Luận văn: Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 107
download
Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu cột mốc thay đổi quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với nền kinh tế. Những chính sách kinh tế mở cửa, hướng đến hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang mang đến cho kinh tế đất nước nói chung …
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 06/2010
- MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ ................................................................................................................................... 1 Nhận diện rủi ro tỷ giá hố i đoái ............................................................................1 1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 1 1.1.1 Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá ....................................................................... 1 1.1.2 Phân loại rủi ro tỷ giá .................................................................................... 3 1.1.3 Quản lý rủi ro tỷ giá .............................................................................................4 1.2 Vai trò của việc quản lý rủi ro tỷ giá ............................................................. 4 1.2.1 1.22.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quản trị rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ........................................................................................... 5 Các phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá........................................................... 5 1.2.3 Quản lý rủi ro tỷ giá tự nhiên .......................................................... 5 1.2.3.1 Sử dụng thị trường sản phẩm phái sinh ........................................... 8 1.2.3.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro........................................... . 9 1.2.3.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới trong việc quản lý rủi ro tỷ giá 10 1.3 Câu chuyện thành công của HALLIBURTON và chương trình quản trị rủi ro . 1.3.1 ................................................................................................................... 10 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp tại những nước đang phát triển….. ................................................................................................................... 11 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................ 16 Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua . 16 2.1 Những biến động chính của tỷ giá trong thời gian qua ........................................ 20 2.2 Tỷ giá USD/VND ....................................................................................... 20 2.2.1 Các cặp tỷ giá quan trọng khác.................................................................... 27 2.2.2 2.3 Sự thay đổ i độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu… ......................................................................................................................... 31 2.4 Khảo sát thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khầu của các doanh nghiệp Việt Nam................................................................................................ 33 Mô tả mẫu khảo sát ..................................................................................... 33 2.4.1 2.4.2 Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................... 34
- Những hạn chế trong việc quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam 2.4.3 ................................................................................................................... 40 2.4.4 Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................... 44 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................................ 51 Xu thế biến động tỷ giá trên thị trường ............................................................... 51 3.1 Tỷ giá USD/VND ....................................................................................... 51 3.1.1 Tỷ giá EUR/VND ....................................................................................... 54 3.1.2 Nhận diện rủi ro tỷ giá trong tương lai ............................................................... 55 3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá của các phương pháp truyền thống ........ 56 3.3 3.4 Mở rộng việc sử dụng công cụ phái sinh vào quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam ..................................................................................................................... 60 Ngân hàng phải là người tạo nền móng thị trường ....................................... 61 3.4.1 3.4.2 Chính phủ và NHNN cần từng bước hoàn chỉnh hành lang pháp lí và chính sách kinh tế phù hợp với các giao dịch phái sinh .............................................................. 65 3.4.3 NHNN cần tiến tới xây dựng cơ chế tỷ giá linh hoạt, kích thích sự phát triển của các CCPS phòng ngừa RRTG ................................................................................... 66 3.4.4 Xây dựng thị trường tài chính hiện đại nhất là đối với các yếu tố liên quan tới quản lý rủi ro ............................................................................................................ 67 Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh 3.4.5 ................................................................................................................... 67 3.5 Ứng dụng chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp ERM cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam..................................................................................................... 68 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC B – VÍ DỤ VỀ CÁC LOẠI RỦI RO TỶ GIÁ PHỤ LỤC C – KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHỤ LỤC D – MỘT SỐ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU SAU KHI GIA NHẬP WTO PHỤ LỤC E – GIỚI THIỆU ĐẠO LUẬT SARBANES - OXLEY (SOX)
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu cột mốc thay đổi quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với nền kinh tế. Những chính sách kinh tế mở cửa, hướng đến hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang mang đến cho kinh tế đất nước nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiều cơ hội phát triển về cả chất và lượng, quy mô và loại hình. Tuy nhiên, cơ hội luôn luôn đi kèm với những thử thách. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra gần đây đã gây tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Thiệt hại to lớn của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến rủi ro về tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá hối đoái đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động hay thậm chí sự tồn tại của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, đa số với quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh và quản lý theo những phương thức truyền thống đa phần không còn phù hợp với nền kinh tế hội nhập mà chúng ta đang theo đuổi. Vì những lý do trên, nhóm tác giả xin chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam” để có những nghiên cứu cụ thể nhất về thực trạng và những hạn chế trong việc quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp phù hợp nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam để hạn chế tổn thất xảy ra do rủi ro này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề trọng tâm sau đây: Những lý luận chung về rủi ro tỷ giá và kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của các DN trên thế giới. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Những công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để quản lý rủi ro tỷ giá và phương pháp sử dụng những công cụ này một cách hiệu quả nhất thông qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan chức năng Nhà nước và khắc phục từ chính doanh
- nghiệp; xây dựng chương trình quản lý rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm, phân loại rủi ro tỷ giá và các phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá tại một số doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt có kết hợp với điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Tỉnh Bình Dương trong hoạt động quản lý loại rủi ro này. Những đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá bằng các phương pháp khác nhau, đề xuất ứng dụng chương trình quản trị rủi ro ERM tại các doanh nghiệp Việt Nam. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Khảo sát thực tế một số các doanh nghiệp tại Việt Nam Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau Thống kê tổng hợp, xử lý những thông tin thu thập được Dùng phương pháp phân tích tổng hợp – so sánh, phương pháp phân tích suy luận, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch qui nạp để đưa ra những kết luận cụ thể 5. ĐÓNG GÓP VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Đề tài đã khái quát các vấn đề liên quan đến rủi ro tỷ giá hối đoái với doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra một số phương pháp quản lý rủi ro thông dụng, đồng thời tiếp cận phương thức quản lý rủi ro tiên tiến trên thế giới. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài có thể là việc tập trung nghiên cứu những phương thức quản trị rủi ro hiện đại, giới thiệu những chương trình quản trị rủi ro đang được các doanh nghiệp lớn trên thế giới ứng dụng và vấn đề thực hành các phương thức này tại các doanh nghiệp Việt Nam.
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1_ Kim ngạch XNK của VN thời gian qua ............................................... 16 Bảng 2.2_Tỷ giá USD/VND chính thức qua các năm............................................ 21 Bảng 2.3_Tỷ giá USD/VND qua các năm ............................................................. 22 Bảng 2.4_Biên độ dao động của tỷ giá USD/VND qua thời gian........................... 23 Bảng 2.5_Biến động tỷ giá USD/VND qua các năm ............................................. 24 Bảng 2.6_Mô tả mẫu theo loại hình DN ................................................................ 33 Bảng 2.7_Mô tả mẫu theo quy mô vốn.................................................................. 34 Bảng 2.8_Mô tả mẫu theo quy mô hoạt động XNK............................................... 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1_ Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng/giảm kim ngạch XNK qua các năm ............ 17 Hình 2.2_Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng/giảm kim ngạch XNK qua các năm ............. 17 Hình 2.3_Biểu đồ thể hiệ nhận thức của DN đối với RRTG .................................. 35 Hình 2.4_Biểu đồ thể hiện nhận thức của DN đối với RRTG ................................ 36 Hình 2.5_Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân khiến DN gặp RRTG ................... 36 Hình 2.6_Biểu đồ thể hiện phương pháp DN sử dụng để quản lý RRTG .............. 37 Hình 2.7_Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của các DN đối với các CCPS ......... 38 Hình 2.8_Biểu đồ về nguyên nhân gây khó khăn trong việc sử dụng CCPS .......... 38 Hình 2.9_Biểu đồ thể hiện những giải pháp từ phía NN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CCPS ........................................................................................................... 39 Hình 2.10_Biểu đồ thể hiện những giải pháp từ phía DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CCPS ........................................................................................................... 40
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Công cụ phái sinh CCPS : Doanh nghiệp DN EU : Liên minh Châu Âu HĐQT : Hội đồng quản trị : Ngân hàng Nhà nước NHNN : Ngân hàng Thương mại NHTM : Nhập khẩu NK : Rủi ro tỷ giá RRTG : Tổng cục Thống kê TCTK : Trách nhiệm hữu hạn TNHH : Ủy ban chứng khoán UBCK : Xuất khẩu XK : Xuất nhập khẩu XNK : Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
- 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ 1.1 Nhận diện rủi ro tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm Rủi ro tỷ giá hối đoái (RRTG) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. RRTG có thể gặp phải trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp (DN), nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào có phát sinh giao dịch bằng bất cứ loại ngoại tệ nào cũng chứa đựng RRTG. Ví dụ, một DN Việt Nam có khoản phải trả bằng ngoại tệ trong vòng 3 tháng tới trị giá 20000USD và tính tại thời điểm bây giờ với tỷ giá 1USD = 19000VND thì khoản phải trả này có giá trị 380000000VND. Tuy nhiên, nếu 3 tháng sau vào ngày thanh toán khoản tiền này, tỷ giá giữa USD và VND lúc này không còn là 19000VND/USD nữa mà là 19800VND/USD. Như vậy lúc này thì khoản phải trả của DN này đã tăng thêm 16000000 VND tức là 396000000VND. Qua ví dụ trên, ta cũng thấy được một phần nào tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của DN. Đây chỉ là một ví dụ với giá trị tương đối nhỏ nhưng nếu một hợp đồng với giá trị lớn thì tác động của RRTG sẽ còn đáng kể hơn nữa. Do đó đây thực sự là một vấn đề nóng bỏng mà DN cần quan tâm nếu không muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình bị tác động theo chiều hướng xấu. 1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá Trong hoạt động kinh doanh, RRTG là loại rủi ro mà các DN thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất là đối với các DN có hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả của hoạt động XNK bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể khiến cho DN phải chịu lỗ trong hoạt động kinh doanh của mình. Những nguyên nhân cụ thể có thể liệt kê như sau: XNK và dẫn đến nhu cầu thu và chi ngoại tệ có nhiều biến động trên thị trường.
- 2 Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngày càng biến động theo hướng khó có thể đoán trước được và được xác định chủ yếu là dựa vào quy luật cung cầu trên thị trường hối đoái. Quá trình kinh doanh quốc tế hoá sâu rộng dẫn đến việc đối mặt với nhiều loại rủi ro trong đó có RRTG. Không có các chương trình quản lý rủi ro hoặc quản lý rủi ro không hiêu quả, không sử dụng các công cụ phái sinh (CCPS), công cụ tài chính hoặc sử dụng không thích hợp. Thị trường các công cụ tài chính và các CCPS của Việt Nam còn chưa phát triển, chính sách triển khai, áp dụng còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu thông tin… gây khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm phòng ngừa RRTG cho DN. Những nhân tố thị trường như lãi suất, lạm phát và triển vọng của nền kinh tế. Trong hoạt động đầu tƣ, RRTG xuất hiện đối với những DN đa quốc gia và đối với những nhà đầu tư tài chính có thu nhập và chi tiêu bằng nhiều loại tiền tệ dựa trên những danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài: thường thì các nhà đầu tư, các DN đa quốc gia đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư bằng ngoại tệ (đồng tiền của quốc gia của nhà đầu tư) để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hay mua trang thiết bị, máy móc nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Sản phẩm được sản xuất ra và hầu như được tiêu thụ tại nước tiếp nhận đầu tư do đó doanh thu đại đa số là đồng tiền của nước tiếp nhận đầu tư. Điều này dẫn đến rủi ro là trong khi đại bộ phận chi phí bằng ngoại tệ doanh thu lại là nội tệ thì sẽ khiến DN đầu tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư này không bù đắp được các chi phí đã bỏ ra ban đầu nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho DN. Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp: đa phần là thông qua thị trường vốn qua một số kênh đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu... ở nước tiếp nhận đầu tư và thường là việc đầu tư kéo dài trong một khoản thời gian. Nhà đầu tư sẽ gặp phải RRTG nếu khi hết thời kì đầu tư nhà đầu tư rút vốn về và tỷ giá có biến động bất lợi
- 3 cho nhà đầu tư, ví dụ như phải cần một lượng nội tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư để chuyến sang một ngoại tệ ban đầu. Hoạt động tín dụng cũng chứa đựng RRTG rất lớn khi mà nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ ở các DN tăng cao trong giai đoạn lãi suất thấp, và đối với những khoản vay lớn, trung và dài hạn thì RRTG cần đặc biệt được quan tâm. Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của DN có dòng thu và chi bằng ngoại tệ đều ít nhiều chứa đựng RRTG, mức độ rủi ro nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ và giá trị các khoản thu và chi. 1.1.3 Phân loại rủi ro tỷ giá Các DN có nguồn thu hay chi bằng ngoại tệ thường đối mặt với 4 loại RRTG chính: Rủi ro tài chính: rủi ro tài chính phát sinh khi một người nắm giữ ngọai tệ như tài sản. Giá trị của tài sản ngọai tệ nắm giữ so với các tải sản tính bằng đồng tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngọai tệ và đồng tiền hiệu lực thay đổi. Rủi ro chuyển đổi: rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính từ đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thông tin hay so sánh. Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ phần ở cuối giai đọan báo cáo. Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối giai đọan báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản được ghi nhận. Rủi ro giao dịch (còn gọi là rủi ro thực hiện): rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán hàng hóa với một ngọai tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh tóan vào một ngày sau đó. Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi. Rủi ro giao dịch phát sinh khi một DN đồng ý mua hoặc bán ở một giá ngọai tệ nhất định.
- 4 Rủi ro kinh tế (còn gọi là rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một DN. Rủi ro này thường xảy ra khi DN có doanh thu bằng một đồng tiền và gánh chịu chi phí bằng một đồng tiền khác. Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế cũng có thể phát sinh khi DN họat động chỉ với một đồng tiền. (Ví dụ về các loại rủi ro tỷ giá Xem Phụ lục B) 1.2 Quản lý rủi ro tỷ giá 1.2.1 Vai trò của việc quản lý rủi ro tỷ giá Quản lý RRTG có vai trò vô cùng quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hường đến lợi nhuận của DN. Nếu DN có những chương trình quản lý RRTG phù hợp, nó sẽ bảo vệ và đóng góp những giá trị gia tăng cho DN thông qua việc hạn chế những tổn thất DN có thể gặp phải. Ngoài ra, có chiến lược phòng ngừa RRTG sẽ giúp DN thực hiện những kế hoạch trong tương lai có tính nhất quán và kiểm soát, góp phần phân bổ và s ử dụng hiệu quả những nguồn lực trong DN và trên hết là góp phần tối đa hóa giá trị DN. Cụ thể vai trò của quản lý RRTG trong DN thể hiện ở những khía cạnh sau: Tính cạnh tranh về giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà DN cung ứng, sản xuất ra được duy trì và cải thiện trên thị trường nhất là các hàng hóa xuất khẩu (XK) và các sản phẩm NK hoặc có nguồn gốc từ nguyên vật liệu NK . Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được duy trì và đáp ứng đúng mục tiêu đề ra từ đó có tác động tốt đên tâm lý của nhà đầu tư. Đồng thời từ việc doanh thu, lợi nhuận ít bị ảnh hưởng từ biến động của RRTG sẽ khiến cho giá trị của cổ phiếu của các DN cổ phần được duy trì và tăng cao làm tăng giá trị thị trường của DN. Điều này còn có lợi cho DN trong việc huy động các nguồn vốn với chi phí thấp từ đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Giúp DN có thể dễ dàng hoạch định các chính sách tài trợ và đầu tư, từ đó tận dụng được các cơ hội tốt cho việc đầu tư và sản xuất và kinh doanh. Việc quản lý tốt RRTG ngoài ra còn giúp DN có thể tận dụng được những biến động có lợi của tỷ giá trên thị trường.
- 5 Giúp DN có thể dễ dàng họach định chiến lược phát triển trong tương lai sang các thị trường quốc tế. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quản trị rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu Theo các công trình nghiên cứu, chủ yếu có 4 nhân tố tác động đến quyểt định và mức độ phòng ngừa RRTG của DN: Kích cỡ của doanh nghiệp: kích cỡ DN đóng vai trò chủ yếu trong việc tính toán các chi phí liên quan đến việc phòng ngừa hoặc phạm vi phòng ngừa. Quản trị rủi ro bao gồm chi phí cố định của việc cài đặt công nghệ và đào tạo, tuyển dụng nhân sự để quản trị tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, những DN lớn còn có thể được xem là các khách hàng uy tín cho các giao dịch kỳ hạn hoặc hoán đổi, qua đó có thể giảm bớt chi phí quản trị rủi ro. Giá trị sổ sách của tổng tài sản có thể là thước đo của kich cỡ DN. Mức độ sử dụng đòn bẩy: theo lý thuyết quản trị rủi ro, các DN có đòn bẩy cao có nhiều lợi thế và ưu đãi hơn trong phòng ngừa bởi vì điều đó làm giảm thiểu khả năng và chi phí kiệt quệ tài chính. Những DN sử dụng đòn bẩy cao có khuynh hướng tránh sử dụng nợ nước ngoài và sử dụng các CCPS để phòng ngừa rủi ro. Tính thanh khoản và khả năng sinh lợi: những DN với những tài sản có tính thanh khoản cao hoặc khả năng sinh lợi cao ít có xu hướng tham gia phòng ngừa rủi ro bởi vì ít có khả năng những DN này rơi vào khó khăn về tài chính. Tính thanh khoản được đo lường bởi tỷ số thanh toán nhanh, còn khả năng sinh lợi được tính bằng tổng tài sản chia cho EBIT. Tốc độ tăng trƣởng của doanh số: tốc độ tăng trưởng của doanh số là một nhân tố quyết định vì đối với những DN có chỉ tiêu này tốt, phòng ngừa RRTG sẽ giúp giả m thiểu khả năng phải dựa vào tài trợ từ bên ngoài, từ đó tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng doanh số được tính bằng cách lấy trung bình hình học của tỷ lệ tăng trưởng ba năm liên tục. 1.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá
- 6 1.2.3.1 Quản lý rủi ro tỷ giá tự nhiên DN có thể tự bảo hiểm RRTG cho chính mình bằng những phương pháp sau: Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: đây là phương pháp tự bảo hiểm RRTG đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cá ch này, nếu USD lên giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng XK để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động NK. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng NK để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng XK. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá RRTG luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như DN có thể hoạt động đa dạng hoá cả XK và NK. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: nếu DN không thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có thời hạn và giá trị tươn g đương nhau, DN có thể sử dụng quỹ dự phòng để tránh RRTG. Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi DN sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp RRTG. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến DN bị tổn thất, DN sử dụng quỹ này để bù đắp. Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác. Lựa chọn đồng tiền thanh toán: để giảm rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái, giải pháp đơn giản nhất là thanh toán bằng đồng nội tệ vì như vậy DN sẽ biết chắc chắn số tiền mình sẽ nhận hay sẽ trả vào kỳ thanh toán đã quy định trên hợp đồng. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng đồng nội tệ không phải khi nào cũng thực hiện được vì lợi ích của nhà NK và nhà XK cũng như của người cho vay và người đi vay là hoàn toàn đối nghịch nhau. Nhà NK và người đi vay sẽ có lợi khi sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng yếu; ngược lại, nhà XK và người cho vay lại muốn được thanh toán bằng đồng
- 7 tiền mạnh. Nhìn chung việc sử dụng đồng tiền nào làm đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay hợp đồng tín dụng quốc tế nói chung phụ thuộc vào các yếu tố như sự so sánh lực lượng giữa hai bên ký kết, vị t rí đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới, đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới. Áp dụng điều khoản giá linh hoạt: việc áp dụng các điều khoản giá linh hoạt cho phép các DN XNK giảm thiểu phần nào những rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Khi áp dụng điều khoản này, nhà XK và NK chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanh toán, do đó điều khoản này trong hợp đồng còn được gọi là điều kiện đảm bảo theo giá cả hàng hóa. Theo đó, nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán tăng, giá hàng XNK sẽ được điều chỉnh giảm xuống; nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán giảm, giá sẽ được điều chỉnh tăng. Căn cứ để xác định sự tăng giảm tỷ giá của đồng tiền thanh toán do hai bên thỏa thuận, có thể là vàng, một đồng tiền khác tương đối ổn định, rổ tiền tệ… Khi quy định điều khoản này trong hợp đồng, các bên có thể đưa ra một mức giới hạn miễn trừ theo đó chỉ khi tỷ giá biến động quá mức đó mới thực hiện điều chỉnh giá. Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro: theo điều khoản này, khi ký hợp đồng ngoại thương, các bên cam kết với nhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây nên trong khoản thời gian từ lúc ký hóa đơn cho đến lúc thanh toán. Thường tỷ lệ quy định là mỗi bên chịu 50% rủi ro, nhưng các bên có thể thương lượng áp dụng một tỷ lệ khác. Ngoài ra trong hợp đồng ngoại thương, các bên có thể quy định những điều khoản quyền chọn cho phép khi tỷ giá biến động tới một mức nào đó, trong những điều kiện nhất định, các bên có thể sử dụng một đồng tiền khác làm đồng tiền thanh toán thay cho đồng tiền đã quy định trong hợp đồng. Sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng: đối với các DN, thực hiện thanh toán qua ngân hàng và có kế hoạch và chiến lược rõ ràng, sự tác động của tỷ giá là có thể khắc phục được và tránh được nhiều rủi ro.
- 8 Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động: bên cạnh việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để bảo hiểm, DN còn có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như ghi hóa đơn bằng bản tệ, áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quá trình thanh toán) và netting. Ghi hóa đơn bằng bản tệ thì DN XK sẽ không phải gánh chịu RRTG nữa nhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thực hiện được điều này do còn phụ thuộc vào n gười mua. Nếu đồng tiền thanh toán đang bị xuống giá, DN XK nên trì hoãn thanh toán (lag) còn DN NK nên đẩy nhanh thanh toán (lead) do hợp đồng đang bị mất giá. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, DN XK nên đẩy nhanh thanh toán còn DN NK nên trì hoãn thanh toán. Netting là biện pháp mà DN thực hiện một giao dịch với trạng thái đối nghịch trạng thái ngoại tệ hiện tại của DN. Mặc dù các kỹ thuật hoạt động đơn giản hơn việc sử dụng các hợp đồng phái sinh, việc áp dụng các kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa người mua và người bán do hệ quả của các giải pháp này là đẩy RRTG cho đối tác (trừ kỹ thuật netting). 1.2.3.2 Sử dụng thị trường sản phẩm phái sinh Các CCPS là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Trong hoạt động XNK, các CCPS được sử dụng chủ yếu nhằm quản lý RRTG, khi mà lợi ích của các DN gắn liền với những biến động của tỷ giá trên thị trường. Thông qua việc sử dụng các công cụ phái sinh, các DN có thể quản lý RRTG nếu hai điều kiện cơ bản được đáp ứng: Ngoại tệ làm phát sinh rủi ro (ví dụ USD) hoặc ngoại tệ liên quan mật thiết với nó được giao dịch trên thị trường tài chính. Thu nhập chịu rủi ro, mức độ rủi ro và thời điểm phòng ngừa rủi ro được tính toán tương đối chính xác và hợp lí. Điều kiện thứ hai giới hạn hiệu quả việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro kinh tế vì bản chất của loại rủi ro này là không chắc chắn và luôn biến động theo thời gian.
- 9 Hiện nay, các CCPS chủ yếu được áp dụng trên thị trường tài chính thế giới bao gồm: Quyền chọn (Option) Kỳ hạn (Forward) Giao sau (Future) Hoán đổi (Swap) Ngoài ra, còn có những “biến tướng” của các công cụ phổ biến nói trên nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về phòng tránh rủi ro cũng như đầu cơ của nhà đầu tư. (Nhận dạng để phân biệt cụ thể các công cụ tài chính phái sinh chủ chốt trên thị trường tài chính Xem Phụ lục C) 1.2.3.3 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro Một chương trình quản trị rủi ro DN được thiết lập một cách khoa học sẽ cho phép hạn chế tối đa những rủi ro mà DN gặp phải trong các hoạt động của mình, trong đó bao gồm RRTG. Chương trình quản trị rủi ro DN được sử dụng để xác định những rủi ro, lượng hóa những tác động, điều tra nguyên nhân và quản lý những tác động do rủi ro mang lại. Chương trình quản trị rủi ro DN có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ những rủi ro mà DN có thể gặp phải trong hoạt động chính của mình, cho đến phân tích chỉ số tín dụng, thị trường chứng khoán tới những tác động tới công ty khi danh tiếng bị đe dọa. Quy trình này gồm có những bƣớc chính sau: 1. Xác định mục tiêu quản trị rủi ro 2. Nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm 3. Đưa ra phương pháp giải quyết rủi ro 4. Đánh giá và giám sát Chương trình quản trị rủi ro DN được xây dựng với mục đích phục vụ cho chiến lược. Đây là một công cụ lên kế hoạch, không phải công cụ quản lý các hoạt động hằng
- 10 ngày. Cũng cần đảm bảo rằng nguời quản lý và triển khai chương trình chương trình quản trị rủi ro phải có kĩ năng về định lượng. Chương trình quản trị rủi ro có thể áp dụng cho kiểm toán viên, chuyên viên ngân hàng hay các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính muốn tìm hiểu và dự báo xu hướng trước khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược lâu dài. Có rất nhiều các chương trình quản trị rủi ro DN đã được triển khai, nhưng theo các chuyên gia một chương trình tốt phải được xây dựng dựa trên tổ hợp các công cụ ngẫu nhiên, khoa học đưa ra quyết định, lí thuyết trò chơi và tâm lí ứng xử. 1.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới trong việc quản lý rủi ro tỷ giá 1.3.1 Câu chuyện thành công của HALLIBURTON và chương trình quản trị rủi ro Hilliburton là một trong những công ty hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực cung cấp thiết bị năng lượng, kỹ thuật, xây dựng, và bảo trì. Với sự đa dạng sản phẩm mà Hilliburton cung cấp, công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp về vấn đề năng lượng, kỹ thuật và dịch vụ. Là một công ty có quy mô toàn cầu, với hơn 360 văn phòng đại diện và chi nhánh trên toàn thế giới, công ty luôn phải đối mặt với rủi ro trong những giao dịch ngoại tệ quy mô lớn hàng ngày. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính toàn cầu cùng với sự ra đời của những công nghệ hiện đại, công ty đã nhận ra nhu cầu xây dựng một chương trình quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt là RRTG hối đoái, trong dài hạn và mang tính chiến lược là vô cùng cần thiết trong tiến trình bảo vệ và gia tăng giá trị công ty. Vào năm 1995, một hệ thống quản lý rủi ro DN đã được phát triển nhằm quản lý rủi ro từ những biến động của tỷ giá hối đoái gọi là EPAM System, là một tổ hợp những dự án và phương pháp đánh giá nhằm hướng đến việc kiểm soát rủi ro về giá cả ngoại tệ trong những giao dịch của công ty. Hệ thống gồm ba phần chính được chia theo từng chức năng thu thập, xử lý, và tổng hợp báo cáo về nhận diện rủi ro và phương hướng
- 11 giải quyết, cùng với đó là quá trình đào tạo nguồn nhân lực với chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính. Kết quả là rủi ro về vấn đề tỷ giá tại Haliiburton đã được kiểm soát một cách hiệu quả, được nhận diện một cách kịp thời bởi những thông tin tài chính cập nhật và đội ngũ nhân sự trình độ cao. Lợi ích mà công ty đạt được là hạn chế những tổn thất do biến động bất lợi trong tỷ giá gây ra, đồng thời giúp giảm thiểu lỗ một cách đáng kể. Công ty đã nhanh chóng nhân rộng mô hình cho toàn bộ công ty con và các chi nhánh trên toàn thế giới. 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp tại những nước đang phát triển Quản trị rủi ro tỷ giá ở Ấn Độ Sự chuyển hướng từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ thả nổi theo thị trường cũng như sự phát triển thị trường các CCPS ở Ấn Độ theo sau quá trình tự do hóa nền kinh tế năm 1992. Sự phát triển của thị trường các công cụ phái sinh ở Ấn Độ Sự tự do hóa nền kinh tế trong những năm đầu thập ki 90 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các sản phẩm phái sinh dựa trên lãi suất và ngoại hối. Tỷ giá hối đoái được thả nổi năm 1993. Năm 1994, đồng Rupii đã hoàn toàn có thể chuyển đổi trong tài khoản vãng lai. Việc cấm giao dịch hàng hóa giao sau chỉ mới bắt đầu trong khoảng mười năm trở lại đây. Vào tháng 10-2007, thậm chí các DN còn được cho phép kí hợp đồng quyền chọn dù rủi ro còn rất cao. Các CCPS chỉ số chứng khoán và chứng khoán cá nhân cũng phát triển rất nhanh. Cụ thể, giao dịch giao sau chứng khoán trở nên cực kì phổ biến. Những nhà đầu tư là các tổ chức thích giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), nơi mà các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn rất phát triển. Các công cụ giao sau ngoại hối thì không phổ biến bằng các CCPS lãi suất, dù chúng xuất hiện lâu hơn. Những công cụ trên thị trường OTC như ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi là phổ biến nhất. Những nhà NK,
- 12 XK và ngân hàng dùng giao dịch kỳ hạn đối với đồng Rupii để phòng ngừa RRTG. Doanh số và tính thanh khoản của thị trường này không ngừng tăng lên, dù cho các giao dịch chủ yếu vẫn là ngắn hạn (trong vòng một năm). Hợp đồng kỳ hạn tiêu biểu là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Đồng Rupii của Ấn Độ được giao dịch trên sàn vàng và hàng hóa Dubai đã đạt mức doanh số giao dịch là 23.24 triệu đô la vào tháng 6 năm 2007. Quản lý rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Ấn Độ Giai đoạn 2006-2007 đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ biến động tỷ giá giữa USD và đồng Rupii Ấn Độ (INR) trên nền cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ và dòng USD ào ạt đổ vào thị trường chứng khoán Ấn Độ. Qua một cuộc khảo sát việc sử dụng các CCPS từ một số DN lớn ở Ấn Độ, người ta thấy rằng thu nhập của phần lớn các DN đều đến tự USD, EUR, GBP vì các DN chủ yếu giao dịch với các ngoại tệ này. Hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng bởi hầu hết các DN. Riêng các DN như Ranbaxy và RIL còn phụ thuộc chủ yếu vào hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro. Như đã thảo luận, hợp đồng kỳ hạn có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của DN và có thể đây chính là lý do giải thích sự thông dụng của chúng. RIL, Maruti Udyog and Mahindra là các DN duy nhất có sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Việc sử dụng hoán đổi là một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong dài hạn , thường được áp dụng bởi các DN có nguồn vốn lớn và có hoạch định lâu dài cho tương lai. Một kết quả khác là một vài DN như TCS thích phòng ngừa rủi ro bằng công cụ quyền chọn hơn là hợp đồng kỳ hạn. Đây là một xu hướng mới nổi trong những năm gần đây ở Ấn Độ, khi tỷ giá USD/INR biến động mạnh. Quyền chọn là công cụ có thể đem lại lợi nhuận không giới hạn cho người tham gia trong khi với hợp đồng kỳ hạn, DN có thể bị lỗ một phần lợi nhuận nếu tỷ giá biến động không như mong đợi . Nhìn chung, việc sử dụng các CCPS để phòng ngừa RRTG gia tăng ở Ấn Độ là do sự hội nhập kinh tế toàn cầu và biến động khó lường của tỷ giá. Ở Ấn Độ, các luật lệ
- 13 qui định đã trở nên dễ dàng hơn, doanh thu và tính thanh khoản thị trường các CCPS cũng không ngừng tăng lên, dù các DN chỉ sử dụng hợp đồng ngắn hạn. Hợp đồng kỳ hạn và các loại quyền chọn là thịnh hành nhất, cùng với sự tồn tại và phát triển của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, lãi suất. Quản lý rủi ro tỷ giá của các công ty đa quốc gia ở châu Mỹ Latinh Trong suốt những năm 1990, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vao châu Mỹ Latinh tăng lên đáng kể, từ 6 tỷ đô la năm 1990 lên 85 tỷ đô la năm 1999. 80% nguồn vốn này tập trung vào các nước Argentina, Brazil, Chile và Mexico. Dù cho quản trị rủi ro tài chính và RRTG hối đoái chỉ mới trở thành một vấn đề cơ bản phải giải quyết trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển đã tìm cách quản trị rủi ro trước đó từ rất lâu. Nên nhớ rằng các nước châu Mỹ Latinh vốn dĩ rất bất ổn với tỷ lệ lạm phát cao và những cuộc khủng hoảng tiền tệ thường xuyên. Một phương pháp phòng ngừa rủi ro phổ biến ở đây là ghi tài sản Nợ và Nguồn vốn cùng chung một loại ngoại tệ, từ đó các khoản thanh toán và các khoản nhận được có thể thanh toán bù trừ nhau, loại trừ RRTG. Một cách khác để phòng ngừa RRTG vẫn còn được dùng là sử dụng danh mục phòng ngừa. Với cách này, DN quản lý một danh mục đa dạng hóa các luồng ngoại tệ, tự thân danh mục đã giúp bó phòng ngửa RRTG. Đây là trường hợp của các công ty đa quốc gia với các sản phẩm và hàng hóa phân bố ở các vùng miề n địa lý, các quốc gia khác nhau. Nhờ vào sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế suốt nhứng năm 80 và 90, đa số các công ty đã áp dụng những công cụ quản trị rủi ro mới như hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, còn gọi là các CCPS. Khi đó, những công ty đa quốc gia ở châu Mỹ Latinh đã cố gắng thương lượng các hợp đồng phái sinh với chi phí rẻ hơn ở quốc gia địa phương. Dù vậy, họ phải đối mặt với nhiều hạn chế bởi vì các thị trường này chưa phát triển nhiều (các thị trường này chỉ mới sôi động trong vòng 7-8 năm gần đây). Một trong những ưu đãi đối với thị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam
107 p | 327 | 78
-
Luận văn: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng
245 p | 406 | 66
-
LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
15 p | 259 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương
139 p | 27 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
123 p | 20 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng HD bank
99 p | 21 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
140 p | 19 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng TMCP VP bank chi nhánh Đà Nẵng
98 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp
113 p | 20 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel
143 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Đà Nẵng
124 p | 10 | 8
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Thủy Phú Thọ
123 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An
108 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh
119 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn
149 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Liên doanh VID Public Bank chi nhánh Đà Nẵng
104 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro tài chính các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng có thu
123 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu
129 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn