Luận văn: NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO - HƯỚNG ĐI CẦN THIẾT NHẰM XÓA BỎ CHÊNH LỆCH GIÀU - NGHÈO TẠI VIỆT NAM
lượt xem 27
download
Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu - nghèo ngày càng cao. Và như vậy sẽ có một tỷ lệ lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO - HƯỚNG ĐI CẦN THIẾT NHẰM XÓA BỎ CHÊNH LỆCH GIÀU - NGHÈO TẠI VIỆT NAM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO - HƯỚNG ĐI CẦN THIẾT NHẰM XÓA BỎ CHÊNH LỆCH GIÀU - NGHÈO TẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
- 2 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu - nghèo ngày càng cao. Và như vậy sẽ có một tỷ lệ lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống t ài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy hệ thống TCVM ngày càng phát triển rộng khắp toàn quốc nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của hầu hết người nghèo. Việc đòi hỏi một hệ thống TCVM hoàn hảo là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế phát triển của Việt Nam vì hoạt động TCVM được xem là một công cụ hữu hiệu trong chiến lược XĐGN của các nước đang phát triển. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn nghiên cứu một hướng tiếp cận mới của TCVM đó chính là mô hình Grameen Bank - ngân hàng cho người nghèo của Muhammad Yunus và hướng tới xây dựng mô hình này sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng những vấn đề được đề cập trong bài nghiên cứu này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đối với ai quan tâm tới sự phát triển của TCVM ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục t iêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu về mô hình Ngân hàng Grameen cũng như những thành tựu của nó trên thế giới. Bên cạnh đó, đề t ài còn nghiên cứu thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cùng với nhu cầu tín dụng vi mô ngày càng cao của người nghèo. Đề tài xoáy sâu vào thực trạng áp dụng phương pháp Grameen của một số TCTCVM tại Việt Nam qua đó thấy được thành tựu cũng như những hạn chế của các tổ chức này. Cuối cùng thông qua các cơ hội và thách thức, chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mô hình Grameen Bank tại Việt Nam, cũng như cải thiện môi trường TCVM nhằm tạo điều kiện cho mô hình này phát triển. 3. Nội dung nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình Ngân hàng Grameen. Phạm vi ứng dụng của mô hình này r ất rộng, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn việc ứng dụng mô hình vào mảng tín dụng vi mô - cho vay người nghèo.
- 3 Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2004 đến nay. Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận, nhưng chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thống kê - mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch - quy nạp, phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn để khái quát những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Về thu thập số liệu chúng tôi sử dụng 2 phương pháp: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua thu thập các nguồn thông tin từ internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp cơ sở tín dụng CEP và chính quyền địa phương, phỏng vấn hộ gia đình có thu nhập thấp bằng bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời. 5. Đóng góp của đề tài: Với sự phát triển của những hình thái kinh tế như hiện nay thì sự phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tới thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như nhu cầu của người dân nghèo đối với nguồn vốn tín dụng. Như vậy, thứ nhất đề tài của chúng tôi sẽ mang tới cái nhìn khái quát nhất về sự cần thiết phải có một định chế t ài chính nhằm giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Thứ hai, chúng tôi cung cấp những giải pháp cùng những kiến nghị nhằm hiện thực hóa hơn đề tài của mình. Chúng tôi hy vọng, nếu đề tài này được áp dụng một cách rộng rãi, khoa học thì sẽ có tác dụng to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay. 6. Hướng phát triển của đề tài Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm những mô hình cho vay người nghèo khác trên thế giới nhằm tích hợp những lợi điểm của những mô hình này cùng với việc mở rộng thêm phạm vi khảo sát nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo để hoàn thiện hơn nữa mô hình Grameen Bank khi áp dụng tại Việt Nam.
- 4 MỤC LỤC Tóm tắt công trình .......................................................................................................... 2 Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ 6 Chương 1: Cơ sở lý luận................................................................................................ 7 1. Giải thích các thuật ngữ liên quan. ............................................................................... 7 2. Mô hình Grameen Bank............................................................................................... 9 2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank. ................................................................... 10 2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen. ............................................... 10 2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Grameen. .................. 11 2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hình Grameen Bank. ........................ 12 2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác. ... 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 16 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. ..................................... 17 1. Thành quả của Grameen. ........................................................................................... 17 1.1 Ở các nước nghèo. ............................................................................................. 17 1.1.1 Haiti ......................................................................................................... 17 1.1.2 Ghana........................................................................................................ 17 1.2 Ở các nước đang phát triển. ................................................................................ 18 1.2.1 Trung Quốc .............................................................................................. 18 1.2.2 Ấn Độ ...................................................................................................... 19 1.3 Ở các nước phát triển ......................................................................................... 20 1.3.1 Mỹ ............................................................................................................ 20 1.3.2 Mehico ..................................................................................................... 21 2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. .......................................... 21 2.1 Sơ lược về tình hình nghèo tại Việt Nam. ........................................................... 21 2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. ............ 24 2.2.1 Ngân hàng Thương mại. ............................................................................ 24 2.2.2 Các tổ chức TCVM không sử dụng phương pháp Grameen. ...................... 25 2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). ........................................... 25 2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam........... 28 2.2.3 Các TCTCVM sử dụng phương pháp Grameen. ........................................ 30
- 5 2.2.3.1 Quỹ trợ vốn CEP. .......................................................................... 30 2.2.3.2 Quỹ T ình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. .................................... 35 2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7. ............................................................. 38 2.3 Khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình. .................................... 41 2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. ........... 44 2.4.1 Cơ hội. ...................................................................................................... 44 2.4.2 Thách thức. ............................................................................................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ............................................................................................. 50 Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. ..................................................................................................................... 52 1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. ........................................................................ 52 1.1 Giải pháp về khách hàng. ................................................................................... 52 1.2 Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ. ....................................................................... 53 1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả. .................................................. 56 1.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro. ....................................................................... 58 2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank.59 2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu t ư. ............................................................................. 59 2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ. ................................................................. 60 2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực..................................................................... 61 2.4 Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh. .............................. 61 3. Một số kiến nghị. ....................................................................................................... 62 3.1 Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM. ................................ 62 3.2 Kiến nghị về môi trường kinh tế vĩ mô. .............................................................. 63 3.3 Kiến nghị với chính quyền địa p hương, TCTCVM, người vay vốn. ................... 64 3.4 Kiến nghị về mở rộng và cơ cấu lại hệ thống TCVM. ......................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 68 Danh mục tài liệu tham khảo. ...........................................................................................I Danh mục phụ lục ......................................................................................................... III Danh mục bảng ..................................................................................................... XXVIII Danh mục biểu ..........................................................................................................XXX
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bảo hiểm vi mô. BHVM: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. CEP: Công nghệ thông tin. CNTT: Ngân hàng Chính sách Xã hội. NHCSXH: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. NHNo&PTNTVN: Ngân hàng Nhà nước. NHNN: Ngân hàng Thương mại. NHTM: Ngân hàng Thương mại Cổ phần. NHTMCP: Tổ chức Tài chính vi mô. TCTCVM: TCVM: Tài chính vi mô. Quỹ tình thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. TYM: Uỷ ban Nhân dân. UBND: Ngân hàng Chính sách Xã hội. VPSB: XĐGN: Xoá đói giảm nghèo.
- 7 Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Giải thích các thuật ngữ liên quan. TCVM: TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). Thuật ngữ này đề cập đến dịch vụ t ài chính cho các khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng; tuy nhiên, một số TCTCVM cũng cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Cùng với các trung gian tài chính, rất nhiều TCTCVM cung cấp các dịch vụ mang tính xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự tin, và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng quản lý giữa các thành viên trong một nhóm. Do đó, định nghĩa TCVM thường bao gồm 2 yếu tố: trung gian t ài chính và trung gian xã hội. TCVM không đơn giản chỉ là công cụ ngân hàng, nó là một công cụ phát triển. TCVM thường đề cập đến: - Các khoản vay nhỏ, đặc biệt là các món vay để làm vốn luân chuyển. - Thẩm định phi chính thức về người vay và các hoạt động đầu tư của họ. - Các hình thức ký quỹ thay thế tài sản thế chấp như bảo lãnh nhóm và tiết kiệm bắt buộc. - Vay nhiều lần và số tiền vay lớn dần dựa trên thực trạng hoàn trả vốn vay, giải ngân nhanh gọn và giám sát. - Các sản phẩm tiết kiệm an toàn và tạo sự tin tưởng cho người gửi tiền. Các TCTCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ, các tổ nhóm cho vay và tiết kiệm, các hiệp hội tín dụng, các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng của các TCTCVM thường là những người làm ăn cá thể điển hình, những doanh nghiệp có thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn. Khách hàng thường là các thương gia, những người buôn bán rong trên hè phố, những hộ nông dân nhỏ, những người làm nghề dịch vụ thu nhập thấp, thợ thủ công và những người sản xuất nhỏ như đánh giầy, thợ may. Thông thường công việc của họ mang lại nguồn thu nhập ổn định (thường là từ nhiều hoạt động khác nhau). Thông thường ở nước ta có 3 nhóm cung cấp dịch vụ TCVM: - Khu vực chính thức gồm hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hộ i và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- 8 Chương 1: Cơ sở lý luận. - Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội. - Khu vực phi chính thức là các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí vay nặng lãi… Tín dụng vi mô: theo nghị định 28/2005/NĐ - CP, tín dụng quy mô nhỏ là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc không có t ài sản bảo đảm đối với các hộ gia đ ình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Một số mô hình tín dụng vi mô thường gặp: - Tín dụng vi mô không chính thức theo truyền thống (ví dụ, tín dụng của ng ười cho vay nặng lãi, tiệm cầm đồ, những khoản vay mượn bạn bè, tín dụng tiêu dùng từ những thị trường không chính thức…). - Tín dụng vi mô dựa trên các hoạt động thông qua các ngân hàng chuyên biệt (ví dụ tín dụng nông nghiệp, tín dụng chăn nuôi, tín dụng ngư nghiệp, tín dụng thủ công…). - Tín dụng nông thôn thông qua các ngân hàng chuyên biệt. - Tín dụng hợp tác (tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, ngân hàng tiết kiệm...). - Tín dụng vi mô tiêu dùng. - Tín dụng vi mô dựa vào hiệp hội các ngân hàng của các tổ chức phi chính phủ. - Tín dụng vi mô theo kiểu Grameen hoặc tín dụng Grameen. - Các hình thức khác của tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ. - Các hình thức khác của tín dụng vi mô không thế chấp, không phải của các tổ chức phi chính phủ. Phương pháp tiếp cận TCVM: - Cho vay cá thể: cho vay cá thể là việc cung ứng tín dụng cho các cá nhân không phả i là thành viên của một nhóm cùng chịu trách nhiệm hoàn trả. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũi với các khách hàng cá thể để cung cấp các dịch vụ tín dụng được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Mô hình cho vay này đặc biệt thành công với những doanh nghiệp sản xuất, ở thành thị, có quy mô lớn và có tài sản thế chấp hoặc có một người bảo lãnh tự nguyện. Tại nông thôn, cho vay cá thể có thể cũng thành công với những trang trại nhỏ.
- 9 Chương 1: Cơ sở lý luận. - Cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen: mô hình cho vay này được phát triển bởi Ngân hàng Grameen của Bangladesh nhằm phục vụ những phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động tạo thu nhập. Mô hình này khá phổ biến ở châu Á. Hội tín thác Grameen có trên 40 mô hình mô phỏng tại châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Khách hàng đến từ vùng nông thôn và thành thị và thường là (nhưng không phải duy nhất) phụ nữ từ các nhóm hộ có thu nhập thấp đang theo đuổi hoạt động tạo thu nhập. - Cho vay theo nhóm tương hỗ Mỹ La Tinh: mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến từng thành viên trong các nhóm kho ảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo cho món vay để thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán hàng ở chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mô hình được phát triển bởi tổ chức ACCION International ở Mỹ La Tinh và đã được áp dụng bởi nhiều TCTCVM. - Ngân hàng làng xã: là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ t ài chính ở vùng nông thôn, xây dựng 1 nhóm tự hỗ tại cộng đồng và giúp các thành viên tích lũy các khoản tiết kiệm. Mô hình được phát triển vào những năm 80 bởi tổ chức Hỗ Trợ Cộng Đồng Quốc Tế. Số lượng thành viên của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó đều là phụ nữ. Việc ai đó được coi là thành viên thường dựa vào sự tự lựa chọn. Ngân hàng thường được tài trợ bởi việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các TCTCVM. - Ngân hàng làng xã tự quản: (Hiệp Hội Tiết Kiệm và Cho Vay): được thiết lập và quản lý bởi các hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với ngân hàng làng xã phục vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm 30 đến 50 người. Mô hình này khởi xướng bởi một tổ chức phi chính phủ của Pháp, Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển quốc tế vào giữa năm 1980. 2. Mô hình Grameen Bank. Ngân hàng Grameen là một TCTCVM khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (được gọi tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống dựa trên ý tưởng người nghèo có các kỹ năng mà không được tận dụng hết. Ngân hàng cũng nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực, hướng phát triển bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng. Tổ chức này và người thành lập, Muhammad
- 10 Chương 1: Cơ sở lý luận. Yunus, được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 “vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên." 2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank. Có lẽ những ai hoạt động trong lĩnh vực TCVM đều biết đến cái t ên Muhammad Yunus với mô hình Ngân hàng Grameen nổi tiếng - ngân hàng cho người nghèo được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006. Muhammad Yunus sinh ngày 28/6/1940 ở Chittagong, tỉnh Bengal của Ấn Độ (nay là nước Bangladesh). Ông là con thứ 3 trong gia đình 9 người con. Từ nhỏ, Yunus đã tỏ ra rất thông minh và luôn tìm hiểu tường tận về những gì được dạy ở trường. Năm thi tú tài, ông đứng hạng thứ 16 trong tổng số 39.000 học sinh. Năm 1957, Yunus theo học ng ành kinh tế tại Đại học Dhaka, tốt nghiệp năm 1960 và lấy bằng thạc sĩ năm 1961. Sau khi ra trường, Yunus vào dạy tại Đại học Chittagong trước khi nhận học bổng Fullbright để sang Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Trường Đại học Vanderbilt năm 1969. Từ năm 1969 đến năm 1972, Yunus là giáo sư phụ giảng môn kinh tế học tại Đại học Middle Tennessee State tr ước khi quay trở về Bangladesh, nơi ông giảng dạy tại Đại học Chittagong. 2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen. Nạn đói khủng khiếp năm 1974 tại Bangladesh khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng đã làm cho Giáo sư Yunus phải để ý đến vấn đề XĐGN tại nước ông. Ý tưởng của ông phát sinh năm 1976, khi thăm một trong những ngôi làng nghèo ở Bangladesh, Yunus phát hiện ra rằng những khoản cho vay nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt khủng khiếp cho những người nghèo. Ông đã thấy một ví dụ cụ thể trước mắt, một phụ nữ đẽo gọt những chiếc ghế tre, không có được lãi vì cô ấy không có được tiền để mua nguyên liệu tre thô. Thay vào đó, cô vay cây tre t ừ một lái buôn. Đổi lại, cô bán những chiếc ghế lại cho người buôn đó với giá chỉ 1 hoặc 2 xu nhiều hơn giá nguyên vật liệu. Thành ra, cô làm việc như một nô lệ. Bao nhiêu tiền để đem đến tự do kinh tế cho người phụ nữ đó? 25 xu! Ông Yunus lẩm nhẩm kế hoạch cho vay, vì ông luôn chống lại chuyện cho không - nhưng ông trước tiên tìm hiểu xem có bao nhiêu người cần cho vay? Nói chuyện với những hàng xóm, ông tìm ra tất cả 42 người. Và ông cho họ vay tại chỗ 27 đô la từ số tiền trong túi. Hạnh phúc đã đến với 42 phụ nữ khi họ thoát khỏi sự nô lệ và nhục nhã về nhân phẩm, chỉ với sự giúp đỡ rất nhỏ về kinh tế. Và ông muốn tiếp tục giúp
- 11 Chương 1: Cơ sở lý luận. những người nghèo. Ý tưởng về “tín dụng vi mô” những món tiền cho vay nho nhỏ nhưng theo đúng quy t ắc tín dụng phát sinh từ đó. Từ những ý t ưởng này ông đã xây dựng nên mô hình Ngân hàng Grameen. 2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Từ ý tưởng trên Yunus đã liên hệ với nhà băng mong được giúp đỡ. Nhưng nhà băng chẳng giúp được gì. “Những người nghèo không có giá trị kinh tế gì để cho vay”. Không nản, ông tìm cách thuyết phục nhà băng bằng cách nhóm những người nghèo lại để vay những khoản nhỏ. Năm 1976, ông ký bảo đảm để vay một khoản 300 đô la cho họ. Ông Yunus tin rằng nếu được cho cơ hội, người nghèo sẽ trả lại được tiền và TCVM sẽ sống sốt như một mô hình kinh tế. Năm 1983, giáo sư Yunus được Ngân Hàng Trung Ương Bangladesh chấp nhận cho mở Ngân hàng Grameen. Để đảm bảo việc hoàn vốn vay, ngân hàng sử dụng “nhóm đoàn kết”, một nhóm những người nghèo xin vay cùng nhau, và mỗi người trong nhóm đóng vai trò như là một “người bảo đảm” cho việc trả nợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế. Ngân hàng Grameen đã cho vay hơn 8 tỉ đô la từ năm 1983 cho khoảng hơn 8 triệu người nghèo trong đó 97% là phụ nữ. Ông Yunus cho biết, tỷ lệ ho àn trả của ngân hàng là trên 98%. Ðến tháng 3/1995, sau 18 năm thí nghiệm ở làng Jobra, Ngân hàng Grameen đã đạt tới con số tiền cho vay là một tỷ đôla Mỹ. Hai năm sau, năm 1997, con số này đã gấp đôi, lên tới 2 tỷ đôla Mỹ. Lúc đầu, Grameen được Chính phủ góp vốn đầu tư, nhưng từ năm 1995 Ngân hàng Grameen hoàn toàn tự túc. Ðến nay, 94% số cổ phần là do các nông dân nghèo làm chủ. Theo Giáo sư Muhammad Yunus thì đến cuối năm 2004 trên thế giới đã có 3.100 tổ chức có mô hình giống như Ngân hàng Grameen ở nhiều quốc gia, từ những nước nghèo như Uganda đến những thành phố giàu có như New York, Chicago ở Mỹ. Các tổ chức này đã tiếp cận với 92 triệu người vay tiền, trong số đó gần 67 triệu là những người nghèo nhất, được vay món tiền đầu tiên từ một ngân hàng thương mại. Từ năm 1983 đến 2006, riêng ở Bangladesh Ngân hàng Grameen đã cho vay tổng cộng gần 6 tỷ đôla Mỹ cho 6.6 triệu khách hàng. Mỗi năm, ngân hàng cho vay khoảng 500 triệu đôla Mỹ, trung bình mỗi món vay là 100 đô la Mỹ. Ngân hàng ngày nay tiếp tục mở rộng phạm vi biên giới và vẫn cung cấp tín dụng cho người nghèo nông thôn. Vào giữa năm 2006, số lượng chi nhánh Ngân hàng Grameen Bank vượt qua con số 2.100. Thành công của nó truyền cảm hứng cho các dự án t ương tự trên thế giới. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 168 bản sao của Grameen Bank tại 44 quốc gia. Mỗi tuần, một bản sao
- 12 Chương 1: Cơ sở lý luận. mới của Grameen Bank lại được ra đời ở một nơi nào đó. Tham vọng của Grameen là cho vay tín dụng cho khoảng 1.3 tỷ người nghèo nhất thế giới cho đến năm 2025. Đây là lần đầu tiên một giáo sư kinh tế học và ngân hàng do ông sáng lập được nhận giải Nobel Hoà bình và có thể khẳng định chắc chắn một điều, giải Nobel Ho à bình 2006 đã tìm được người chủ xứng đáng. Trong hơn 30 năm hoạt động không ngừng nghỉ, giáo sư Muhammad Yunus đã cho cả thế giới thấy được con người sẽ sống hòa bình hơn khi những bất công xã hội được giảm bớt, khi số người nghèo giảm đi không phải vì các chính sách viện trợ có tính cách bố thí, mà vì những người nghèo tự tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và biết hãnh diện về giá trị của chính họ. Và, Grameen cũng đã đi tiên phong trong hoạt động nâng cao địa vị của người phụ nữ trong một xã hội mà tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu từ hàng nghìn năm nay. Có thể nói ngân hàng thành công nhờ chính mục tiêu của mình: - Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo. - Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi. - Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh. - Kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mô hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ. - Chuyển đổi từ chu kì lẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu t ư thấp” thành chu kì tiến bộ hơn “thu nhập thấp, bơm tín dụng, đầu tư, thu nhập cao hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn”. 2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hình Grameen Bank. Chúng ta có thể thấy nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Grameen khá đơn giản. Grameen xây dựng cứ điểm ngân hàng nhỏ ở mỗi vùng dân nghèo. Tức ngân hàng ở ngay nơi người nghèo có nhu cầu vốn. Mỗi ngân hàng nhỏ như vậy sẽ chỉ có vài nhân viên được huấn luyện khoảng 6 tháng. Họ đi t ìm người để cho vay, chứ không đợi người đến vay như ở các ngân hàng thông thường. Họ đi điều tra nghiên cứu tình hình trong vùng, chọn đối tượng cho vay từ những người cùng khổ nhất. Lập ra những tổ 5 người đối tượng vay, gồm những người không có quan hệ bà con, ruột thịt với nhau, có thể là hàng xóm láng giềng. Trong quá trình huấn luyện ban đầu, tổ 5 người này học hỏi cách thức của Ngân hàng Grameen, và học hỏi lẫn nhau về việc vay vốn, kinh doanh, rồi lập kế hoạch, và hỗ trợ nhau thực hiện. Hai người nghèo nhất
- 13 Chương 1: Cơ sở lý luận. được vay trước, mỗi tuần phải trả một phần nợ, tích lũy một phần khác, thường là 1% tiền lời, còn lại cho thêm vào tiền vốn. Các người khác trong tổ giúp đỡ, động viên, kiểm điểm để việc hoàn trả được thực hiện đều đặn. Khi hai người đầu tiên trả xong nợ, hai người tiếp theo sẽ được vay. Và cuối cùng là tổ trưởng được vay. Khả năng tín dụng của mỗi người trong nhóm bị ràng buộc lẫn nhau, nếu một người không trả nợ thì những người kia cũng bị ngưng cấp tín dụng. Tổ 5 người quyết định và kiểm soát mọi việc, nhân viên ngân hàng cung cấp tài liệu, tư vấn và hướng dẫn về các dịch vụ vi t ài chính của Grameen. Các cứ điểm ngân hàng như thế mang nặng tính địa phương phải tự túc phát huy nhân lực vật lực địa phương, và nỗ lực sinh lợi để sống còn. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Grameen là cung cấp tín dụng mà không cần thế chấp tài sản cho người nghèo trong tất cả các hoạt động kinh tế. Ngân hàng cũng chấp nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại trừ các giao dịch ngoại tệ, tiến hành quan sát, nghiên cứu và xuất bản số liệu thống kê về cải cách kinh tế đối với người nghèo. Ngân hàng đảm bảo thu nhập từ các dự án sản xuất cho người nghèo, đầu tư vào trái phiếu chính phủ, hướng dẫn người nghèo cách thức đầu tư vào các dự án kinh doanh nhỏ và tiểu thủ công nghiệp. Có 4 loại hình cho vay do ngân hàng đề ra: vay cơ bản, vay phát triển nhà, vay phát triển giáo dục và cho vay hỗ trợ khó khăn. Những điều trên được đảm bảo thực hiện tốt là nhờ một hệ thống được kết hợp chặt chẽ bởi tập hợp các giá trị ngân hàng và xã hội. Đó là 4 hệ thống nền tảng của Ngân hàng Grameen bao gồm: 16 cam kết của người đi vay, 10 tiêu chí đánh giá nghèo đói, 6 nguyên t ắc của hệ thống cấp phát tín dụng và 10 nguyên tắc hoạt động của ngân hàng (Phụ lục 2.4). Chính nhờ vào những giá trị cốt lỗi tự đề ra của mình, mà Ngân hàng Grameen đã thực hiện những chính sách tín dụng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của người dân nghèo, tạo một hiệu ứng kinh tế xã hội đặc biệt. 2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác. Mô hình Grameen Bank đã tạo nên một tiếng vang lớn trên toàn thế giới nhờ sự khác biệt của nó so với các ngân hàng thông thường. Chính sự khác biệt này đã tạo nên thành công to lớn của mô hình Ngân hàng Grameen trong công cuộc loại trừ đói nghèo.
- 14 Chương 1: Cơ sở lý luận. Ngân hàng thông thường Ngân hàng Grameen - Dựa trên nguyên tắc là bạn càng có nhiều - Grameen không dựa trên nguyên tắc này. của cải thì bạn càng có thu nhập cao. - Dựa vào thế chấp - Không cần thế chấp - Cho vay dựa vào việc đánh giá sở hữu vật - Cho vay dựa trên việc đánh giá năng lực chất của một con người. của một con người. Grameen tin tưởng rằng tất cả nhân loại, bao gồm cả những người nghèo khổ nhất, đều được trời phú cho năng lực tiềm tàng vô tận. - Mục tiêu bao quát của ngân hàng là tăng - Mục tiêu của ngân hàng là đem lại dịch hết mức lợi nhuận, nên khách hàng của họ vụ tài chính cho người nghèo, đặc biệt là chủ yếu là những người giàu. phụ nữ và những người cùng khổ để giúp họ chiến đấu với đói nghèo, tạo ra thu nhập và vững chắc tài chính. - Chi nhánh thường đặt gần khu vực - Các chi nhánh của ngân hàng được đặt tại thương mại và trung tâm đô thị, thành thị. những vùng nông thôn. - Luôn có ràng buộc pháp lý giữa người - Không hề có ràng buộc pháp lý nào giữa cho vay và người vay. người cho vay và người vay. - Khi người vay nợ quá hạn đã cam kết, - Phương thức Grameen cho phép người ngân hàng sẽ chuyển sang chế độ “phạt”. vay tái sắp xếp lại khoản nợ mà không làm họ cảm thấy họ đã vi phạm. - Khi một khách hàng gặp trở ngại, ngân - Khi khách hàng gặp trở ngại, ngân hàng hàng lo lắng cho số tiền của họ, và cố gắng cố gắng hơn để giúp đỡ người gặp khó hết sức để thu hồi tiền cho vay, bao gồm cả khăn, và nỗ lực hết sức để giúp họ lấy lại việc tiếp quản tài sản thế chấp. sức mạnh và vượt qua gian khó. - Tiền lãi áp dụng trong trường hợp các - Không có trường hợp nào mà tổng tiền lãi món nợ dồn quá hạn có thể tăng gấp đôi có thể đạt bằng mức vốn vay, cho dù món tiền số tiền vay. nợ tồn đọng kéo dài bao lâu. Sau khi tiền lãi đã bằng với vốn vay rồi thì không tính
- 15 Chương 1: Cơ sở lý luận. lãi thêm nữa. - Không quan tâm đến hậu quả của việc - Quan tâm nhiều đến việc giám sát học truy thu nợ khiến gia đình người vay sẽ ra hành của trẻ em, chuyện nhà cửa, chuyện vệ sinh, cách tiếp cận nguồn nước uống sao. sạch và khả năng chống đỡ thiên tai và các trường hợp khẩn cấp của họ, giúp cho người vay xây dựng quỹ hưu cho bản thân, và các hình thức tiết kiệm khác. - Tính lãi suất theo lãi kép. - Tính lãi suất theo lãi đơn. - Do người giàu làm chủ. - Do người nghèo làm chủ. Ngoài ra điểm nổi bật của hệ thống Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng thông thường còn được thể hiện bởi hệ thống tín dụng vi mô Grameen: - Nó triển khai tín dụng như một nhân quyền. - Nhiệm vụ của nó là giúp những gia đình nghèo tự giúp mình vượt qua đói nghèo. Nó hướng vào người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo. - Đặc điểm khác biệt của tín dụng Grameen là nó không dựa vào bất cứ hợp đồng thế chấp hay cưỡng chế pháp lý nào. Nó dựa vào “sự tin tưởng”, không dựa trên các thủ tục và hệ thống luật pháp. - Nó được đưa ra để tạo nên sự tự tuyển dụng nhằm các hoạt động đem lại thu nhập và nhà cửa cho người nghèo, đối nghịch với tín dụng tiêu dùng. - Về bản chất nó đối nghịch với tín dụng thông thường của các ngân hàng, vốn từ chối người nghèo vì xếp họ vào hạng “không đáng giao dịch”. Kết quả là nó phản bác các phương thức căn bản việc cho vay thông thường và tạo ra cho mình những cách thức riêng. - Nó cung cấp dịch vụ tận cửa đến người nghèo dựa trên quan điểm rằng người ta không cần phải đến ngân hàng mà ngân hàng nên đến với người ta. - Để được vay thì người vay phải gia nhập vào trong một tổ những người đi vay - Người vay tiền vay theo trình tự liên hoàn. Người vay tiền có thể tiếp tục vay lại lần nữa nếu đã thanh toán nợ cũ. - Tất cả tiền vay sẽ được trả theo từng đợt (hàng tuần, mỗi 2 tuần). - Người vay có thể cùng lúc vay nhiều khoản tín dụng khác nhau.
- 16 Chương 1: Cơ sở lý luận. - Chương trình tiết kiệm vừa là nghĩa vụ và vừa là tự nguyện đối với người vay. - Thông thường, tiền vay vốn được cung cấp bởi những tổ chức phi lợi nhuận hay những hiệp hội do chính những người đi vay thành lập. Nếu nó được cung cấp bởi những tổ chức phi lợi nhuận không phải do những người vay làm chủ, người ta cố gắng để giữ cho lãi suất luôn gần tương đương với mức có thể chấp nhận của chương trình hơn là đem lại lãi suất hấp dẫn cho nhà đầu tư. Quy tắc chủ chốt của tín dụng Grameen là giữ cho lãi suất càng gần càng tốt với lãi suất thị trường, vốn chiếm ưu thế trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng thương mại, mà không bị lỗ liên tục. Trong việc qui định lãi suất, lãi suất thị trường được xem như là một lãi suất tham khảo hơn là lãi suất của người cho vay. Hướng tới người nghèo là nhiệm vụ không thể bàn cãi. Vươn tới sự bền vững là mục đích định hướng. Tín dụng phải đạt tới tiêu chí bền vững càng sớm càng tốt, nhờ đó nó có thể vươn ra ngoài tầm với mà không cần phải tài trợ. - Tín dụng Grameen ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng vốn xã hội. Nó được xúc tiến qua việc thành lập các tổ nhóm và trung tâm, phát triển chất lượng lãnh đạo qua việc bình bầu hàng năm các tổ trưởng, lãnh đạo trung tâm, bình chọn Ban quản trị khi các hiệp hội do người vay làm chủ. Để phát triển một chương trình xã hội do những người vay thực hiện, tương tự như “16 điều quyết định”, sẽ có một quá trình bàn luận kỹ càng giữa những người vay và khuyến khích họ nghiêm túc chấp nhận và thi hành những điều này. Tín dụng này đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn vốn nhân lực và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Nó giám sát việc học hành của trẻ em, tặng học bổng và cho sinh viên vay để nâng cao giáo dục. Để hình thành nguồn vốn nhân lực, nó nỗ lực đưa kỹ thuật vào ví dụ như điện thoại di động, năng lượng mặt trời và quảng bá sử dụng lao động máy móc thay cho lao động chân tay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. Mô hình Grameen Bank là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với đại đa số người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc vận dụng mô hình mới này để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người dân nhất là những người nghèo là một vấn đề đáng được quan tâm. Với những đặc điểm riêng có cùng những nguyên tắc hoạt động không giống với mô hình ngân hàng truyền thống, mô hình Grameen Bank sẽ là một mô hình lý tưởng trong chiến lược XĐGN của nước ta.
- 17 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam 1. Thành quả của Grameen. Được thành lập vào năm 1983 tại Bangladesh, Grameen giờ đây đã trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới. Có thể nói hiệu ứng Grameen không chỉ có ở Bangladesh mà đã và đang lan rộng khắp châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh, vùng Trung Đông, mang lại ánh sáng thay đổi cuộc sống hàng triệu người dân nghèo. Mô hình Grameen Bank hiện nay đang có mặt ở nhiều nơi trên thế giới nhưng trong giới hạn bài nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra một số nước tiêu biểu để phân tích nhằm thấy rõ hơn thành tựu của Grameen trên thế giới. 1.1 Ở các nước nghèo. Ở các nước này, tỷ lệ người nghèo chiếm đa phần dân số. Việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện cuộc sống của họ rất khó khăn. Và Grameen Bank đã đến như một phương thuốc hữu ích giúp họ thoát khỏi lối mòn nghèo đói. 1.1.1 Haiti. Theo số liệu thống kê gần đây của Grameen Foundation 54% dân số của Haiti sống dưới mức 1.25 USD một ngày và 78% trên ít hơn 2.50 USD một ngày, tuổi thọ ở Haiti là 61 tuổi, 58% dân số không đủ ăn. Haiti là quốc gia nghèo nhất Tây Bán Cầu và có một lịch sử bất ổn định về chính trị, không cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, và mức độ mù chữ và thất nghiệp còn ở mức cao. Bên cạnh đó, nước này còn đang gánh chịu lạm phát cao và một món nợ quốc gia đang phát triển tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù có nhiều thách thức Haiti phải đối mặt, nhưng TCVM đã mang lại nhiều hy vọng, như ngành công nghiệp đã phát triển khoảng 40% giữa năm 2005 và 2007. Grameen Foundation đã hỗ trợ các hoạt động TCVM ở Haiti từ năm 2003. Tổ chức này hiện đang cung cấp các nguồn t ài chính đến Fonkoze, cũng như các dịch vụ thông qua các chương trình quản lý hoạt động xã hội. 1.1.2 Ghana. Ở Ghana có một nhu cầu rất lớn cho các dịch vụ t ài chính, nhưng ngành công nghiệp TCVM ở trong nước này còn non trẻ, chỉ đạt một phần nhỏ trong số các ước tính khoảng 3 triệu người sẽ được hưởng lợi. Phi tài chính không được kiểm soát bởi chính phủ, tổ chức t ài chính phi chính phủ hiện đang tiếp cận với những người nghèo, và các công ty cho vay tiền tiết kiệm, nằm ở khu vực đô thị, tập trung vào các khách hàng có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, các khu vực
- 18 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. nông thôn, đặc biệt là ở phía bắc Ghana, thực sự vẫn còn thiếu sự tiếp cận với tài chính. Số liệu thống kê gần đây cho thấy: tuổi thọ ở Ghana là 60 tuổi, tỷ lệ biết chữ là 65%, gần 1% trẻ em dưới 5 tuổi ở Ghana đang thiếu cân, gầ n 1/3 dân số sống dưới mức 1.25$ /ngày. Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải có một TCTCVM ở đây, Grameen Foundation bắt đầu hình thành và hoạt động ở Ghana trong năm 2008. Tổ chức này hiện đang làm việc với Sinapi Aba Trust và cung cấp tài chính cho Grameen Ghana và hiệp hội Maata-N-Tudu. Những TCTCVM này đang phục vụ gần 100.000 khách hàng. Ngoài TCVM, tổ chức Grameen đã đưa ra các công nghệ di động cho các sáng kiến y tế cộng đồng, được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Bill & Melinda Gates Foundation. Grameen Foundation hiện đang hợp tác với Đại học Y tế cộng đồng Columbia, các Dịch vụ Y tế Ghana, và Trung tâm nghiên cứu Y tế Dodowa. 1.2 Ở các nước đang phát triển. Cũng như ở các nước kém phát triển, cuộc chiến chống đói nghèo vẫn không ngừng diễn ra từng ngày ở các nước đang phát triển. Song song với mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ các nước này cũng đang tập trung vào mục tiêu xã hội hoá, xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo. Do đó rất cần một tổ chức tín dụng như Grameen giống như một giải pháp cho người nghèo ở những nước này. 1.2.1 Trung Quốc. Khác với các quốc gia khác, Trung Quốc là một minh họa điển hình trong công cuộc XĐGN trong vòng 25 năm qua. T ỷ lệ đói nghèo trong số những người nghèo nhất, những người sống dưới mức 1.25USD/ngày, đã giảm từ 85% đến 15. 9 % từ năm 1981 đến năm 2005. Tuy nhiên, nước này vẫn đang phải đối mặt với t ình trạng nghèo đói dai dẳng. Dân số Trung Quốc theo thống kê năm 2009 vào kho ảng hơn 1.3 t ỷ người trong đó 15.9% dân số sống trong cảnh nghèo đói, thu nhập ít hơn 1.25$ /ngày, Ngân hàng Thế giới cung cấp dữ liệu cho thấy rằng hơn 48% dân số Trung Quốc tiếp tục sống dưới mức nghèo khổ, thu nhập ít hơn 2.50 USD/ngày. Năm năm trở lại đây, dịch vụ TCVM của Grameen đạt tối thiểu là 10 triệu người nghèo ở Trung Quốc với ít nhất một nửa sinh sống tại các bộ phận nghèo Tây và Bắc của đất nước. Có thể thấy rằng việc cung cấp dịch vụ TCVM của Ngân hàng Grameen vẫn chưa thấm tháp g ì đối với nhu cầu của người nghèo nước này, nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận công sức của Grameen trong công cuộc XĐGN trên thế giới. Bên cạnh đó giờ đây, chính phủ Trung
- 19 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. Quốc ngày càng quan tâm hơn t ới sự tăng trưởng và mở rộng thị trường TCVM, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng vi mô thực hành và áp dụng rộng rãi TCVM, cung cấp các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển TCVM, tổ chức t ài chính, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước đã trở nên ngày càng quan tâm đến TCVM… Thấy được thực trạng TCTCVM cùng với việc phân tích kỹ lưỡng thị trường Trung Quốc, Grameen Foundation hình thành ba lĩnh vực quan trọng thuộc chuyên môn của họ có thể tác động ngay lập tức đến đói nghèo thông qua TCVM: Đảm bảo tài chính được phân bổ đầy đủ cho các tổ chức TCVM. Đảm bảo rằng những người nghèo và nghèo nhất đang được tiếp cận các dịch vụ TCVM. Đảm bảo rằng các tổ chức TCVM có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu tín dụng tại chỗ. Các vấn đề của nghèo đói không thể được giải quyết bởi một mình Grameen Foundation. Cùng hợp tác và là đối tác với các tổ chức địa phương và quốc tế tại Trung Quốc, Grameen Foundation không chỉ cùng họ phục vụ người nghèo, mà còn cùng chung một mục đích với họ trong cam kết xóa đói giảm nghèo. 1.2.2 Ấn Độ. Ấn Độ chiếm 1/3 số người nghèo trên thế giới. Ở Ấn Độ, 76% dân số sống dưới mức nghèo khổ là 2.50$/ngày, khoảng 87% người nông dân nghèo ở nông thôn vẫn không được tiếp cận với tín dụng chính thức. Mặc dù các tổ chức TCVM Ấn Độ tiếp cận với một số lượng người đi vay ấn tượng 15 triệu người, tuy nhiên đó vẫn chỉ là số nhỏ trong tổng nhu cầu ước tính là hơn 90 triệu người nghèo. Nhu cầu về TCVM trong các cộng đồng nghèo vượt xa nguồn cung của nó. Hơn 65 triệu hộ gia đình nghèo không tiếp cận với TCVM, mà phần lớn là do sự phân phối không hiệu quả của dịch vụ t ài chính cho họ. Các tổ chức TCVM đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu nhưng họ đã không có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu c ầu này. Nắm bắt được nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo tại Ấn Độ, năm 2000 Grameen Foundation đã tiến vào hoạt động ở Ấn Độ và có một sự hiểu biết sâu sắc về tình hình nghèo đói Ấn Độ. Grameen Foundation đã cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho một số tổ chức hàng đầu và phát triển nhanh nhất ở nước này. Tính đến tháng 3/2009, các tổ chức TCVM ở Ấn Độ là đối tác của Grameen Foundation đang đạt được trên 6.700.000 khách hàng. Ngoài hỗ trợ đối tác, Grameen Foundation đã cung cấp chương trình đào tạo và dịch vụ quan trọng cho các ngành công nghiệp TCVM Ấn Độ như sau:
- 20 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. - Giúp TCTCVM Ấn Độ tận dụng nhiều hơn 78.000.000 USD t ừ ngân hàng địa phương thông qua bảo lãnh vay vốn và các chương trình tài trợ. - Thành lập Grameen Capital India một liên doanh với IFMR Trust và Citigroup, nhằm giúp các TCTCVM tiếp cận nguồn vốn vốn đáng kể với chi phí thấp. - Tạo điều kiện cho các TCTCVM tiếp xúc với các thông lệ quốc tế và học hỏi kinh nghiệm nhằm tăng cường hoạt động quản lý tại tổ chức của mình. Grameen Foundation đã giúp TCVM tiếp cận nhiều hơn với những người nghèo và nghèo nhất ở Ấn Độ bằng cách: tạo điều kiện cho họ tiếp cận thuận lợi với TCVM và công nghệ ở khu vực chưa được hoặc không được các tổ chức này phục vụ; thay đổi cách suy nghĩ về vai trò của TCVM và công nghệ; tập trung hơn vào hoạt động xã hội; và cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các tổ chức đang hoạt động tại các huyện nghèo nhất của Ấn Độ thông qua các sản phẩm như bảo lãnh, quản lý nguồn nhân lực, và công nghệ… 1.3 Ở các nước phát triển. Không chỉ phát triển ở những nước kém phát triển và những nước đang phát triển, tổ chức Grameen còn phát huy vai trò to lớn của mình ở những nước phát triển. Bởi ở những nước này, sự phân tầng giàu nghèo rất rõ rệt. Không những vậy, người nghèo còn rất khó khăn trong việc tiếp cận với các tổ chức tài chính. 1.3.1 Mỹ. Năm 2008, Chính phủ Mỹ vừa công bố bản báo cáo cho thấy, tỷ lệ nghèo đói tại Mỹ cao nhất trong 11 năm qua, do đợt suy thoái kinh tế tồi tệ khiến hàng triệu người dân Mỹ mất việc làm. Cũng theo Cục điều tra dân số Mỹ, năm 2008, tỷ lệ nghèo đói tăng hơn 13%, cao nhất kể từ năm 1997. Gần 40 triệu người dân Mỹ sống trong nghèo đói, cao hơn so với con số 37.3 triệu của năm 2007. Và trong đó, có hơn 14.1 triệu trẻ em dưới 18 tuổi sống trong điều kiện sinh hoạt khó khăn, tăng gần 1 triệu so với năm 2007. Thu nhập trung b ình thực tế của người dân Mỹ giảm 3.6% cao nhất kể từ năm 1991. Nắm bắt tình hình này, Grameen đang triển khai mô hình vi tín dụng ở Mỹ cũng để giúp những phụ nữ nghèo của quốc gia giàu nhất thế giới này thoát khỏi cảnh sống khó khăn. Muhammad Yunus tin rằng sẽ có đất để chi nhánh Ngân hàng Grameen ở Mỹ phát triển vì nhu cầu vi tín dụng ở đây rất lớn với 9 triệu hộ chưa từng vay vốn ở các ngân hàng và 21 triệu gia đình thường chỉ sử dụng hình thức vay trả góp từng ngày hay cầm đồ. Từ năm 2008, hoạt động vi tín dụng được Grameen triển khai cho 1.700 người ở New
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội”
53 p | 347 | 192
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Sài Gòn
64 p | 555 | 159
-
LUẬN VĂN: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh
60 p | 376 | 137
-
Luận văn Đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình
85 p | 247 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
130 p | 238 | 56
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
70 p | 112 | 52
-
Luận văn: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG –GIẢI PHÁP TẤT YẾU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
69 p | 146 | 43
-
Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Vụ Bản - 3
13 p | 126 | 39
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại
70 p | 151 | 37
-
LUẬN VĂN: Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng
79 p | 132 | 35
-
Tăng cường huy động vốn cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng công thương Bến Thủy Tp. Vinh - 4
10 p | 112 | 27
-
Luận văn: VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG QUÁ TRèNH ĐÔ THỊ HOÁ
188 p | 107 | 22
-
Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho Doanh nghiệp nhà nước vay tại Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - 8
15 p | 97 | 21
-
Tăng cường huy động vốn cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng công thương Bến Thủy Tp. Vinh - 3
10 p | 73 | 16
-
Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho Doanh nghiệp nhà nước vay tại Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - 4
16 p | 77 | 13
-
Nâng cao nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ - 2
16 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt
86 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn