intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

252
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Phạm Văn Vận người đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian và kinh nghiệm quý báu của báu của mình cho em trong suốt quá trình làm chuyên đề. Cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến khoa Kế Hoạch và Phát Triển, toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ phòng Văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp

  1. Chuyên đ ề tốt nghiệp Luận văn Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 1
  2. Chuyên đ ề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đ ến PGS.TS Phạm Văn V ận người đã trực tiếp hướng dẫn, d ành nhiều thời gian và kinh nghiệm quý báu của báu của mình cho em trong suốt quá trình làm chuyên đề. Cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến khoa Kế Hoạch và Phát Triển, toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ phòng V ăn Hóa – Xã Hội thuộc sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng em vô cùng cảm ơn tới những người thân, bạn bè về sự giúp đỡ động viên, đóng những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập. H à Nội ngày 25 tháng 04 năm 2008 Tác giả Nghiêm Đình Thường Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 2
  3. Chuyên đ ề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Đ ại hội IX của đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001- 2010 được gọi là “chiến lược đẩy mạnh CNH -HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để đạt được mục tiêu CNH-HĐH trước tiên đảng và nhà nước phải coi trọng phát triển công nghiệp. Công nghiệp được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế, điều này được thể hiện ở vai trò của nó trong việc:Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế ,tác động vào sản xuất nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và là một hình mẫu về tổ chức sản xuất. Một trong các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp là chúng ta phải quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế suất nhằm huy động và phát huy những thế mạnh của vùng vừa tạo đà thu hút vốn và khoa học kỹ thuật bên ngoài. Sau một thời gian thực tập tại sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh em đã nhận thấy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mô hình khu công nghiệp vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định.Do đó em đã chọn đề tài nghiên cứu:“phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp” để tìm ra những hạn chế bất cập và các giải pháp kèm theo, nhằm phát triển các khu công nghiệp, từ đó tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần vào công cuộc CNH- HĐH đất nước. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 3
  4. Chuyên đ ề tốt nghiệp + Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: - Phần một: Lý luận về phát triển khu công nghiệp. - Phần hai: Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc N inh thời gian qua. - Phần ba: Những giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 4
  5. Chuyên đ ề tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1. Khái niệm KCN Từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, KCN đã được hình thành và phát triển ở các nước tư b ản phát triển. Ban đầu các KCN đ ược xem như một mô hình quy hoạch cô ng nghiệp. V ới quá trình phát triển, KCN đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, do vậy sau đó KCN được xem như một công cụ để phát triển kinh tế. KCN xuất hiện ngày càng nhiều dưới những hình thức khác nhau và lợi ích thiết thực của việc phát triển KCN đã được nhiều nước trên thế giới thừa nhận. KháI niệm về KCN cũng được bàn cãi trong một thời gian dài, đên nay vẫn chưa đ i đến thống nhất. Các KCN Việt Nam được ra đời vào những năm đầu thời kì đổi mới, được đánh dấu bằng sự khởi đ ầu của khu chế xuất Tân Thuận ( Tp Hồ Chí minh ) năm 1991. Thời gian gần đây, KCN đ ang được hình thành và p hát triển mạnh mẽ ở nước ta. KháI niệm về K CN được Nhà Nước ta nêu rõ trong Q uy chế khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) ban hành kèm theo Nghị đ ịnh 36-CP: KCN là “Khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới đ ịa lí x ác định, khô ng có dân cư sinh sống; do chính phủ ho ặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập” 2. Phân loại KCN: Phân thành ba nhóm + N hóm 1: Các khu công nghiệp mang tính truyền thống. Loại hình này mang một số đặc trưng như sau: K CN là một khu vực được quy hoach mang tính liên vù ng, liên lãnh thổ , có phạm vi ảnh hưởng sang các vùng lân cận, xung quanh. Nó được công ty cơ sở hạ tần sử d ụng vào m ục đ ích kinh doanh, công ty này có trách nhiệm Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 5
  6. Chuyên đ ề tốt nghiệp bảo đảm hạ tầng kĩ thuật và x ã hội của toàn bộ khu trong suốt quá trình tồng tại và phát triển. N goài ra, trong KCN khô ng có dân cư sinh sống, nhưng ngo ài KCN phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN. K CN được quy hoạch riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất và chế b iến sản phẩm cô ng nghiệp, cũng như hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp trong KCN sản xuất ra những sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và cả thị trường xuất khẩu. + N hóm 2: Khu chế x uất (KCX) K CX là “ KCN tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩi, có ranh giới địa lý xác định, không có d ân cư sinh số ng; do Chính Phủ ho ặc Thủ tướng Chính Phủ q uyết định thành lập” So với KCN truyền thố ng thi KCX có mộ t số đặc điểm riêng. Đó là: KDX được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địa xung quanh bằng tường rào kiên cố, để ra vào KCX cần thông qua sự kiểm soát của hải quan và cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp trong KCX chỉ được bán tối đa 20% giá trị sản phẩm của m ình vào thị trường nội địa. Chủ yếu sản xuất ra sản phẩm đ ể phục vu thị trường xuất khẩu. N go ài ra, c ác doanh nghiệp trong KCX cũng đ ược hưởng những ưu đ ã i dặc biệt về các lại thuế như: miễ n thế x u ất khẩ u, nhập khẩ u, miễn thuế giá trị g ia tă ng, thuế tiêu thụ đ ặc biệ t, đ ược hưởng thế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đ ãI là 1 0% và kh ô ng ph ải chịu thuế c huyể n lợi nhuậ n về nước củ a ch ủ đ ầu tư. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 6
  7. Chuyên đ ề tốt nghiệp + Nhóm 3 : Các khu công nghệ cao (KCNC) K CNC là “ khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vu cho phait triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai Khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới đ ịa lý xác địnhm, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ q uyết định thành lập. Trong KCNC có thẻ có doanh nghiệp chế x uất” K CNC cũng là một loại hình của KCN, tuy nhiên ngo ài những đặc điểm chung của KCN truyền thố ng thì KCNC có những nét riêng biệt sau: Các doanh nghiệp trong KCNC hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như : nghiên cứu, triển khai khoa họ c công nghệ, đào tạo và thực hiện các d ịch vụ có liên quan. Các doanh nghiệp trong KCNC đ ều đầu tư lớn cho nghiên cứu và p hát triển, có năng suất lao độ ng cao, được điều hành bởi các nhà khoa họ c và những công nhân có trình độ tay nghề cao. Công nghệ được sử dụng trong KCNC là những công nghệ mang tính tiên phong đ i trước thời đại. Có thể thấy rằng, giữa ba khái niệm này có liên quan với nhau. Nếu như khái niệm về khu công nghiệp truyền thố ng mang tính chất đặc trưng, thì K CX và KCNC mang tính chất là những hình thái đặc thùcủa KCN : K CX là KCN m à theo đó hàng hó a sản xuất ra chủ yếu đ ể xuất khẩu. K CNC là K CN gắn với các hoạt độ ng kỹ thuật, công nghệ cao. K CN, KCX, KCNC là các loại hình khác nhau của khu công nghiệp tập trung. Trong đ ề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về khu công nghiệp truyền thống – là lo ại hình duy nhất phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 7
  8. Chuyên đ ề tốt nghiệp 3. Tác động của phát triển KCN đến phát triển kinh tế. 3.1. Tác động tích cực. (1) Tác độ ng tích cực đến quá trình cô ng nghiệp hóa đất nước. V iệt Nam đang trong giai đoạn đ ẩy mạnh việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đ ại hó a (CNH – HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đ ể đ ẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ở V iệt Nam cần phải thực hiện một số tiền đề cần thiết : vố n tích lũ y, đào tạo độ i ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, cô ng nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh ; phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đ ảng, vai trò của Nhà nước. Phát triển KCN là một trong những giải pháp để tạo dựng các tiền đề nó i trên, phát triển KCN là giải pháp tổng hợp, mang tính toàn diện giải quyết đồ ng thời các yêu cầu về vốn, lao động, khoa học – công nghệ, trình độ quản lý, là con đ ường tối ưu để tiến tới mục tiêu trang bị cơ sở kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. K CN huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều nguồn để p hát triển kinh tế “tính đến tháng 4 năm 2006, tổng số dự án trong các KCN thu hút vốn đầu tư trong nước là 2 400 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 116 000 tỷ đồng. Tổng số d ự án có vốn đầu tư nước ngo ài trong các KCN là 2 200 dự án với tổng vố n đăng ký đạt 17,7 tỷ U SD” K CN là nơi tiếp nhận cô ng nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài là chủ yếu, tập trung những ngành nghề m ới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tóm lại thành công của mô hình KCN đã đ ược khẳng định trên Thế giới và bước đầu đã thành công ở V iệt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hó a và hiện đại hóa đất nước. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 8
  9. Chuyên đ ề tốt nghiệp (2) Tác động đến quá trình chuyển d ịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và có lợi. Sự ra đời của các khu công nghiệp đã thúc đ ẩy chuyển d ịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọ ng công nghiệp và dịch vụ, giảm d ần tỷ trọ ng nông nghiệp. Xu hướng này là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hó a – hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đối với cơ cấu theo thành phần sở hữu thì phát triển KCN làm tăng tỷ trọ ng thành phần ngo ài quốc doanh, trong đó đầu tư nước ngoài là mộ t nguồn đáng kể, điều này phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường. (3) Tác độ ng mạnh đến quá trình đô thị hóa. Thực tế đã chứng minh, khi phát triển các KCN làm cho tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chó ng và mạnh mẽ. Cụ thể là : Cơ sở hạ tầng trong KCN và quanh KCN được đ ầu tư xây dựng và nâng cấp, từ đó hình thành lên các thị tứ, thị trấn, nhiều nơi phát triển những thành phố sầm uất, có đầy đ ủ hệ thống điện, nước, giao thông phát triển, công trình phúc lợi hiện đ ại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các KCN phát triển kéo theo cơ cấu lao đ ộng biến đổ i. Lực lượng lao độ ng trong ngành công nghiệp tăng lên, dẫn đ ến nâng cao tỷ lệ công nhân và dân cư thành thị. (4) Tác đ ộng mạnh đến quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư bằng các chính sách phù hợp. N hằm thu hút đầu tư vào phát triển các KCN, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách nằm tăng cường sức hút cho các KCN. Ngo ài ra, các KCN đã trở thành vườn ươm, là nơi thí điểm để đưa các cơ chế, chính sách tiến bộ vào thực tế như : cơ chế “một cửa tại chỗ”, cũng như nhiều chính sách khác về hoàn thiện thủ tục kiểm quan, phát triể n hoạt động tài chính – ngân hàng có sự phố i hợp quản lý của các KCN. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 9
  10. Chuyên đ ề tốt nghiệp (5) K ích thích phát triển các loại hình dịch vụ. Sự p hát triển các KCN tạo điều kiện cho sự xuất hiện các loại hình d ịch vụ : đ iện, nước, dịch vụ ngân hàng – tài chính, xử lý chất thải, d ịch vụ kho bãi, các dịch vụ cung ứng đảm bảo đời sống cho công nhân trong KCN. Các loại dịch vụ này là đ iều kiện tất yếu khách quan đ ể phát triển KCN. (6) Tác độ ng thúc đ ẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Chính KCN Là nơi thử nghiệm đầu tiên chính sách thông thoáng với các nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có môi trường thô ng tho áng thuận lợi để kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. K im ngạch xuất nhập khẩu đạt được tại các KCN V iệt Nam đã chiếm kho ảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần tạo uy tín thương mại của ?Việt Nam trên thị trường thế giới. Do có môi trường thông tho áng, các doanh nghiệp hoạt độ ng trong K CN có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Tác động tiêu cực. (1) ảnh hưởng đ ến chất lượng của tăng trưởng kinh tế Sự phát triển ồ ạt của các KCN, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như : gây nên sự phân hóa giữa trong và ngoài KCN về mọi mặt; gây sự cạnh tranh, đ ôi khi cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, thiếu sự liên kết giữa các khu, các vùng, giữa các doanh nghiệp trong cù ng mộ t khu công nghiệp. Vấn đề khai thác và sử dụng các thế mạnh, tài nguyên của đ ịa phương cho KCN đôi khi khô ng hợp lý, làm xáo trộn tình hình phát triển kinh tế – xã hộ i. (2) ảnh hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự x ã hội ở nhiều vùng kinh tế. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 10
  11. Chuyên đ ề tốt nghiệp Thô ng thường các KCN sử d ụng lao động ở ngoài vù ng có K CN, do vậy tạo nên một luồ ng di dân lớn. Điều này cũng kéo theo các vấn đề xã hội đảm bảo cuộc sống của lao động như: nhà ở, điện, nước sinh ho ạt, các vấn đề văn hóa, vui chơi giả i trí, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho công nhân KCN và cho gia đình họ. (3) ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường V ề cơ bản, do sự tập trung quá nhiều các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau mà khu công nghiệp chính là nguồn gốc ô nhiễm môi trường như : rác thải công nghiệp, ô nhiễm nguồn của các KCN ở V iệt N am. Do vậy đòi hỏi Nhà nước và các cấp, các ngành có những chính sách cũng như tổ chức tốt việc phòng chống ô nhiễm, nếu không nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến đời sống, sức khỏe của người dân ở khu vực có K CN. 4. Sự cần thiết phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và hệ thống cơ sở tương đối đảo bảo để phat triển công nghiệp. Bắc Ninh trong những năm gần đây là điểm đến của các nhà đ ầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên sự phát triển các KCN hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều điều bất cập: Một là: Quy hoạch phát triển các KCN còn thiếu đồng bộ, các KCN quy hoạch chủ yếu trên diện tích đất nông nghiệp loại I, gây lãng phí cho sản xuất nông nghiệp; quy hoạch các KCN quá gần đường giao thông gây khó khăn cho sử lí chất thải và cũng gây khó khăn cho giao thông vận tải… H ai là: Sự tập trung cao của lao động xung quanh các KCN cũng nẩy sinh không ít các vấn đề x ã hội cần phải giải quyết: Tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, các tệ nạn xã hội nảy sinh, các nhu cầu về giải Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 11
  12. Chuyên đ ề tốt nghiệp trí văn hóa v v… cho người lao động. Đấy là vấn đề cần phải giải quyết để phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ba là: Hiện tượng ô nhiễm môi trường trong các KCN trong địa b àn tỉnh: Nước thải, khí thải, rác thải…vẫn chưa được giải quyết tốt nhằm phát triển bền vững và không làm ảnh hưởng các vùng xung quanh KCN. Phát triển các KCN tại Bắc Ninh là một việc vô cùng cần thiết để phát huy những tiềm năng và nguồn lực sẵn có của tỉnh. Nhưng đ ồng thời cũng cần phải nhìn lại thực trạng phát triển các KCN trên đ ịa bàn tỉnh Bắc N inh hiện nay. Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 12
  13. Chuyên đ ề tốt nghiệp CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.Vị trí địa lý. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng H à N ội - H ải Phòng - Q uảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần H à Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội V ới vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt H à Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. - G ần thủ đô Hà Nội đ ược xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn m ở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là m ạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 13
  14. Chuyên đ ề tốt nghiệp hiện đại hoá. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng N inh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. - Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2..1. Tài nguyên đất: Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng. D iện tích tự nhiên: 80393 ha. Trong đó Đ ất nông nghiệp: 48980 ha Đ ất nuôi trồng thủy sản: 2589 ha Đ ất lâm nghiệp: 623 ha Đ ất chuyên dùng: 14187 ha Đ ất ở: 5240 ha Đ ất chưa sử dụng: 8774 ha 2.2. Tài nguyên khoáng sản. Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: Đ ất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Q uế V õ và Tiên Du, đ ất sét làm gạch chịu lửa ở thị x ã Bắc Ninh, đá cát kết Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 14
  15. Chuyên đ ề tốt nghiệp với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m ³. Ngoài ra còn có than bùn ở Y ên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. 2.3. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du ( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. 3. Đặc điểm khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. N hiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. H àng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông N am. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. N hìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 15
  16. Chuyên đ ề tốt nghiệp mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác đ ịnh tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ 4. Về đặc điểm thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đ uống, sông Cầu và sông Thái Bình… 5.Dân số và lao động: D ân số toàn tỉnh (năm 2001): 960.919 người. Trong đó: Nội thị: 76.660 người N goại thị: 884.259 người. Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm 2001 là 14,1%. Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia. 6.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc N inh: 6.1. Kinh tế: Bước vào năm 2007, tỉnh Bắc Ninh vừa tròn 10 năm tái lập, nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức độ cao; b ình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong đó khu vực nông nghiệp tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 22%; khu vực dịch vụ tăng 12,5 mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 16
  17. Chuyên đ ề tốt nghiệp từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2006; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 23,6% năm 2006. Chỉ tiêu Đv. tính năm 1997 năm 2006 TT So sánh (%) a b c 1 2 3=2/1 Tăng trưởng GDP bình quân 10 năm giai đoạn 1997 2006, trong đó: 1 % 13.5 - Nông nghiệp. 5.67 - Công nghiệp. 21.64 - Dịch vụ. 13.3 Cơ cấu kinh tế. 2 % 100 100 - Nông nghiệp. 44.7 23.6 52.8 - Công nghiệp. 24.5 47.79 195.1 - Dịch vụ. 30.8 28.61 92.9 Giá trị sản xuất. 3 - Nông nghiệp. Tỷ đồng 1.218 2.238 183.7 - Công nghiệp. Tỷ đồng 569 8.504 1 .5 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh N hìn lại năm 1997, nền kinh tế của tỉnh lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuât nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể, nhưng đến nay sau 10 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã có 4 khu công nghiệp tập trung, hơn 20 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hàng trăm nhà máy có công nghiệ hiện đại; bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ rệt; đặc b iệt là đô thị hoá phát triển với tốc độ khá nhanh. Tỉnh lỵ Bắc Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 17
  18. Chuyên đ ề tốt nghiệp Ninh từ một thị xã nhỏ bé đã trở thành thành phố đô thị loại III. Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ bao gồm: điện, đường, trường, trạm và các cơ sở phúc lợi xã hội khác. Đ ời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một năm tăng từ 250 USD (1997) lên 630 USD (năm 2006); trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đặc biệt thành tựu năm 2006 vừa qua đã ghi đậm dấu ấn về một chặng đường phát triển 10 năm của tỉnh, cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong một tương lai không xa, Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp. Trong đó, có một khu công nghiệp chế biến lớn và hiện đại, một vùng nông sản hàng hoá chất lượng cao. Một trung tâm thương mại sầm uất; Một hệ thống giáo dục đào tạo từ mầm non đến cao đẳng, đại học tiên tiến; Một thành phố giàu đẹp, văn minh đậm đà bản sắc văn hoá quan họ sẽ toả sáng và vững bước trong thế kỷ 21. 6.2. Văn hoá - xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, N guyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, ...Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc. 7. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 18
  19. Chuyên đ ề tốt nghiệp 7.1. Những thuận lợi Thứ nhất, không gian thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc N inh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Thứ hai, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, hiếu học,khéo tay, đây là đội ngũ đội đông đảo cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, các cơ chế chính sách của tỉnh đã có sự thông thoáng, môi trường đầu tư được cải thiện đang từng bước thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 7.2 Khó khăn: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh song chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối chậm. Thứ hai, cơ sở hạ tầng tuy có phát triển so với trước song chưa đáp ứng đủ nhu cầu công nghiệp hóa. Thứ ba, các dự án đầu tư thiếu trọng tâm, một số không hiệu quả làm cho việc giải ngân chậm. Thứ tư, việc quy hoạch các KCN còn yếu và thiếu về tầm chiến lược, việc quản lý quy hoạch KCN chưa tốt. II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 19
  20. Chuyên đ ề tốt nghiệp 1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1.1. Sự hình thành KCN Tiên Sơn. K hu công nghiệp Tiên Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Q uyết định số 1129/QĐ -TTg ngày 18/12/1998 và chính thức được cho thuê đất kể từ 22/12/1999 với thời hạn thuê là 50 năm. Đây là một trong các mô hình khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được xây dựng đồng bộ về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng x ã hội. - Q ui mô: + Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN : 760 tỷ (GĐ1 là 267,5 tỷ) + Tổng diện tích định hướng quy hoạch : 600 ha (GĐ1 là 134 ha) + Đất tự nhiên KCN : 439 ha + Đất khu chung cư và d ịch vụ KCN : 28 ha + Đất công nghiệp cho thuê : 310 ha 1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và giao thông. K hu công nghiệp Tiên Sơn lằm trên đ ịa phận của 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - H ải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp tuyến Quốc lộ 1 mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1 cũ, phía Đông giáp kênh Nam - Nội Duệ, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển Cái Lân, về phía Tây đến Sân bay quốc tế Nội Bài. - Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km - Cách Sân bay quốc tế Nội Bài : 30 km - Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) : 120 km - Cách cảng biển Hải Phòng : 120 km - Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 km Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2