intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

98
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh

  1. Luận văn Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh Trang 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình m ở cửa và hội nhập với n ền kinh tế thế giới chúng ta đã đ ạt được những th ành tựu hết sức to lớn trên tất cả các m ặt như kinh tế chính trị, ngo ại giao vv… Đặc biệt về m ặt hợp tác kinh tế, nhờ vào qu á trình hộ i nhập kinh tế đ ã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữ a các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên th ế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đ ầu tư trực tiếp n ước ngo ài là một h ình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nh à hoạch định cũng như của các doanh nghiệp. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) ngày càng trở n ên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kĩ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hộ i tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhiệm vụ h ết sứ c quan trọng trong giai đo ạn hiện nay đồng thời chúng ta phải có những giải pháp phù h ợp đ ể các doanh nghiệp liên doanh hoạt động m ạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Sau thời gian học môn Lu ật Kinh tế, tô i xin chọn đề tài: "Một số vấn đ ề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh" để viết b ài tiểu luận môn họ c. Trang 2
  3. PH ẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA Q UẢN LÝ NHÀ NƯ ỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Vậ y b ản ch ất của doanh nghiệp liên doanh là mộ t tổ chứ c kinh tế được hình thành trên cơ sở góp vốn của các tổ chứ c kinh tế thuộ c các quố c gia kh ác nhau hoạt động trong những lĩnh vực nhất đ ịnh. Trên thực tế thường có các quan niệm doanh nghiệp liên doanh là một công ty được hình th ành do sự cùng tham gia của hai hoặc nhiêu công ty khác nhau. Theo quan niệm n ày, mộ t xí n ghiệp liên doanh ph ải được hình th ành ít nhất từ h ai công ty kh ác nhau. Các công ty có thể cùng quố c tịch hoặc khác quốc tịch. Trong quan niệm này khía cạnh pháp lý hầu như chư a được đề cập đến. Một quan niệm kh ác coi “ Liên doanh là sự cùng làm chủ củ a hai hãng hoặc một hãng và chính phủ đố i với hoạt động sản xu ất kinh doanh. Liên doanh làm cho tổng số vốn đ ược sử dụng lớn hơn trong việc cung ứng h àng hoá và dịch vụ, và có thể có hiệu qu ả đặc biệt trong việc khai th ác nguồn, bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp tri thứ c về qu á trình sản xuất và đ óng góp kiến thức về thị trường. Quan niệm n ày ch ỉ ra liên doanh là sự cùng làm chủ củ a hai hãng hoặc m ột hãng và chính phủ đối với việc sản xu ất – kinh doanh. Điều n ày nhấn m ạnh đến khía cạnh sở h ữu của liên doanh và số lượng các bên tham gia vào liên doanh. Liên doanh thuộc quyền sở hữu củ a cả hai bên tham gia liên doanh. Hai bên có thể là 2 hãng, hoặc một b ên là một doanh nghiệp và một bên là ch ính phủ nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, quan niệm này mới chỉ dừng lại ở liên doanh với sự tham gia củ a 2 bên. Trên thực tế, số lượng các bên tham gia vào liên doanh còn có th ể lớn hơn. Ngoài ra, trong quan niệm, khía cạnh pháp lý chưa được đề cấp xác đ áng. Hơn nữa, liên doanh không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất – kinh doanh m à còn cả trogn ho ạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Trang 3
  4. Theo Luật đầu tư nước ngoài 2000 th ì “doanh nghiệp liên doanh” là doanh nghiệp do hai b ên hoặc nhiều bên h ợp tác th ành lập tại Việt Nam trên cơ sở h ợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Ch ính phủ nước Cộng hoà xã hộ i chủ ngh ĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặclà d oanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà đầu tư nư ớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Nh ư vậy các đ ối tác trong liên doanh doanh với nước ngoài bao gồm: Một b ên Việt Nam và một bên nước ngo ài Một b ên Việt Nam và nhiều b ên nước ngo ài Nhiều bên Việt Nam và 1 b ên nước ngo ài Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài Theo Luật đ ầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh được tổ chứ c dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển hoá thành công ty cổ phần. Thời gian ho ạt động củ a doanh nghiệp liên doanh kh ông quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Nh ững đặc trưng củ a doanh nghiệp liên doanh có th ể mô tả bằng mô hình sau: DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Đặc trưng về Đặc trưng về kinh doanh pháp lý DNLD DNLD Cùng Cùng Cùng Cùng hoạt có sở tham phân chia động tư cách hữu sẻ rủi gia chia theo hợp pháp nhân quản lợi vố n ro đồng liên nhuậ n lý doanh, điề u lệ Trang 4
  5. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯ ỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch FDI trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sau khi có chủ trương về chuyển đổ i cơ chế từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trườn với nhiều thành phần kinh tế Đảng và nhà nước ta đã th ừa nhận kinh tế nước ngoài và coi nguồn vốn đầu tư từ nước ngo ài là một nguồn vốn quan trọng trong ph át triển kinh tế. Từ đại hộ i Đảng toàn quốc lần thứ sáu đ ến nay, vai trò của FDI lu ôn được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng và th ực ch ất nó đ ã chiếm mộ t vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Đại hộ i Đảng toàn quốc VIII nâng tầm quan trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngo ài lên mộ t b ước với việc đưa kinh tế vốn đầu tư n ước ngoài trở thành một thành phần kinh tế bên cạnh kin tế nh à nước và các th ành phần kinh tế kh ác. Như vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chúng ta đ ã thừa nhận vai trò quan trọng củ a kinh tế có vốn đ ầu tư n ước ngoài đặc biệt là các nguồn FDI. 1.2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sá ch FDI Trên cơ sở chiến lược, đ ịnh hướng phát triển kinh tế – xã hộ i củ a toàn bộ nền kinh tế, Nh à nước đ ề ra mụ c tiêu của hoạt động đ ầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế và thị trường. Thể hiện dưới các định hướng sau: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngo ài vào các ngành công nghiệp sản xu ất hàng xuất kh ẩu, công nghiệp chế biến; công nghiệp phụ c vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công ngh ệ thông tin, công nghệ sinh học, d ầu kh í, điện tử, vật liệu mới, viễn thô ng, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ i và các ngành m à Việt Nam có nhiều lợi th ế cạnh tranh gắn với công nghệ h iện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển d ịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục thu hú t đầu tư trực tiếp n ước ngoài vào những đ ịa bàn có nhiều lợi thế để ph át huy vai trò củ a các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi th ế so sánh. Khuyến khích và d ành các ưu đãi tối đa cho đ ầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và đ ịa bàn có đ iều kiện kinh tế Trang 5
  6. - xã hộ i khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây d ựng các công trình kết cấu h ạ tầng ở các đ ịa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngo ài. Tập trung thu hút đ ầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nư ớc ngo ài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đ ầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm n ăng lớn về tài ch ính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp n ước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đ ầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đ ến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ h iện đại; khuyến kh ích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngo ài đầu tư về nước. Từ những định hướng các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cũng như các chính sách khuyến khích, ưu tiên, nh ằm thu hú t được nguồn vốn FDI, đầu tư dưới các hình th ức khác nhau, trong đó có hình thức DNLD. Các địa phương bám ch ặt vào những hướng dẫn của Nh à nước, và từ thực tế của đ ịa phương đề ra những quyết sách khác nhau cho đ ịa phương mình, với xu hướng tích cực đ ầu tư vào các doanh nghiệp hiện có tại địa phương, và thành lập thêm các doanh nghiệp mới. Như vậy, ngành, nghề ho ạt động, lãnh thổ và th ị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài về cơ bản đã đ ược Nhà nước đ ịnh hướng phụ c vụ chiến lược ph át triển kinh tế xã hội của đất nư ớc từ Trung ương đến đ ịa phương. Bên cạnh việc xây dựng các chiến lược, quy ho ạch, kế hoạch, Nh à n ước còn xây dựng các chính sách đầu tư nước ngoài. Nhà nước đảm bảo cho h ệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được mềm d ẻo, hấp dẫn, đồng bộ và ổn định. Các chính sách khuyến kh ích đầu tư được soạn thảo và b an hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau nh ư: ch ính sách ưu đãi thu ế, tiền thuê m ặt b ằng, thuê đ ất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chính sách thúc đẩy xuất khẩu; chính sách tiền tệ, thu nhập; chính sách hỗ trợ n guồn nhân lự c, đào tạo nghề 1.2.3. Công tác thẩm định và cấp giấy phép dự án Việc cấp giấy ph ép đầu tư được quy định cụ thể trong Nghị đ ịnh củ a Ch ính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 n ăm 2000 Quy đ ịnh chi tiết thi hành Luật Trang 6
  7. Đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 27/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2003. Về thẩ m quyền cấp giấ y phép Thẩm quyền quyết đ ịnh dự án đầu tư tu ỳ thuộc vào các dự án thuộc nhóm A, B hay C. Theo đó: 1. Thủ tướng Chính phủ q uyết đ ịnh các dự án nhóm A gồm: *Các dự án không ph ân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: - Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xu ất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT; - Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không; - Ho ạt động d ầu khí; - Dịch vụ b ưu chính, viễn th ông - Văn hoá; xu ất bản, b áo ch í; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người; - Bảo hiểm, tài chính, kiểm to án, giám định; - Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm; - Xây dựng nh à ở để bán; - Dự án thu ộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. * Các d ự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộ c các ngành điện, khai kho áng, luyện kim, xi m ăng, cơ khí chế tạo, hoá chất, kh ách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch; *Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất kh ác từ 50 ha trở lên. 2. Bộ Kế ho ạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B. 3. Uỷ ban nh ân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định nhóm C Về phân cấp cấp Giấy phép đầu tư: Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủ y ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chu ẩn và điều kiện sau đây: Trang 7
  8. Phù hợp với quy hoạch, kế ho ạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt; Không thuộc dự án nhóm A có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. . Không phân cấp việc cấp Giấy ph ép đầu tư cho ủ y ban nh ân dân cấp tỉnh đối với dự án đ ầu tư thuộ c các lĩnh vực sau đây (kh ông phân biệt quy mô vốn đầu tư): Xây d ựng đường quố c lộ, đường sắt; Sản xu ất xi m ăng, luyện kim, điện, đ ường ăn, rư ợu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe m áy; Du lịch lữ hành. Về nội dung và quy trình thẩm đ ịnh dự án đầu tư được quy định trong nghị định 24 như sau: Nộ i dung thẩ m đ ịnh dự án đầu tư gồm: - Tư cách ph áp lý , năng lực tài chính củ a Nhà đ ầu tư nước ngo ài và Việt Nam; - Mức độ phù hợp của dự án với quy ho ạch; - Lợi ích kinh tế - xã hộ i (khả năng tạo n ăng lực sản xuất mới, ngành ngh ề mới và sản phẩm m ới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách,...); - Trình độ kỹ thuật và công ngh ệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, b ảo vệ mô i trường sinh th ái; - Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn củ a Bên Việt Nam (n ếu có ). Quy trình thẩm định d ự án do Bộ Kế ho ạch và Đầu tư cấp Giấy ph ép đầu tư - Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ b an Nhân d ân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết đ ịnh. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đ ề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chứ c họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan đ ể xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ . Tù y từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hộ i đồng Trang 8
  9. thẩm đ ịnh Nh à n ước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; - Đối với dự án nhóm B thuộ c th ẩm quyền quyết đ ịnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ , ngành và Uỷ b an Nh ân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định. - Thời hạn thẩm định d ự án: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế ho ạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và Uỷ b an Nh ân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ ược hồ sơ hợp lệ, các Bộ , ngành và Uỷ b an Nh ân dân cấp tỉnh có ý kiến b ằng văn b ản gửi Bộ Kế ho ạch và Đầu tư về nộ i dung dự án thuộc phạm vi quản lý củ a m ình; qu á thời hạn trên m à không có ý kiến bằng văn b ản thì coi như ch ấp thu ận dự án. + Đố i với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế ho ạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Ch ính phủ. Trong th ời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nh ận được Tờ trình của Bộ Kế ho ạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định củ a Thủ tư ớng Chính phủ, Bộ Kế ho ạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án; + Đố i với dự án nhóm B, trong th ời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc th ẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư. Thời h ạn trên đây kh ông kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổ i, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sử a đổi, bổ sung hồ sơ d ự án được thực hiện b ằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nh ận hồ sơ hợp lệ . Sau khi h ết thời h ạn quy định nêu trên m à không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế ho ạch và Đầu tư thông báo bằng văn b ản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan. Trang 9
  10. - Việc cấp Giấ y ph ép đầu tư đố i với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu ch ế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế u ỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình thẩm định đối với cá c dự án do Uỷ ban Nhâ n dân cấp tỉnh cấp Giấ y phép đầu tư Thời h ạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nh ân d ân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ , ngành liên quan lấy ý kiến đố i với dự án. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộ c phạm vi qu ản lý của mình; quá thời hạn trên m à không có ý kiến bằng văn b ản thì coi như chấp thu ận dự án. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nh ân dân cấp tỉnh ho àn thành việc thẩm đ ịnh dự án và cấp Giấy phép đ ầu tư. Thời hạn trên đây khô ng kể thời gian Nhà đầu tư sử a đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đố i với Nh à đ ầu tư về việc sử a đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ . Sau khi hết thời hạn quy đ ịnh nêu trên mà không cấp Giấy phép đ ầu tư, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư n êu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan. Trong thời h ạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều ch ỉnh, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi bản gố c Giấy phép đ ầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và b ản sao đ ến Bộ Tài chính, Bộ Thươn g mại, Bộ qu ản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan Như vậy việc cấp giấy phép đ ầu tư được ph ân cấp quản lý theo từng lĩnh vự c đầu tư và số vốn đ ầu tư. Các DNLD sẽ đ ược cấp phép đ ầu tư sau khi đơn và hồ sơ dự án được các cấp có thẩm quyền thẩm đ ịnh và tiến h ành cấp giấy phép đ ầu tư. Trang 10
  11. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có th ể điều chỉnh nộ i dung trong giấy phép đầu tư đối với các d ự án đ ã được cấp giấy phép nhwng trong qu á trình triển khai cần có n hững đ iều chỉnh về mụ c tiêu dự án, thay đổi đối tác, tăng vốn, thay đổ i mức ưu đãi.... Để giúp các doanh nghiệp có những điều ch ỉnh kịp thời, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy ph ép chia tách, hoặc hợp nh ất các doanh nghiệp khi có đề nghị từ các doanh nghiệp, thậm chí dưa ra các quyết định về việc chấm dứt hoạt động và thu hồ i giấy phép đ ầu tư đ ối với các trư ờng hợp giải thể trước thời hạn. Quy đ ịnh về tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh. Đố i với liên doanh nói chung, tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam càng cao càng tốt, nhất là đố i với các dự án quan trọng, tỷ suất lợi nhu ận cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Nhà nước khuyến khích các đối tác Việt Nam cùng góp vốn chung để có được cổ ph ần hoặc vốn góp lớn hơn trong các liên doanh, đưa ra các chính sách cụ th ể trong việc huy động vốn trong nư ớc cho những lĩnh vực thu lợi nhu ận nhanh và lô i kéo các ngân h àng của Việt nam vào cuộ c. Cụ thể như sau: - Vố n pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nh ất phải b ằng 30% vốn đầu tư. Đối với các d ự án xây dựng công trình kết cấu h ạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ n ày có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vố n đ ầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận. - Tỷ lệ góp vốn củ a Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngo ài do các Bên liên doanh tho ả thuận, nhưng không được th ấp hơn 30% vốn pháp đ ịnh củ a Doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, th ị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hộ i khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đ ầu tư có thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vố n pháp định. Trư ờng hợp th ành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn ph áp định của các Nhà đầu tư nước ngo ài phải bảo đảm điều kiện n êu trên. - Đố i với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh tho ả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định củ a Doanh nghiệp liên doanh. Trang 11
  12. Bên cạnh đó, nhà nư ớc còn có b iện ph áp tính toán, kiểm so át chặt chẽ về giá cả, m áy móc thiết bị, công nghệ của ph ía nước ngoài để tránh tình trạng nước ngo ài nâng giá quá cao gây thiệt hại không chỉ b ên Việt nam mà cho cả lợi ích củ a Nh à nước Việt Nam. Kiểm soát, giám sát việc nhập thiết bị, chuyển giao cô ng nghệ. Nhà nước qu ản lý quá trình chuyển giao công nghệ, nhập m áy mó c, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài để tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập kh ẩu những công ngh ệ đã lạc hậu. Tuy nhiên, việc lựa chọn công ngh ệ phải mang tính loại trừ , tức là ph ải hi sinh mộ t mục tiêu kh ác. Muốn tạo được nhiều việc làm th ì ph ải hi sinh mục tiêu công nghệ và ngược lại, muốn só có công ngh ệ cao thi phải hi sinh mụ c tiêu tạo việc làm. Trên giác độ quản lý nhà nước nh ất thiết ph ải quy định cụ thể nhữ ng lĩnh vực nào ph ải nhập thiết bị và công ngh ệ m ới, nhữ ng lĩnh vực nào cho ph ép nh ập những công ngh ệ đ ã qua sử dụng... đ ể tránh nh ập kh ẩu tràn lan. Tuy nhiên, thiết bị, máy móc, vật tư nh ập kh ẩu phải đ áp ứng nh ững yêu cầu sau: - Thiết bị, máy m óc, vật tư nh ập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư ph ải bảo đảm tiêu chuẩn, ch ất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an to àn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nh ập kh ẩu thiết bị, máy móc. - Trừ thiết b ị, m áy mó c đ ã qua sử dụng thuộc danh mụ c cấm nh ập kh ẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thu ật củ a việc nhập kh ẩu thiết b ị, máy m óc đã qua sử dụng và đ ảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và b ảo vệ mô i trường theo quy định củ a Bộ Khoa họ c, Công nghệ và Môi trường. Lao động, tiền lương trong doanh nghiệp liên doanh. Nhà nước ban h ành các quy đ ịnh về chức năng cung ứng lao động đố i với các đơn vị cung ứng lao động và chủ những đơn vị nào có đủ đ iều kiện và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành ngh ề thì m ới đ ược ho ạt động cung ứng lao động cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước n goài. Trang 12
  13. Xét về m ặt phát triển d ài hạn, nhà nước ban hành quy chế đảm b ảo cho th ị trường lao động Việt Nam tồn tại và phát triển một cách đầy đủ đúng luật. Nhà nước quy định bắt buộc với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài chấp hành nghiêm chỉnh những chính sách, chế độ về tuyển dụng lao động nh ư: Thời gian thử việc, chế độ làm việc, ngh ỉ ngơi, an toàn lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và các quyền lợi chính đáng kh ác củ a người lao động... DNLD tuyển dụng lao độn g Việt Nam thông qua các tổ chứ c cung ứng lao động Việt Nam. Sau th ời h ạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nh ận được yêu cầu cung ứng lao động củ a DNLD mà tổ chứ c cung ứng lao động Việt Nam không đáp ứng được th ì DNLD được trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam. Khi có nhu cầu sử dụng lao động n ước ngoài, DNLD làm thủ tục tại Sở Lao động - Th ương binh và Xã hộ i ho ặc Ban qu ản lý Khu công nghiệp đ ể được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quy đ ịnh của pháp lu ật về lao động. Mức lương tố i thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong DNLD được quy định và trả bằng tiền đồng Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố m ức lương tối thiểu theo từng thời kỳ. Mức lương tố i thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được đ iều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nh ất. Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền của Bộ trư ởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý KCN-KCX. Công tác thẩm định cấp phép đầu tư được tiến h ành chặt chẽ. Tuy nhiên thủ tục thẩm định vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo dài do các văn b ản pháp quy và quy ho ạch phát triển ngành chưa rõ ràng, ph ần khác đối với không ít dự án thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành. 1.2.4. Ban hà nh hệ thố ng luật pháp và K iểm tra giá m sát việc chấp hành pháp luật của cá c đơn vị liên doanh. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN đã được cải thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTNN. Trang 13
  14. Riêng từ năm 2000, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi h ành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Ngày 19/3/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP theo hướng: mở rộng lĩnh vực khuyến khích ĐTNN; xóa bỏ tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp cũng như những hạn chế về tỷ lệ vốn góp bằng chuyển giao công nghệ và về tuyển dụng lao động; quy định cụ thể, minh bạch hơn các tiêu chí áp dụng ưu đãi đầu tư... Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần để tạo cơ sở pháp lý nhằm đa dạng hóa hình thức ĐTNN, mở thêm kênh mới để thu hút nguồn vốn này; Ngoài ra Chính phủ cũng đ ã có Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 về việc góp vốn, mua cổ phần của nh à ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động ĐTNN cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua các luật: Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Luật lao động (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Thủy sản... Luật Thuế TNDN và các văn b ản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/1/2004 đ ã quy định danh mục lĩnh vực, địa b àn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi th ành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công ngh ệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Ngoài một số hạn chế cần được nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới, việc ban hành các văn bản nói trên là bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN. Tại kỳ họp thứ 4, tháng 11 năm 2003, Quốc hội đã thông qua Chương trình xây dựng pháp luật năm 2004, trong đó có việc chuẩn bị xây dựng Luật Đầu tư chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng dự án Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi th ành phần kinh tế. Trang 14
  15. Khung pháp lý song ph ương và đa phương về đầu tư tiếp tục được hoàn thiện. Hiệp định thương m ại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực tháng 12/2001 mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và tạo điều kiện để thu hút ĐTNN vào các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục ho àn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN. Nhiều cam kết đã được thực thi ngay khi Hiệp định có hiệu lực (xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng trong và nước ngoài về giá, phí một số hàng hóa, dịch vụ; giảm dần những hạn chế về chuyển giao công nghệ, quản lý ngoại hối, sử dụng đất đai). Cùng với việc triển khai thực hiện BTA, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp đ ịnh song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam (Vương Quốc Anh, Hàn Quốc..). Trong tháng 11/2003, Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và b ảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản đã được ký kết với những cam kết mạnh mẽ của hai Bên trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đ ẳng cho các nhà đầu tư. Tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam - Nh ật Bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam đ ã được công bố với các nhóm giải pháp cơ bản, gồm: xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư; hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN; nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ; cải tiến thủ tục đầu tư; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội. Cơ ch ế pháp lý đa phương về đầu tư cũng tiếp tục được củng cố, mở rộng với việc Chính phủ Việt Nam ký kết Nghị định th ư sửa đổi Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN, tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc và các Hiệp định tương tự với Nhật Bản, ấn Độ, đồng thời tích cực triển khai Chương trình hành động về tự do hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư trong khuôn APEC, ASEM... Việc thực hiện các cam kết/thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà ĐTNN tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trang 15
  16. Chính phủ cũng đ ã ban hành Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có việc thành lập Cục ĐTNN tạo điều kiện để thống nhất đầu mối quản lý nh à nước về ĐTNN. Công tác xúc tiến đầu tư: Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ , từ năm 2001 trở lại đây công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải tiến, đa dạng về hình thức( kết hợp trong khuôn khổ các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ tại Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc qua hội thảo, tiếp xúc, trao đổi).... Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương m ại đã có tác động tích cực đối với việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Th êm vào đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, các địa phương tổ chức h àng chục hội thảo xú c tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để chấn chỉnh tình trạng tự phát, nội dung hội thảo đ ơn điệu, kém hiệu quả của các hội thảo xúc tiến đầu tư, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT ký công văn số 4416 BKH/ĐTNN ngày 22/7/2003 nh ằm hướng dẫn, nâng cao chất lư ợng xúc tiến đầu tư của các địa ph ương. 1.2.5. Các chức năng khác quản lý nhà nước về kinh tế Ngoài các chức năng trên nhà nước còn tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngo ài thông qua một số chức năng khác. Ho ạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được phân cấp ở trung ương và địa phương trong đó trung ương chủ yếu quyết định các vấn đề vĩ mô như các vấn đề về chính sách, khung pháp lý đối với các hoạt động đầu tư. Ngoài ra trung ương còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư và ký kết các văn bản đầu tư hay tham gia vào các tổ chức kinh tế. Mỗi địa phương tu ỳ theo tình hình cụ thể lại có những cách riêng để quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các địa phương trong th ẩm quyền của mình có thể đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngo ài riêng trong khung pháp lý cho phép. Mặt khác do điều kiện về địa lý, trình độ nhân Trang 16
  17. lực và điều kiện về công nghệ khác nhau n ên các đ ịa phương lại có những chính sách cụ thể riêng biệt về FDI. Trang 17
  18. PHẦN II PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HO ẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 2.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1.1 K ết quả thu hút vốn ĐTNN: Đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5.424 d ự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 41 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,9% về số dự án và 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 19,5% về số dự án và 35,8% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 13,6% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng ký. Trong số 64 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore đứng đầu, chiếm 6,6% về số dự án và 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Việt kiều từ 15 nước khác nhau đã đ ầu tư 63 dự án với vốn đầu tư đăng ký 208,67 triệu USD, chỉ bằng 0,5% tổng vốn đầu tư, quy mô bình quân của một dự án thấp hơn quy mô bình quân của cả nước. Vốn đầu tư của Việt kiều chủ yếu là từ ba nước: CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp. Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nư ớc, chiếm 31,2% về số dự án và 26% về vốn đăng ký. Hà Nội đứng thứ hai, chiếm 11% về số dự án và 11,1% về vốn đăng ký. Tiếp theo là Đồng Nai và Bình Dương. Riêng vùng trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu) chiếm 56% tổng vốn ĐTNN của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh) chiếm 26,3% tổng vốn ĐTNN đăng ký của cả nước. Đến hết năm 2003, có khoảng 1.400 dự án ĐTNN đầu tư vào các KCN, KCX (không kể các dự án đầu tư xây d ựng hạ tầng KCN) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 11.145 triệuUSD, bằng 26,7% tổng vốn ĐTNN cả n ước. Trang 18
  19. (nguồn trang Web chính thức của Bộ kế hoạch đầu tư) 2.1.2. Tình hình thực hiện dự án: Tổng vốn ĐTNN thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt h ơn 28 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn); trong đó vốn nước ngo ài khoảng 25 tỷ USD, chiếm 89% tổng vốn thực hiện. Riêng thời k ỳ 1991-1995, vốn thực hiện đạt 7,15 tỷ USD, thời kỳ 1996 -2000 đạt 13,4 tỷ USD. Trong 3 năm 2001 -2003, vốn thực hiện đạt 7,7 tỷ USD bằng 70% mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ cho 5 năm 2001- 2005 (11 tỷ USD). Trong quá trình hoạt động, nhiều dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất. Từ 1988 tới cuối năm 2003 đ ã có kho ảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số vốn tăng thêm trên 9 tỷ USD. Trong ba năm 2001- 2003, vốn bổ sung đạt gần 3 tỷ USD, bằng 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký mới. Tính đ ến hết năm 2003, các dự án ĐTNN đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó, riêng ba năm 2001-2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt trên 26 tỷ USD, riêng ba năm 2001 -2003 đạt 14,6 tỷ USD (nếu tính cả dầu khí là 24,7 t ỷ USD). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, bình quân trên 20%/n ăm đã làm cho t ỷ trọng của khu vực kinh tế n ày trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24,4%, năm 2002 là 27,5% và năm 2003 là 31,4% (không kể dầu khí). Đến nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho 665 ngàn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đến hết năm 2003, đã có 39 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD và có 1.009 dự án giải thể trước thời hạn với vốn đăng ký khoảng 12,3 tỷ USD . Như vậy số dự án giải thể trước thời hạn chiếm gần 18,6% tổng số dự án được cấp phép; vốn đăng ký của các dự án giải thể trước thời hạn chiếm 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dự án được cấp phép. (Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư) Tình hình FDI trong 6 tháng đầu năm 2005 Trang 19
  20. Trong 6 tháng đầu năm 2005, vốn thực hiện của khu vực có vốn FDI ước đạt kho ảng 1,5 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2004; doanh thu đạt khoảng 11.300 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 5.111 triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nêu ra một số doanh nghiệp FDI có giá trị doanh thu cao trong 5 tháng đầu năm 2005 như: - Công ty xe máy Hon đa Việt Nam (số 495/GP ngày 6/01/1993), doanh thu 5 tháng đạt trên 220 triệu USD, xuất khẩu khoảng 9,5%. - Công ty Canon Vietnam (số 2198/GP ngày 12/4/2001) doanh thu 5 tháng đ ạt trên 130 triệu USD, xuất khẩu 100%. - Công ty đèn hình Orion-Hannel (số 495/GP ngày 6/01/1993), có doanh thu 5 tháng đạt trên 100 triệu USD, xuất khẩu 76,5% Nh ập khẩu đạt khoảng 6.660 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2004. Nộp ngân sách đạt khoảng 442 triệu USD, tăng 20% so với cùng k ỳ năm trước. Dự kiến hết tháng 6 năm 2005 có 81,6 vạn lao động trực tiếp trong khu vực FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2005, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt khá, sản lượng các loại sản phẩm do các doanh nghiệp nói trên sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của cả nước. Trừ một số sản phẩm của khối FDI sản xuất chiếm 100% sản lượng của cả nư ớc, như dầu thô, khí đốt, bột ngọt; một số sản phẩm chủ yếu khác. Trong 6 tháng đầu năm 2005, cả nước có gần 350 dự án cấp m ới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,9 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và gấp 2,3 lần về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và chủ yếu vẫn từ các nước châu Á. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0