intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

338
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay từ lúc mới xuất hiện, con người đã luôn có nhu cầu trao đổi với nhau để tồn tại. Khi xã hội loài người phát triển lên những cấp độ cao hơn, cùng với sự ra đời của bộ tộc, làng xã, nhà nước, nhu cầu trao đổi đó càng được mở rộng. Sự trao đổi không chỉ dừng lại giữa cá nhân này với cá nhân khác mà đã phát triển thành mối quan hệ tuỳ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, mối quan hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY "

  1. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ----------------------------------- KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : “ QUAN HỆ KINH TẾ TH ƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY” Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Văn Hồng Sinh viên thực hiện: Dương Minh Châu Lớp A10 - K38C – KTNT Hà nội 2003 1
  2. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách quan hệ kinh tế quốc 1 tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay I. Quan hệ kinh tế quốc tế 1 1. Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế 1 2. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế 2 II. Quá trình phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế 3 III. Cơ sở của quan hệ kinh tế quốc tế 9 IV. Chính sách của Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế 11 1. Chủ trương của Đảng về quan hệ kinh tế quốc tế 11 1.1 Mục tiêu của quan hệ kinh tế quốc tế 11 1.2 Những quan điểm chỉ đạo 12 1.3 Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại thời kì 2001 - 2010 13 2. Những kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và 15 trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hàn 18 Quốc giai đoạn 1992 – 2003 I. Khái quát chung 18 II. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 20 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc 20 2
  3. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay 2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc 26 2.1 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 26 2.1 Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 29 III. Quan hệ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 32 1. Khái quát chung 32 2. Lĩnh vực đầu tư 36 3. Đ ịa b àn đ ầu tư 37 4. Hình thức đầu tư 40 IV. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác 44 1. Viện trợ không ho àn lại 44 2. Tín dụng ưu đãi 47 3. Xuất khẩu lao động 48 V. Đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc 51 1. Đánh giá tổng quát 51 1.1 Về phía Việt Nam 51 1.2 Về phía Hàn Quốc 53 2. Những điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác Việt Nam – H àn 54 Quốc 3. Những hạn chế, khó khăn và một số vấn đề cấp bách đặt ra cho 56 quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc Chương III. Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương 60 mại Việt Nam – Hàn Quốc 3
  4. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay I. Định hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – H àn 60 Quốc trong thời gian tới II. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – H àn Quốc 63 1. Giải pháp về môi trường, thể chế 63 2. Giải pháp cho quan hệ thương mại 65 2.1 Tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam 65 2.2 Xây dựng phương thức bán hàng hiệu quả 67 2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 68 3. Giải pháp cho quan hệ đầu tư 71 3.1 Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, mềm 71 dẻo 3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng 73 3.3 Cải cách thủ tục hành chính 74 3.4 Nâng cao trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện 75 liên doanh, liên kết có hiệu quả 4. Giải pháp cho quan hệ xuất khẩu lao động 76 4.1 Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách 77 4.2 Chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu 77 4.3 Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 78 Kết luận Tài liệu tham khảo 4
  5. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay CHƯƠNG I: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH QUAN HỆ KINH TẾ QU ỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Quan h ệ kinh tế quốc tế 1. Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế Ngay từ lúc mới xuất hiện, con người đã luôn có nhu cầu trao đổi với nhau để tồn tại. Khi xã hội loài người phát triển lên những cấp độ cao hơn, cùng với sự ra đời của bộ tộc, làng xã, nhà nước, nhu cầu trao đổi đó càng được mở rộng. Sự trao đổi không chỉ dừng lại giữa cá nhân này với cá nhân khác mà đã phát triển thành mối quan hệ tuỳ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, mối quan hệ đó chính là quan hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế được hiểu là tổng thể các mối quan hệ vật chất, tài chính có liên quan đ ến tất các giai đoạn của quá trình tái sản xuất diễn ra giữa các quốc gia và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu bao gồm: Quan hệ kinh tế quốc tế về trao đổi hàng hoá (hay còn gọi là mậu dịch quốc tế): là một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu, trong đó diễn ra việc di chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác. Di chuyển hàng hoá quốc tế đ ược thực hiện thông qua hình thức buôn bán quốc tế. Trên thị trường thế giới, người ta thường chia hàng hoá trao đổi giữa các nước thành hai nhóm: hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình. Quan hệ kinh tế quốc tế về di chuyển vốn đầu tư (hay còn gọi là đầu tư quốc tế): Đầu tư quốc tế là hiện tượng di chuyển các phương tiện đầu tư từ 5
  6. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay nước này sang nước khác nhằm thu lợi nhuận. Đầu tư quốc tế thực chất là di chuyển các yếu tố sản xuất trên qui mô toàn thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế về di chuyển sức lao động: là quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra việc di chuyển sức lao động từ nước này sang nước khác trên phạm vi thế giới. Di chuyển quốc tế sức lao động được coi như di chuyển hàng hoá quốc tế, nhưng đó là lo ại hàng hoá đặc biệt - hàng hoá sức lao động, trên thị trường đặc biệt - thị trường sức lao động. Loại quan hệ kinh tế quốc tế này d ẫn đến việc di dân trên phạm vi thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Trong điều kiện hiện nay hình thức này được thể hiện phổ biến dưới dạng chuyển giao công nghệ: buôn bán Licence, Know - how, Engineering… Quan hệ tiền tệ quốc tế: là một loại quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự di chuyển các phương tiện tiền tệ từ nước này sang nước khác trên qui mô quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các quan hệ buôn bán, đầu tư. Tiền tệ với chức năng tiền tệ thế giới làm trung gian cho các quan hệ hàng hoá, di chuyển vốn cũng như các quan hệ khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này. 2. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế Trong hệ thống kinh tế thế giới, mỗi quốc gia không thể tồn tại và phát triển mà không có mối quan hệ trao đổi với quốc gia khác. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia. Do đó quan hệ kinh tế quốc tế luôn giữ một vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi nước. Quan hệ kinh tế quốc tế được xem như một biện pháp nhằm bổ sung nguồn lực cho phát triển kinh tế của các nước. Mở rộng quan hệ kinh tế đối 6
  7. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay ngo ại sẽ giúp các quốc gia tiếp thu vốn và công nghệ tiên tiến để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, tăng trưởng với tốc độ cao. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển khi mà nền kinh tế còn nghèo, trình đ ộ phát triển còn thấp. Vốn và công nghệ hiện đại giúp các quốc gia này nâng cao trình độ sản xuất trong nước, góp phần rút ngắn cách biệt về kinh tế với các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, thị trường nội địa của một nước thường chật hẹp, không đủ để đảm bảo phát triển nền công nghệ với quy mô sản xuất hàng loạt. Điều này cho thấy chỉ có mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại mới khắc phục được hạn chế trên. Tăng cường quan hệ với các nước giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tăng thu ngoại tệ đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Hơn nữa, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại còn giúp khai thác triệt để các thế mạnh của mỗi nước, nâng cao đời sống người dân, tạo điều kiện củng cố hoà bình, ổn định. Riêng đối với các nước công nghiệp phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho việc bành trướng nhanh chóng sức mạnh kinh tế của các nước như: tìm kiếm thị trường mới để giải quyết khủng hoảng thừa của hàng hoá; tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn; giảm được chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn lao động và tài nguyên rẻ ở các nước đang và kém phát triển. II. Quá trình phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế Quan hệ kinh tế quốc tế là bộ phận cốt lõi tạo nên tính hữu cơ của nền kinh tế thế giới, nhờ đó mà các nền kinh tế quốc gia có thể liên kết với nhau thành một thể thống nhất. Do đó, quá trình phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế chính là sự phản ánh quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới mà ở đ ó 7
  8. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay nền kinh tế của các quốc gia phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy mà ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế cũng có những điểm khác biệt nhất định. 1. Trong giai đoạn đầu, nền kinh tế thế giới đang ở thời kì Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, phân công lao động quốc tế từ chỗ sử dụng những khác biệt về điều kiện tự nhiên đã phát triển thành phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa đ ược thực hiện thông qua buôn bán quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất ở một số nước dẫn tới nhu cầu mở rộng thị trường và nơi tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận. Đồng thời, phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa làm tăng nhanh sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, làm sâu sắc thêm sự cách biệt trình độ phát triển kinh tế giữa một nhóm nhỏ các nước công nghiệp phát triển với phần còn lại của thế giới. Do đó, quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn này thường chỉ diễn ra giữa một số nước tư bản. 2. Giai đoạn phát triển thứ hai, bắt đầu từ cuối thế kỉ 19, nền kinh tế thế giới chuyển sang thời kì Chủ nghĩa đế quốc. Phân công lao động quốc tế thời kỳ này được biểu hiện trước hết bằng sự thống trị thị trường trong và ngoài nước của các liên minh độc quyền mạnh nhất trên thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn này do đó là sự liên minh giữa các nhà tư bản dựa trên sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, là liên minh chính trị giữa các nhà nước với nhau dựa trên việc phân chia lãnh thổ thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng song song tồn tại mối quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa. Các quan hệ thực dân này đã khiến cho các cường quốc công nghiệp phát triển liên hệ chặt chẽ với lãnh thổ hải ngoại rộng lớn mà ở đó trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 8
  9. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay còn rất thấp và quan hệ sản xuất này còn mang tính chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, nét nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế trong thời kì này là xuất khẩu tư bản từ chính quốc vào thuộc địa. Trong các nước tư b ản công nghiệp phát triển, quá trình tập trung sản xuất vào tay các tổ chức độc quyền diễn ra mạnh mẽ, gắn liền với việc tăng nhanh tích luỹ tư bản và năng suất lao động. Sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc lại diễn ra quá trình lạc hậu và ngừng trệ về trình độ phát triển kinh tế. Đây chính là hình thức đặc trưng của mâu thuẫn giữa tư bản và lao động trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, mâu thuẫn giữa các cường quốc trong việc chạy đua theo lợi nhuận tối đa và cạnh tranh giành sự thống trị thị trường thế giới ngày càng gay gắt. 3. Giai đoạn thứ ba của nền kinh tế thế giới được đánh dấu bằng sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười và sự xuất hiện một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sự thắng lợi này và sự hình thành của nhà nước công nông tách khỏi hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự phá vỡ nền kinh tế thế giới chủ nghĩa tư bản thống nhất. Trên thế giới, bên cạnh hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đã tồn tại loại hình kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó nền kinh tế - xã hội phát triển theo những quy luật hoàn toàn khác với quy luật của chủ nghĩa tư bản. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh quan hệ giữa các nước trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa, đã xuất hiện quan hệ giữa một b ên là Liên Xô với bên kia là thế giới tư bản với quy mô hạn chế. Các quan hệ này chủ yếu là quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa các chủ thể bình đẳng của nền kinh tế thế giới. Giai đoạn phát triển này của nền kinh tế thế giới kéo dài đến sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi mà trên thế giới ngoài Liên Xô còn xuất hiện 9
  10. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay hàng loạt các nước x ã hội chủ nghĩa khác ở châu Âu và châu Á hình thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và nền kinh tế thế giới xã hội chủ nghĩa. Trong p hạm vi kinh tế thế giới tồn tại hai hệ thống đối lập: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Mỗi hệ thống kinh tế đều phát triển theo những quy luật riêng của mình và cơ cấu kinh tế xã hội bên trong của nó hoàn toàn khác nhau. Song, đồng thời giữa hai hệ thống còn tồn tại những quan hệ lẫn nhau và cả hai hệ thống đều tham gia vào phân công lao đ ộng quốc tế quốc tế và buôn bán quốc tế như những bạn hàng bình đẳng. Các quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn này phát triển hết sức phức tạp. Mỗi hệ thống kinh tế đều có kiểu quan hệ riêng của mình, về bản chất nó được xác lập trên những nguyên tắc hoàn toàn đối lập nhau. Trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dần dần được xoá bỏ và đã hình thành các nước mới độc lập - các nước đang phát triển. Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước tư bản công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Đồng thời những mâu thuẫn lẫn nhau giữa các nước đế quốc chủ nghĩa cũng ngày càng thêm gay gắt và triền miên. Tất cả những điều đó đã đẩy chủ nghĩa tư bản vào cuộc tổng khủng hoảng ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó địa vị kinh tế của các nước đang phát triển ngày càng được củng cố và sự phát triển của nó có ảnh hưởng không những đến sự tồn tại của hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế nói chung. Trong quan hệ kinh tế quốc tế ở giai đoạn này, mâu thuẫn cơ bản cũng là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa x ã hội được biểu hiện bằng cuộc đấu tranh kinh tế giữa hai hệ thống. 10
  11. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay 4. Giai đoạn hiện đại của nền kinh tế thế giới là giai đoạn mà ở đó các nhóm nước trong nền kinh tế thế giới được hình thành chủ yếu dựa vào trình độ phát triển kinh tế và khu vực địa lý. Một thế giới đa cực đang hình thành. Sau khi Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa châu Âu tan rã, các cường quốc phương Tây trở thành những thế lực chủ yếu chi phối cục diện kinh tế - chính trị thế giới. Tỷ trọng các nước đang phát triển trong sản xuất công nghiệp thế giới chỉ chiếm một phần nhỏ, 2/3 quan hệ buôn bán quốc tế của các nước đang phát triển gắn với các nước phát triển, chỉ 1/3 còn lại là các nước phát triển với nhau; 95% vốn đầu tư nước ngoài xuất phát từ các nước phát triển, trong số đó chỉ có 1/4 đi vào các nước đang phát triển phần còn lại tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển. Hoà nhập vào nền kinh tế thế giới trong thế so sánh lực lượng không có lợi, các nước đang phát triển luôn tìm cách vươn lên để hạn chế thiệt thòi của kẻ yếu. Nhiều nước Đông Á đ ã phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, đã có những chính sách, những biện pháp thích hợp nhờ đó đã duy trì được nhịp tăng trưởng đáng kể. Do nhịp độ tăng trưởng của các nước đang phát triển nói chung nhích lên tro ng khi nhịp độ tăng trưởng ở các nước phát triển hầu như dậm chân tại chỗ, các nước phát triển có xu hướng bám chặt hơn, thậm chí tăng cường các biện pháp o ép đối với các nước đang phát triển để giữ vững lợi thế so sánh của mình trong quan hệ hợp tác. Đồng thời cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển gay gắt lên thêm. Từ tình hình trên, xu hướng khu vực hoá trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có thể nhằm tăng cường lợi thế của mỗi nhóm nước trong hợp tác với các nước ngoài khu vực và thực tế cho thấy quá trình này đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với một tốc độ ngày càng cao trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới như buôn bán, tổ chức 11
  12. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay sản xuất, nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá, lối sống… Hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều liên kết khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Nhóm các nước phát triển (G7), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…Tuy nhiên do xu hướng, xu thế chung của khu vực hoá sẽ không thể sống nếu tách rời hoặc đi ngược lại với toàn cầu hoá trong hợp tác kinh tế. Điều đó là do các vấn đề toàn cầu hoá ngày càng trở nên gay gắt như vấn chiến tranh và hoà bình, đề lương thực, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề dân số…trong đó nổi cộm nhất hiện nay là vấn đề chống khủng bố trên toàn thế giới. Vụ khủng bố kinh hoàng diễn ra trên đất Mỹ ngày 11/9/2001 m ới đây là một minh chứng điển hình cho tính tất yếu của hợp tác toàn cầu. Giữa các nước đang phát triển với nhau, một mặt có nhu cầu liên kết tự nhiên giữa những người đồng cảnh, mặt khác do nhu về vốn ngày càng tăng trong khi tỷ trọng FDI vào các nước này không tăng hoặc ngày càng giảm, sự cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt hơn. Các nguồn viện trợ và cho vay dành cho các nước đang phát triển nói chung ngày càng giảm, trừ một số ít nước có khả năng trả nợ tin cậy. Các dự báo trên thế giới gần như thống nhất rằng trong nửa đầu thế kỉ 21, châu Á - Thái Bình Dương với tiềm năng phong phú, tính năng độc lập, nhịp độ tăng trưởng thần kì và bước đi tương đối vững chắc sẽ trở thành trung tâm kinh tế thế giới, thậm chí có dự báo cho rằng trung tâm kinh tế thế giới chuyển từ châu Âu sang châu Á tro ng đó nổi lên là Đông Á - Tây Thái Bình Dương. Do qui luật cạnh tranh và thời gian đã trở nên thúc bách các cường quốc kinh tế cả trong và ngoài khu vực đều phải tính đến việc cầm chân và phát triển ảnh hưởng ở khu vực này. Gần đây đã xuất hiện nhiều động thái cho thấy 12
  13. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay sự bắt đầu quan tâm (hoặc quan tâm nhiều hơn) của các nước lớn đối với khu vực này, không những từ Nhật, Trung Quốc mà còn cả từ một số nước Tây Âu và Mỹ, cụ thể là việc thành lập khối liên kết ASEAN + 3 gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn quốc và khối liên kết ASEAN + 1 với riêng từng nước. Mục tiêu của họ không chỉ đơn thuần là đi tìm lợi nhuận cao, hoặc vì yêu cầu nhân đạo giao lưu văn hoá, mà còn nhằm cân bằng và giành giật ảnh hưởng với nhau, tiến tới đưa khu vực này đi theo quỹ đạo của họ. Có thể nói quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, sâu sắc và rộng khắp. Trong quan hệ đó, có sự tham gia của mọi quốc gia, mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Khu vực hoá, toàn cầu hoá do đó là xu thế đặc trưng của quan hệ kinh tế quốc tế thời kì này. Các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và đang dần từng bước tạo nên một nền kinh tế thế giới thống nhất. III. Cơ sở của quan hệ kinh tế quốc tế Tiền đề cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế là phân công lao động quốc tế. Trong giai đoạn đầu, những hình thức quan hệ kinh tế quốc tế đơn giản nhất xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của từng nước. Sự khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, về khoáng sản, khí hậu…đ ã trở thành tiền đề tự nhiên của phân công lao động quốc tế, là cơ sở đầu tiên cho việc trao đổi hàng hoá giữa các ngành và các quốc gia. Trong những thời kì sau, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, phân công lao động quốc tế ngày càng được mở rộng. Ý nghĩa của điều kiện tự nhiên như một yếu tố nguyên thuỷ của phân công lao động quốc tế đã bị giảm một cách tương đối và ý nghĩa của phân công lao động trong nội bộ ngành được nâng cao. Chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế do đó ngày càng trở nên 13
  14. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay sâu sắc, mậu dịch quốc tế càng phát triển nhanh chóng. Giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng cường mối quan hệ trao đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Nền sản xuất vật chất đã vượt qua khuôn khổ của các nước riêng lẻ và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng tỉ mỉ, sâu sắc và chặt chẽ hơn. Phân công lao động quốc tế giờ đây không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hoá mà được mở rộng trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật; trở thành một nhu cầu không thể thiếu của đời sống kinh tế và là một tất yếu khách quan của thời đại. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã tạo ra c ơ sở vật chất để mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các quan hệ kinh tế quốc tế. Có thể nói phân công lao động quốc tế luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với phân công lao động quốc tế, lợi thế so sánh cũng là một cơ sở quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế. Trong thời kì đầu, lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất bao gồm vốn, lao động, tài nguyên, đ ất đai, khí hậu… của quốc gia này so với quốc gia khác. Chính sự ưu đãi này đã khiến cho các nước có chi phí cơ hội thấp hơn trong việc sản xuất một số sản phẩm hàng hoá nhất định và sẽ thu đ ược lợi khi đem xuất khẩu hàng hoá đó để đổi lấy sản phẩm hàng hoá cần nhiều chi phí hơn. Nhu cầu trao đổi, buôn bán do đó cũng xuất hiện. Lợi thế so sánh đã đ em lại lợi ích cho tất cả các quốc gia khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy sự tích cực tham gia của các nền kinh tế vào các hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế. Trong những giai đoạn sau, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ dần trở thành một yếu tố đầu vào mang tính chất quyết định đối với sự phát triển sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh do đó cũng được mở 14
  15. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay rộng, bao gồm cả công nghệ, dây chuyền sản xuất. Những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ hiện đại sẽ giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quan hệ buôn bán, trao đ ổi với các quốc gia khác. Lợi thế so sánh thật sự đã trở thành cơ sở để các nước tham gia vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế khi đem lại lợi ích thương mại cho các quốc gia đó. Bên cạnh đó, sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Khi các nền kinh tế còn ở trình đ ộ phát triển thấp, quan hệ giữa các nước mới chỉ dừng lại ở mức trao đổi hiện vật, đổi hàng lấy hàng. Chính sự phát triển về khoa học công nghệ, sự phát triển và hoàn thiện các phương tiện giao thông vận tải, liên lạc đã làm cho các bộ phận của nền kinh tế thế giới ngày càng xích lại gần nhau và mở rộng không ngừng các quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực trên thế giới. Các quan hệ kinh tế quốc tế bây giờ không chỉ đơn thuần bao gồm việc trao đổi hàng hoá mà còn được mở rộng sang nhiều hoạt động khác. Sự xuất hiện và phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã dẫn đến nhu cầu chuyển giao những công nghệ cũ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển vốn rất thiếu dây chuyền công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất trong nước. Cũng nhờ sự phát triển kinh tế, dẫn đến dư thừa vốn ở một số nước phát triển, hoạt động di chuyển vốn đầu tư sang các quốc gia khác đã được thực hiện. Có thể nói kinh tế càng phát triển thì m ối quan hệ giữa các nền kinh tế càng trở nên bền chặt và sâu sắc, sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia do đó cũng ngày càng tăng. Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ là một minh chứng cho điều đó. 15
  16. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay IV. Chính sách của Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế 1. C hủ trương của Đảng về quan hệ kinh tế quốc tế 1.1 Mục tiêu của quan hệ kinh tế quốc tế Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX lại khẳng định chủ trương “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và b ền vững” với mục tiêu: Mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. 1.2 Những quan điểm chỉ đạo Thứ nhất, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế - Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Thứ hai, mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương và đa phương với nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, b ình đẳng cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng ho à bình, làm thất bại mọi âm mưu và hành 16
  17. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay động gây sức ép, áp đặt, cường quyền. Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bè bạn truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ la-tinh, các nước trong Phong trào không liên kết. Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Thứ ba, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ m ôi trường. Chính phủ các bộ ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây d ựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lí và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - x ã hội, ho àn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. 1.3 Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại thời kì 2001 - 2 010 Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI cũng như từ thực tiễn của các nước và của bản thân, Đại hội Đảng IX đã đ ề ra định hướng lớn cho hoạt động kinh tế đối ngoại thời kì 2001 – 2010: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song 17
  18. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương m ại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO… Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất - nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước. Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ như du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tiền tệ, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối. Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở rộng thị trường mới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế. Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế đối ngo ại nói trên ta có thể thấy một số lưu ý quan trọng sau: Xuất nhập khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ được xem là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà còn là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế đối ngoại là để tăng cường 18
  19. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay khả năng tự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân, chứ không chỉ tăng thu nhập thuần tuý, mặc dù không coi nhẹ việc tăng thu nhập. Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kỹ thuật nhưng lại có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời coi trọng bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước. Coi trọng việc xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, chú trọng xuất khẩu dịch vụ. Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc và đạt hiệu quả. Thực hiện chiến lược này là giải pháp mở cửa nền kinh tế để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên đất nước. 2. Những kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế quốc tế Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng những năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngo ại: Chúng ta đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế quốc tế song phương và đa phương. Cho đ ến nay Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với với 85 nước, ký Hiệp định về hợp tác kinh tế – khoa học – kỹ thuật với 32 nước và phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ. Nước ta đã trở thành thành viên có quan hệ với các tổ chức tài chính lớn của quốc tế và khu vực như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đ ã nhận được từ các tổ chức tài chính này những khoản vay ưu đãi hàng tỷ USD để thực hiện nhiều dự án lớn, nhận đ ược viện trợ hàng trăm triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều lĩnh 19
  20. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quan hÖ kinh tÕ, th­¬ng m¹i ViÖt nam–Hµn quèc tro ng xu thÕ héi nhËp hiÖn nay vực cải cách hệ thống thuế, ngân hàng, thống kê…Bên cạnh đó chúng ta cũng đã gia nhập ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia sáng lập diễn đ àn Á - Âu (ASEM), gia nhập Diễn đ àn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trở thành quan sát viên của tổ chức thương m ại thế giới (WTO) và đang tiến hành đàm phán đ ể gia nhập tổ chức này. Nước ta cũng đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì theo chuẩn mực của WTO. Để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Uỷ ban đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thực hiện đường lối đổi mới chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nước ta đã mở rộng được quan hệ đối ngoại, vượt qua được những khó khăn nay về thị trường do biến động ở Liên Xô cũ và Đông Âu gây ra, phá được thế bị bao vây, cấm vận và các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của nước ta trên chính trường và thương trường thế giới, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 đến nay chúng ta đã thu hút được trên 42 tỷ USD vốn đầu tư với trên 3000 dự án, đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD trong số đó. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta: gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, giải 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2