intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Phát triển Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên" đã nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển CCN; nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của Cụm công nghiệp Tây An; đánh giá thực trạng hoạt động của Cụm công nghiệp Tây An trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển của Cụm. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển CCN Tây An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội trên địa bàn và đảm bảo phát triển cân bằng giữa các vùng. Trong thời gian qua, Chính phủ và các cấp chính quyền tại địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó có việc hỗ trợ thành lập các khu công nghiệp (KCN), cụm, điểm công nghiệp (gọi chung là CCN) tại các huyện, thành phố nhằm tạo ra quỹ đất để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất; đồng thời tạo mặt bằng để di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong các làng nghề, khu vực dân cư, đô thị vào cụm công nghiệp. Đối với mô hình khu công nghiệp tập trung hiện nay chủ yếu được thành lập để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp lớn và trung bình trong nước nhằm tạo ra động lực phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh; đồng thời, để thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến,...Do vậy mô hình này sẽ không thu hút được phần đông các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm số lượng lớn trên địa bàn tỉnh. Việc hình thành mô hình cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng về đất đai mở rộng sản xuất, tạo điều kiện quản lý môi trường và hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp.
  2. 2 Với mục tiêu trên việc xây dựng Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam phù hợp với phương hướng phát triển công nghiệp trên địa đầu phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Cụm công nghiệp Tây An là nơi thu hút mọi doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu đầu tư ở vùng này, nhưng không thích hợp với điều kiện xây dựng tại các địa bàn khác. Trên cơ sở phát triển công nghiệp tạo đà kích thích phát triển Kinh tế - Xã hội chung của toàn vùng phía Bắc tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên. Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển Cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên” để nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU - PGS.TS Lê Thế Giới (2008), Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 4(27), Đại học Đà Nẵng. - PGS-TS. Lê Thế Giới (2009), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 1(30), Đại học Đà Nẵng. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển CCN. Thứ hai, nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của Cụm công nghiệp Tây An. Thứ ba, đánh giá thực trạng hoạt động của Cụm công nghiệp Tây An trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển của Cụm. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển CCN Tây An.
  3. 3 4. CÂU HỎI HAY GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Những nguyên tắc nào để phát triển CCN? - Những tiêu chí nào để phát triển CCN? - Nhân tố nào đã tác động tới sự phát triển của CCN? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cụm công nghiệp Tây An Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu có xem xét tương quan, so sánh với một số CCN thuộc các huyện khác. Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở giai đoạn (2006 - 2011) từ đó chỉ ra phương hướng, giải pháp để phát triển Cụm công nghiệp Tây An đến năm 2020. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu và so sánh: bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các Phòng ban và các chuyên viên trong Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có một số đóng góp chủ yếu sau: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với việc hình thành, phát triển các CCN. - Phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân, kết quả; những yếu kém trong phát triển CCN Tây An. - Định hướng các giải pháp để hình thành và thúc đẩy phát triển CCN Tây An trong thời gian đến.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của cụm công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. [18, tr.1] 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của cụm công nghiệp - Cụm công nghiệp là mô hình khu công nghiệp quy mô nhỏ, được bố trí tại các huyện, thị xã được hưởng các ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh theo quy định riêng của tỉnh. - Tại các cụm công nghiệp này có thể bố trí một số khu vực dành cho kinh doanh thương mại, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh CN-TTCN và không ảnh hưởng tới tính chất và hoạt động sản xuất công nghiệp của CCN (để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của CCN có thể tổ chức tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm của mình và các sản phẩm khác). - CCN có quy mô diện tích không quá 50 ha, trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha. [18] 1.1.2. Phân loại cụm công nghiệp
  5. 5 Trên cơ sở chức năng của các CCN, hiện nay có một số loại hình CCN như sau: - CCN tổng hợp (đa ngành) - CCN làng nghề - CCN chuyên ngành - CCN hiện đại (như khu công nghiệp) 1.1.3. Phân biệt CCN với KCN, KCX và KKT: 1.1.3.1. Điểm giống nhau - Đều có diện tích sản xuất công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định. - Phân khu chức năng bao gồm các chuyên ngành truyền thống mà trong nước có lợi thế so sánh. 1.1.3.2. Điểm khác nhau - Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu... - Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu... - Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư... 1.1.4. Vai trò của cụm công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 1.1.4.1. Huy động vốn đầu tư phát triển 1.1.4.2. Giải quyết việc làm lao động 1.1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.4.4. Ứng dụng khoa học - công nghệ 1.1.4.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế
  6. 6 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Nội dung phát triển CCN Phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc không những về lượng mà còn về chất. Theo đó, phát triển CCN là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của CCN. Nó bao gồm sự tăng trưởng và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu và thể chế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong và ngoài CCN. 1.2.1.1. Về kinh tế - Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học công nghệ; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn, thân thiện hơn với môi trường. - Thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch. 1.2.1.2. Về xã hội - Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. - Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. - Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường sống cho người lao động. 1.2.1.3. Về môi trường - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, chống thoái hóa tài nguyên đất. - Bảo vệ môi trường nước và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước. - Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị, khu công nghiệp và
  7. 7 CCN. - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. 1.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển CCN 1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển về kinh tế của CCN a- Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nội tại của CCN - Chất lượng quy hoạch CCN - Diện tích đất và tỷ lệ lấp đầy CCN S đct Tỷ lệ lấp đầy = * 100 % ∑S ct Trong đó: Sđct : Diện tích đã cho thuê ∑S : Tổng diện tích đất CCN có thể cho thuê ct - Về đầu tư và vốn đầu tư Vốn đầu tư bình quân trên một đơn vị diện tích đất CCN ∑K Tỷ lệ VĐT bình quân/ha (tỷ đồng/ha) = ∑S Trong đó: ∑K : Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) ∑S : Tổng diện tích CCN (ha) Vốn đầu tư bình quân của một dự án ∑ Kc CN Quy mô của một dự án = ∑ N P Trong đó: ∑K KCN : Tổng vốn đầu tư vào CCN (tỷ đồng) ∑N P : Tổng số dự án đầu tư vào CCN (dự án) - Về trình độ công nghệ của doanh nghiệp
  8. 8 - Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN b- Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa về kinh tế của CCN - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có CCN - Đóng góp của CCN cho ngân sách địa phương - Hình thành chuỗi liên kết 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển về xã hội của CCN - Thu hút lao động và giải quyết việc làm - Về thu nhập của người lao động ở CCN - Về đời sống vật chất của người dân bị thu hồi đất làm CCN - Về trật tự, an ninh ở địa phương có CCN 1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển về môi trường của CCN - Tiêu chí đánh giá việc xử lý nước thải - Tiêu chí đánh giá vấn đề ô nhiễm về không khí - Tiêu chí đánh giá vấn đề tiếng ồn - Tiêu chí đánh giá việc xử lý chất thải rắn 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Kết cấu hạ tầng l.3.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động 1.3.4. Môi trường đầu tư 1.3.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 1.3.6. Phát triển khu dân cư đồng bộ 1.3.7. Điều kiện về đất đai 1.4. NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢNG NAM 1.4.1. Kinh nghiệm thành công
  9. 9 1.4.2. Kinh nghiệm thất bại 1.4.3. Bài học vận dụng cho phát triển CCN Tây An Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TÂY AN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CCN TÂY AN 2.1.1. Vị trí địa lý CCN Tây An là nơi thuận lợi về mặt về mặt địa hình và giao thông, cách Quốc lộ 1A khoảng 4 km về phía Đông; cách ga Trà Kiệu 2 km về phía Tây; cách cảng sông, cảng biển, sân bay, ga xe lửa của thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Bắc và cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 50 km. 2.1.2. Tính chất CCN Tây An Quy hoạch chi tiết xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, làm cơ sở để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… 2.1.3. Hạ tầng kỹ thuật Hiện nay, CCN Tây An có diện tích thực tế là 111,45 ha. CCN Tây An đã cơ bản hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giai đoạn I và tỷ lệ lấp đầy đạt 63,39%. Hiện nay đang phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giai đoạn II (đường chính vào CCN Tây An và hệ thống xử lý nước thải). 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TÂY AN 2.2.1. Thực trạng phát triển về kinh tế 2.2.1.1. Phát triển về kinh tế nội tại CCN Tây An a- Vị trí đặt CCN b. Về diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy CCN Tây An
  10. 10 CCN Tây An được quy hoạch và xây dựng với một cơ cấu sử dụng đất khá hợp lý, đảm bảo tính bền vững, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Diện tích đất bố trí tại CCN Tây An Diện tích Tỷ lệ TT Hạng mục (ha) (%) 1 Đất xây dựng xí nghiệp CN 76,57 68,70% 2 Đất hành chính dịch vụ 0,88 0,79% 3 Đất công viên cây xanh + TDTT 3,77 3,38% 4 Đất hạ tầng kỹ thuật + kho tàng 2,06 1,85% 5 Đất giao thông 16,47 14,78% 6 Đất cây xanh cách ly 11,76 10,50% Tổng cộng 111,45 100% (Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Duy Xuyên) Đến cuối năm 2011, diện tích đất công nghiệp của CCN Tây An đã cho thuê 48,54 ha, trung bình tỷ lệ lấp đầy đạt 63,39%. Tổng chi phí đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng đạt hơn 200 tỷ đồng, đạt hơn 50% dự toán tổng mức vốn đầu tư. Công tác giải tỏa đền bù đến nay cơ bản hoàn thành đạt 80 % diện tích, hơn 256 hộ dân có nhà ở trong vùng lập quy hoạch đã bố trí ổn định trong khu TĐC 1,2,3; những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù đã được giải quyết dứt điểm. c- Về đầu tư và vốn đầu tư Bảng 2.2: Quy mô bình quân một dự án đầu tư vào CCN Tây An Số dự án Vốn đầu tư VĐT bình quân/1 dự án Dự án Dự án Năm Dự án đầu tư Dự án đầu tư Dự án đầu tư Dự án đầu tư đầu tư đầu tư nước ngoài trong nước nước ngoài trong nước nước trong (triệu USD) (tỷ đồng) (triệu USD) (tỷ đồng) ngoài nước 2006 - 3 44,5 14,83 2007 - 7 71 10,14 2008 - 4 55,2 13,8 2009 - 3 30,5 10,17 2010 - 2 35 17,5
  11. 11 2011 3 3 30,8 39,5 10,27 19,75 Tổng 3 22 30,8 275,7 10,27 13,13 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Duy Xuyên) Bảng 2.3: Quy mô vốn đầu tư trên 1 đơn vị diện tích đất CCN Dự án đầu tư nước ngoài Dự án đầu tư trong nước Năm Vốn đầu tư Diện tích Vốn đầu Vốn đầu tư Diện tích Vốn đầu (triệu USD) thuê (ha) tư/1ha (tỷ đồng) thuê (ha) tư/1ha 2006 - 44,5 3,75 11,87 2007 - 71 12,3 5,77 2008 - 55,2 6,52 8,47 2009 - 30,5 3,77 8,09 2010 - 35 3,5 10 2011 30,8 16,6 1,86 39,5 2,1 18,81 Tổng 30,8 16,6 1,86 275,7 31,94 8,63 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Duy Xuyên) d- Về trình độ công nghệ của doanh nghiệp Bảng 2.4: Tình hình lao động theo ngành nghề tại CCN Tây An Trong đó Tổng số lao Dự án Dự án STT Ngành nghề động (người) đầu tư đầu tư nước ngoài trong nước 1 CN Khai thác đá, cát, sỏi 290 290 2 CN sợi, dệt vải 572 572 3 CN may 6.441 6.306 135 4 Sản xuất gạch, ngói, gốm 187 187 5 Chế biến gỗ và SX các SP từ gỗ, tre, nứa 399 399 6 Nông sản, thực phẩm 60 60 7 Cơ khí 32 32 8 CN SX các SP từ phi kim loại 330 330 Tổng 8.311 6.306 2.005 (Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Duy Xuyên) e- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN
  12. 12 Năm 2010, các doanh nghiệp CCN Tây An đã đạt tổng doanh thu 76.117 triệu đồng (các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động cuối năm 2011 nên chưa thống kê). Giá trị sản xuất kinh doanh trên 1 ha diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt 3.507 triệu đồng/ha. Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN Tây An tuy không cao song đã đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế huyện nhà. 2.2.1.2. Đánh giá tác động lan tỏa về kinh tế của CCN Tây An Việc đánh giá tác động lan toả về kinh tế của CCN Tây An được thực hiện theo các tiêu chí sau: a- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương Bảng 2.5: GTSX huyện Duy Xuyên và GTSX CCN Tây An Năm Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ 1004,5 GTSX CN 422,51 583,50 713,21 835,29 1184,50 đồng 5 Tỷ GTSX CCN 66,33 115,47 184,94 246,41 302,57 384,25 đồng - Tỷ lệ % % 15,70 19,79 25,93 29,50 30,12 32,44 (Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Duy Xuyên) b- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương
  13. 13 100% 80% 34,25 33,44 34,05 34,97 34,69 35,82 60% 33,79 39,98 41,59 40% 43,96 45,67 46,39 20% 31,96 26,58 24,36 21,08 19,64 17,79 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Duy Xuyên giai đoạn 2006-2011 c- Đóng góp của CCN cho ngân sách địa phương Bảng 2.6: Thuế và các khoản nộp NSNN của Tây An ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thuế & các khoản nộp NS 0,572 1,428 2,136 3,132 4,150 5,565 (Nguồn: Chi Cục thuế huyện Duy Xuyên) d- Hình thành chuỗi liên kết các doanh nghiệp trong CCN Hiện nay, tình hình liên kết của các doanh nghiệp trong CCN ở mức độ nhất định. Cho tới nay Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện đã xúc tiến được nhiều mối liên kết chặt chẽ giữa trong và ngoài CCN, tiêu biểu cho sự liên kết này là những cơ sở sản xuất hàng dệt vải cung cấp nguyên liệu cho những công ty may đồng phục lao động, quần áo… 2.2.2. Thực trạng phát triển về xã hội 2.2.2.1. Về tình hình thu hút lao động và giải quyết việc làm - Số lao động tăng nhanh qua các năm:
  14. 14 Bảng 2.7: Tình hình lao động tại CCN Tây An (tính đến tháng 12/2011) Tỷ lệ lao động nữ Số lao động Tỷ lệ tăng Số lao động Năm trong tổng số lao (người) (%) nữ động (%) 2006 524 330 62,98 2007 919 75,38 611 66,49 2008 1.430 55,60 822 57,48 2009 1.586 10,91 922 58,13 2010 1.876 18,28 977 52,08 2011 8.311 343,02 6.186 74,43 (Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Duy Xuyên) Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại CCN Tây An (tính đến tháng 12/2011) STT Ngành nghề Số lao động Tỷ lệ % 1 CN Khai thác đá, cát, sỏi 290 3,49 2 CN sợi, dệt vải 572 6,88 3 CN may 6.441 77,50 4 Sản xuất gạch, ngói, gốm 187 2,25 5 Chế biến gỗ và SX các SP từ gỗ, tre, nứa 399 4,80 6 Nông sản, thực phẩm 60 0,72 7 Cơ khí 32 0,39 8 CN SX các SP từ phi kim loại 330 3,97 Tổng 8.311 100,00 (Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Duy Xuyên)
  15. 15 0,72% 0,39%3,97% 3,49% 6,88% 4,80% 2,25% 77,50% CN Khai thác đá, cát, sỏi CN sợi, dệt vải CN may Sản xuất gạch, ngói, gốm Chế biến gỗ và SX các SP từ gỗ, tre, nứa Nông sản, thực phẩm Cơ khí CN SX các SP từ phi kim loại Hình 2.3: Biểu đồ phản ánh cơ cấu lao động theo ngành nghề tại CCN Tây An - Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao: 100% 90% 25,57 37,02 33,51 80% 42,52 41,87 47,92 70% 60% 50% 40% 74,43 30% 62,98 66,49 57,48 58,13 52,08 20% 10% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nữ Nam Hình 2.4: Biểu đồ phản ánh tỷ lệ lao động nữ tại CCN Tây An - Nguồn lao động từ các địa phương khác đã trở thành lực lượng lao động quan trọng không thể thiếu tại CCN Tây An.
  16. 16 2.2.2.2. Về thu nhập của người lao động ở CCN Tây An Trong năm 2011, mức thu nhập bình quân của công nhân đạt từ 2,5-3,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đội ngũ quản lý, kỹ sư trong các doanh nghiệp. 2.2.2.3. Về đời sống vật chất của người dân bị thu hồi đất làm CCN Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho họ để bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. 2.2.2.4. Về trật tự, an ninh ở địa phương có CCN 2.2.3. Thực trạng về môi trường 2.2.3.1. Hiện trạng môi trường nước ngầm Bảng 2.9: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm tại CCN Tây An
  17. 17 Kết quả Thông số QCVN STT ĐVT Năm 2010 Năm 2011 09:2008/B Phân tích TNMT Vị trí Vị trí Vị trí Vị trí 1 2 1 2 1 pH - 6,0 5,9 6,7 6,3 5,5-8,5 2 Độ cứng mg/l 25 10 138 210 500 3 SS mg/l 54,0 35,2 92 120 1500 - 4 NO3 mg/l 1,43 1,07 2,52 2,67 15 - 5 NO2 mg/l 0,11 0,04 0,008 0,011 1 6 SO4 -2 mg/l 9,6 8,7 24 26 400 - 7 Cl mg/l 22,16 22,16 17,4 18,5 250 8 NH4+ mg/l 0,17 0,13 0,02 0,021 0,1 9 Fe tổng số mg/l 1,42 0,97 0,1 0,08 5 10 Mn mg/l 0,17 0,08 0,02 0,02 0,5 11 Zn mg/l 2,30 3,34 0,12 0,1 3 12 As mg/l 0,036 0,036 KPH KPH 0,05 13 Cd mg/l KPH 0,0082 KPH KPH 0,005 14 Pb mg/l 0,048 0,043 KPH KPH 0,01 KPH (không 15 E.Coli SL/100ml KPH KPH KPH KPH phát hiện) 16 Coliforms SL/100ml 2 1 KPH KPH 3 (Nguồn: Kết quả phân tích số 239/09/KQPT của Trung tâm nghiên cứu BVMT -Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Kết quả phân tích của Trung tâm phân tích - Kiểm định và tư vấn KH&CN Quảng Nam) Từ bảng kết quả phân tích trên, so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm thì đa số các thông số phân tích đều nằm dưới giới hạn cho phép, điều đó chứng tỏ chất lượng nước ngầm tại CCN Tây An chưa bị ô nhiễm. Hiện trạng môi trường không khí Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí
  18. 18 tại CCN Tây An Kết quả QCVN Thông Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 05:2009/ TT ĐVT số Vị trí Vị trí Vị trí Vị trí Vị trí Vị trí BTNMT 1 2 1 2 1 2 1 Bụi mg/m3 0,56 0,52 0,35 0,39 0,14 0,21 0,3 tổng 2 SO2 mg/m3 0,032 0,074 0,027 0,025 0,03 0,02 0,35 3 NO2 mg/m3 0,014 0,036 0,032 0,026 0,039 0,041 0,2 4 CO mg/m3 12,67 19,87 3,421 3,527 1,37 1,21 30 (Nguồn: Kết quả phân tích số 239/09/KQPT của Trung tâm nghiên cứu BVMT -Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Kết quả phân tích của Trung tâm phân tích - Kiểm định và tư vấn KH&CN Quảng Nam) 0,6 0,5 0,4 0,3 QCVN 05:2009/BTNMT QCVN 05:2009/BTNMT QCVN 05:2009/BTNMT 0,2 0,1 0 2009 2010 2011 Vị trí 1 Vị trí 2 QCVN 05:2009/BT NMT Hình 2.5: Nồng độ bụi tổng trong không khí xung quanh CCN Tây An trong những năm qua 2.2.3.3. Hiện trạng tiếng ồn Bảng 2.11: Kết quả quan trắc tiếng ồn tại CCN Tây An
  19. 19 Kết quả quan trắc độ ồn QCVN STT Địa điểm ĐVT 26:2010/BTN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 MT 1 Vị trí 1 dBA 64-69 70-73 63,1 75 2 Vị trí 2 dBA 66-75 65-71 55,7 75 (Nguồn: Kết quả phân tích số 239/09/KQPT của Trung tâm nghiên cứu BVMT -Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Kết quả phân tích của Trung tâm phân tích - Kiểm định và tư vấn KH&CN Quảng Nam) 2.2.3.4. Hiện trạng chất thải rắn Duy Xuyên có hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phong phú và đa dạng về quy mô, ngành nghề nên phát sinh nhiều loại rác thải khác nhau. So với rác thải sinh hoạt, việc thu gom rác thải công nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít và hầu hết thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Đa số các doanh nghiệp tại CCN Tây An đã hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị tỉnh Quảng Nam để thu gom và xử lý chất thải. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CCN TÂY AN 2.3.1. Những mặt tích cực Trên một trăm ha đất bạc màu được phát triển thành CCN có cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng bên ngoài CCN cũng được nâng cấp thành nơi có hạ tầng kinh tế xã hội hoàn chỉnh.… 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân Việc thu hút đầu tư hạ tầng đối với CCN còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong CCN và giữa các CCN khác còn thấp… Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CCN TÂY AN
  20. 20 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CCN TÂY AN 3.1.1. Quan điểm phát triển CCN Tây An Phát triển CCN Tây An là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện Duy Xuyên, góp phần đưa huyện Duy Xuyên sớm trở thành huyện công nghiệp… 3.1.2. Định hướng phát triển CCN Tây An Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp… CCN Tây An với đặc điểm sản xuất tập trung là một trong những nguồn thu hút lao động quan trọng cho huyện, đặc biệt là đối với đối tượng thanh niên… 3.1.3. Mục tiêu phát triển CCN Tây An Phấn đấu đến năm 2015: đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút vốn đầu tư trong & ngoài nước để lấp đầy 100% diện tích đất tại CCN Tây An… 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CCN TÂY AN 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển về kinh tế 3.2.1.1. Nâng cao tính hấp dẫn và thu hút đầu tư Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư một cách hiệu quả. Rà soát, điều chỉnh, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư . Các thủ tục hành chính. Hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được cấp chứng nhận đầu tư. Đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cần mở rộng hóa, đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư và thương mại. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư và trao đổi kinh nghiệm trong thu hút đầu tư. 3.2.1.2. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2