Luận văn: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây”
lượt xem 16
download
uận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số biểu bảng số liệu, sơ đồ,… nội dung chính bao gồm khoảng 100 trang được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây”
- Luận văn: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây”
- 1 MỤC LỤC MỤC LỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................ 0 DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... 0 DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 0 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄNCỦASỰHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONGQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHÓA, HIỆNĐẠIHÓAỞNƯỚCTA ............................................................................... 6 1.1. Lý luận chung về sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. .............................. 6 1.1.1. Khái niệm cụm, điểm công nghiệp........................................................... 6 1.1.2. Vai trò của cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................................................................. 14 1.2. Nhân tố tác động và sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ......................................... 17 1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .......................... 17 1.2.2. Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................................................... 21 1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm công nghiệp . 27 1.3. Kinh nghiệm phát triển về khu, cụm, điểm công nghiệp ................... 30 1.3.1. Chính sách phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp ởĐài Loan ........... 30 1.3.2. Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan .................................. 31 1.3.3. Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ở Malaixia ..................................................................................................................... 33 1.3.4. Chính sách phát triển đặc khu kinh tếở Trung Quốc ........................... 34
- 1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương..................................................... 36 CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONGQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHÓA, HIỆNĐẠIHÓAỞHÀTÂY ............................................................................................. 43 2.1. Tình hình phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở Hà Tây ............. 43 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây .................................................................................... 43 2.1.2. Khái quát thực trạng làng nghềở Hà Tây ........................................... 51 2.1.3. Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây ............. 60 2.2. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................. 69 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn và dự báo phát triển ............................................ 70 2.2.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây............................................................................................................... 73 CHƯƠNG 3: PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNCỤMĐIỂMCÔNGNGHIỆPỞTỈNH HÀTÂY .......................................................................................................................... 76 3.1. Định hướng phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................................... 76 3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp ......... 76 3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề ............ 84 3.2. Giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà tây ...................................................... 87 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ........................................................................ 88 3.2.2. Nhóm các giải pháp vi mô .................................................................. 90 3.2.3. Nhóm các giải pháp tạo môi trường điều kiện..................................... 92 3.2.4. Nhóm các giải pháp kỹ thuật .............................................................. 93 3.3. Tổ chức thực hiện ................................................................................ 96 KẾTLUẬN .................................................................................................. 100 TÀILIỆUTHAMKHẢO .............................................................................................. 102
- 1
- KÝHIỆUCÁCCHỮVIẾTTẮTTRONGLUẬNVĂN CTCP : Công ty cổ phần CT TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn CN : Công nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp CĐCN : Cụm, điểm công nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐCN : Điểm công nghiệp FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu Công nghiệp KCX : Khu Chế xuất ODA : Vốn phát triển châu Á TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ Ban Nhân Dân USD : Đô la Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam GDP : Tổng sản phẩm quốc nội WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
- DANHMỤCSƠĐỒ Số sơđồ Tên sơđồ Trang Sơđồ 2.1 Về cơ cấu kinh tế ngành 67 Sơđồ 3.1 Sơđồ về cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây 72
- DANHMỤCBẢNGBIỂU Số biểu Tên biểu bảng Trang TT bảng Bảng 1.1 Tình hình phát triển các cụm điểm công nghiệp 1 7 làng nghề tại một số tỉnh Bảng 2.1 Phát triển các làng nghềở tỉnh Hà Tây đến năm 2 52 2005 vàđịnh hướng đến năm 2010 Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết phát triển làng nghềở tỉnh Hà 3 55 Tây giai đoạn 2001-2005 Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình thu hút các dựán đầu tư vào 4 các cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây giai 63 đoạn 2001-2006 Bảng 2.4 Tổng hợp quy hoạch phát triển CN – TTCN Hà 5 64 Tây đến 2010, định hướng đến 2020 Bảng 2.5 Về chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp - Xây 6 66 dựng Bảng 3.1 Kết quả sản xuất công nghiệp Hà Tây 2001- 7 71 2005
- 1 PHẦNMỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng ta xác định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng, vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, điều quan trọng hàng đầu là phải cải tiến căn bản tình trạng nền kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những rào cản những lực lượng cản trở con đường và quá trình đi lên của nền kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân” ... “phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sựđa dạng về hình thức sở hữu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ ra rằng: “Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân”. Đảng ta chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Giai đoạn (2006 - 2010) những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy
- 2 mọi tiềm năng và nguồn lực tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Phát triển nhanh hơn công nghiệp - xây dựng cần chúý mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa phát triển công nghiệp – xây dựng với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và phát triển về nông nghiệp hàng hóa bền vững. Đại hội X xác định: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”. Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề phát triển các cụm, điểm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các cụm, điểm công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết tốt, có hiệu quảđồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây”để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về các khu
- 3 công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam vàở một sốđịa phương khác. Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các luận văn, luận án đã có nhiều đóng góp khoa học và tổng kết thực tiễn phong phú, những cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn, những vấn đề về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu và cụ thể về việc phát triển các cụm, điểm công nghiệp. Ởđề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tiếp cận của kinh tế chính trị học. Đó là nghiên cứu những nguyên lý chung từđó vận dụng vào việc phát triển cụm, điểm công nghiệp, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ góc độ kinh tế chính trị, hướng tiếp cận và nghiên cứu gồm: - Sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Làm rõ mối quan hệ kinh tế; các thành phần kinh tế; huy động nguồn lực; huy động vốn đầu tư; các vấn đề về giải quyết việc làm; nhàở; công tác quản lýđất đai... khi phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở giai đoạn (2001 – 2006) từđó chỉ ra phương hướng, giải pháp để phát triển các cụm, điểm công nghiệp vào năm sau. Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 4. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về quá trình hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- 4 - Thực trạng về việc gắn phát triển cụm điểm công nghiệp với việc giải phóng tiềm năng sức lao động, vốn, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật; chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển cụm, điểm công nghiệp tại Hà Tây. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chủđạo. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp khác như: Phương pháp điều tra, thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với việc hình thành, phát triển các cụm, điểm công nghiệp như là một quá trình khách quan. - Làm sáng tỏ tính đặc thù của việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân, kết quả; những yếu kém trong phát triển cụm, điểm công nghiệp. - Định hướng các giải pháp để hình thành và thúc đẩy phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt làở Hà Tây). 7. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương Luận văn ngoài phần mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số biểu bảng số liệu, sơđồ,… nội dung chính bao gồm khoảng 100 trang được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Chương II – Thực trạng xây dựng và phát triển các cụm, điểm công nghiệp
- 5 ở tỉnh Hà Tây Chương III – Phương hướng và giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tây.
- 6 Chương 1 CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄNCỦASỰHÌNHTHÀNHVÀ PHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONG QUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHÓA, HIỆNĐẠIHÓAỞNƯỚCTA 1.1. LÝLUẬNCHUNGVỀSỰHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONGQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHÓA, HIỆNĐẠIHÓA. 1.1.1. Khái niệm cụm, điểm công nghiệp Trong thời gian qua, các cơ sở công nghiệp của các nước đang phát triển phần lớn do hạn chế về vốn nên có quy mô vừa và nhỏ, phân bố phân tán, khả năng xử lýô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp. Đất đai hữu hạn, dân số ngày càng tăng. Thêm vào đó chi tiêu của Chính phủ cần phải tập trung vào việc phát triển hạ tầng cơ sở về cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đểđáp ứng yêu cầu trên, việc phát triển công nghiệp cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế và phải tuân theo quy hoạch phát triển nhằm tiết kiệm trong đầu tư, tiết kiệm đất đai, cóđiều kiện để dễ dàng kiểm soát và có biện pháp bảo vệ môi trường một cách thuận lợi và hữu hiệu nhất. Bởi vậy, các nước cần tạo một môi trường thuận lợi cho các nhàđầu tư cả về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để thu hút đầu tư theo quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, xuất phát từ mục tiêu đóđã dẫn tới sự hình thành các khu vực sản xuất tập trung và khái niẹm về khu, cụm, điểm công nghiệp ra đời. Cụm công nghiệp, điểm công nghiệp là khái niệm được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trên thế giới trong những năm 1970-1980 của thế kỷ trước. Với mô hình này đã
- 7 cho phép hạ thấp chi phí sử dụng thị truờng, tạo điều kiện đổi mới các hàng hoá truyền thống và các quy trình truyền thống, Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nước thì khái niệm cụm công nghiệp, điểm công nghiệp được ra đời từ khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTG ngày 24/11/2000 của Thủ Tướng chính phủ và một số ngành nông thôn. Đây là một hình thức mới với nước ta, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó ra đời và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn vàđặc trưng nhất là tại các làng có nghề truyền thống. Như ta đã biết sản xuất công nghiệp được tổ chức theo ba loại hình chính đó là: theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Tổ chức theo ngành có nghĩa là hình thành và phát triển các chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khai thác chế biến và dịch vụ công nghiệp. Theo thành phần kinh tế thìđược hình thành trên cơ sở các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần, CTTNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Theo lãnh thổ thìđó chính là việc hình thành các khu, các vùng lãnh thổ nơi tập hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp. Đây chính là tiền đềđể ra đời khái niệm về khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp, .. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sản xuất theo lãnh thổ phát triển khá nhanh và có tác động tích cực chủ yếu như: - Tạo điều kiện tốt hơn để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững nhờ: cải tiến kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc), giải quyết vấn đề môi trường do tách khu sản xuất công nghiệp với
- 8 khu dân cư và có phương án xử lý chất thải công nghiệp một cách triệt để, cóđiều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật một các đầy đủ nhất. - Tạo ra sự phân bố công nghiệp đồng đều hơn, họp lý hơn giữa các vùng, các địa phưong của đất nước - Huy động được mọi nguồn lực của từng vùng, từng lãnh thổ vào phát triển công nghiệp. - Đây là loại hình tổ chức sản xuất đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ chưa có tên gọi thống nhất giữa các địa phương, nơi gọi là cụm, điểm công nghiệp (tỉnh Hà Tây), nơi gọi là cụm công nghiệp huyện (tỉnh Nam Định), nơi gọi là cụm công nghiệp (thành phố Hà Nội)... Nhưng nói chung, khá thống nhất về quan niệm cho rằng là một địa điểm phân bố sản xuất công nghiệp tập trung bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia đình nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cho phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ vàđược thành lập theo quyết định của chính quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện). Bảng 1.1: Tình hình phát triển các cụm điểm công nghiệp làng nghề tại một số tỉnh Số cụm Số làng Quy hoạch Diện tích công nghiệp Diện tích Tỉnh nghề của đến năm (ha) làng nghềđã (ha) tỉnh 2010 xây dựng Hà Nội 30 8 - 3 96,1 Hà Tây 201 400 10.000 157 - Bắc Ninh 62 21 460,87 15 - NamĐịnh 86 17 - 15 202,69
- 9 Như vậy, mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề tạo ra kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đối tượng vào cụm điểm công nghiệp là cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình) ở làng nghề chuyển đến. Cụm, điểm công nghiệp đã Thực hiện sự tách biệt khu vực sản xuất khỏi khu vực dân cư sinh sống vàđược thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân địa phương (tỉnh, huyện). Trong quá trình nghiên cứu tại địa phương thì bản thân tác giả luận văn cho rằng với đặc thù là một tỉnh có số lượng làng nghề chiếm trên 20% số lượng làng nghề trên toàn quốc thì việc UBND tỉnh Hà Tây có quy định về tên gọi là cụm công nghiệp vàđiểm công nghiệp là khá phù hợp vói tình hình sản xuất công nghiệp của địa phương. Tóm lại, Cụm công nghiệp: làđịa điểm tập trung sản xuất kinh doanh và dịch vụ phục vụ công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tách biệt với khu dân cư, có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ, bảo đảm đầy đủ các điều kiện để sản xuất thuận lợi, an toàn và bền vững. Cụm công nghiệp có thể nằm trong địa bàn một hoặc một số huyện do uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; khi lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải bảo đảm việc kết nối đồng bộ giữa các công trình kỹ thuật hạ tầng trong và ngoài hàng rào, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và có một hệ thống hạ tầng xã hội tương ứng. Điểm công nghiệp: làđịa điểm sản xuất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất của các cơ sở ngành nghềởđịa phuơng (hộ gia đình, các cá nhân, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã) và trong trưòng hợp cụ thể có thể có một số doanh
- 10 nghiệp quy mô nhỏ tại địa phương đó các các ngành nghề phù hợp mục tiêu của điểm công nghiệp; tách bạch với khu dân cư, có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện để sản xuất thuận lợi, an toàn và bền vững. Điểm công nghiệp chủ yếu trong địa bàn một xã (phường thị trấn), do uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi cóý kiến chấp thuận về chủ trương của UBND tỉnh. Phân biệt: cụm công nghiệp vàđiểm công nghiệp Nhìn vào 2 khái niệm về cụm công nghiệp vàđiểm công nghiệp, ta có thể thấy rằng giữa 2 khái niệm này có nét tương đồng, đó là: Về mục đích: cả cụm công nghiệp và cụm công nghiệp đều có mục đích là tập trung các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp vào một vùng cóđiều kiện hơn về chếđộ vị tríđể sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển đúng định hưóng của chính quyền địa phương: quy hoạch vùng kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí xã hội. Về cách thức tổ chức: Cụm công nghiệp vàđiểm công nghiệp đều có sự tách bạch vơi khu dân cư, đây cũng chính là sự cần thiết đểđảm bảo ngươi dân có cuộc sống đầy đủ, không bịảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, hay ô nhiễm môi trường. Cụm điểm công nghiệp đều có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất thuận lợi nhất, an toàn nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó thì giữa hai khái niệm này cũng có sự khác biệt: Về cấp quản lý: Cụm công nghiệp thì do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, còn điểm công nghiệp thìđựoc phân cấp cho cấp huyện quản lý. Có thể thấy rằng, ởđây thì khái niệm cụm công nghiệp có thể nằm trên địa bàn nhiều huyện của một tỉnh do vậy do vậy cần có sự quản lý của UBND Tỉnh,
- 11 còn điểm công nghiệp do chỉ nằm trên địa bàn các xã do vậy thì cấp quản lý gần nhất là UBND huyện. Về quy mô, số luợng: Cụm công nghiệp có quy mô lớn hơn diểm công nghiệp, do cụm công nghiệp tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các điểm công nghiệp thì chủ yếu tập hợp các “hộ sản xuất” do vậy quy mô sẽ nhỏ hơn, Tuy nhiên thì số lượng của cụm công nghiệp lại ít hơn số lượng điểm công nghiệp, do quy mô nhỏ, mô hình gọn do vậy việc thành lập điểm công nghiệp cũng nhanh và dễ dàng hơn, điều kiện các cơ sở sản xuất kinh doanh được tham gia cũng đơn giản hơn rất nhiều. Qua sự phân biệt giữa cụm công nghiệp, điểm công nghiệp thì ta có thể thấy về cơ bản là hai loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp này là tương đồng, có khác chăng chỉ là cấp độ và quy mô mà thôi. Điều này cũng hoàn toàn đúng vì trong phạm vi một tỉnh thì chỉ có UBND tỉnh mới có quyền có các chính sách đối với các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cấp huyện và cấp xãđều phải căn cứ vào các quy định chung của tỉnh để thực hiện. Do vậy, trong luận văn chỉ tập trung đến khái niệm cụm, điểm công nghiệp để là rõ vai trò phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiẹn đại hoá. Phân biệt cụm, điểm công nghiệp với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khu chế xuất: Khu chế xuất có tính chất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chếđộ mậu dịch và thuế quan của một nước được thành lập với những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý, quản lý và kỹ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chếđể thu hút đầu tư của các nước phát triển đặc biệt là Công ty xuyên quốc gia. Khu chế xuất, ngày nay có các định nghĩa sau: Theo Điều lệ hợp đồng của WEPZA (Hiệp hội các Khu chế xuất thếgiới) thì Khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các
- 12 nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất Khu chế xuất với khu vực WEPZA công nhận và Khu chế xuất khu vực miễn thuế. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Khu chế xuất thì “Khu vực được giới hạn về hành chính, có khi vềđịa lý, được hưởng một chếđộ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và sản phẩm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chếđộ thuế quan được ban hành với những quy định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài”. Với định nghĩa này, hoạt động chính trong Khu chế xuất là sản phẩm công nghiệp. Theo Qui chế KCN, KCX, – ban hành kèm theo Nghịđịnh số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, Khu chế xuất là “khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. Như vậy, về cơ bản, Khu chế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo nhưđịnh nghĩa của UNIDO. Khu công nghiệp: Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài – đối tượng đầu tư chủ yếu vào KCN vì họ hy vọng vào thị trường nội địa, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hóa của mình. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường nội địa cũng phù hợp với xu hướng tự do hoá mậu dịch trên thế giới và khu vực... Việc cho phép tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước không những tạo nên yếu tố kích thích cạnh tranh sản xuất trong nước, từđó nâng cao khả năng xuất khẩu mà còn góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập khẩu lậu. Có hai quan niệm về khu công nghiệp, đó là:
- 13 Thứ nhất, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhàở... Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tếđặc biệt như KCN Bat Tam, In-đô-nê-xi-a, công viên công nghiệp ởĐài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. Thứ hai, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ởđó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Đài Loan. Còn theo Nghịđịnh 36/CP thì: KCN là “khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Như vậy, KCN ở Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa thứ hai ở trên. Phân biệt: Đối chiếu với quy định của Nghịđịnh 36/CP của chính phủ thì tác giả cho rằng cụm, điểm công nghiệp là một hình thức biểu hiện của khu công nghiệp. Nó thích ứng với trình độ thấp của phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay và khác hoàn toàn với khái niệm khu chế xuất – chủ yếu liên quan đến vấn đề nước ngoài. Khác với khu công nghiệp tập trung, Cụm, điểm công nghiệp có quy mô nhỏ hơn, sản xuất thường tập trung vào một loại sản phẩm mang tên của làng nghề, điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, kết cấu cơ sở hạ tầng kém hơn và do chính quyền địa phương (tỉnh, huyện...) quyết định thành lập. Cụm, điểm công nghiệp khác với khu công nghiệp vừa và nhỏở chỗ: Khu công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏđược hình thành chủ yếu do phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, do di chuyển các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang
99 p | 771 | 178
-
luận văn:Hoàn thiện QLNN đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội
76 p | 114 | 34
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
26 p | 130 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Bình Định
13 p | 140 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên
26 p | 85 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ
123 p | 79 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
26 p | 95 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển Khu, cụm công nghiệp - Thực tiễn tại tỉnh Long An
77 p | 42 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
91 p | 30 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
85 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
107 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
91 p | 15 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Bình Định
12 p | 22 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên
26 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên
93 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre
68 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai
107 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn