Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh
lượt xem 155
download
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và cũng là phương châm cho các Ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của Ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên các Ngân hàng thường chú trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến cho vay khách hàng cá nhân....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ --------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh Ngành : TCNH Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Lưu Tâm Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Lớp : 49B2TCNH Mã sinh viên : 085.402.7232 Vinh, tháng 3 năm 2012
- MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt ..............................................................................1 Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ ............................................................2 Lời nói đầu ......................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................3 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu...............................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4 5. Kết cấu báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp ..........................................4 Nội dung: Phần 1 : Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh..............................................................................5 1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................5 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Ngân hàng NN&PTNT TP Vinh........................................................................................................5 1.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và chi nhánh NH tại thành phố Vinh ................................................................5 1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................5 1.1.2 Chức năng...................................................................................6 1.1.3 Nhiệm vụ...................................................................................7 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý.......................7 1.2.1 Đặc điểm hoạt động...................................................................7 1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................................7 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Agribank..............................7 1.2.2.2 Chức năng của các phòng ban.............................................8 1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh..........................................10 1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng...................................10 1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng......................................12 1.3.3 Tình hình kinh doanh ...............................................................15 Phần 2 : Thực trạng và giải pháp cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh . 2.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh........................................17 2.1.1 Các loại hình sản phẩm và dịch vụ của NH đang triển khai đối với KHCN......................................................................................................17 2.1.2 Vấn đề về quản trị rủi ro............................................................18
- 2.1.2.1. Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ......................19 2.1.2.2 Thực hiện chức năng phân tách giữa các phòng ban.........19 2.1.2.3. Quản lý rủi ro bằng nền tảng công nghệ IBM...................19 2.1.3 Kết quả hoạt động cho vay KHCN................... ........................19 2.1.3.1 Doanh số cho vay KHCN ................................................19 2.1.3.2 Doanh số thu nợ cho vay KHCN .....................................21 2.1.3.3 Dư nợ cho vay KHCN .....................................................22 2.1.3.4 Số lượng và lượt KHCN....................................................24 2.1.3.5 Cơ cấu cho vay KHCN......................................................25 2.2 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân............................26 2.2.1 Những kết quả đạt được............................................................26 2.2.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ..............................................28 2.2.2.1 Một số hạn chế ...............................................................28 2.2.2.2 Nguyên nhân....................................................................30 2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vinh.........................................................................................................32 2.3.1 Định hướng mở rộng cho vay KHCN tại NH Agribank...........32 2.3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh...................32 2.3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.............33 2.3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại NH Agribank chi nhánh thành phố Vinh.......................................................34 2.3.2.1 Hoàn thiện,phát triển sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN..34 2.3.2.2 Tăng cường chủ động tìm kiếm, lựa chọn KHCN.............36 2.3.2.3 Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian giao dịch.................37 2.3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn...................................................................................................................38 2.3.2.5 Đẩy mạnh công tác Marketing Ngân hàng.......................38 2.3.2.6 Cải tạo cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá KHCN.......................39 2.3.2.7 Nâng cao hiệu quả, phát triển và quản lý nguồn nhân lực..........................................................................................40 2.4 Một số kiến nghị..............................................................................41 2.4.1 Kiến nghị với chính phủ...........................................................41 2.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước........................................43 2.4.3 Kiến nghi với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.........................................................................................................44 Kết luận ..........................................................................................................45 Tài liệu tham khảo...........................................................................................46 Nhật ký thực tập .............................................................................................47
- Nhận xét của đơn vị thực tập .........................................................................49
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN&PTNT CVKHCN Cho vay khách hàng cá nhân NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QHKH Quan hệ khách hàng UTĐT Uỷ thác đầu tư TCKT Tổ chức kinh tế TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn TGTK Tiền gửi tiết kiệm -1-
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Danh mục Trang Sơ đồ 1.1 : tổ chức bộ máy quản lý 7 Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 11 Bảng 1.2: Doanh số cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp 13 và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 Bảng 1.3: Doanh số thu nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông 13 nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 Bảng 1.4: Dư nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và 14 phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 Bảng 1.5: Kết quả tài chính của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp 15 và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 Bảng 2.1: Doanh số cho vay KHCN của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua các năm 2009- 19 2011 Bảng 2.2: Doanh số thu nợ cho vay KHCN của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua các 21 năm 2009-2011 Biểu đồ 2.1 : Thực trang doanh số thu nợ cho vay KHCN của NH 21 NN&PTNN TP Vinh năm 2009-2011 Bảng 2.3: Dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh Ngân hàng nông 22 nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 Biểu đồ 2.2 : Tình hình dư nợ trong cho vay KHCN 23 Bảng 2.4: Số lượng và lượt KHCN vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 24 2009-2011 Bảng 2.5 : Cơ cấu cho vay KHCN tại chi nhánh Ngân hàng nông 25 nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 -2-
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và cũng là phương châm cho các Ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của Ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên các Ngân hàng thường chú trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến cho vay khách hàng cá nhân. Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, các doanh nghiệp cần vốn để sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường mà các cá nhân cũng có nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống cũng được nâng cao, cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong việc “ ăn no, mặc ấm “ mà đã dần chuyển sang “ ăn ngon, mặc đẹp “ và còn rất nhiều nhu cầu khác cần được đáp ứng. Giờ đây tâm lý của các khách hàng cá nhân coi việc đi vay để thoả mãn sử dụng nhu cầu, hàng hoá trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng nhu cầu này thì các Ngân hàng đã mở rộng cung cấp vốn cho khách hàng cá nhân có nhu cầu, giúp xã hội giải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời, làm cho quá trình sản xuất được liên tục, nâng cao chất lượng cuộc sống…Bên cạnh đó ngân hàng cũng có thêm một khoản thu nhập từ lãi, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Cho vay khách hàng cá nhân không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Vinh và qua việc nghiên cứu những số liệu về tình hình cho vay của ngân hàng, thấy được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, cũng là một trong những hoạt động tín dụng cơ bản, mang lại một phần thu nhập cho ngân hàng nhưng những kết quả đạt được đó chưa xứng đáng với quy mô có thể đạt tới, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại đây vẫn gặp phải một số khó khăn. Để giải quyết những khó khăn này cũng như phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thì trong thời gian tới ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn tồn đọng hiện có. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Vinh “ để làm báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Khái quát về NH NN&PTNT thành phố Vinh -3-
- - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với KHCN của NH NN&PTNT chi nhánh thành phố vinh - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nhằm mở rộng hoạt động CVKHCN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về CVKHCN. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động CVKHCN của NH NN&PTNT chi nhánh thành phố Vinh từ 2009 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh … đánh giá, phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến các dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng cá nhân tại chi nhánh 5. Kết cấu báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp : Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh thành phố Vinh. Phần 2 : Thực trạng và giải pháp cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Vinh. -4-
- PHẦN 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh thành phố Vinh. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của NH NN&PTNT TP Vinh 1.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng tại TP Vinh Tên gọi : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development Tên viết tắt : AGRIBANK Trụ sở chính : Số 36 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Trụ sở chi nhánh thành phố Vinh : Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh có 7 phòng giao dịch - Phòng Giao dịch Bến Thuỷ : Khối 9 phường Bến Thuỷ - Phòng Giao dịch Chợ Vinh : Khối 3 phường Hồng Sơn - Phòng Giao dịch Hưng Dũng : Khu Trung Tiến - Hưng Dũng - Phòng Giao dịch Hưng Lộc : Xóm 13 - xã Hưng Lộc - Phòng Giao dịch Lê Lợi : Phường Lê Lợi - Phòng Giao dịch Hồng Sơn : Phường Hồng Sơn - Phòng Giao dịch Nghi Phú : số 243, Đường Nguyễn Thái Học 1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản - được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hình thành trên cở sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vu Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông -5-
- nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( NH NN&PTNT ) tại Thành phố Vinh được thành lập từ ngày 01/01/1996. So với các chi nhánh khác trên địa bàn thì lịch sử phát triển của NH NN&PTNT thành phố Vinh chưa phải là dài, lại ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: kế thừa hoạt động kinh doanh của hội sở NH NN&PTNT Nghệ An về nguồn vốn, sử dụng vốn, quan hệ với khách hàng. Đến nay, NH NN&PTNT thành phố Vinh đã có 7 phòng giao dịch : Bến Thuỷ, Chợ Vinh, Hưng Dũng, Hưng Lộc, Lê Lợi, Hồng Sơn, Nghi Phú. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái, bị ảnh hưởng bởi nạn số đề, vỡ nợ, hoạt động trong điều kiện cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực. Sáu tháng sau khi thành lập thì số dư nợ tín dụng từ trước để lại phát sinh nợ quá hạn với tỉ lệ cao. Song bằng quyết tâm của ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên NH NN&PTNT thành phố Vinh , sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của NH NN&PTNT cấp trên, cấp ủy chính quyền thành phố, NH NN&PTNT thành phố Vinh đã từng bước khắc phục khó khăn làm lành mạnh hóa dư nợ tín dụng, mở rộng cho vay và góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế của thành phố trong chính sách xóa đói giảm nghèo. Trong nhiều năm qua NH NN&PTNT thành phố Vinh nhận được nhiều giải thưởng do thủ tướng chính phủ ban tặng, là đơn vị xuất sắc của khu vực. Năm 2009, NH NN&PTNT thành phố Vinh đạt giải thưởng là Doanh nghiệp hội nhập và phát triển do ban tuyên giáo trung ương, bộ công thương báo điện tử ĐCSVN và uỷ ban quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế... trao tặng. Có thể nói NH NN&PTNT thành phố Vinh ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường. 1.1.2 Chức năng Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh là Ngân hàng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn khu vực.Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Giám Đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Thành phố Vinh. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngân hàng. Qua việc huy động vốn để cho vay cũng như tổ chức thanh toán cho các thành phần kinh tế sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, chế biến, công nghệ thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn thành phố Vinh. -6-
- 1.1.3 Nhiệm vụ Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh có các hoạt động chủ yếu : - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho mọi đối tượng khách hàng - Cho vay uỷ thác theo các chương trình của chính phủ trong và ngoài nước - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh và tái bảo lãnh - Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống mạng trên toàn thế giới - Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giao tiền tận nơi cho khách hàng, thu chi phiếu tiền mặt và các hoạt động chi trả khác. 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.2.1 Đặc điểm hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Với mô hình quản lí hiện nay của NH NN&PTNT chi nhánh thành phố Vinh: Đơn vị thành viên của mô hình tổng công ty nhà nước (NH NN&PTNT VN), hoạt động ngân hàng tại địa bàn thành phố Vinh 1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của NH Agribank Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh có 7 phòng giao dịch. Tại chi nhánh tính đến ngày 31/12/2011 có 105 cán bộ gồm một giám đốc phụ trách chung và hai phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách ngân quỹ và 1 phó giám đốc phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và gồm các phòng ban sau: Sơ đồ 1.1 : tổ chức bộ máy quản lý a) Tổ chức điều hành ban giám đốc -7-
- Ban giám đốc Giám đốc phụ trách chung Phó giám đốc phụ Phó giám đốc kế trách ngân quỹ hoạch kinh doanh b) Tổ chức điều hành các phòng nghiệp vụ Các phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch Phòng kế toán ngân Phòng hành chính kinh doanh quỹ nhân sự Thanh Phòng Phòng toán Tổ Hành Kiểm kế tín quốc chức chính tra hoạch dụng tế cán bộ quản kiểm trị soát Phòng Phòng Phòng Phòng ngân điện toán thanh Marketing quỹ toán quốc 1.2.2.2 Chức năng của các phòng ban + Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc được thể hiện trong quyết định 169/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc trong -8-
- chỉ đạo điều hành, tham gia chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền. + Phòng Kế hoạch: Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh chiến lược của Ngân hàng Nhiệm vụ phòng ban: + Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh thông qua các nghiệp vụ chuyên môn là cho vay và đầu tư, tiến hành. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi tín dụng đối với khách hàng.Thẩm định và cho vay theo cấp uỷ quyền nhằm mở rộng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả.Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính Phủ, bộ, ngành và các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và thường xuyên theo dõi, tư vấn cho Giám đốc về những lĩnh vực do phòng phụ trách. + Một phần phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại. Phòng chuyên thực hiện những nghiệp vụ: thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C, chuyển tiền nước ngoài cho các cá nhân và các Doanh nghiệp, thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới, thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu... + Phòng kế toán có nhiệm vụ: Ghi chép thống kê các giao dịch, hạch toán kế toán, thanh toán. Lập các báo cáo, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán qua Ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng. + Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ: Chuyển tiền theo lệnh của các phòng ban khác cho khách hàng, lưu tiền mặt trong kho để đáp ứng nhu cầu chi trả, cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. + Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: được tách ra từ phòng hành chính nhân sự (cũ) do yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế kinh doanh tại Ngân hàng . Phòngcó nhiệm vụ xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ, và các phong trào thi đua khen thưởng. + Phòng hành chính: nằm trong bộ máy giúp việc cho Giám đốc và phục vụ cho các phòng nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, chịu sự lãnh -9-
- đạo trực tiếp của Giám đốc NHNN&PTNT Vinh. Phòng được hình thành ngay từ khi NHNN&PTNT Vinh đi vào hoạt động và đã có những đóng góp quan trọng trong việc trợ giúp ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình công tác bán hàng, hàng quý và đôn đốc các phòng ban thực hiện theo chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh. Thực hiện công tác văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, xây dựng cơ bản, mua sắm văn phòng phẩm… + Phòng vi điện toán có nhiệm vụ: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, độ chính xác của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước nước đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. 1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thành phố Vinh 1.3.1 Tình hình huy động vốn Đối với bất kỳ NHTM nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn. Bởi lẽ vốn có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của NH. Vốn là nguyên liệu đầu vào cần thiết của 1 quá trình sản xuất, là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, khối lượng vốn, cơ cấu vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động, uy tín, năng lực thanh toán và khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường. Trong mọi nguồn vốn thì lượng vốn huy động là nguồn vốn chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh NH. NHNN&PTNT TP Vinh đã chú trọng và quan tâm tới công tác phát triển nguồn vốn. NH đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ các tiện ích cho khách hàng như: phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm với lãi suất nhiều kỳ hạn trả lãi trước, trả lại sau, tiết kiệm dự thưởng...Đồng thời với những nguồn vốn lớn chi nhánh tổ chức đến tận nhà và thực hiện tuyên truyền các dịch vụ tiện ích của NH để huy động nguồn vốn từ các họ dân cư, vì đây là nguồn tiền có kỳ hạn và ổn định. Phối hợp với các - 10 -
- hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ đã thu hút được tiền gửi của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn thực hiện thanh toán chuyển tiền trong nước qua mạng vi tính nhanh, chính xác và kịp thời nên đã thi hút được một lượng lớn khách hàng mở tài khoản tại NH. Song song với việc huy động vốn bằng các sản phẩm truyền thống, chi nhánh còn thực hiện tốt việc huy động vốn nhàn rỗi qua thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện các dịch vụ NH như chi trả kiều hối, vận động khách hàng là các tổ chức kinh tế, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn mở tài khoản tiền gửi, phát hàng thẻ, ATM... Nhờ sự phấn đấu nỗ lực hết mình của cán bộ CNV trong toàn chi nhánh NHN0&PTNT thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động huy động vốn. Điều đó thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2010 với 2009 2011 với 2010 +- % +- % Tổng nguồn vốn huy 853.597 922.410 68.813 8,06 923.483 1.073 0,12 động *Nguồn vốn nội tệ 791.337 876.150 84.813 10,72 876.741 591 0,07 - Tiền gửi TCKT 126.188 145.000 18.812 14,91 101.635 -43.365 -29,91 - Tiền gửi tiết kiệm 595.162 651.500 56.338 9,47 734.538 83.038 12,75 + Tiền gửi TKKKH 3.012 3.000 -12 -0,4 2.920 -80 -2,67 + Tiền gửi TKCKH 587.266 644.000 56.734 9,66 730.948 86.948 13,5 + Tiền gửi TK khác 4.884 4.500 -384 -7,86 670 -3.830 -85,11 - Các loại tiền gửi 69.987 79.650 663 0,95 40.568 -30.082 -42,58 khác *Nguồn vốn ngoại tệ 62.260 46.260 -16.000 -25,7 46.742 482 1,04 - Tiền gửi TCKT 702 724 22 3,13 406 -318 -43,92 - Tiền gửi Tiết kiệm 61.458 45.456 -16.002 -26,04 45.523 67 0,15 - Các loại tiền gửi 100 80 -20 -20 813 733 916,25 khác (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 NHNN&PTNT TPVinh) Qua bảng số liệu trên, ta thấy : Nguồn vốn huy động của NH ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2010, huy động được 922.410 triệu đồng tăng 8,06% so với năm 2009. Năm 2011 do nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm - 11 -
- phát còn cao, nợ xấu của các ngân hàng đang gia tăng nên số vốn huy động được 923.483 triệu đồng chỉ tăng có 0,12% so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn huy động được thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm vị trí quan trọng trong NH. Nguồn vốn nội tệ có xu hướng gia tăng trong khi đó nguồn vốn ngoại tệ lại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và chính sách của NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân. Sự mất cân đối này là do nguyên nhân khách quan, không phải do bản thân NH nên không đáng lo ngại. Qua bảng 1.1 ta thấy tiền gửi tiết kiệm nội tệ tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 huy động được 651.500 triệu đồng, tăng 56.338 triệu đồng và tốc độ tăng 9,47% so với năm 2009. Năm 2011 thì tăng 83.038 triệu đồng và tốc độ tăng 12,75% so với năm 2010. Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nội tệ. Vì đây là loại tiền gửi có lãi suất cao, nguồn tiền ổn định nên thu hút được các thành phần kinh tế gửi tiền vào NH. Qua đó cũng khẳng định được vị trí của NH trong việc huy động nguồn tiền này. Trong đó tiền gửi TKCKH ngày càng gia tăng: năm 2009 là 587.266 triệu đồng đến năm 2011 là 730.948 triệu đồng thì tiền gửi TKKKH lại ngày càng giảm: năm 2009 là 3.012 triệu đồng đến năm 2011 chỉ còn 2.920 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì do lãi suất tiền gửi TKCKH cao hơn lãi suất tiền gửi TKKKH và NH có thể dùng nguồn tiền TKCKH để cho vay với tỷ lệ lớn do thời gian ít biến động hơn. Tuy nhiên đây là nguồn vốn dễ bị biến động do ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố vi mô và vĩ mô như lãi suất, các quy định của chính phủ hay ngân hàng trung ương … Do đó ngân hàng luôn theo dõi tình hình biến động để có thể sử dụng triệt để nguồn vốn này, đồng thời phải luôn có khoản tiền dự trữ để đề phòng rủi ro xảy ra khi khách hàng rút tiền. Ngoài tiền gửi TK thì nguồn tiền gửi của các TCKT cũng chiếm 1 vị trí không nhỏ trong nguồn vốn huy động nội tệ. Năm 2010 nguồn tiền này có xu hướng tăng, tăng 18.812 triệu đồng và tốc độ tăng 14,91% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại có xu hướng giảm mạnh, giảm 101.635 triệu đồng so với năm 2010. TCKT gửi tiền vào loại hình này để nhằm sử dụng các dịch vụ thanh toán từ NH. Nhưng qua thực tế, có thể nhận ra NH đã không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các TCKT này. Do vậy NH cần phải sử dụng mọi biện pháp để nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này. 1.3.2 Tình hình sử dụng vốn Với đặc điểm của một NHTM thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập, đồng thời đảm bảo cho sự tồn tại, lớn mạnh và phát triển cho NH NN&PTNT. Song nó cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Nhận thức được điều này, chi nhánh luôn quan tâm đến việc mở rộng - 12 -
- quy mô cho vay, đồng thời cũng đặc biệt chú ý đến chất lượng khoản vay. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh ngày một tăng lên qua các năm. Bảng 1.2: Doanh số cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2010 với 2009 2011 với 2010 +- % +- % Tổng doanh số 871.525 1.006.749 135.224 15,52 1.039.139 32.390 3,22 cho vay - Cho vay ngắn 703.655 849.676 146.021 20,75 870.808 21.132 2,49 hạn - Cho vay trung 167.860 156.598 -11.262 -6,71 168.331 11.733 7,5 hạn (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 NH NN&PTNT TP Vinh) Qua bảng 1.2 ta thấy tổng doanh số cho vay của NH NN&PTNT thành phố Vinh tăng qua các năm, nhất là năm 2010 với sự gia tăng 135.244 triệu đồng và tốc độ tăng 15,52% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì doanh số cho vay tăng nhẹ với tốc độ 3,22 % so với năm 2010. Do thời điểm này, tỷ lệ nợ xấu của các NH đang ở mức cao nên NH NN&PTNT thành phố Vinh đã phải gia tăng việc thẩm định, kiểm tra đánh giá các khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn là ưu tiên hàng đầu cho NH nhằm hạn chế rủi ro và tạo thu nhập cho NH. Với doanh số cho vay ngắn hạn từ 703.655 triệu đồng năm 2009 đến năm 2011 là 870.808 triệu đồng. Bảng 1.3: Doanh số thu nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2010 với 2009 2011 với 2010 +- % +- % Doanh số thu nợ 695.345 904.801 209.456 30,12 1.008034 103.233 11,41 - Thu nợ cho vay 594.594 770.538 175.944 29,59 852.414 81.876 10,63 ngắn hạn - Thu nợ cho vay 100.751 134.263 33.512 33,26 155.620 21.357 15,91 trung hạn (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 NH NN&PTNTTP) - 13 -
- Nói đến doanh số thu nợ chính là một trong những mấu chốt quan trọng trong hoạt động tín dụng làm cho ngân hàng thu được lợi nhuận. Trong 3 năm liền ta thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể, năm 2010 ngân hàng thu được 904.801 triệu đồng, tăng 209.456 triệu đồng với tỷ lệ tăng 30,12% so với năm 2009 là 695.345 triệu đồng. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 1.008.034 triệu đồng, tăng 103.233 triệu đồng chiếm tỷ lệ tăng 11,41% so với năm 2010. Trong đó: Thu nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 là 770.538 triệu đồng, tăng 175.944 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 29,59% so với năm 2009. Năm 2011 thu nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên 81.876 chiếm tỷ lệ 10,63% so với năm 2010. Thu nợ cho vay trung hạn năm 2010 là 134.263 triệu đồng tăng 33.512 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ cho vay trung hạn là 155.620 triệu đồng, tăng 21.357 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15,91% so với năm 2010. Ta thấy thu nợ cho vay ngắn hạn luôn đạt hiệu quả cao hơn so với thu nợ cho vay trung hạn. Nên đây là vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm để cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. Bảng 1.4: Dư nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 với Chỉ tiêu 2009 2010 2010 với 2009 2011 2010 +- % +- % Tổng dư nợ 504.068 605.450 101.382 20,11 636.555 31.105 5,14 - Dư nợ vốn UTĐT 2.296 1.821 -475 -20,69 1.592 -229 -12,58 - Dư nợ VKD thông 501.772 603.629 101.857 20,3 634.963 31.334 5,19 thường (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 NH NN&PTNTTP Vinh) Về dư nợ cho vay thì nhìn chung là dư nợ cho vay thông thường tăng tương đối. Năm 2009, tổng dư nợ là 504.068 triệu đồng, trong đó dư nợ vốn kinh doanh thông thường chiếm 501.772 triệu còn dư nợ vốn UTĐT chỉ có 2.296 triệu đồng. Đến năm 2010 thì dư nợ cho vay thông thường tăng 101.857 triệu đồng với tốc độ 20,3%. Còn đối với dư nợ đầu tư ủy thác thì năm 2010 lại giảm 475 triệu đồng so với năm 2009 , với tỷ lệ giảm 20,69 %. Sang đến năm 2011 dư nợ ủy thác đầu tư giảm mạnh là 1.592 triệu đồng, giảm 229 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 12,58 % so với năm 2010, trong khi đó thì dư nợ vốn kinh doanh thông thường vẫn tiếp tục tăng đạt 31.334 triệu đồng. - 14 -
- Tóm lại, qua số liệu phản ánh về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 tỷ lệ tăng trưởng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng tương đối. Chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động hiệu quả. 1.3.3 Tình hình kinh doanh Nhờ sự phấn đấu nỗ lực hết mình của cán bộ CNV trong toàn chi nhánh NH NN&PTNT thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.5: Kết quả tài chính của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh qua năm 2009-2011 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 2010 với Chỉ tiêu 2009 2010 2011 với 2010 2009 +- % +- % Tổng thu tài chính 93.835 109.849 16.014 17 154.467 44.618 41 Tổng chi (chưa 71.534 87.078 15.544 22 101.241 14.163 16 lương) Chênh lệch thu chi 23.322 22.771 53.226 (Nguồn: Báo cái kết quả kinh doanh năm 2009-2011 – NH Agribank tại TP Vinh) Nhìn qua, ta thấy tổng thu tài chính của NH NN&PTNT thành phố Vinh tăng dần qua các năm. Sở dĩ tổng thu tăng, nhất là năm 2011 là do NH đã nâng cao các dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của NH. Thật vậy, từ bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy, năm 2009 tổng thu của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là 93,856 triệu đồng . Đến năm 2010, tổng thu nhập đạt 109,849 triệu đồng, tăng 16.014 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17% so với năm 2009. Từ năm 2009 đến năm 2010, tổng nguồn chi ( chưa kể lương ) tăng tương đối. Năm 2010 tổng chi là 87.078 triệu đồng tăng 15.544 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng 22 %. Và đến năm 2011, tổng chi là 101.241 triệu đồng, tăng 14.163 triệu đồng , với tốc độ tăng 16 % so với năm 2010. Mặt khác, chênh lệch thu chi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua không ổn định. Năm 2009, chênh lệch thu chi là 23.322 triệu đồng, Nhưng đến năm 2010 thì chênh lệch thu chi là 22.771 triệu đồng. Nguyên do là tổng thu tăng lên không đáng kể còn tổng chi thì tăng lên nhanh. Vì vậy, Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp kịp thời để khắc phục điều này. Đến năm 2011, Ngân hàng đã quản lý tốt được công tác thu chi của - 15 -
- mình nên nguồn thu của NH đã tăng lên đáng kể, chênh lệch thu chi là 53.226 triệu đồng. Điều đó cho thấy được chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả đáng kể trong thời gian gần đây, khẳng định được vai trò là tiền đề cho hoạt động khác của chi nhánh chủ động trong kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận. - 16 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội
78 p | 2264 | 1290
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 766 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 689 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 401 | 185
-
Luận văn:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
98 p | 466 | 162
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 408 | 159
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 327 | 147
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
35 p | 366 | 136
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội”
68 p | 320 | 92
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 212 | 82
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 523 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 239 | 79
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 247 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 195 | 48
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
42 p | 160 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn