intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

216
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước ta đang trong thời kì biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số những thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH

  1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ----------------- NGUYỄN HOÀNG GIANG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nghệ An, tháng 3 năm 2012 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -1-
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ----------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -2-
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn : Đặng Thành Cương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Giang MSSV : 0854027234 Lớp : 49B2 - TCNH Nghệ An, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC Trang SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -3-
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 Phần 1: Tổng quan về phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh ........................................................................................ 3 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh ...................................................................... 3 1.1.1 Lịch sử hình thànhvà phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ............................................................................................................. 3 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. ..................................................................... 4 1.1.3 Một số nét khái quát về địa phương đơn vị thực tập ............................ 5 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PGD NHCSXH .............................. 8 1.2.1 Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội .............................. 8 1.2.2 Bộ máy điều hành tác nghiệp ............................................................... 8 1.3 Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch trong những năm gần đây. ..... 10 1.3.1 Tình hình huy động vốn....................................................................... 10 1.3.2 Tình hình cho vay ................................................................................ 12 1.3.3 Hoạt động khác.................................................................................... 15 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................. 16 Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh ........................................................................................................... 19 2.1 Khái quát chung về vấn đề cho vay hộ nghèo ......................................... 19 2.1.1 Sự cần thiết cho vay hộ nghèo ............................................................. 19 2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................................................... 20 2.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo ................................................. 20 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo ................... 22 2.2.3 Một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo .................. 23 2.2.3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo ............................ 23 2.2.3.2 Khả năng đôn đốc thu lãi, thu nợ gốc ................................................ 24 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................ 26 2.3.1 Những thành công ............................................................................... 26 2.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế .......................................................................... 26 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -4-
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh 2.3.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................... 28 2.3.1.3 Hiệu quả về góp phần an ninh- xã hội ............................................... 29 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục............................................... 30 2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................ 32 2.4.1 Quan điểm cho vay hộ nghèo tại NHCSXH ......................................... 32 2.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo ............................. 32 2.4.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay ............................................... 32 2.4.2.2 Đẩy mạnh cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội............ 34 2.4.2.3 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật ............................................................................................................. 35 2.4.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp .......................................................................................................... 36 2.4.3 Các giải pháp khác .............................................................................. 36 2.4.3.1 Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo ........................................ 36 2.4.3.2 Mở rộng mạng lưới dịch vụ .............................................................. 37 2.5 Kiến nghị ................................................................................................ 37 2.5.1 Kiến nghị với nhà nước ....................................................................... 37 2.5.2 Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam ..................... 38 2.5.3 Kiến nghị với UBND huyện Như Thanh.............................................. 38 2.5.4 Kiến nghị đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ...............39 2.5.5 Kiến nghị đối với tổ chức Hội nhận ủy thác......................................... 39 KẾT LUẬN ................................................................................................. 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 41 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -5-
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội PGD Phòng giao dịch TK&VV Tiết kiệm và vay vốn HĐQT Hội đồng quản trị NHNo&PTNN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường DTTS Dân tộc thiểu số ĐBKK Đặc biệt khó khăn CNXH Chủ nghĩa xã hội UBND Ủy ban nhân dân SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -6-
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 1.1: Bảng so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh năm 2009-2011 .................................................................................................... 11 Bảng 1.2: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội ......................................... 12 Bảng 1.3: Kết quả dư nợ theo từng chương trình tín dụng ............................ 14 Bảng 1.4: Kết quả cho vay – thu nợ của Phòng giao dich NHCSXH huyện Như Thanh ................................................................................................... 16 Bảng 1.5 : Lịch giao dịch phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ..... 18 Bảng 2.1: Bảng thống kê doanh số cho vay hộ nghèo ................................... 23 Bảng 2.2: Tỷ lệ thu lãi qua các năm 2009-2011 ............................................ 24 Bảng 2.3: Tỷ lệ thu nợ đến hạn các năm 2009-2011 ..................................... 25 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2009-2011 ........................................... 25 Sơ đồ: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức PGD NHCSXH huyện Như Thanh ...................... 9 Hình vẽ: Hình 1.1: Đồ thị so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh ..................................................................................................................... 11 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -7-
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh 1.LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số những thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư thì vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Bởi một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt khác nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì môi trường đầu tư cũng sẻ bị ảnh hưởng. Nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả, góp phần thu hẹp diện nghèo và chênh lệch thu nhập trong xã hội. Trong các chính sách ưu đãi đối với hộ gia đình nghèo nói chung thì chính sách về tín dụng ngân hàng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay các tổ chức tín dụng trong nước, các trương trình trợ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức quốc tế, các quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo…đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động còn hẹp, hiệu quả chưa cao. Thực tế đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội phải có những giải pháp tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô tín dụng, không ngừng nân cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhằm cũng cố kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo tại nhà trường và qua quá trình thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh, SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -8-
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiêu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay hộ nghèo và các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh. Qua đó, đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình hình cho vay, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Tránh tình trạng lãng phí, phân bổ nguồn vốn không đúng đối tượng. Từ đó góp phần cải thiện đời sống của một bộ phân dân cư nghèo.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp đươc sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu đã thu thập, đã điều tra phải lựa chọn, phân tích đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ phân tích nhằm xác định vị trí cũng như tốc độ phát triển trong kỳ của đơn vị. - Một số phương pháp khác.  Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh.  Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. - Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc cho vay hộ nghèo trong 3 năm 2009-2011 Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung nghiên cứu được chia làm 2 phần bao gồm: Phần 1: Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng -9-
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh PHẦN I TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. 1.1.1 Lịch sử hình thànhvà phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo".  Tên giao dịch : Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế : Việt Nam Bank For Social Policies  Tên viết tắt : VBSP Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo". Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho trên 11,4 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 10 -
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ là hơn 11 triệu khách hàng, tăng hơn 9 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo; dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 13 triệu đồng/hộ vào cuối năm 2011. Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp gần 2,5 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu hút được gần 2,5 triệu lao động có việc làm mới; xây dựng được hơn 3,1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 2,4 triệu học sinh, sinh viên; 83 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ ở đồng bằng song Cửu long; gần 400 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; hơn 92 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,21% vào cuối năm 2011. NHCSXH còn là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) từ năm 2006; Hiệp hội Ngân hàng Phục vụ người nghèo (BWTP) từ năm 2007; Phong trào tín dụng vi mô toàn cầu (MCS) từ năm 1997. Ngoài ra, NHCSXH còn hợp tác với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) như: WB, ADB, AFD, JBIC, KFW, USAID, DFID, AusAID, DANIDA,... thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Hiện nay, NHCSXH đang hỗ trợ kỹ thuật cho Ngân hàng Chính sách Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (NAYOBY). Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm là 2%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo ở mức 5,25%, NHCSXH sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể xã hội hóa hoạt động; góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015; quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị - xã hội của đất nước. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. Nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bản cả nước. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh,Tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định: : 611/QĐ-HĐQT, ngày 10/05/2003 “ Về việc thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh” và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/07/2003. Có trụ sở nằm tại trung tâm huyện Như Thanh.  Địa chỉ : Khu phố 1 - TT Bến Sung - Như Thanh - Thanh Hóa  STĐ : (0373) 848 749 SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 11 -
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh gặp không ít những khó khăn về nhiều mặt: Cơ sở vật chất những năm đầu còn thiếu thốn, phương tiện đi lại, làm viêc, máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc chưa đáp ứng đủ. Địa bàn hoạt động rộng lớn, số lượng cán bộ còn ít, tuổi đời - tuổi nghề còn trẻ, cùng một lúc phải thực hiện một khối lượng công việc lớn nên đôi khi vẫn còn có những thiếu sót trong công việc. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Sở giao dịch NHCSXH Tỉnh, của các cấp Ủy, Chính quyền địa phương, Hội đồng quản trị NHCSXH, sự đồng tình và ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và đặc biệt là sự phấn đấu của lãnh đạo và cán bộ trong đơn vị. Đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã có một bề dầy trong lĩnh vực tín dụng chính sách trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, sau hơn 8 năm ra đời dựa trên cơ sở sắp xếp lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo với dư nợ ban đầu hơn 10 tỷ dồng, đến nay đã lên tới hơn 200 tỷ đồng. Đây là thành tích tăng trưởng vốn đầu tư cho huyện nhà giúp hộ nghèo có vốn tham gia sản xuất, cải thiện đời sồng, vươn lên thoát nghèo. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế, tạo nguồn lực, giải quyết việc làm cho người lao động nghèo, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. 1.1.3 Khái quát về địa phương đơn vị thực tập ảnh hưởng tới hoạt động cho vay hộ nghèo  Vị trí địa lý: Toàn huyện có tổng diện tích là: 58.733 ha; Trong đó: Đất Nông nghiệp là: 42.116 ha; tiếp giáp với các huyện: Như Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia. Tổng số hộ toàn huyện tính đến ngày 30/11/2011 là: 29.956 hộ gồm 04 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Thổ, trong đó có: 12.718 hộ nghèo. Huyện Như Thanh có nhiều lợi thế sẵn về điều kiện tự nhiên của vùng miền núi, có nhiều tài nguyên khoáng sản như: Quặng Crom, vùng nguyên liệu xi măng có Quặng lanhke...có vườn Quốc gia Bến En rất tốt cho việc phát triển du lịch sinh thái. Như Thanh đã và đang phát huy những thế mạnh của mình, phấn đấu trở thành một Như Thanh phát triển toàn diện về Kinh tế - Chính trị - Xã hội - Giáo dục và vững mạnh về An Ninh - Quốc Phòng. Bên cạnh những thuận lợi trên, Như Thanh là một huyện miền núi nên cơ sở vật chất trên địa bàn huyện còn rất nghèo nàn, đường xá đi lại khó khăn, có những vùng chỉ đi lại đươc bằng xe máy, ở vùng nông thôn vùng sâu vùng SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 12 -
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh xa dân cư sinh sống thưa thớt, có đến 65% dân số là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ trẻ em bỏ học còn cao, có nhiều nét văn hoá riêng giữa các dân tộc. Chính vì có những đặc thù riêng như vậy mà việc đưa ứng dụng công nghệ mới vào đời sống sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nên tỉ lệ hộ nghèo còn cao (44.7%).  Địa bàn hành chính: Toàn huyện gồm có 16 xã và một Thị trấn: - Thị trấn Bến Sung - Xã Phượng Nghi - Xã Phúc Đường - Xã Xuân Thọ - Xã Xuân Thái - Xã Mậu Lâm - Xã Xuân Phúc - Xã Xuân Khang - Xã Thanh Kỳ - Xã Hải Long - Xã Cán Khê - Xã Phú Nhuận - Xã Thanh Tân - Xã Yên Thọ - Xã Xuân Du - Xã Hải Vân - Xã Yên Lạc Trong đó có 06 xã vùng sâu, vùng xa và vùng 135 ( Xuân Thái, Thanh Kỳ, Thanh Tân, Xuân Thọ, Xuân Phúc, Phượng Nghị), 14 xã thuộc xã vùng khó khăn theo Quyết định 30/QĐ_TTg ngày 05/03/2007 ( Bao gồm cả 6 xã vùng 135 là : Xuân Thái, Thanh Kỳ, Thanh Tân, Yên Lạc, Xuân Thọ, Xuân Khang, Phú Nhuận, Phúc Đường, Xuân Phúc, Cán Khê, Xuân Du, Phượng Nghi, Mậu Lâm, Yên Thọ) chiếm 82% dân số toàn huyện.  Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh:  Thuận lợi: Từ khi ra đời, Phòng giao dịch NHCSXH huyện luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của cấp Uỷ chính quyền địa phương và các Ban ngành đoàn thể trong huyện. Với phương châm thực hiện “vốn đến tay người cần vốn” đơn vị đã thực hiện đặt điểm giao dịch trực tiếp tại 17/17 xã, thị trấn đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nhanh nhất với các dịch vụ tài chính Ngân hàng. Từ đó luôn được các cấp Uỷ chính quyền địa phương, cấp Hội đoàn thể đánh giá cao, được nhân dân tin tưởng, gắn bó. Với phương thức Uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội thông qua việc ký Hợp đồng từ Trung ương đến địa phương, có thể nói đây là một chủ trương lớn của Chính phủ đưa người nghèo thoát khỏi cái nghèo để vươn lên làm giàu. SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 13 -
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh Để đạt được các mục tiêu về Kinh tế, Chính trị của huyện nhà, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của các cấp Uỷ chính quyền, Đoàn thể xã hội và tất nhiên không thể thiếu vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng chính sách, một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh được coi như là mũi nhọn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện nhà. Trong các cuộc họp sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ của cấp Uỷ chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh luôn là thành phần được quan tâm và chất vấn nhiều nhất trong việc thực thi nhiệm vụ quan trọng này. Hiện nay Phòng giao dịch đã có trụ sở làm việc ổn định, phương tiện và công cụ làm việc đầy đủ với đội ngũ cán bộ đã được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ.  Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, NHCSXH cũng gặp không ít những khó khăn: Với địa bàn là một huyện miền núi rộng, hệ thống đường giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, số lượng cán bộ ít. Để đảm bảo cho việc học tập nghiệp vụ, giao dịch tại PGD, giao dịch của các tổ giao dịch lưu động cần phải có quỹ thời gian lớn, do đó thời gian có mặt tại các điểm giao dịch của cán bộ còn hạn chế. Hiện nay số lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chính sách ngày càng nhiều, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vay vốn vùng khó khăn, trong khi đó việc huy động nguồn vốn tại địa phương còn hạn chế nên nguồn vốn cho vay hiện nay chủ yếu là nguồn vốn cân đối từ Trung Ương chuyển về. Trong thời gian qua, nền kinh tế của huyện Như Thanh có bước phát triển khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Huyện đã tận dụng được các thế mạnh sẵn có đồng thời tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất nông nghiệp, bên cạnh đó huyện còn phát triển các ngành nghề thủ công, đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản, thủy cầm. Từ đó địa phương đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao. Là một huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao, số xã khó khăn còn chiếm phần lớn, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, nhất là ở các xã thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Đặc điểm này ảnh hưởng rất nhiều đến việc SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 14 -
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất và không phát triển được các ngành kinh tế đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao. Mặt khác do tác động của thiên tai, dịch bệnh hàng năm đã làm cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thường xuyên bị thiệt hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó nguồn vốn của Ngân sách còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Những khó khăn này gây ảnh hưởng nhất định đến chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn . 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng giao dịch NHCSXH 1.2.1 Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Thực hiện Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, văn bản số 03/HĐQT ngày 24/10/2002 của Chủ tịch HĐQT-NHCSXH “Về việc thành lập Ban đại diện HĐQT-NHCSXH các cấp” và công văn số 1775/UB-TW ngày 12/11/2002 của UBND Tỉnh “Về việc hướng dẫn thực hiện văn bản 03/HĐQT”. Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp được thành lập. Ban đại diện HĐQT được thành lập gồm 7 đồng chí, trong đó: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban đại diện; Đồng chí giám đốc NHCSXH huyện làm phó ban; Các ban viên bao gồm chủ tịch hội Nông dân, chủ tịch hội Phụ Nữ, trưởng phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện, trưởng phòng Tài chính huyện, trưởng phòng Nông nghiệp huyện. Như vậy, khác hẳn với các tổ chức tín dụng khác hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của UBND các cấp thông qua Ban đại diện HĐQT. 1.2.2 Bộ máy điều hành tác nghiệp Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản, cho vay, thu nợ theo đúng chủ trương, chính sách, thể chế, quy trình nghiệp vụ do HĐQT quy định, đồng thời tập trung chỉ đạo đôn đốc, giám sát các đơn vị cơ sở và có trách nhiệm tham mưu giúp Ban đại diện HĐQT quản lý, chỉ đạo thực hiện mục tiêu Xóa đói giảm nghèo – giải quyết việc làm. Ngay từ ngày đầu thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách có 2 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ; Phòng Kế toán - Ngân quỹ. Về cơ cấu và bộ máy tổ chức nhân sự, Phòng giao dịch bao gồm 11 cán bộ thuộc biên chế, 1 cán bộ hợp đồng. SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 15 -
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh  Ban Giám đốc:  Giám đốc Đào Đức Bình : Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do NHCSXH Việt Nam giao, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban  Phó Giám đốc Trần Thanh Minh : Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác nghiệp vụ tín dụng.  Tổ nghiệp vụ:  Phòng Kế toán - Ngân quỹ: 03 cán bộ kế toán tại trung tâm, 01 cán bộ thủ quỹ, trong đó 01 cán bộ Tổ trưởng kế toán. Có nhiệm vụ hạnh toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán; Tổng hợp và lưu giữ hồ sơ tài liệu, thực hiện chế độ quyết toán hàng năm. Ngoài ra phòng kế toán còn có chức năng giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ như chuyển tiền, rút tiền...  Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: 04 cán bộ, trong đó 01 cán bộ làm tổ trưởng. Có nhiệm vụ huy động vốn, thẩm định và tái thẩm định cho vay.  Bảo vệ : 02 cán bộ công tác bảo vệ hành chính( 01 cán bộ hợp đồng ) Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của PGD NHCSXH huyện Như Thanh : HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ TỔ KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ TÍN DỤNG Tổ trưởng Cán bộ Tổ trưởng Cán bộ Cán bộ Tín dụng Tín Dụng Kế toán Kế toán Thủ Quỷ SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 16 -
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh Số điểm giao dịch xã: Phòng giao dịch Như Thanh hiện nay có 17 điểm giao dịch đặt tại trung tâm của 17 xã, thị trấn và có lịch giao dịch cố định hàng tháng, thu lãi theo tháng, và giao ban ngay tại xã trong buổi giao dịch. 1.3 Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện trong những năm gần đây. 1.3.1 Tình hình huy động vốn Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh khi thành lập đã tiếp nhận dư nợ từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo 10.626 triệu đồng, Sau hơn 8 năm hoạt động, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách huyện Như Thanh đã không ngừng tăng lên, cho đến nay (31/12/2011) tổng dư nợ là hơn 200.000 triệu đồng. Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là kênh tín dụng bao cấp mà nguồn vốn phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương chuyển về, còn nguồn vốn huy động tại địa phương lại tập trung chủ yếu vào nguồn ngân sách tỉnh. Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã thực hiện huy động vốn trong dân cư theo chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Lãi suất huy động này cao hơn lãi suất Phòng giao dịch NHCSXH Huyện cho hộ nghèo vay và được Nhà nước cấp bù phần vượt, nhưng phần huy động theo lãi suất không được cấp bù thì Phòng giao dịch NHCSXH Huyện chưa thực hiện được. Lí do không phải là do Phòng giao dịch NHCSXH Huyện không quan tâm tới việc mở rộng nguồn vốn mà là do việc tiến hành huy động vốn trong dân cư với lãi suất quá thấp và nó không mang lại hiệu quả kinh tế cho người gửi tiền, ngoài ra do xuất phát điểm kinh tế của huyện con thấp so với các địa phương trên cả nước, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp và đặc biệt là người dân không có thói quen gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Với chức năng – nhiệm vụ của mình và chủ trương chính sách của nhà nước về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã luôn luôn chủ động huy động các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm thông qua bảng so sánh nguồn vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn của 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 17 -
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh Bảng 1.1: Bảng so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh năm 2009-2011 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh) (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 +/- % +/- % Tổng Vốn 120.031 165.234 189.898 45.203 37,7 24.664 14,9 1. Nguồn TW 115.013 158.909 180.050 43.896 38,2 21.141 13.3 Tỷ trọng/Tổng vốn(%) 95,82 96,17 94,81 - - - - 2. Nguồn huy động 5.018 6.325 9.848 1.307 26 3.523 55,6 trong tỉnh Tỷ trọng/Tổng vốn(%) 4,18 3,83 5,19 - - - - Hình 1.1: Đồ thị so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh 200000 180000 160000 140000 120000 100000 Nguồn TW 80000 Nguồn Tỉnh 60000 40000 20000 0 2009 2010 2011 - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 là 137,7%, năm 2011 là 114,9%. Kết quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn trung ương. - Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh chủ yếu là nguồn vốn Trung ương (từ 94% đến 97%), tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tỉnh dao động từ 3– 6%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh có tăng trưởng, so với sự tăng lên của nguồn vốn Trung ương nhưng không nhiều. Do vậy, sự tăng SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 18 -
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương chuyển về. 1.3.2 Tình hình cho vay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã và đang thực hiện mô hình cho vay thông qua Tổ TK&VV theo đúng quy trình. Thực hiện giao dịch với khách hàng tại PGD huyện và các điểm giao dịch lưu động tại xã. Cụ thể tình hình hoạt động của PGD như sau: Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của PGD là 205.345 triệu đồng, trong đó:  Cho vay trực tiếp: 2.011 triệu đồng.  Cho vay gián tiếp qua các tổ chức Hội: 203.334 triệu đồng.  Tình hình dư nợ ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội. Theo Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ- CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính Phủ, NHCSXH huyện Như Thanh và 04 tổ chức Chính trị - Xã hội đã ký kết Văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến nay, tình hình cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức Chính trị - Xã hội của PGD Như Thanh được cụ thể hóa qua bảng sau: Bảng 1.2: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội ( Nguồn: Báo cáo phân loại cho vay theo đơn vị nhận ủy thác, tháng 12 năm 2011) (Đơn vị tính: triệu đồng) Dư nợ Số tổ Tổ chức Hội Số hộ TK&VV Tổng số Nợ quá hạn Hội Phụ nữ 123 4.073 65.014 122 Hội Cựu chiến binh 68 1.986 31.899 336 Hội Nông dân 136 5.395 83.381 530 Đoàn thanh niên 45 1.264 23.040 245 Tổng cộng 372 12.718 203.334 1.233 Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng dư nợ ủy thác cho vay qua tổ chức Hội là 203.334 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn là 1.233 triệu đồng (chiếm 0,606%), cụ thể: SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 19 -
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh  Hội phụ nữ: 65.014 triệu đồng, chiếm 31,97% tổng dư nợ ủy thác, và nợ quá hạn chiếm 9,9% tổng dư nợ.  Hội Cựu chiến binh: 31.899 triệu đồng, chiếm 15,69% tổng dư nợ ủy thác, nợ quá hạn chiếm 27,25% trong tổng dư nợ.  Hội Nông dân: 83.381 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 41.01% trên tổng dư nợ ủy thác, nợ quá hạn chiếm cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,98%;  Đoàn thanh niên: 23.040 triệu đồng chiếm tỷ trọng thấp nhất là 11,33% trong tổng dư nợ và nợ quá hạn chiếm tỷ trọng là 19,87% trong tổng dư nợ. Nhìn chung các tổ chức Hội nhận ủy thác đã thực hiện ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng từ cấp TW đến tổ chức hội cấp huyện, cấp xã. Tại Như thanh, các tổ chức hội đã thực hiện đầy đủ 6 công đoạn đã ký với Ngân hàng, tham gia đầy đủ các hoạt động của dịch vụ ủy thác. Riêng các tổ chức hội cấp huyện còn thực hiện giao ban định kỳ 2 tháng/lần đối với Ngân hàng, do vậy chất lượng tín dụng cũng được nâng cao. Xét riêng về nợ quá hạn, ta thấy hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện đạt kết quả cao, biểu hiện là tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chỉ chiếm 0,606% trong tổng dư nợ ủy thác. Mặc dù tình hình kinh tế trên địa bàn huyện còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng với sự hướng dẫn, tuyên truyền, vận động tích cực của các cán bộ ngân hàng và các tổ chức Chính trị – Xã hội, nguồn vốn của Chính phủ được chuyển đến đến tận tay các đối tượng chính sách và được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, tỉ lệ nợ quá hạn giảm, chất lượng tín dụng từ đó cũng được nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện. Kết quả đáng mừng này góp phần tích cực vào công cuộc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung.  Kết quả dư nợ theo từng chương trình tín dụng. Qua hơn 8 năm hoạt động (2003 – 2012), được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện, cùng với sự phối hợp của các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức Chính trị xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã không ngừng được phát triển và nâng cao ở hầu hết các chương trình cho vay theo chính sách của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Điều đó được thể hiện ở kết quả dư nợ theo từng chương trình như bảng sau: SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2