intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

324
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (gọi tắt là công ty Sao Việt) là một đơn vị tư nhân kinh doanh sản xuất, lắp đặt các thiết bị văn phòng, máy tính, thiết bị mạng và truyền thông. Mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị y tế, mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông và thực hiện các dịch vụ tin học, điện tử. Trong những năm gần đây công ty nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng linh kiện điện tử, máy tính. Mặc dù trong những năm qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt

  1. Luận văn Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt
  2. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty ........................................... 16 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ... 42 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2007 - 2009 ...................... 70 Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch nhập khẩu 2010 .......................................... 71 Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu đên năm 2015 ............................ 71 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009 ............... 25 Bảng 2.1: Tỉ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ............. 43 Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ......... 44 Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính ........... 50 Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu, không gồm doanh thu dịch vụ .. 51 Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu......................................................... 54 Bảng 2.6: Mức sinh lời của vốn .................................................................... 55 Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu .................................................. 56 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ............................................................ 56 Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .................................................. 57 Bảng 2.10: Doanh lợi doanh thu ................................................................... 58 Bảng 1.11: Hệ số tổng lợi nhuận .................................................................. 59 Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng GDP 2007- 2009 ................ 70 Bảng 3.2: Mục tiêu chung của công ty năm 2010 ......................................... 73
  3. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 2 CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước phí 3 CSDL Cơ Sở Dữ Liệu 4 DHL Dalsey, Hillblom and Lynn Công ty Deutsche Post cung cấp vận chuyển bưu kiện quốc tế 5 DN Doanh Nghiệp 6 EDI Electronic Data Interchange Trao đổi các dữ liệu dưới dạng điện tử 7 FOB Free On Board Giao lên tàu 8 FPT Financing and Promoting Công ty cổ phần FPT Technology 9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 10 GTGT Giá Trị Gia Tăng 11 HĐ Hợp Đồng 12 HP Hewlett-Packard Tập đoàn HP 13 IBM International Business Tập đoàn máy tính công nghệ đa Machines quốc gia 14 ICC International Chamber of Phòng thương mại quốc tế Commerce 15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 16 LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ 17 L/C Letter of Credit Thư tín dụng 18 NĐT Nhà Đầu Tư 19 NK Nhập Khẩu 20 NXB Nhà Xuất Bản 21 VND Việt Nam Đồng 22 PGS.TS Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ 23 STT Số Thứ Tự 24 TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp 25 TT Tỉ Trọng 26 USD United States of Dollar Đô la Mỹ 27 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng 28 VNĐ Việt Nam Đồng 29 WAN Wide Area Network Mạng diện rộng 30 WB World Bank Ngân hàng thế giới 31 WTO World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới 32 XNK Xuất Nhập Khẩu
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAO VIỆT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH ................................................................................................... 9 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VIỆT .............................. 9 1.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................... 9 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty ....................... 11 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY............... 15 1.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống công ty ......................................................... 16 1.2.2. Phân bổ nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa các phòng ban ................ 16 1.3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG ................ 23 1.3.1. Quan hệ quốc tế .................................................................................... 23 1.3.2. Quan hệ trong nước ............................................................................... 24 1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY 24 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY ................................................ 26 1.5.1. Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 26 1.5.2. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................... 27 1.5.3. Luật pháp quốc tế .................................................................................. 28 1.5.4. Môi trường kinh tế quốc dân ................................................................. 29 1.5.5. Biến động kinh tế trên thị trường thế giới .............................................. 30 1.6. KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TY SAO VIỆT ................. 34 1.6.1. Kinh nghiệm nhập khẩu linh kiện máy tính của các công ty .................. 34 1.6.2. Bài học đối với Công ty Sao Việt .......................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT........................................................................ 38
  5. 2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 38 2.1.1. Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 38 2.1.2. Giấy phép nhập khẩu ............................................................................. 38 2.1.3. Rào cản kỹ thuật.................................................................................... 38 2.1.4. Biện pháp quản lý hành chính ............................................................... 40 2.1.5. Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu ....................................................... 40 2.2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở CÔNG TY41 2.2.1. Đặc điểm các mặt hàng linh kiện máy tính nhập khẩu chủ yếu .............. 41 2.2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ................ 42 2.2.3. Tỷ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ............................... 43 2.2.4. Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty .................. 44 2.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của công ty.............................. 45 2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......................................................................... 54 2.3.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu .................................................................. 54 2.3.2. Mức sinh lời của vốn ............................................................................. 55 2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu ........................................................... 56 2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ..................................................................... 56 2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ........................................................... 57 2.3.6. Doanh lợi doanh thu .............................................................................. 58 2.3.7. Hệ số tổng lợi nhuận ............................................................................. 58 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY .............................................................................. 59 2.4.1. Thành công ........................................................................................... 59 2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại .................................................................. 61 2.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT ... 68
  6. 3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG LINH KIỆN MÁY TÍNH TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................ 68 3.1.1. Xu Hướng cung cấp nguồn hàng linh kiện máy tính của các nước ......... 68 3.1.2. Xu hướng tiêu dùng mặt hàng linh kiện máy tính .................................. 69 3.2. DỰ BÁO GIÁ TRỊ HÀNG NHẬP CHO CÔNG TY ............................ 69 3.2.1. Mô hình dự báo ..................................................................................... 69 3.2.2. Kết quả dự báo ...................................................................................... 71 3.3. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 ................................... 72 3.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 72 3.3.2. Mục tiêu năm 2010................................................................................ 72 3.4. PHƯƠNG HƯỚNG ............................................................................ 73 3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT.................................................... 74 3.5.1. Đối với công ty ..................................................................................... 74 3.5.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước ........................................................ 79 KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 93 PHỤ LỤC.................................................................................................... 95
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (gọi tắt là công ty Sao Việt) là một đơn vị tư nhân kinh doanh sản xuất, lắp đặt các thiết bị văn phòng, máy tính, thiết bị mạng và truyền thông. Mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị y tế, mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông và thực hiện các dịch vụ tin học, điện tử. Trong những năm gần đây công ty nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng linh kiện điện tử, máy tính. Mặc dù trong những năm qua công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về về quy mô và vị thế của mình trên thương trường, song cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008- 2009 đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của các công ty, doanh nghiệp nói chung và công ty Sao Việt nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính đang dần đi qua, đây là lúc khôi phục lại các chương trình, kế hoạch, các mục tiêu phát triển của công ty, đứng trước nhiều thách thức khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, cũng như cơ hội mới đang mở ra công ty cần có một hướng đi đúng đắn, một chiến lược phát triển lâu dài, để hòa nhập cùng nền kinh tế, để phụ vụ mục tiêu của nhà nước, chính phủ, và để tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Hoạt động XNK là hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến cán cân thương mại. Mong muốn giải đáp được những thắc mắc trong hoạt động NK, tôi đã chọn lĩnh vực này để nghiên cứu, xong có quá nhiều mặt hang, nếu không chọn một mặt hàng cụ thể thì rất khó có thể hiểu cặn kẽ vấn đề. Nhận thấy thị trường linh kiện máy tính của Việt Nam gần đây rất phát triển, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thông tin. Mong muốn có một cái nhìn toàn diện về hoạt động Nhập khẩu linh kiện máy tính, và tìm hiểu thị trường này, tìm hiểu hoạt động NK của công ty, cách thức NK, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để có thể giúp công ty hoạt động ổn định và phát triển,
  8. đề tài: “Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt” được chọn để nghiên cứu 2. Mục tiêu thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện với mục đích là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty để đưa ra giải pháp và một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử, của Công ty Sao Việt Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của Công ty Sao Việt từ năm 2007 đến 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để giải quyết vấn đề đặt ra. Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề được lấy từ phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu của Công ty Sao Việt 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được trình bày thành 3 chương Chương 1: Quá trình phát triển của Công ty Sao Việt và kinh nghiệm quốc tế về nhập khẩu linh kiện máy tính Chương 2: Thực trạng nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty Sao Việt Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu linh kiện máy tính của Công ty Sao Việt
  9. CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAO VIỆT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Năm 2004 nhận đinh tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặt khác dự đoán rằng Việt Nam sẽ được gia nhập WTO trong vài năm tới, đến lúc đó thị trường công nghệ thông tin đã phát triển mạnh lại càng phát triển mạnh hơn, như thế thì nhu cầu về mặt hàng linh kiện máy tính sẽ rất lớn, mặc dù đã có nhiều công ty cung cấp loại hàng này, song với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì nhiêu đó là chưa đủ. Xuất phát từ suy nghĩ trên Công ty Sao Việt đã được thành lập 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VIỆT 1.1.1. Giới thiệu chung Công ty Sao Việt được thành lập theo quyết định số: 0103007502 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Vốn pháp định: 1.600.000.000 VNĐ (Một tỷ sáu trăm triệu Đồng Việt Nam). Tên gọi: Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt Tên giao dịch quốc SAO VIệT TRADING AND TECHNOLOGY tế: JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TECHNOLOGY SAO VIệT., JSC. Trụ sở chính: Số 48/169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Giấy phép KD: 0103007502 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp Mã số thuế: 0101657779 Điện thoại: 04-35333188 Ngành nghề kinh doanh chính:  Sản xuất, lắp đặt các thiết bị văn phòng, máy tính, thiết bị mạng và truyền thông;
  10.  Mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị y tế;  Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;  Mua bán, xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;  Mua bán, xuất nhập khẩu trang thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm và y tế, thiết bị đo lường điều khiển;  Mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị khoa học trong lĩnh vực môi trường;  Thực hiện các dịch vụ tin học, điện tử;  Đại lý kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông;  Tư vấn và cung cấp phần mềm, phần cứng;  Dịch vụ vận tải hàng hoá;  Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá;  Tư vấn về công nghệ thông tin, viễn thông ( Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình );  Đào tạo trong lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông;  Kinh doanh siêu thị, khu thương mại;  Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, Dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ vui chơi, giải trí;  Sản xuất, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, cho thuê và buôn bán các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện thoại và các thiết bị phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, công nghiệp  Sản xuất, kinh doanh các thiết bị phòng chống đột nhập, chống sét, các thiết bị nguồn.  Sản xuất, buôn bán đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
  11.  Mua bán văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em, quà lưu niệm, đồ trang sức, hàng nông lâm, thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm, rượu bia, thuốc lá, nước giải khát.  Mua bán, sửa chữa, cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng ( máy fax, máy tính, photocopy, két sắt, vật tư ngành in, các thiết bị tin học).  Mua bán cáp và thiết bị, phụ kiện mạng viễn thông, mạng vi tính.  Buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, vật tư ngành điện, nước.  Sản xuất, buôn bán, gia công các loại phần mềm.  Xây lắp đường dây và trạm biến thế đến 35KV.  Vân chuyển hành khách bằng ô tô, cho thuê xe ô tô. Công ty Sao Việt là doanh nghiệp có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Trong gần 5 năm hoạt động, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khách hàng trong nước cũng như nước ngoài, dưới sự lãnh đạo của ông Tạ Quang Hà cùng với sự quyết tâm cao của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, góp phần vào quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước. 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty Không kể việc tham gia các dự án tin học, thị trường của công ty Sao Việt hiện nay còn tập trung vào mảng bán phân phối các thiết bị tin học. Doanh số của mảng bán phân phối chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán hàng của công ty. Cho đến thời điểm này, Công ty Sao Việt đã xây dựng được cho mình một hệ thống phân phối vững chắc trên thị trường. Công ty đã tạo lập được
  12. mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối của mình nhằm đáp ứng tốt hơn cho hoạt động phân phối các sản phẩm của công ty . Trong quá trình hoạt động giữ gìn và phát triển mạng lưới phân phối, Công ty Sao Việt luôn dựa trên cơ sở hoạt động đôi bên cùng có lợi. Là một trong những công ty tin học uy tín tại Hà nội, công ty đã được rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới công nhận là Đại lý chính thức. Hiện này Sao Việt là Đại lý chính thức của các hãng: 1. COMPAQ 2. IBM 3. HP 4. TOSHIBA 5. UPSELEC 6. MICROSOFT 7. FPT Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm của các hãng nổi tiếng khác như: Epson, Canon, Intel, Genicom, 3COM, APC, Samsung… Và điều quan trong là khách hàng luôn nhận được những dịch vụ chính thức của các hãng từ công ty Sao Việt Với phương châm “Chất lượng- mục tiêu hàng đầu” công ty chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao của thế giới. Những sản phẩm toàn diện của công ty được hỗ trợ đầy đủ bằng những chuyên gia hệ thống nhiều kinh nghiệm và những chuyên gia dịch vụ của công ty sẽ phục vụ chu đáo tại hiện trường những vấn đề hệ thống mạng của khách hàng trong thời gian cho phép ngắn nhất. 1.1.2.1. Lĩnh vực Công ty hoạt động trên các lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông. Những lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của công ty là các mặt hàng linh kiện máy tính điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị phụ tùng phục sản xuất, phương tiện vận tải, trang thiết bị nghiên cứu khoa học thí nghiệm và y tế. Mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường…hiện tại công ty đang trong quá trình phát triển bước đầu, để từ từ mở rộng quy mô do đó trước mắt công ty chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng
  13. linh kiện máy tính, các sản phẩm khác như máy in, máy fax cũng chiếm 1 tỉ trọng không nhỏ và còn nhiều sản phẩm khác. Sau đây là những lĩnh vực chính:  Thiết kế, xây dựng đề án, cung cấp cho khách hàng giải pháp tổng thể về mạng cục bộ, mạng diện rộng  Cung cấp thiết bị tin học như máy tính, máy in  Cung cấp các thiết bị văn phòng như máy photo, máy chiếu, .....  Cung cấp thiết bị mạng máy tính LAN/WAN theo nhu cầu của khách hàng  Cung cấp máy chủ, hệ điều hành mạng, trạm làm việc cho khách hàng  Cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành cho mạng cục bộ, mạng diện rộng, các máy chủ và trạm làm việc.  Đào tạo chuyên sâu về mạng diện rộng.  Hợp tác liên kết, liên doanh với các công ty trong và ngoài nước trong các đề án lớn tầm cỡ quốc gia. a) Khả năng triển khai  Tư vấn  Thiết kế giải pháp tổng thể về LAN/ WAN  Xây dựng mạng  Quản lý dự án  Cài đặt, bảo hành hệ thống  Tích hợp hệ thống  Bảo trì thiết bị và hệ thống  Giúp đỡ vận hành, huấn luyện, đào tạo cho khách hàng  Quản trị hệ thống mạng
  14.  Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài và trong nước về mạng diện rộng, TDCOM có khả năng đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Networking b) Các sản phẩm kinh doanh chính DATA X.25PAD & Switches COMMUNICATION Frame relay/ ATM Switches Data / Voice/ Multiplexers Modems Sharing & Patching Devices Electronic Matrix Switch Accessories, ME, Converter... L HUB: Intel, 3COM, Chipcom.. ... A Switching: Intel, Cisco, 3COM, IBM.. .. .. N Cabling: AMP, AT & T.. ... Card mạng cho Ethernet, Token ring, Fast Ethernet, FDDI, ATM Hệ điều hành: UNIX, Novell Netware, Windows NT.. ... Các ứng dụng trên mạng: Lotus Notes, Microsoft Mail Workstation: HP, IBM, Compag, Acer, Dell, ........... MUX: Ascom Timeplex, MICOM,RAD W Routers: Cisco, 3COM, Bay Network.. .. A X 25: EICON N Routers: LAN to LAN, Truy cập từ xa, Backbone Network Môi trường truyền dẫn: DDN,X 25, Frame relay, ISDN, FDDI, ATM Bảo mật: Raptor, CentralPoint Modem: AT&T, Motorola, Hayes, Pairgain, RAD.. ... Dịch vụ trên WAN: Truy cập, Thoại, Fax, Hình ảnh, Hội nghị
  15. Một số hình ảnh về sản phẩm do công ty cung cấp (mời xem phụ lục 1) 1.1.2.2. Chức năng Xuất nhập khẩu, tạm tái xuất, xuất nhập khẩu uỷ thác, chuyển các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, tư liệu sản xuất và tiêu dung được nhà nước cho phép. Những năm gần đây, công ty chủ yếu nhập khẩu các linh kiện máy tính: Ram, chip, mainboard… Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ tin học, điện tử, tư vấn cung cấp phần mềm, phần cứng, tư vấn về công nghệ thông tin, viễn thông, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông Công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế dưới các hình thức xuất khẩu trực tiếp, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu cho mọi đối tượng trong và ngoài nước tuỳ theo yêu cầu. 1.1.2.3. Nhiệm vụ Do công ty thường nhập khẩu các mặt hàng điện tử nên công ty phải tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các thị trường công ty đang kinh doanh, đồng thời không ngừng mở rộng ra các thị trường mới nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và lâu 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Bộ máy tổ chức của công ty có một trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có 3 bộ phận chính: Hệ thống kinh doanh, hệ thống kĩ thuật, hệ thống quản lý hành chính, trong từng hệ thống có các phòng ban chức năng phù hợp.
  16. 1.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống công ty Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KINH HỆ THỐNG KỸ HỆ THỐNG QUẢN DOANH THUẬT LÝ HÀNH CHÍNH Phòng xuất nhập Phòng lắp đặt và Phòng Kế toán Tài khẩu triển khai chính Phòng Kinh doanh Phòng Bảo hành Phòng hành chính phân phối tổng hợp Phòng Kinh doanh Phòng Bảo trì và Bán lẻ dịch vụ kỹ thuật (Nguồn: Công ty Sao Việt) 1.2.2. Phân bổ nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa các phòng ban Nhân viên của Công ty Sao Việt được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong các ngành tin học, điện tử, viễn thông, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh. Các kỹ sư tin học, tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước và đã từng làm việc cho các cơ quan lớn trong và ngoài nước, công ty cũng luôn tạo điều kiện cho các nhân viên trang bị thêm kiến thức qua các khoá đào tạo kỹ thuật mới, nâng cao chuyên môn do các đối tác nước ngoài, các hãng sản xuất tổ chức như IBM, HP, Cisco, Microsoft...và đã được cấp chứng chỉ về quản lý hệ thống máy tính của các hãng. Qua kinh nghiệm thực
  17. tế trong nghiên cứu, ứng dụng và được thử thách qua các dự án thực tế của Công ty, nhân viên của Sao Việt đã trở thành các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực, bảo đảm làm chủ được các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới và ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ khoa học đó vào kinh tế nước nhà. 1.2.2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.  Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.  Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.  Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.  Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty.  Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền
  18. thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.  Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.  Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.  Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;  Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.  Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. 1.2.2.2. Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng Giám đốc hiện nay là ông Tạ Quan Hà chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, là giám đốc tài chính cần có những kiến thức cơ bản: ít nhất phải nắm được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán, sau đó là phân nhiệm việc theo dõi thông tin cho Bộ máy Tài chính. Những thông tin mà Bộ máy Tài chính có được là từ "Hệ thống thông tin Kế toán", sau đó chuyển các Thông tin Kế toán thành "Hệ thống thông tin Tài chính". Hệ thống "Thông tin Tài chính" sẽ là cơ sở để một Giám đốc Tài chính ra quyết định. Ngoài ra, giám đốc còn phải nắm vững khoa học Phân tích và khoa học Quản trị. Tức là phải tiếp cận đến các môn học như đánh giá, định lượng, thống kê, ... Từ những kến thức đó, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra
  19. những kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và điều hành thực hiện chiến lược tài chính. Dưới giám đốc là phó giám đốc là người trợ giúp đắc lực nhất cho giám đốc, có thể thay giám đốc đi tìm hiểu và đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác lớn dưới sự điều hành của giám đốc. Dưới phó giám đốc là các trưởng phòng, nhân viên phụ trách chuyên môn và các đại lý. Kế toán trưởng chịu sự điều hành của giám đốc công ty, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán, kế toán, thống kê của toàn bộ công ty. Kế toán trưởng còn thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của công ty. Tại các phòng ban chức năng đều có phụ trách chung là các trưởng phòng, có vai trò điều hành các nhân viên trong phòng thực hiện các nhiệm vụ chung của toàn phòng. 1.2.2.3. Hệ thống kinh doanh Chức năng của phòng kinh doanh là:  Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện  Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối  Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp  Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng Riêng phòng XNK có chức năng sau:  Tổ chức thực hiện thủ tục XNK và giao nhận hàng hóa.  Thông kê, báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng (trị giá, số lượng) theo qui định.
  20.  Thanh khoản hợp đồng: Thực hiện việc thanh lý hàng hoá XNK, thanh khoản đơn hàng, hợp đồng, lập hồ sơ khai thuế XNK, kiểm soát định mức khai báo hải quan tương thích giữa định mức nhập khẩu và định mức xuất khẩu…Đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bị đưa vào diện quản lý rủi ro.  Xúc tiến, quan hệ khách hàng để tiếp nhận các đơn hàng. Phối hợp phòng kinh doanh phân phối và kinh doanh bán lẻ.  Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện theo qui trình phù hợp quy định của Hải quan và Bộ tài chánh. 1.2.2.4. Hệ thống kĩ thuật Bộ phận kĩ thuật có trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng các sản phẩm,  Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, cải tiến kỹ thuật; Theo dõi, tổng hợp và phổ biến các sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các loại sản phẩm do Công ty nhập về  Nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường,  Soạn thảo hồ sơ hợp chuẩn và thực hiện công bố các tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm do Công ty nhập về.  Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng các sản phẩm nhập về từ hải quan. Tổng hợp và ký biên bản nghiệm thu.  Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mới liên quan đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty và các sản phẩm mới để trình Giám đốc Công ty quyết định đầu tư. Ngoài những nhiệm vụ kể trên đối với từng phòng thì có nhiệm vụ khác nhau: Phòng lắp đặt và triển khai: đưa ra các giải pháp, các bước thực hiện việc lắp rắp các linh kiện, máy móc thiết bị theo yêu cầu của khách hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2