Luận văn " nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa "
lượt xem 411
download
Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa "
- -1- LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: Nghiên Cứu Chuỗi Cung Ứng Của Mặt Hàng Cá Tra, Cá Basa
- -2- MỤC LỤC Lời Mở Đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Chƣơng 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt.
- -3- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, sản phẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với giá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6%. Riêng sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng 607,7 ngàn tấn thành phẩm.[26]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế. Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa. Nghề nuôi phát triển kéo theo các nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phả i lên tiếng về việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc
- -4- tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán phá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bất lợi khi chúng ta không có cơ sở chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chi phí liên quan để bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá. Thua kiện, các doanh nghiệp còn phải trả nhiều cái giá đắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau , kéo theo việc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kể. Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà c ó một thực trạng đáng buồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng th ủy sản,... dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạy theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ băng làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảo quản...Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xu ất khẩu cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác. Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm, có nguồn gốc rõ ràng… Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững? làm thế nào để nâng cao vị thế doanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt? làm thế nào để các doanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những
- -5- biến động về giá cả của thị trường? Tác giả cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đều liên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” – đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khẩu thì khi đó chúng ta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhà phân phối. Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như có được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiều hoặc quá ít, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, nhưng cho đến nay Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn chưa có một sự nghiên cứu nghiêm túc nào về chuỗi cung ứng sản phẩm. Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một Công ty. Thế nhưng, tại Công ty việc thực hiện chuỗi cung ứng nội bộ như hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc Công ty cũng đã trả giá đắt cho việc mất thị trường Nga và Mỹ (với mức thuế 53,68%) là những bài học lớn từ việc thiếu tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng chuỗi cung ứng. Là người làm công tác quản lý cấp cao và trực tiếp tham gia vào điều hành một số lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt từ những ngày đầu mới thành lập. Tác giả nghĩ rằng, nếu Công ty muốn giữ vững vị trí đầu bảng trong ngành thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững thì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Bởi chuỗi cung ứng là phương pháp, là con đường để các doanh nghiệp trong đó có Nam Việt có được những sản phẩm sạch “từ con giống đến bàn ăn” – đó chính là “tấm vé” để chúng ta đi đường “cửa chính” bước vào thị trường toàn cầu với những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Điều này thực sự là nổi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt nói chung và của chính tác giả nói riêng. Và đó cũn g
- -6- chính là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt’’ để làm luận văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng Công ty Cổ phần Nam Việt mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là gó p phần vào sự thành công của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấ n đề: chi phí, tính hợp tác, VSATTP, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệu quả. Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhà cung cấp/ Người nuôi, Nhà sản xuất/ Công ty Cổ phần Nam Việt, Khách hàng Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa đông lạnh tại Công ty Cổ phần Nam Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận phân tích: Lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tiêu chuẩn Global GAP, BRC. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- -7- + Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với Ban lãnh đạo, một số cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Bên cạnh đó, thông tin cũng còn được thu thập từ những nhà cung cấp như thức ăn đầu vào cho cá, các hộ nông dân nuôi cá…bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại, trao đổi trực tiếp và sử dụng bảng câu hỏi. + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (V ASEP); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nafiqad; các tạp chí thủy sản; các giáo trình; các bài luận văn đã nghiên cứu trước đó và các nguồn thông tin từ Internet. Mục đích chính của việc thu thập thông tin là để mô tả hiện trạng nền công nghiệp thủy sản Việt Nam. 5. Ý nghĩa của đề tài Cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng cho mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau: Đối với tác giả Củng cố các kiến thức lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đã được học trong chương trình cao học vào thực tiễn doanh nghiệp. Tăng cường kỹ năng của chính tác giả trong việc nghiên cứu chuỗi cung ứng từ vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu, phân phối…Đây cũng là cơ sở để tác giả có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác. Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt Đề tài này sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo một mô hình tổng thể cho việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu điều phối nguồn nguyên liệu đến khi phân phối sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu sâu, có cơ sở khoa học và số liệu thực tiễn để xem xét và từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu. Giúp các khâu trong chuỗi cung ứng liên kết lại với nhau tạo thành một mắt xích vững chắc thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đáp ứng các yêu cầu
- -8- ngày càng khắt khe từ các thị trường khó tính, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua việc cải thiện cá c mối quan hệ trong chuỗi cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh. Làm nổi bật những khoảng cách còn tồn tại trong hoạt động chuỗi cung ứng, những vấn đề cần phải thay đổi để Công ty phát triển bền vững. Đối với các nhà cung cấp, khách hàng Nhà cung cấp được hưởng lợi khi mô hình được thực hiện thông qua: thông tin về tiêu chuẩn nguyên liệu được minh bạch, thời gian nhận đơn hàng được rút ngắn… Khách hàng sẽ tăng sự hài lòng vì được nhận hàng đúng phẩm chất, chất lượng và thời gian… Đối với ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam: Cung cấp những phân tích súc tính, có giá trị về việc nghiên cứu xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm trong ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam. Đưa ra mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với tiêu chuẩn Glob al GAP, tiêu chuẩn BRC mà các doanh nghiệp cùng ngành khác ở Việt Nam có thể tham khảo. 6. Kết cấu luận văn: Đề tài nghiên cứu được hoàn thành dưới dạng báo cáo luận văn thạc sỹ, bao gồm 03 chương sau đây: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Chƣơng 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt.
- -9- Kết luận và kiến nghị Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter 1.1.1 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter Theo Michael E. Porter “sự thịnh vượng của một quốc gia là cái được tạo ra chứ không phải cái được thừa hưởng”. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. [1, 24] Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu. [1] Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất . [1]
- - 10 - 1.1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Mô hình kim cƣơng của Michael E. Porter Tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng đổi mới? Tại sao các công ty này không ngừng theo đuổi những sự cải thiện, qua đó tìm kiếm một nguồn ngày càng tinh vi hơn của lợi thế cạnh tranh? Tại sao một số công ty có khả năng vượt qua được những rào cản đáng kể đối với sự thay đổi và đổi mới mà rất thường đi kèm với sự thành công? Câu trả lời nằm trong bốn thuộc tính lớn của một quốc gia, các thuộc tính mà đứng riêng hay như một hệ thống tạo ra hình thoi của lợi thế quốc gia, sân chơi mà mỗi quốc gia thiết lập và hoạt động cho các ngành của mình. Michael E. Porter cũng đã đưa ra hình ảnh “Viên Kim Cương Cạnh Tranh Quốc Gia” gồm 4 mặt, để xác định ưu điểm và nhược điểm trong cạnh tranh của một đất nước và các ngành kinh tế quan trọng của đất nước đó. Những thuộc tính này theo Michael E. Porter là: Các điều kiện nhân tố sản xuất: Các nhân tố sản xuất, ví dụ như lao động có kỹ năng hay cơ sở hạ tầng, cần thiết để cạnh tranh trong một ngành đã biết. Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều nhất các nhân tố mà quốc gia đó tương đối dư thừa. Học thuyết này, đã có nguồn gốc xa xưa từ thời Adam Smith và David Ricardo và được gắn chặt với kinh tế học cổ điển. Trong các ngành kinh tế mà tạo ra xương sống cho bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào, một quốc gia không kế thừa mà thay vào đó tạo ra các nhân tố sản xuất quan trọng nhất – ví dụ như nguồn nhân lực có kỹ năng hay một cơ sở khoa học. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố mà một quốc gia có được ở một thời điểm cụ thể là ít quan trọng hơn cho với tốc độ và tính hiệu quả mà quốc gia đó tạo ra, nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể. Các quốc gia thành công trong những ngành mà họ đặc biệt giỏi trong việc tạo ra nhân tố. Lợi thế cạnh tranh tạo ra từ sự hiện diện của các định chế có đẳng cấp thế giới mà trước tiên tạo ra các nhân tố chuyên môn hóa và sau đó không ngừng hoạt động nhằm cải tiến các nhân tố này. Các điều kiện nhu cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa cho sản phẩm hay dịch vụ của một ngành. Các quốc gia tạo được lợi thế cạnh tra nh trong những ngành mà ở đó nhu cầu trong nước tạo cho các công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các
- - 11 - nhu cầu đang nổi lên của người mua, và nơi mà những người mua có yêu cầu cao gây áp lực buộc các công ty phải đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh tế hơn so với các đối thủ nước ngoài của mình. Qui mô của thị trường trong nước tỏ ra kém quan trọng hơn nhiều so với đặc trưng của thị trường trong nước. Những người mua tại địa phương có thể giúp cho các công ty của một quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh nếu nhu cầu của họ tiên liệu trước hay thậm chí định hình các nhu cầu tại những quốc gia khác - nếu nhu cầu của họ cung cấp “các chỉ số cảnh báo sớm” đang diễn ra về các xu hướng thị trường toàn cầu. Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ: Sự hiện diện hay vắng mặt trong một quốc gia của các ngành cung ứng và các ngành có liên quan khác mà có khả năng cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh quốc tế tại nước chủ nhà tạo ra những lợi thế trong những ngành hàng theo nhiều cách thức khác nhau. Họ cung cấp các yếu tố đầu vào giá rẻ nhất theo một cách thức hữu hiệu, nhanh chóng và đôi khi ưu tiên. Những nhà cung ứng và người sử dụng cuối cùng nằm gần nhau có thể tận dụng các tuyến liên lạc ngắn, dòng thông tin nhanh chóng và thường xuyên, và sự trao đổi các ý tưởng và sự đổi mới đang diễn ra. Các công ty có cơ hội gây ảnh hưởng đến các n ỗ lực kỹ thuật của các nhà cung ứng của mình và có thể phục vụ như là các điểm thử nghiệm cho các công việc nghiên cứu và phát triển, qua đó đẩy nhanh nhịp độ đổi mới. Chiến lƣợc, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các điều kiện trong một quốc gia mà cách thức quản trị của các công ty được tạo ra, cách thức tổ chức và quản lý, cũng như bản chất của sự ganh đua trong nước. Không có hệ thống quản lý nào là phù hợp trên toàn cầu – bất kể sự quyến rũ hiện tại với cách quản lý của người Nhật. Khả năng cạnh tranh trong một ngành cụ thể tạo ra từ sự hội tụ các thông lệ quản lý và phương thức tổ chức được ưa thích tại quốc gia đó và các nguồn của lợi thế cạnh tranh trong ngành đó. Những định tố này tạo ra môi trường quốc gia mà trong đó các công ty được sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. (xem Hình 1.1). Mỗi điểm trên hình thoi – và hình thoi như là một hệ thống ảnh hưởng đến các thành phần cơ bản cho việc đạt được sự thành công trong cạnh tranh trên trường quốc tế: sự sẵn có của các nguồn lực và kỹ năng cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành; thông tin giúp định hình các cơ hội mà
- - 12 - những công ty nhận thức được và các phương hướng mà qua đó các công ty này sử dụng những nguồn lực và kỹ năng của mình; mục tiêu của những người sở hữu, nhà quản lý, và các cá nhân trong công ty; và quan trọng nhất, những áp lực đối với các công ty trong việc đầu tư và đổi mới. Khi một môi trường quốc gia cho phép và hỗ trợ sự tích lũy nhanh nhất của các tài sản và kỹ năng chuyên môn hóa – đôi khi đơn giản bởi vì nỗ lực và sự cam kết lớn hơn – các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh. Khi một môi trường quốc gia cho phép thông tin đang xảy ra và sự hiểu biết sâu sắc tốt hơn về nhu cầu sản phẩm và các qui trình, thì các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, khi một môi trường quốc gia tạo áp lực buộc các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp được những lợi thế đó theo thời gian. [1]. Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty Các điều kiện Các điều kiện nhu cầu nhân tố sản xuất Các ngành hỗ trợ và có liên quan Hình 1.1 Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” 1.2 Lý thuyết về chuỗi cung ứng 1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng
- - 13 - Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh các thành viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng. Trang web của công ty Dell sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp của Dell. Trang web cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm, chủng loại sản phẩm và tính sẵn sàng của sản phẩm. Khách hàng khi truy cập vào trang web, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, giá cả và thực hiện việc đặt hàng đi kèm với thủ tục và phương thức thanh toán qua mạng. Sau đó khách hàng sẽ trở lại trang web để kiểm tra tình trạng của đơn hàng. Các giai đoạn sâu hơn trong chuỗi cung cấp sử dụng thông tin về đơn hàng của khách hàng để đáp ứng yêu cầu. Tiến trình liên quan đến dòng thông tin thêm, về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng. [2, 25] Qua ví dụ này ta thấy rằng khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cun g cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới. Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng: Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. [20]
- - 14 - Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. [21] Theo Hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi cung ứng là “sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”. [22] Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối. [23] Vậy quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc, đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. 1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi con người nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu. Ở đây chúng ta tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung cấp. Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng- liên quan đến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp. Michael E. Porter -
- - 15 - người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp. Tuy nhiên khái niệm chuỗi giá trị cũng đã được phát triển như là một công cụ để phân tích cạnh tranh và chiến lược. Michael E. Porter phân biệt các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Như được minh họa ở Hình 1.2 thì hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Việc tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị. Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính. Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như hỗ trợ các tiến trình chính. [2, 25] Hậu cần ra ngoài Hình 1.2 Chuỗi giá trị chung Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính: Hậu cần đến (inbound logistics): Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.
- - 16 - Sản xuất: Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch. Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm. Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại: Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản, chẳng hạn như: máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là lý do khiến Michael E. Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt động chính. Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Michael E. Porter thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau.
- - 17 - Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ. Cơ sở hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động. Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn cải nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy. Như đã thảo luận, quản trị chuỗi cung ứng trở nên thịnh hành trong suốt thập niên 1990 và tiếp tục là tâm điểm giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, d ịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng (xem Hình 1.3) Hình 1.3 Chuỗi cung ứng tổng quát Như vậy chúng ta có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ở hai hình trên. Kế tiếp là một phiên bản điều chỉnh về mô hình chuỗi giá trị của Michael E. Porter. Mô hình hiệu chỉnh cũng xác định một vài chuỗi cung ứng quan trọng- các khái niệm liên quan và vị trí của chúng trong bối cảnh riêng. (xem Hình 1.4) ở trang sau.
- - 18 - Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khái niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Tất cả nhân viên bên trong một tổ chức là một phần của chuỗi giá trị. Điều này lại không đúng đối với chuỗi cung ứng. Các hoạt động chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám chỉ đến chuỗi cung ứn g. Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài. Để phản ánh ý kiến hiện tại, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm. Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình mà thôi). Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba...).
- - 19 - Hình 1.4 Chuỗi giá trị mở rộng 1.2.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chu ỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Thực ra, trong các phân t ích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng. [2, 25] Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hi ệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Vì vậy quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của chuỗi. Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi. [2, 25] Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến th uật và tác nghiệp: [2, 25] • Cấp độ chiến lƣợc xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới.
- - 20 - • Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các quyết định vận tải kể cả tần suất viếng thăm khách hàng. • Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải… 1.2.4 Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần làm gì trong chuỗi cung ứng Theo Michael E. Porter, một nền kinh tế chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nhờ đó nâng cấp được các lợi thế cạnh tranh của mình - một cách liên tục. Như vậy cũng có nghĩa là phải đổi mới liên tục, trên cả cấp độ vi mô của doanh nghiệp lẫn cấp độ vĩ mô của chính phủ. Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực tự nhiên và lao động rẻ có thể là một mặt sáng của viên kim cương theo M ô hình của Michael E. Porter, nhưng nó chỉ có thể tận dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn phát triển ban đầu. Giáo sư Michael E. Porter đã từng khuyên Việt Nam “cần giảm bớt phụ thuộc vào lợi thế nhân công giá rẻ” mà “cần chuyển từ một nền kinh tế dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ sang nền kinh tế có năng suất và chất lượng lao động cao”. [27] Ở giai đoạn hiện nay tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu là đổi mới công nghệ và phương thức quản lý, sản xuất những sản phẩm gi á trị gia tăng bằng các công nghệ tiên tiến tương đương với thế giới. Việc đổi mới công nghệ và quản lý chủ yếu thông qua: (i) quan hệ phối hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng; (ii) quan hệ đối tác và phối hợp giữa các ngành hàng liên quan; (iii) các chính sách thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong các ngành hàng chủ lực, khuyến khích gia tăng nguồn cung cấp công nghệ và dịch vụ quản lý. Để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn này, tư duy quản lý phải là “tư duy giá trị gia tăng”, hay nói khác đi là “tư duy hiệu quả” nhằm tăng tỷ trọng giá trị mà Việt Nam thu được và giữ lại được cho mình trong tổng giá trị xuất khẩu. Muốn vậy, cần phải phân tích chuỗi giá trị quốc tế (international value chain) của từng nhóm sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 ”
102 p | 1103 | 528
-
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (gloabal value chain - GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam
125 p | 910 | 167
-
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp nhận dạng hình dạng
90 p | 361 | 138
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình
118 p | 290 | 59
-
Luận văn thạc sỹ y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của TDMP do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 204 | 56
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo đặc sản vùng lòng chảo Điện Biên, tỉnh Điện Biên
10 p | 204 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị nấm mộc nhĩ ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
101 p | 103 | 23
-
Luận văn:Nghiên cứu ứng dụng cấu trúc dữ liệu Trie cho tìm kiếm chuỗi ký tự
23 p | 121 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm Hồ tiêu tỉnh Gia Lai
26 p | 94 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh
87 p | 68 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
115 p | 26 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi
87 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
142 p | 70 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài sản thương hiệu định hướng người tiêu dùng cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria tại Đà Nẵng
115 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của bằng chứng, tin đồn và thái độ thương hiệu lên sự phán xét thương hiệu của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ tại các chuỗi cửa hàng cà phê - Luận văn thạc sỹ - Võ Văn Thành Đạo - 2015
138 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
131 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
80 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
75 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn