: Hoàng Thị Tình 7 Lớp: 49B2 - TCNH
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh Bảng 1.1: Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Chi Phòng Điểm Ngân hàng nhánh giao dịch giao dịch NHTM Nhà nước 02 1. NH No&PTNT 01 0 31 2. NH Chính sách 01 0 31 NH TMCP 0 0 NH nước ngoài, liên doanh 0 0 ( Nguồn:Báo cáo tổng kết NH No&PTNT Thiệu Hóa năm 2011) 1.3.1.2. Thị phần của NH No&PTNT Thiệu Hóa trên địa bàn Là một ngân hàng lớn và có tên tuổi lâu trên địa bàn nên NH No&PTNT Thiệu Hóa đã và đang chiếm lĩnh một thị phần lớn trong khu vực. Tuy là một địa phương giáp thành phố Thanh Hóa, nơi có rất nhiều các ngân hàng Thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, nhưng NH No&PTNT Thiệu Hóa vẫn giữ vững uy tín với khách hàng. Mạng lưới hoạt động gồm 31 xã và 1 khối cơ quan. Địa bàn hoạt động giao dịch thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu giao dịch và rất có hiệu quả cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. 1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá hoạt động ở một huyện thuần nông, những buổi đầu mới thành lập tuy gặp không ít khó khăn nhưng chi nhánh vẫn kiên trì đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Dưới sự chỉ đạo của NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hoá, sự lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương, sự ủng hộ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá, chi nhánh đã dần khắc phục những khó khăn, tiến từng bước vững chắc và đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 1.3.2.1. Hoạt động huy động vốn Tất cả các ngân hàng tương mại để đi vào hoạt động cần phải huy động vốn. Hoạt động huy động vốn ( nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở , tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận. Nhận thức được vấn đề đó, với phương châm “ đi vay để cho vay” ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để đầu tư. Toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện mục tiêu trên. Trong những năm qua, nguồn vốn mà ngân hàng huy SVTH: Hoàng Thị Tình 8 Lớp: 49B2 - TCNH
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh động được luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ nhân viên ngân hàng với trình độ chuyên môn cao, phương pháp làm việc hiện đại, khoa học... đã góp phần làm giảm chi phí huy động. Đồng thời huy động được vốn nhiều nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn được đánh giá là có độ an toàn cao. Đây là kết quả của việc đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chất lượng để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. * Tình hình huy động theo thành phần kinh tế Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền trọng (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn 198.000 100 269.529 100 274.609 100 huy động Từ tầng lớp dân cư 193.693 97,8 248.918 92,4 258.074 94 Từ tổ chức KTXH 4.307 2.2 20.610 7,6 16.535 6 Từ tổ chức TD khác 0 0 0 0 0 0 Tốc độ tăng trưởng 36,12% 1,88% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh năm 2011 – NH No&PTNT Thiệu Hóa) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy từ năm 2009-2011 nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa không ngừng tăng trưởng, riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao nhất đạt 36,12%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 97.8%, năm 2011 tỷ trọng tiền gửi dân cư là 94%. Đây là nguồn vốn ổn định vững chắc để chủ động mở rộng đầu tư tín dụng, điều đó chứng tỏ rằng NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa đã chú trọng quan tâm trong lĩnh vực huy động từ tiền gửi dân cư, đã tổ chức tốt huy động vốn tại chỗ, mở rộng địa bàn hoạt động đến khu dân cư, tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu vốn tại chỗ đầu tư kịp thời cho kinh tế hộ phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Đó cũng là mục tiêu chung của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa tiến tới cân đối được nguồn vốn SVTH: Hoàng Thị Tình 9 Lớp: 49B2 - TCNH
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh tại chỗ không phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên. Ngoài nguồn tiền gửi dân cư NHNo & PTNT Thiệu Hóa còn tranh thủ nguồn vốn từ tổ chức kinh tế xã hội, nguồn vốn này đang dần tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế và đây cũng là nguồn vốn quan trọng nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng trong tương lai. Cũng trong năm 2011 vừa qua, lượng tiền gửi huy động trong dân cư có tăng, nhưng chỉ tiêu này tăng không đáng kể. Năm 2011, lượng tiền gửi Chi nhánh huy động được từ dân cư là là 258.074 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 9.156 triệu đồng, tương đương với 3,68% tăng trưởng. Đó là do trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao, lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nói riêng,… * Tình hình huy động theo nội tệ, ngoại tệ quy đổi Bảng 1.3: Tình hình huy động vốn nội tệ, ngoại tệ quy đổi Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nội tệ 185.820 93,8% 258.565 95,9% 264.485 96,31% Ngoại tệ 12.180 6,2% 10.964 4,1% 10.124 3,69% Tổng 198.000 100% 269.529 100% 274.609 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa) Từ bảng trên ta nhận thấy, nguồn huy động bằng nội tệ nhiều hơn rất nhiều so với bằng ngoại tệ. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 185.820 triệu đồng, chiếm 93,8% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tăng lên 258.565 triệu đồng ,đến năm 2011 số vốn huy động nội tệ tăng lên đạt mức 264.485 triệu đồng. Lượng ngoại tệ của ngân hàng cũng có xu hướng giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ lượng ngoại tệ trong ngân hàng còn quá ít, đây cũng là biểu hiện lượng giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng còn hạn chế Như vậy qua 3 năm nguồn vốn huy động của NH No&PTNT Thiệu Hóa có sự tăng trưởng nhờ vào việc huy động dưới nhiều hình thức phong phú với SVTH: Hoàng Thị Tình 10 Lớp: 49B2 - TCNH
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh các biện pháp tích cực như mở rộng mạng lưới các bàn tiết kiệm, kết hợp bàn huy động tiền tiết kiệm với dịch vụ chuyển tiền, thu hút tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, thanh toán trả lương và một số dịch vụ qua hệ thống ATM. Nguồn vốn tăng trưởng ổn định và vững chắc, từng bước tạo thế chủ động cho chi nhánh Thiệu Hóa trong đầu tư tín dụng. Có được kết quả này là do nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên làm việc tại quỹ tiết kiệm và phòng huy động vốn. Với nguồn vốn huy động được, NH No&PTNT Thiệu Hóa đã đáp ứng một phần đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần đắc lực vào việc tài trợ cho các dự án theo kế hoạch Nhà nước, dự án mũi nhọn của địa phương đồng thời đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của bản thân chi nhánh. 1.3.2.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng No&PTNT Thiệu Hóa trong những năm qua giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ lượng tín dụng chiếm 80 – 90% tổng thu nhập của ngân hàng. Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn, trung, dài hạn, cho vay từng lần hay theo hạn mức tín dụng.... Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài. * Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 1.4: Số liệu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tổng 214.578 100 312844 100 322479 100 Hộ sản xuất 150.698 62,4 211.598 67,6 220.355 68,3 DN ngoài QD 51.760 21,4 80.892 25,9 76.179 23,6 Tiêu dùng 12.120 16,2 20.354 6,5 25.945 8,1 ( Nguồn: NH No&PTNT Thiệu Hóa) Qua bảng số liệu trên ta thấy cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 là 62,4%, năm 2010 chiếm 67,6%, năm 2011 chiếm 68,3%, trung bình 3 năm chiếm 66,1%, đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động tín dụng, điều này chứng minh đặc trưng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển SVTH: Hoàng Thị Tình 11 Lớp: 49B2 - TCNH
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh nông thôn. Trong những năm qua, ngân hàng đã áp dụng các chính sách tín dụng linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục, cung ứng vốn cho các hộ sản xuất, đóng góp tích cực vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NH No&PTNT Thiệu Hóa đã có định hướng và sự quan tâm thể hiện ở mức dư nợ thành phần DNNQD không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2009, dư nợ đối với DNNQD là 51.760 triệu đồng, năm 2010 là 80.892 triệu đồng và năm 2011 đạt mức 76.179 triệu đồng. Khi nền kinh tế đất nước bước vào hội nhập buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh về sản phẩm, hàng hóa, nên việc đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là cần thiết và cấp bách. * Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Bảng 1.5: Số liệu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu trọng trọng trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tổng dư nợ 241.578 100 312.216 100 322.479 100 Nông nghiệp 170.600 70,61 185.952 59,56 178.763 55,4 CN–GTVT–XD 40.703 16,84 76.216 24,4 88.247 27,4 Thương nghiệp – DV 28.575 11,82 45.784 14,7 48.576 15 Ngành khác 1.700 0,73 4.264 1,34 6.893 2,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa) Một trong những biện pháp cơ bản trong quá trình CNH – HĐH đất nước được Đảng ta xác định là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là: tỷ lệ quy mô vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế phải hài hòa và phù hợp, không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà cần có sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giao thông... Qua bảng 1.5 ta thấy cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của NH No&PTNT Thiệu Hóa đã có sự dịch chuyển từ cho vay nông nghiệp, chăn nuôi sang các ngành Công nghiệp, GTVT, thương nghiệp, dịch vụ. Nếu như năm 2009, tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm 70,61% tổng dư nợ thì năm 2010 giảm xuống còn 59,56%, đến năm 2011 chỉ còn 55,4%. Tỷ trọng dư nợ cho vay các ngành CN - GTVT - XD, thương nghiệp, dịch vụ tăng dần. Năm 2009, dư nợ cho vay ngành CN – GTVT – XD chiếm 16,84% tổng dư nợ thì năm 2010 tăng lên 24,4% và năm 2011 có tỷ trọng là 27,4%. Ngành thương nghiệp và dịch vụ của địa phương trong những năm qua đã có sự phát triển. Nhu cầu về vốn đầu tư cũng đã tăng lên đáng kể. Năm SVTH: Hoàng Thị Tình 12 Lớp: 49B2 - TCNH
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh 2009, tỷ trọng dư nợ cho vay thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn chỉ chiếm 11,82%, năm 2010, tăng lên 14,7% và năm 2011 chiếm 15% tổng dư nợ. Qua đây cho thấy hướng đầu tư theo ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển theo định hướng phát triển của địa phương: dần dần xóa bỏ độc canh nông nghiệp, phát triển trang trại, khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển thương nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Hoạt động tín dụng của NH No&PTNT Thiệu Hóa trong 3 năm qua có quy mô tăng trưởng bình quân cao, tỷ lệ nợ xấu giảm, ổn định và tăng trưởng thị phần tuy mức tăng không lớn. Đây cũng chính là cơ sở để mở rộng tín dụng, tạo tiền đề để gia tăng lợi nhuận và các lợi thế khác về tài chính. Nguồn vốn của NH No&PTNT Thiệu Hóa góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương. Có thể kể đến một số khách hàng lớn của đơn vị như: Công ty xây dựng Trường Xuân, Công ty Xây dựng Văn Hùng, công ty Xăng dầu Thiệu Hóa, các trang trại ở các xã trên địa bàn huyện.... 1.3.2.3. Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ Bảng 1.6: Tình hình cho vay – thu nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số cho vay 309.750 406.004 435.713 Doanh số thu nợ 319.460 335.366 425.450 Dư nợ cuối kỳ 241.578 312.216 322.479 DSTN/DSCV (%) 103,13 82,6 97,65 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa) Trong những năm qua hoạt động tín dụng luôn được NH No&PTNT Thiệu Hóa chú trọng đẩy mạnh. Chi nhánh đã áp dụng cơ chế ho vay thông thoáng theo quyết định 67/1999/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2009, soanh số cho vay là 309.750 triệu đồng, năm 2011, doanh số cho vay đã tăng lên mức 435.713 triệu đồng. Doanh số thu nợ tại chi nhánh cũng tăng lên qua các năm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư tín dụng tốt, phần lớn các khoản vay đảm bảo thu hồi đúng hạn định. Tỷ lệ Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay của ngân hàng nằm trong mức an toàn kinh doanh, không dưới 80%, cho thấy bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng, ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng và thiện chí trả nợ của khách hàng ngày một cao. 1.3.2.4.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh SVTH: Hoàng Thị Tình 13 Lớp: 49B2 - TCNH
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh Chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các khoản tín dụng có chất lượng hay không. Về tình hình nợ quá hạn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.7 : Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh phân theo tiêu chuẩn nợ Đơn vị: triệu đồng Số dư cuối năm Số dư cuối năm Số dư cuối năm Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Nhóm 2: Nợ cần chú ý 65 818 1418 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu 950 874 774 chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 774 Không có Không có Nhóm 5: Nợ có khả Không có Không có Không có năng mất vốn ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa) [- Nhóm 1: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Nhóm 3: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Nhóm 4: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng trong 3 năm 2009, 2010, 2011, nợ nhóm 2 gia tăng nhưng nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 giảm đáng kể. Chỉ năm 2009 có nợ nhóm 4. Năm 2010, 2011 không có nợ có khả năng mất vốn cao, nợ mất vốn không có. 1.3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh SVTH: Hoàng Thị Tình 14 Lớp: 49B2 - TCNH
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thành Vinh Bảng 1.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa Đơn vị: Triệu đồng Tăng Tăng TT Tên chỉ tiêu 2009 2010 2011 trưởng trưởng 2010/2009 2011/2010 1. Tổng nguồn vốn 198.000 269.529 274.609 36,12 1,88 huy động 2. Tổng dư nợ 241.578 312.216 322.479 29,24 3,28 3. Tỷ lệ nợ xấu 0,7 0,28 0,24 4. Thu dịch vụ 543 705 1.193 29,83 69,2 5. Trích lập quỹ dự 944 1.058 501 phòng rủi ro 6. Chênh lệch thu chi chưa có 4.600 5.500 15.914 19,56 189,3 lương 7. Chênh lệch lãi suất đầu vào – 0,41 0,31 0,57 đầu ra 8. Hệ số tiền lương 0,655 0,8041 1,1 22,76 36,7 (Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh NH No&PTNT Thiệu Hóa) Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngân hàng khá nhanh. Tổng nguồn vốn huy động 2010 tăng so với năm 2009 là 71.529 triệu đồng. Mức cho vay cũng tăng 70.638 triệu đồng. Đặc biệt khoản chênh lệch về thu chi chưa có lương năm 2010 so với năm 2009 mức tăng trưởng 19,56%, năm 2011 so với năm 2010 mức tăng trưởng là 189,3%. Điều này chứng tỏ thu nhập của cán bộ nhân viên được nâng lên đáng kể. Ngoài ra về những chỉ tiêu như nợ xấu và những khoản trích dự phòng lại có xu hướng giảm mạnh, thể hiện sự nỗ lực khắc phục nợ xấu của chi nhánh ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,7% nhưng đến năm 2010 chỉ còn 0,28% và đến năm 2011 chỉ còn 0,24%. Qua đó chứng tỏ việc kinh doanh của ngân hàng đang trong tình trạng thuận lợi và phát huy được tiềm năng về vật chất cũng như nhân lực của mình.Hệ số lương của ngân hàng năm 2010 và 2011 cao hơn chỉ tiêu kế hoạch của Hội sở, cán bộ công nhân viên có mức lương cao, đảm bảo thu nhập ổn định. Như vậy qua số liệu của các năm 2009, 2010,2011 ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Thiệu Hóa là rất tốt, tăng trưởng cao và chi nhánh vẫn nổ lực để đạt được kết quả cao hơn trong những năm tới. * Chỉ tiêu qua các năm SVTH: Hoàng Thị Tình 15 Lớp: 49B2 - TCNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1