intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới

Chia sẻ: Sdasf Dgfcg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

86
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa ra các căn cứ khoa học về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, khái quát mức tiêu thụ tình hình xuất khẩu và cạnh tranh của hàng dệt may; Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua; hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam những năm tới

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO TRƯỜNG Đ Ạ I HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G ' ÍỆP" — *'6rS2}T/Z Đ Ề TÀI NGHIÊN cứu KHOA HÓC CẤP BỘ N Â N G CAO N Ă N G Lực CẠNH TRANH CỦA H À N G DỆT MAY XUẤT KHAU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Mã sô: B2001-40-02 V M w V ì ĩi N T 1 ì RUtlNi' OA H o n N G O A I ~ M Li Ô N ộ c ỉ ỉ nhiệmr-đề-tắir^GS., TS. Nguyễn Trung Vãn /ỉ i g r itfỉữmgia : NCS. Nguyễn Thanh Bình Víò NCS. Phạm Thu Hương CN. Nguyễn Hoàng Giang Hà Nội Ì - 2003
  2. MỤC LỤC Lòi mở đầu 4 Chương Ì - Căn cứ khoa học về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 1.1. Khái quát mức tiêu thụ, vai trò và đặc điểm của hàng dệt may trên thế g i ớ i 6 1.1.1. Nét chun% về mức tiêu thụ hàng dệt may trên thể giới ố Ì .1.2. Nhóm nước phát triển 8 1.1.3. Nhóm nước đan ẹ phát triển ỉ0 Ì .2. V a i trò của ngành dệt may trong nền kinh tế thế giới 14 1.2.1. Dệt may là nẹành truyền thống lâu đời trên thế giới 14 ỉ.2.2. Dệt may là nẹành kinh ĩ ế quan trọng của nhiều nước 15 1.2.3. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lĩ ươn (ì côn (Ị nghiệp hoa 17 1.2.4. Tích lũy vốn và kỉnh nghiệm quản lý cho các nước đa nọ phái triển 19 1.3. Tình hình xuất khẩuvà cạnh tranh của hàng dệt may thế giới trong những năm qua 21 1.3.1. Khen quát chung 21 Ì .3.2. Tình hình xuất khẩu hàn° dệt may của thể ắ ới từ năm 1996 đến nay 23 1.3.3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của thế qiới tron° thời ẹiơn qua 31 1.4. Nghiên cứu mức nhợp khẩu dệt và may của các thị trưònc khu vực chủ yếu 37 1.4.1. Mức nhập khẩu hàng dệt và may của thị trườn? Bắc Mỹ 37 1.4.2. Mức nhập khẩu hàng dệt và may của thị trường EU và Nhật Bản 38 Chương 2 - Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lục cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong nhũng năm qua 40 2.1. T ó m lược tình hình sản xuất - tiêu thụ trong nước 40 Ì
  3. 2.1.1. Nét chung của nẹành dệt may xuất khẩu Việt Nam 40 2.1.2. Đánh giá tổnẹ quát khả năng sản xuất trong nước 4ỉ 2.1.3. Tóm lược tình hình công nghệ của ngành dệt may Việt Nam 43 2.1.4. Cơ cấu sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam 44 2.1.5. Khái quát thị trường tiêu thụ trong nước 46 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua 47 2.2.1. Kim nẹạcìĩ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 47 2.2.2. Cơ cấu hànẹ dệt may xuất khẩu của Việt Nam 50 2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu và kênh phân phối 52 2.2.4. Phương thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 58 2.3. Vấn đề năng lực cạnh tranh của hànơ dệt may xuất khẩu Việt Nam 61 2.3.1. Đồc diêm chủ yếu về cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nơm 61 2.3.2. Nănq lực cạnh tranh của hàn? dệt may xuất khẩu Việt Nam 65 2.3.3. Đánh qiá chun? về kết quở và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ 73 Chương 3 - Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và năng lục cạnh t r a n h của hàng dệt may Việt Nam những năm tới 75 3.1. Định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 75 3.1.1. Những quan điểm cơ bản trong định hướnqxuất khẩu và ỉìủnq cao năm* lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 75 3.1.2. Những định hướng chủ yếu cho xuất khẩu và nânẹ cao nânq lực cạnh tranh xuất khẩu hànẹ dệt may của Việt Nam 79 3.2. Hệ thống các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 84 3.2.1. Nhóm giải pháp Marketing nghiên cứu thị trường và hoạch đinh chiến lược thị trường 84 3.2.2. Nhóm giải pháp về chiến lược sởn phẩm và nânẹ cao nã MỊ lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam 89 3.2.3. Nhóm giải pháp về chiến lược đầu tư côn? n%hệ và nâng cao năng lực cạnh tranh 94 2
  4. 3.2.4. Nhóm giải pháp về chiến lược chi phí xuất khẩu thấp và tăng nhanh phương thức tự doanh trong xuất khẩu 100 3.2.5. Các giải pháp còn lại khác ỉ05 Kiến nghị 109 Kết luận IU Tài liệu tham khảo 113 3
  5. LỜI M ỏ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đê tài N ă m 2002, Việt Nam đã đột phá thành công trong việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường M ỹ với kim ngạch đạt trên 900 triệu ƯSD, gấp trên 19 lần so với năm 2001, đưa k i m ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu tiên lên trên 2,7 tỷ USD, tăng trên 3 8 % so với năm 2001, một mức tăng kỷ lục trong suốt nhiều năm qua. Như vậy, k i m ngạch xuất khẩu dệt may nước ta chỉ đứng sau dầu thô và bảt đầu vượt tổng kim ngạch xuất khẩu gạo và các nông sản khác. Tuy nhiên, trong sự phát triển ngoạn mục đó, đến nay lại có không ít vấn đề bất cập, cần được đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện nhũng điểm mạnh yếu, những cái được và chưa được. Điển hình trong những cái chưa được đó, cần phải nhấn mạnh rằng, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn yếu so với nhiều nước xuất khẩu khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia... Nhiều câu hỏi đặt ra cần suy nghĩ tiếp theo mức tăng trưởng ngoạn mục về kim ngạch xuất khẩu năm 2002 vừa qua. Liệu có đúng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp so với các nước xuất khẩu khác? Tại sao trong khi k i m ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong nhiều năm qua nhưng lại chưa khảc phục được sự yếu kém đó? Vậy có thể nhanh chóng khảc phục tình trạng đó bằng những giải pháp cụ thể nào?... V ớ i ý thức và phương pháp tiếp cận tình hình thực tiễn cấp bách đó, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: "Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới". 2. Tình hình nghiên cứu Dệt may xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng có k i m ngạch lớn được quan tâm, nghiên cứu trong thời gian qua ở những cấp độ khác nhau, nhất là đề t i khoa luận của sinh viên, học viên cao học... Hầu hết các đề tài đó à thường đề cập ở góc độ thực trạng xuất khẩu và giải pháp, hay xuất khẩu của một doanh nghiệp cụ thể, hay xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may khu 4
  6. vực Tp. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về "Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam". 3. M ụ c đích nghiên cứu của đề tài • Làm rõ căn cứ khoa học cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam • Phân tích rõ thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam • Đưa ra hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 4. Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu • Đ ổ i tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thể trường dệt may thế giới và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thể trường các nước phát triển trong giai đoạn 1995 - 2002 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần chính của đề tài được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương ỉ: Căn cứ khoa học về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam những năm tới 6. Do khả năng có hạn của nhóm tác giả cùng những hạn chế khác về thời gian và tài liệu, nội dung đề tài khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của H ộ i đồng nghiệm thu đề t i à cùng đông đảo Bạn đọc và xin chân thành cảm em. Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Nguyễn T r u n g Vãn 5
  7. FOREIQM TRHDE UMVERSITỴ CHƯƠNG Ì CĂN CỨ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHAU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM • •
  8. CHƯƠNG Ì C Ă N Cứ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHAU H À N G DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 1 1 KHÁI Q U Á T MỨC TIÊU THỤ, VAI T R Ò V À ĐẶC ĐIỂM CỦA H À N G DỆT .. MAY TRÊN THẾ GIÓI 1.1.1. Nét chung về mức tiêu thụ hàng dệt may trên thế giới Cùng với lương thực, hàng dệt - may là sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu trước hết trong đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Đ ể tồn tại, người ta không thể thiếu cái ăn và cái mặc, bất luận trong hoàn cảnh nào hay trong chế độ chính trắ-xã hội nào. Đặc biệt ở những khu vực thiên nhiên khí hậu hà khắc như những nước xứ lạnh, con người không thể thiếu cái tối thiểu để mặc ấm và bảo tồn sự sống. Cũng như văn hoa ẩm thực, văn hoa sắc phục ngày xưa hay văn hoa thời trang ngày nay được phát triển nhanh và nó khẳng đắnh những bước tiến dài về trình độ văn minh của nhân loại. Từ xa xưa, con người đã biết thông qua cách ăn,mặc để phân biệt giới tính, tuổi tác, ngôi thứ trong cộng đồng .. . Như vậy, ăn và mặc luôn là nhu cầu cấp thiết và nhạy cảm hàng đầu của nhân loại. Trong tác phẩm "Tư Bản" của mình, Các-Mác đã nhấn mạnh điều đó như sau: "Con người cần phải có ăn, mặc, ở trước khi lo đến chuyện làm chính trắ, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v..."[15] Hiện nay, cùng với sự phát triển của dân số và kinh tế-xã hội, nhu cầu về hàng dệt may ngày càng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng. Hàng dệt may bao gồm nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng gồm hai nhóm lớn: hàng dệt và hàng may. 6
  9. Hàng dệt gồm các nhóm nguyên liệu như: bông, xơ các loại, vải dệt (như vải bông,vải dệt xen-lu-lô, vải dệt silk), các loại sản phẩm quần áo dệt kim như T.shirt, PL shirt v.v... Hàng may cũng gồm các loại đa dạng như: sơ mi, quần âu, đồ lót, bộ vest hay complet, áo khoác, hàng may mặc trẻ em v.v... Xét trên tổng thể, toàn bộ hàng dệt may được tiêu thụ trên thế giới thường xuyên được mở rộng cả về sấ lượng và chủng loại. Do vậy, khi nói đến tình hình tiêu thụ, người ta thường đề cập tới con sấ tổng quát nhất đó là giá trị được tính bằng tiền cụ thể. Nhìn chung, giá trị tiêu thụ hàng dệt may trên thế giới liên tiếp tăng trong những năm qua. Theo tài liệu thấng kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổng giá trị tiêu thụ chung về hàng dệt may trên toàn thế giới năm 2001 đạt khoảng 1.100 tỷ USD. Mức tiêu thụ hàng dệt may bình quân đầu người trên toàn thế giới năm 2001 gần 180 USD. Trên thực tế, mức bình quân đầu người trên toàn cầu về tiêu thụ hàng dệt may chỉ là con sấ rất khái quát bởi lẽ sức mua cụ thể giữa người giàu với người nghèo rất khác biệt. Điều này là do sự chênh lệch rất lớn về GDP trên đầu người hay mức thu nhập thực tế. Theo sấ liệu của Trung tâm Đào tạo  u - Á (INSEAT) của Liên hợp quấc, trong nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các nước phát triển chỉ chiếm gần 1/5 dân sấ thế giới nhưng lại sở hữu 4/5 GDP toàn cầu. Như vậy, mức chênh lệch về GDP trên đầu người giữa hai nhóm nước này đã tới 16 lần, giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất có thể lên tới khoảng 50 lần [2]. Vậy m à trong những năm gần đây, mức chênh lệch này không những không thu hẹp m à còn mở rộng hơn. Theo cách tiếp cận trên, có thể khái quát những nét chính về tiêu thụ hàng dệt may trên thế giới theo các nhóm nước và các khu vực chủ yếu như sau: 7
  10. 1.1.2. Mức tiêu thụ hàng dệt may của nhóm nước phát t r i ể n Theo cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay, đề tài tập trung nhiều vào ba khu vực lớn là Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. - Một, nhóm nước phát triển Bắc Mỹ. Trên thực tế, cùng với EƯ, đây là khu vực thị trường có mức tiêu thụ và nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Toàn bộ giá trị tiêu thụ hàng dệt may của Bắc Mỹ (gẫm M ỹ và Canada) trong năm 2001 đạt trên 193 tỷ USD. Cụ thể hơn, mức tiêu thụ hàng dệt may của khu vực này chủ yếu vẫn là Mỹ. Với mức GDP vượt cả 15 nước Liên minh Châu Âu (EU15), với dân số năm 2001 đạt 285 triệu người (chỉ đứng sau hai cường quốc dân sô là Trung Quốc và An Độ), sức tiêu thụ hàng dệt may năm 2001 của Mỹ lên tới 174,6 tỷ ƯSD, trong khi đó, Canada chỉ đạt 18,6 tỷ USD [30] và [31]. Nếu tính mức tiêu thụ dệt may bình quân theo đầu người, thì năm 2001 Mỹ đã đạt 614USD/năm, Canada đạt gần 600 USD/năm; mức bình quân chung của nhóm nước phát triển Bắc Mỹ là 613 USD. Qua đây có thể thấy, Mỹ là thị trường quốc gia tiêu thụ khổng l ẫ về hàng dệt may trên thế giới. Trong phần tiếp theo, đề tài sẽ còn đề cập nhiều về thị trường này. - Hai, nhóm nước phát triển EU15. Tuy GDP cũng như mức thu nhập quốc dân còn thấp hơn Bắc Mỹ, Liên minh Châu  u (EU) lại có dân số đông hơn Bấc Mỹ, năm 2001 đạt gần 380 triệu người, đông hơn Bắc M ỹ 64 triệu người [33]. Trong tương lai gần đây, Liên minh Châu Au sẽ kết nạp thêm 10 nước thành viên mới và trở thành EU25. Do vậy thị trường khu vực này sẽ có bước ngoặt lớn trong việc mở rộng tiêu thụ và nhập khẩu hàng dệt may. Còn hiện tại, mức tiêu thụ hàng dột may của EU15 cũng đã vượt Bắc Mỹ, năm 2001 đạt hơn 216 tỷ USD, bình quân trên đầu người đạt 568 USD/năm [3]. Chúng ta có thể điểm cụ thể hơn mức tiêu thụ hàng dệt may của từng nước thành viên cá biệt qua bảng thống kê sau: 8
  11. Bảng 1- Tình hỉnh tiêu thụ hàng dệt may c ủ a E U 15 trong n ă m 2001 Mức tiêu thụ Mức tiêu thụ dệt Dân s ố Mức sống Sấn Nước hàng dệt may may bình quân (triệu người) (100=EU15) (ty USD) (USD/người/năm) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Đức 82,4 104,2 51,9 630 2 Anh 60,1 102,2 40,9 680 3 í 58,0 102,5 38,7 667 4 Pháp 59,3 99,7 33,7 568 5 Tây Ban Nha 40,4 83,1 17,1 423 6 Ha Lan 16,1 115,5 10,7 665 7 Bỉ 10,3 106,2 5,8 563 8 Thuỵ Điển 8,9 100,8 52 , 596 9 Áo 8,1 109,9 4,9 605 10 Bồ Đào Nha 10,3 73,5 38 , 369 11 Hy Lạp 10,6 35 , 35 , 330 12 Đan Mạnh 5,4 120,7 3,1 574 13 Phần Lan 5,2 102,0 2,9 558 14 Ai Len 3,9 121,3 2,6 667 15 Lúc Xăm Bua 04 , 199,0 03 , 750 Tông EU15 379,5 100,0 216,5 568 Nguồn: (ỉ) - Brochure "An Exciting Voyage through Europe" ịpages 5- 45) /33ĩ (2) - Báo cáo xuất khẩu năm 2001 của Tổng công ty dệt may VN [31 Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy, 15 nước phát triển E U đang là khu vực tiêu thụ rất lớn về hàng dệt may, vượt Bắc Mủ trên 23 tỷ ƯSD. Tuy mức tiêu thụ bình quân đầu người của cả 15 nước E U hiện còn thấp hơn so với Bắc Mủ nhưng nếu xét cụ thể thì lại có những nước thành viên E U đang vượt Mủ. như Lucxembua, Anh, Ý, A i Len, Đức và Hà Lan. Những nước có mức tiêu thụ dệt may bình quân đầu người thấp hơn M ủ trước hết là Hy Lạp (330 USD/người/năm), thứ hai đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... - Ba, Nhật Bản, đây là cường quốc kinh tế và công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mủ, nhưng lại có GDP bình quân trên đầu người vượt Mủ. Dân số Nhật Bản năm 2001 đạt 127 triệu người, hiện đứng thứ 8 trên thế giới 9
  12. sau Trung Quốc, A n Đ ộ , Mỹ, Inđônêxia, Braxin, C H L B Nga và Pakistan (xem phụ lục ở phần cuối). Mức tiêu thụ dệt may năm 2001 của Nhật Bản đạt gần 79 tỷ Ư S D . M ứ c tiêu thụ dệt may bình quân đầu người của Nhật Bản lên t ớ i 621 USD/năm, vượt mức bình quân chung của Bằc M ỹ và E Ư . Con số đó cũng cho thấy, sức mua hàng dệt may của thị trường Nhật Bản đạt mức rất cao. T u y quy m ô thị trường không lớn bằng E Ư và Bằc M ỹ do quy m ô dân số nhỏ hơn nhưng Nhật Bản vẫn là một thị trường tiêu thụ dệt may rất hấp dẫn. N h ư vậy, nội dung phân tích trên cho thấy, các nước phát triển thuộc ba khu vực chủ yếu là Bằc Mỹ, E U và Nhật Bản (chưa kể Ôxtrâylia, Thúy Sĩ, Na Uy...) đã đạt giá trị tiêu dùng dệt may 2001 tới mức 489,6 tỷ Ư S D , chiếm 44,5% tổng giá trị tiêu dùng dệt may của toàn thế giới. Các nước phát triển khác ngoài ba k h u vực trên chỉ đạt hơn 10 tỷ USD về hàng dệt may. Xét tổng thể, toàn thể nhóm nước phát triển hiện có gần 850 triệu người, chí chiếm gá 1 4 % dân số loàn cáu nhưng lại chiếmtói4 4 , 5 % tổng giá n trị tiêu thụ hàng dệt may của cả thế giới. Phần còn lại ( 5 5 , 5 % ) là của các nước 0 đang phát triển. 1.1.3. M ú c tiêu thụ hàng dệt may của nhóm nước đang phát triển Theo cách phân chia của Ngân hàng T h ế giới ( W B ) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), ngoài nhóm nước phát triển nói trên, tất vả các quốc gia còn l ạ i được xếp vào n h ó m nước đang phát triển, gồm các nước châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản, ú c và N i u Dilân), các nước Trung và Đông  u (kể ca Cộng hoa Liên bang Nga) các nước Châu M ỹ Latinh và các nước Châu Phi. Toàn bộ các nước đang phát triển chiếm 8 6 , 4 % dân số và 5 5 , 5 % về tổng giá trị tiêu thụ hàng dệt may toàn cầu. Bảng số liệu thống kê sau khái quát cụ thể hơn tình hình này: 10
  13. Bảng 2. Tình hình tiêu thụ hàng dệt may (DM) của các nước ĐPT trong năm 2001 Dân số % dân % tiêu thụ Mức tiêu Mức tiêu thụ DM Các khu vực (triệu số của DM của thế thụ DM theo đẩu người người) thế giới giới (tỷ USD) (USD/người/năm) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Châu Á - Thái Binh Dương 3.599 58,7 34,6 380,8 106 Trung và Đông Âu 347 5,7 7,2 79,4 235 Châu Mỹ Latinh 525 8,6 5,4 59,7 114 Châu Phi 818 13,4 7,3 80,1 99 Các nước ĐPT 5.289 86,4 54,5 600,0 113 So với các nước PT 848 13,6 45,5 500,0 588 Toàn thê giới 5.137 100,0 100,0 1100,0 180 Nguồn: (ỉ) - 2001 World Population Data Slieet ơfPRB í32 ỉ (2) - International Trade Statistics - WTO Annual Report [291 (3) - Report of International Textiỉe và Clothing Bureau [301 Bảng 2 trên, phản ánh khá rõ tình tiêu thụ hàng dệt may của các nước đang phát triển (ĐPT) so với các nước phát triển (PT). Từ đây có thể lúi ra những nét nổi bật sau: Thứ nhất, mức tiêu thụ chung về hàng dệt may của các nước đang phát triển năm 2001 đạt 600 tỷ USD, chỉ chiếm 55,5% tổng tiêu thụ hàng dệt may của thế giới, trong khi dân số nhóm nước này chiếm tới 86,4% dân số toàn cồu: Thứ hai, mức tiêu thụ hàng dệt may của các nước đang phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong năm 2001, riêng khu vực tiêu thụ lớn này đã đạt 380,8 Ư S D (trừ Nhật Bản), chiếm 34,6% tổng tiêu thụ hàng dệt may toàn cồu (trong khi đó về dân số, khu vực này chiếm 58,7%). Khu vực các nước đang phát triển có mức tiêu thụ lớn thứ hai là Châu Phi đạt 80,1 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng mức tiêu thụ dệt may toàn cồu. Tuy nhiên, sức mua của khu vực này lại không cao vì đây là khu vực gồm nhiều nước nghèo, mức thu nhập thấp. Do vậy, tuy dân số đông, chỉ đứng sau Châu Ì
  14. Á - Thái Bình Dương (TBD), khu vực này chiếm tới 13,4% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 7,3% tổng giá trị tiêu thụ hàng dệt may toàn cầu. Đứng thứ 3 về mức tiêu thụ dệt may là khi vực Trung - Đông Âu, gồm cả Cộng hoa Liên Bang Nga và các nước SNG. Điều đáng chú ý trước hết là khu vực này tuy có dân số ít, chỉ bằng 4 2 % dân số Châu Phi nhưng mức tiêu thụ dệt may vẫn xấp xỉ với Châu Phi (79,4 tể USD chỉ thấp hơn Châu Phi 0,7 tể ƯSD). Khu vực Trung - Đông Âu đang chiếm 7,2% tổng mức tiêu thụ dệt may toàn cầu, trong khi con số này của Châu Phi cũng chỉ đạt 7,3%- Trong nhóm nước đang phát triển, Trung - Đông Âu là khu vực duy nhất trên thế giới có tể trọng tiêu thụ dệt may cao hơn tể trọng dân số. Khu vực Châu Mỹ Latinh xếp thứ ba về dân số, sau Châu Á - TBD và Châu Mỹ Latinh. N ă m 2001, khu vực này đạt mức tiêu thụ dệt may nhỏ nhất với 59,7 tể ƯSD, chiếm 5,4% lổng mức tiêu thụ dệt may toàn cầu. Trong khu vực Châu Á - TBD, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay vẫn có mức tiêu thụ chưa lớn về hàng dệt may. N ă m 2001, ASEAN mới chỉ đạt 56,6 tể USD, chiếm 5,1% tổng mức tiêu thụ của thế giới, thấp hơn cả khu vực Châu Mỹ Latinh. Một số nước có sức tiêu thụ điển hình cao trong khối ASEAN như Singapore, Brunei, Malayxia. Đặc biệt, Singapore có mức liêu thụ bình quan dâu người về hàng dội may vượt cả Hy Lạp, Bồ Đào Nha ở Tây Âu. Tuy nhiên, dân số của các nước này không đông (Singapore: 4,1 triệu dân, Brunây: 0,3 triệu dân) cho nên quy m ô thị trường ASEAN về dệt may nói chung chưa được mở rộng như mong muốn. Mặt khác, nhiều nước thành viên ASEAN có đặc điểm giống nhau là đều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu dệt may. Vì vạy việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ ASEAN và buôn bán nội khối không phái là nội dung quan lủm chính của dề lài này. Thứ ba, mức tiêu thụ hàng dệt may bình quân đầu người của các nước đang phái triển nhìn chung rất khác biệt theo từng khu vực cụ thể. ở đây, có thể nhấn mạnh một số điểm cơ bản là: 12
  15. - Mức tiêu thụ dệt may bình quân đầu người của các nước Đ P T đạt mức thấp, chỉ bằng 6 3 % so với mức bình quân của toàn thế giới. Điều này phản ánh thực tế chung của các nước đang phát triển trong tiêu thụ hàng dệt may hiện nay. - Nếu so sánh các khu vực khác nhau thuộc nhóm nước đang phát triển, chúng ta thấy, nước tiêu thụ bình quân đầu người cũng lại có sự khác biệt rõ rệt. Thật vậy, khu vực Trung - Đông  u đạt cao nhất với mức 235 USD/người/năm, gấp 2,4 lần so với mức thấp nhất của Châu Phi với 99 Ư S D người/năm, gấp 2,2 lần mức trung bình khá của Châu Á - TBD với 106 USD/người/năm, đừng thời cũng gấp 2,0 lần mức khá cao của khu vực Châu Mỹ Latinh với 114 USD/người/năm. Trên thực tế, nền kinh tế và mức sống các nước Trung - Đông  u đã có quá trình phát triển truyền thống từ sau Thế chiến thứ 2 thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây. Khu vực này cũng là thị trường tiêu thụ truyền thống của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua m à hiện nay chúng ta đang cần khôi phục. Khu vực Châu Mỹ Latinh đạt mức tiêu thu bình quân khá cao bởi lẽ ở đây có nhiều nước công nghiệp mới (NICs), dân số đông, điển hình như Braxin (172 triệu người), Mêhicô (100 triệu người)...[31] và do đó khả năng tiêu thụ hàng dệt may cũng khá lớn. Tuy nhiên, ở đây lại có nhiều nước hiện đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu dệt may, điển hình trong số đó là Mêhicô, nước xuất khẩu lớn dệt may vào M ỹ trong khuôn khổ buôn bán nội bộ của Khối Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Khu vực Châu Phi có mức tiêu thụ dệt may bình quân đầu người thấp nhất là do phần lớn các nước ở đây vẫn là những nước nghèo, khả năng thanh toán thấp. - Điểm cơ bản muốn nói nhiều hơn là khu vực Châu Á - TBD. Nhìn chung, đây là khu vực có mức tiêu thụ bình quân đạt trung bình khá. o đây có những "con rừng" đạt mức tiêu thụ bình quân cao như Singapore, Hàn Quốc, lãnh thổ Hừng Kông, Đài Loan và trên thực tế không thua kém một số nước thành viên EU như Hy lạp, Bừ Đào Nha. Bên cạnh đó, những nước côn2 13
  16. nghiệp m ớ i như Malaysia, Thái Lan, Iran hiện đang đạt mức tiêu t h ụ bình quân về hàng dệt may khá cao. Những nền k i n h t ế m ớ i t r ỗ i dậy ( N e w Emerging Economies) điển hình như Trung Quốc cũng đạt mức tiêu t h ụ bình quân khá. Đ ố i lập v ớ i những mức cao và khá cao khác biệt trên, những nước nghèo, điển hình như Aíganistan, Bangladesh chỉ đạt mức tiêu dùng bình quân rất thấp về hàng dệt may, khoảng 40 - 60 USD/người/năm. Nhìn chung, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tiêu thụ l ớ n nhất của n h ó m nước đang phát triển, song cũng là k h u vực điển hình có nhiều mức thu nhập bình quân rất khác nhau theo tầng quốc gia cụ thể. 1.2. VAI T R Ò CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG NEN KINH TẾ THẾ GIỚI Trong quá trình phát triển k i n h tế của hàng loạt quốc gia, t ầ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, ngành dệt may đã và đang đóng vai trò quan trọng nhằm thoa m ã n nhu cầu thiết yếu của con người. V a i trò của ngành dệt may trong nền k i n h tế t h ế giới thể hiện trên nhiều khía cạnh rất đa dạng. T u y nhiên, có thể tóm tắt vai trò của ngành dệt may qua m ộ t số điểm nổi bật sau đây: 1.2.1. Dệt may là ngành truyền thông lâu đời trên thê giói Đ ể tồn tại, con người phải đảm bảo trước hết hai vấn đề cơ bản nhất, đó là cái ăn và cái mặc. Trong suốt quá trình phát triển, quá trình chinh phục tự nhiên và cải thiện đời sống, loài người phải quan tâm hàng đầu đến việc chăm lo cái mặc. Thực tiễn giản đơn đó cũng là quy luật khách quan m u ô n thuở trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ phương thức sản xuất xã h ộ i nào. Thực vậy, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như sử học, khảo cổ học, mỹ thuật học... quá trình tìm k i ế m và sáng tạo cái mặc là cả m ộ t quá trình phát triển và tiến hoa lâu dài của nhân loại. về vấn đề này, đã có nhiều bằng chứng còn để lại ở những nước có nền văn m i n h lâu đời của t h ế giới như nền văn m i n h A i Cập cổ đại, L a M ã cổ đại, nền văn m i n h cổ T r u n g Quốc, A n Đ ộ , Đ ô n g N a m A, Nhật Bản. T ầ thời kỳ c h i ế m hữu nô l ệ , con người 14
  17. m ớ i chỉ biết c h ế tác ra cái mặc đơn giản từ những sợi cây t ự nhiên. Đ ế n thời kỳ phong kiến, con người đã văn m i n h hơn trong trong việc sáng tạo những khung cửi dệt để chăm l o cho cái mặc. Trong thời kỳ này, các k h u n g c ử i dệt thô sơ đã không ngừng được cải tiến và ngày càng đạt trình độ khá tinh xảo. Đ ể tạo ra các mặc ngày càng tốt hơn, con người từ chồ chỉ dùng những những loại sợi cây tự nhiên sẵn có như sợi dứa, gai, đay đã tiến t ớ i biết trồng bông, trồng đay. Trên thực tế, những bước tiến của nền văn m i n h tơ l ụ a để tạo r a cái mặc cũng gắn liền v ớ i nền văn minh nông nghiệp trên t h ế giới. Đ ể đánh giá những bước tiến đó, các nhà xã h ộ i học, các nhà sử học và mỹ thuật học thường căn cứ vào những mẫu sắc phục của vua chúa qua cấc vương triều xưa ở các nước châu  u , châu Á nói chung cũng như ở V i ệ t N a m nói riêng. Qua các hoa văn và m à u sắc, kỹ thuật c h ế tác và k i ể u dáng cấu trúc, những mẫu sắc phục đó là bằng chứng sống động không thể phủ nhận được về văn hoa thời trang của ngành dệt may thời phong kiến. N h ư vậy, cùng v ớ i nền văn m i n h nông nghiệp trên t h ế giới, ngành dệt may ngày nay đã có cả m ộ t truyền thống phát triển lâu đời ở hàng loạt quốc gia trên t h ế giới. 1.2.2. Dệt may là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước Thực tiễn trong lịch sử k i n h tế t h ế giới, công nghiệp dệt may đã từng là một ngành trọng yếu trong nền k i n h t ế quốc dân ở nhiều nước phát triển. Quả thật, ngay từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, dệt may đã trở thành m ộ t trong những ngành công nghiệp trọng yếu của hàng loạt các nước tư bản Tây  u .Ớ Anh, ngành dệt may n ổ i lên sớm hơn so v ớ i các nước phát triển khác. C ó thể nói, một trong những sự kiện n ổ i bật đánh dấu sự hình thành và phát triển của công nghiệp cơ khí l ớ n tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở Anh, như M á c đã nhấn mạnh trong cuốn "Tư bản" (Tập ì), là việc m ở rộng mạnh mẽ quy m ô của ngành công nghiệp dệt may. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may k h i đó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi cừu nhằm cung cấp nguyên l i ệ u (lông cừu) cho ngành dệt, thúc đẩy việc m ở rộng diện tích đồng cỏ nuôi cừu và tước đoạt đất canh tác lúa mỹ của biết bao nông dân buộc họ phải ra thành p h ố làm thuê cho 15
  18. giới chủ, trong đó có các chủ xưởng dệt. Trong cuốn "Tư bản", M á c gọi sự tước đoạt tàn khốc đó là tình trạng "cừu ăn thịt người" để chỉ sự kiện lịch sử đã diễn ra ở nước Anh, quê hương của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển ngành dệt may còn thúc đỷy nhiều ngành công nghiệp khác. Như vậy, theo quan điểm đầy đủ, trong lịch sử đại công nghiệp TBCN trước đáy, vai trò của ngành dệt may không chỉ thể hiện ở tỷ trọng của nó so với các ngành m à còn thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế khác, từ ngành nông nghiệp (cả trổng trọt và chăn nuôi) đến nhiều ngành công nghiệp hữu quan khác. Nhiều nhà kinh tế hiện đại cho rằng, vai trò của ngành dệt may ở các nước phát triển trong thời kỳ đầu của CNTB cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Với quan điểm đó, ngành dệt may ở Anh và hầu hết các nước TBCN đóng vai trò là một trong những ngành cồng nghiệp lớn. Thật vậy, có Pháp, Đức, Ý, H à Lan và nhiều nước Tây  u khác, trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp, vai trò và địa vị của ngành dệt may đều nổi lên như một ngành công nghiệp lớn. ở Mỹ, Canada, từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19, những ông chủ lớn của ngàng dệt may đã có tiếng nói cao trong giới công nghiệp của nước này. ở Nhật Bản, kể từ cách mạng Minh Trị, đặc biệt là từ nửa. cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, ngành dệt may cũng được phát triển mạnh. Vai trò của ngành dệt may cũng được củng cố vững chắc trong hệ thống công nghiệp Nhật Bản và trong xuất khỷu. ở các nước phát triển, trong suốt thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh cho tói thời kỳ CNTB lũng đoạn và đến tận Thế chiến 2 (1939-1945), ngành dệt may vẫn được coi là một trong những ngành công nghiệp lòn. Đ ể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, ngành dệt may liên tục được đổi mới công nghệ và hiện đại hoa cao. Do mức sống ngày một tăng, nhu cầu được mở rộng, mức lợi nhuận hấp dẫn, cạnh tranh trong ngành dệt may cũng thường diễn ra gay gắt. Ớ các nước đang phát triển, trước hết l các nước công nghiệp mới à (NICs), ngành dệt may được chú trọng phát triển kể từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, vai trò của ngành dệt 16
  19. may được chú trọng và nổi lên rất nhanh chóng ở Hongkong, Singapore, Hàn Quốc, Mêhicô... Trong những nước đi tiên phong của nhóm NĨCs này, ngành dệt may suốt những năm đầu đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đà cho nền "kinh tế cất cánh". Trên thực tế, công nghiệp dệt may theo hướng xuất khẩu của Hongkong, Singapore đã từng được xác định như mểt ngành kinh tế "mũi nhọn". Tiếp đó, từ thập niên 70 và 80, vai trò của ngành dệt may cũng được chú trọng đối với mểt loạt các nền kinh tế khác như Đài Loan, Malayxia, Thái Lan, Thố Nhĩ Kỳ, A i cập, Braxin, Achentina, Â n Để... Kể cả đối với Trung Quốc, mểt nền kinh tế mới trỗi dậy, trong suốt quá trình cải cách kinh tế trên hai thập kỷ qua, vai trò ngành dệt may cũng được chú trọng. Nhìn chung, trên bình diện thế giới, hầu hết các nước đều quan tâm đến việc phát triển ngành dệt may và xác định rõ vai trò quan trọng của nó trong quá trình công nghiệp hoa và phát triển kinh tế đất nước. Dường như điều đó đã trở thành quy luật phổ biến đối với các nước phát triển trước đây và các nước đang phát triển hiện nay nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống dân sinh về nhu cầu thiết yếu may mặc. 1.2.3. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoa Thực tế cho thấy, phát triển ngành công nghiệp dệt may tất yếu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoa - hiện đại hoa đất nước. Đ ố i với tất cả các nước, hàng dệt may thuểc nhu cầu rất thiết yếu. Do đó, sau khi giải quyết được cái ăn, việc phát triển công nghiệp dệt may là quy luật tất yếu nhằm tiếp tục giải quyết dứt điểm cái mặc, đảm bảo ổn định và nâng cao mức sống xã hểi. Đ ó là cơ sở đảm bảo thành công cho mục tiêu công nghiệp hoa. Như trên đã nói, ngành công nghiệp dệt may có quan hệ hữu cơ đến nhiều ngành kinh tế khác với những mức để chi phối không giống nhau. M ỗ i bước tiến trong sự phát triển công nghiệp dệt may đều có ảnh hưởng nhất định đến nhiều ngành khác. T H ưV ỉ ầ fc: ĩ Ru-bNũ DAI K)C NGOAI Ui Hoa tì 17 ĐT- w U Ị — i. luis
  20. Trước hết, phát triển ngành dệt may thúc đẩy trực tiếp tình hình mở rộng nông nghiệp với cơ cấu phát triển toàn diện, đa dạng theo hướng công - nông nghiệp. Trên thực tế, khi phát triển công nghiệp dệt may ở Anh hay nhiều nước phát triển khác, ngành chăn nuôi cừu sẽ được phát triển nhằm đảm bảo nguyên liệu lông cừu cho ngành dệt. Ngành chăn nuôi cừu đến lượt nó lại đòi hỏi mở rộng diện tích đồng cỏ và do đó diện tích cây lương thực hay nông sản khác bị thu hắp. Vậy là ngành dệt may một khi phát triển đã chi phối sâu sắc cơ cấu nông nghiệp giữa chăn nuôi với trồng trọt cũng như giữa các tiểu ngành trồng trọt với nhau theo hướng công nghiệp hoa. Bên cạnh đó, ngành dệt may phát triển còn đòi hỏi cả việc mở rộng diện tích trồng bông, đay, dâu tằm..,, lại một lần nữa làm thay đổi sâu sắc cơ cấu ngành và tiểu ngành trong nông nghiệp. Phát triển công nghiệp dệt may còn kéo theo sự phát triển của các ngành hoa than, hoa dầu nhằm phục vụ trực tiếp các công nghệ nhuộm, tẩy, hấp.,, cho bản thân ngành dệt may. Do vậy, ngành dệt may, một cách gián tiếp, lại kích thích ngành khai thác than va dầu mỏ phát triển. Công nghiệp dệt may phát triển cũng mở rộng nhu cầu máy móc thiết bị dệt may và do đó thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo thiết bị nhắ. Theo xu hướng đó, các ngành chế tạo thiết bị nặng được mở rộng. Quá trình này kích thích nhu cầu tăng nhanh về máy móc thiết bị trong khu vực công nghiệp nặng và công nghiệp nhắ. Do vậy, công nghiệp luyện k i m và khai khoáng được mở rộng. Các hoạt động sản xuất được phát triển tất yếu sẽ thúc đẩy giao thông vận tải và hạ tầng cơ sở cũng thay đổi sâu sắc theo hướng gia tăng. Như vậy, ngành công nghiệp dệt may một k h i phát triển sẽ góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân một cách toàn diện và sâu sắc theo hướng công nghiệp hoa và diện đại hoa đất nước. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển của ngành dệt may trong tiến trình công nghiệp hoa cũng thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch lao động xã hội từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong m ỗ i khu vực nông nghiệp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0