intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh

Chia sẻ: Greengrass304 Greengrass304 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

128
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viết một báo cáo thực tập là một điều khó khăn và bỡ ngỡ đối với em nếu không có sự giúp đỡ và động viên chân thành của nhiều người có lẽ em sẽ khó có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đầu tiên em xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Lê Vũ Nam, người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, bạn bè trong trường Đại học Kinh tế-Luật đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh

  1. Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh Sacombank Phú Quốc
  2. Lời cảm ơn Viết một báo cáo thự c tập là một điều khó khăn và bỡ ngỡ đối với em nếu không có sự giúp đỡ và động viên chân thành của nhiều người có lẽ em sẽ khó có th ể hoàn thành tố t đề tài này. Đầu tiên em xin gửi lời biết ơn chân thành đến th ầy Lê Vũ Nam, người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo th ực tập này, em xin chân thành cảm ơn các th ầy, cô, bạn bè trong trường Đại học Kinh tế-Lu ật đ ã giảng d ạy và trang b ị cho em những kiến thức cơ b ản. Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại Sacombank Chi nhánh Phú Quốc, em đ ã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế m à khi ngồ i trên ghế nhà trường em chưa đư ợc biết. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh chị phòng tín dụng đ ã giúp đỡ và tạo mọ i điều kiện thu ận lợi giúp em hoàn thành tố t quá trình thực tập củ a mình. Cuố i cùng, con xin cảm ơn cha m ẹ, những người đã sinh thành, d ưỡng dụ c và nuôi dạy con nên người. Suốt đời này con xin ghi nhớ ơn Người. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế n ên không tránh khỏ i nh ững sai sót. Em mong các th ầy cô ch ỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đ ạt kết quả tố t hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................................................................................................................................
  3. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Phú Quốc, ngày 21 tháng 2 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
  4. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 n ăm 2012
  5. Phần mở đầu 1. Tính cấ p thiết của đề tài Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh d ịch vụ đóng vai trò quan trọ ng và ảnh hưởng lớn đố i với nền kinh tế. Nh ững năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương m ại nước ta đã có sự thay đổi đáng kể, ho ạt động của các ngân hàng đ ã từng bước được hoàn thiện, đa d ạng và phong phú hơn, thu hút được đông đảo tầng lớp d ân cư cũng như các lo ại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nh ất song lại hàm chứa rủi ro cao nh ất. Rủ i ro tín dụng là không thể loại trừ trong kinh doanh ngân hàng. Mộ t trong những biện pháp mà các ngân hàng thường áp dụng đ ể h ạn chế rủi ro là sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhà nước đã ban hành các văn b ản pháp lu ật về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các tổ ch ức tín dụng (TCTD) nh ằm giúp các TCTD phòng ngừ a rủi ro, có th ể thu hồi các khoản n ợ đã cho khách hàng vay. Trong thời gian thự c tập tại chi nhánh Sacombank Phú Quố c-một trong những n gân hàng ho ạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng trên đ ịa b àn huyện Phú Quốc, đư ợc tiếp xúc và tìm hiểu th ực tế tại chi nhánh, đ ặc biệt là hoạt động tín dụng. Trên cơ sở khảo sát thự c tiễn ho ạt động tại chi nhánh này và những kiến thức đã được học, tôi đã ch ọn đ ề tài nghiên cứu cho chuyên đề thự c tập của mình đó là “Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh Sacombank Phú Quốc”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện về mặt pháp lý và thự c tiễn hoạt động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các hợp đồng th ế chấp, cầm cố, bảo lãnh, các quy chế về tín dụng tại chi nhánh. Tập trung xây dựng đề xuất kiến nghị, giải pháp nh ằm hoàn thiện về mặt pháp lý các quy đ ịnh về bảo đ ảm tiền vay. 4. Phương pháp nghiên cứu
  6. Phương pháp so sánh, phân tích dựa vào các m ẫu hợp đồng thế ch ấp, cầm cố, b ảo lãnh, các quy ch ế về tín dụng tại chi nhánh. Sử d ụng các tài liệu tham kh ảo liên quan đến vấn đ ề “bảo đảm tiền vay” và các chuyên đề về vấn đề đảm bảo thự c hiện nghĩa vụ d ân sự từ những anh ch ị khóa trước kết hợp với thông tin từ sách, báo, đài, internet để nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục: Trên cơ sở lý luận cũng như mục đích nghiên cứu củ a đ ề tài, đề tài này có cơ cấu như sau: Ph ần mở đầu. - Ph ần nộ i dung gồm có: - CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CHƯƠNG 2 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰ C TIỄN ÁP DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH PHÚ QUỐC Lời kết - Danh mục tài liệu tham kh ảo -
  7. CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 1 .1. K hái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bảo đảm tiền vay 1 .1.1. K hái niệm về bảo đảm tiền vay Theo ngh ị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay củ a các tổ chức tín dụng thì “bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay” (Điều 2 kho ản 1). Như vậy th ực chất của bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp đ ể phòng ngừa rủ i ro củ a TCTD, theo đó TCTD đưa ra các hình thức b ảo đảm thích h ợp áp dụ ng cho từng đố i tượng khách hàng và biện pháp xử lý các b ảo đ ảm đó nhằm hạn ch ế tổn th ất khi rủi ro tín dụng xảy ra. 1 .1.2. Các nguyên tắc và đặc trưng của bảo đảm tiền vay * Về ng uyên tắc: Theo điều 4 nghị định số 178/1999/NĐ-CP của chính phủ n gày 29/12/1999 về đ ảm bảo tiền vay củ a các tổ chứ c tín dụng (sau đây gọi tắt là nghị định 178/1999/NĐ - CP) bảo đ ảm tiền vay thực hiện theo các nguyên tắc: - Tổ chứ c tín dụng có quyền lựa chọ n quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay không có bảo đ ảm theo quy định củ a nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trư ờng hợp tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đ ảm b ằng tài sản theo chỉ đ ịnh của chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các kho ản vay này được Chính phủ xử lý. - Trường hợp khách hàng vay đư ợc TCTD lựa chọn cho vay không có bảo đảm b ằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong h ợp đồng tín dụng, thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồ i nợ trước hạn. - TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đ ảm tiền vay theo quy đ ịnh củ a nghị định này và quy định của pháp lu ật có liên quan để thu hồi n ợ khi khách vay ho ặc bên bảo lãnh không thự c hiện ho ặc thự c hiện không đúng nghĩa vụ trả n ợ đ ã cam kết.
  8. - Sau khi xử lý tài sản b ảo đảm b ằng tiền vay, nếu khách hàng vay ho ặc ho ặc bên b ảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đ ã cam kết. * Về đặ c trưng : Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao d ịch mà có kh ả n ăng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Trên thực tế từ góc độ của người cho vay đ ảm bảo tiền vay phải được thể hiện ở 3 đ ặc trưng sau: - Thứ n hất: giá trị củ a bảo đ ảm phải lớn hơn ngh ĩa vụ được bảo đ ảm: bảo đảm tiền vay không chỉ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay ph ải trợ nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản. Nhưng nếu giá trị tài sản nhỏ h ơn nghĩa vụ được b ảo đảm thì người đi vay dễ có động cơ không trả n ợ vay. Ngh ĩa vụ được bảo đ ảm bao gồm vốn gố c, lãi (kể các lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi và các lọ ai phí không thuộc ph ạm vi b ảo đảm được thự c hiện nghĩa vụ . Do đó việc yêu cầu giá trị của bảo đảm phải thích h ợp là cần thiết đ ể khách hàng có trách nhiệm hơn trong nghĩa vụ trả nợ. - Thứ hai: tài sản đ ảm bảo ph ải có sẵn thị trường tiêu thụ. Mức độ thanh khoản của tài sản có quan h ệ đến lợi ích củ a người cho vay. Tài sản có độ thanh kho ản cao sẽ mất ít chi phí khi xử lý hơn và có th ể thu hồi được vốn nhanh hơn, do đó dễ dàng được ngân hàng chấp nhận làm đảm b ảo. Ngược lại mức độ thanh khỏ an thấp tức tài sản khó bán, khả năng thu hồi vốn thấp sẽ khó được ngân hàng chấp nh ận làm đảm b ảo vay vốn. Tài sản có mức độ thanh khoản trung bình có thể được ngân hàng chấp nhận nhưng ph ải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. - Thứ ba: tài sản bảo đảm phải có đ ầy đủ cơ sơ pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. Đặc trưng này phải thể h iện được các m ặt sau: Tài sản ph ải thuộc sở h ữu h ợp pháp của người đi vay hoặc người bão lãnh và được pháp luật cho phép giao d ịch, đồng thời phải có đủ các cơ sỏ pháp lý để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản khi người đi vay không thanh toán đúng hạn. Như vậy dựa trên những nguyên tắc và đ ặc trưng của bảo đảm tiền vay để tổ chức tín dụng xem xét trong quá trình giao kết và thự c hiện hợp đồng b ảo đảm tiền vay, đồng thời cũng giúp khách hàng vay vố n biết được những quyền lợi và ngh ĩa vụ củ a mình để thực hiện hợp đồng đúng như đã cam kết. Tuy nhiên trong từng h ình thức bảo đảm tiền vay khác nhau mà ngân hàng có những quy định riêng phù
  9. h ợp. Chúng ta sẽ xem xét các hình thức bảo đảm tiền vay cụ thể dưới đây mà các n gân hàng thường sử dụng. 1 .2. H ình thức bảo đảm tiền vay 1 .2.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố a . Khái niệm cầ m cố tài sản. Theo Bộ lu ật Dân sự Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 (sau đây gọ i tắt là bộ lu ật Dân sự năm 2005), điều 326 định nghĩa: “cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố ) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố ) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, bản chất củ a cầm cố là mộ t biện pháp b ảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự . Theo đó trong quan h ệ tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộ c sở hữu củ a mình giao cho tổ chứ c tín dụng (bên cho vay) để đảm b ảo thực hiện ngh ĩa vụ trả n ợ. b.Đối tượng của cầ m cố . Trước đây, trên cơ sở của Bộ luật Dân sự năm 1995, tại điều 2 của Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân h àng ban hành kèm theo quyết định số 217 /QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam ngày 17/8/1996 quy định: “cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho TCTD để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm nợ gốc, lãi và tiền nộp phạt nếu có, nếu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu th ì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố và giao bản gốc giấy tờ quyền sở hữu cho bên nhận cầm cố giữ”. Theo đó, đối tượng của cầm cố chỉ có thể là động sản, mở rộng hơn so với các quy định trước đây là quyền tài sản (trừ quyền sử dụng đất là đối tượng của thế ch ấp). Nh ưng điều 15 nghị định 165/1999/ NĐ-CP về giao dịch bảo đảm lại cho phép bên cầm cố có thể đ ược giữ các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Như vậy cùng một vấn đề văn bản dưới luật lại mâu thuẫn với văn bản luật, do đó gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng và khách hàng khi thực hiện việc vay vốn có tài sản cầm cố. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005, đã tháo gỡ được vướng mắc trên để tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã không định nghĩa bất động sản nh ư Bộ luật Dân sự năm 1995 m à quy định mang tính liệt kê, theo đó xác định một số tài sản là bất động sản (như nhà ở, công trình xây d ựng, đất đai..)
  10. và dùng phương pháp loại trừ để định nghĩa động sản. Đồng thời phân biệt tài sản cầm cố với tài sản thế chấp bằng tiêu chí dịch chuyển hoặc không dịch chuyển tài sản từ bên có ngh ĩa vụ sang b ên có quyền khi bên có ngh ĩa vụ dùng tài sản đó để cầm cố, thế chấp; chứ không phân biệt bằng động sản hay bất động sản như quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Tài sản cầm cố, theo thông tư số 07/2003/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 19/5/2003 về hướng d ẫn một số quy đ ịnh về bảo đảm tiền vay của các TCTD bao gồm:  Máy móc thiết b ị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, và các vật liệu có giá trị khác.  Ngo ại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng d ịch vụ thanh toán b ằn tiền Việt Nam và ngo ại tệ.  Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ p hiếu, chứng ch ỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Riêng đối với cổ phiếu củ a TCTD phát hành, khách hàng vay không được cầm cố ở chính TCTD đó.  Quyền đòi tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi n ợ, quyền được nhận só tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác.  Quyền đối với ph ần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy đ ịnh của pháp lu ật.  Tàu biển theo quy đ ịnh của Bộ luật Hàng h ải Việt Nam, tàu bay theo quy đ ịnh của Bộ lu ật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố.  Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau th ời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu củ a bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận.  Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộ c tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản cầm cố được b ảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. c.Chủ th ể trong quan h ệ cầm cố.
  11. Chủ th ể trong quan h ệ cầm cố là chủ thể của quan h ệ tín dụng. Quan hệ cầm cố có th ể coi là quan h ệ phụ, được hình thành khi phát sinh quan h ệ tín dụng. Theo thông tư số 0 7/2003/TT-NHNN và Điều 1.4 của ngh ị định 85/2002/NĐ- CP của chính phủ ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung một số điều củ a nghị định số 178/1999/NĐ-CP về b ảo đảm tiền vay củ a các TCTD (sau đây gọ i tắt là ngh ị định số 85/2002/NĐ-CP) quy đ ịnh chủ thể tham gia vào quan hệ cầm cố gồm: - Bên cầm cố (bên phải dùng tài sản của mình giao cho bên nhận cầm cố đ ể đảm b ảo thực hiện ngh ĩa vụ trả nợ) là khách hàng vay vốn bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam và cá nhân, pháp nhân nư ớc ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại TCTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Bên nh ận cầm cố là các TCTD bao gồm TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần, TCTD h ợp tác (ngân hàng hợp tác, qu ỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng), TCTD liên doanh, chi nhánh n gân hàng nước ngoài hoạt động tai Việt Nam, TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. d.Nội dung của quan hệ cầ m cố. Nộ i dung của quan hệ cầm cố trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, là việc bên cầm cố (bên đi vay) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố (TCTD cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong bất kỳ mối quan hệ nào các bên cũng có quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và thông tư số 07/2003/TT-NHNN, các chủ thể trong quan h ệ cầm cố có các quyền và nghĩa vụ sau: * Quyền của khách hàng vay vốn (Điều 331, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Yêu cầu TCTD (bên nh ận cầm cố) đ ình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ b ị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Được b án tài sản cầm cố n ếu được TCTD đồng ý. - Được thay thế tài sản cầm cố bằng mộ t tài sản khác nếu có thỏa thu ận với TCTD. - Yêu cầu TCTD giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi ngh ĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  12. - Yêu cầu bên nh ận cầm cố bồ i thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. * Ngh ĩa vụ của khách hàng vay (Điều 330, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Giao tài sản cầm cố cho TCTD theo đúng thỏa thuận. - Báo cho TCTD về q uyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố n ếu có, trong trường hợp không thông báo thì TCTD có quyền hủ y hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồ i thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền củ a người thứ ba đ ối với tài sản cầm cố. - Thanh toán cho TCTD biết chi phí hợp lý đ ể bảo qu ản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏ a thuận khác. * Quyền củ a tổ chức tín dụng (Điều 333, Bộ luật Dân sự n ăm 2005): - Đư ợc yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. - Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏ a thuận. - Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏ a thuận ho ặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. - TCTD được thanh toán chi phí hợp lý b ảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho khách hàng vay. * Ngh ĩa vụ của tổ chức tín dụng (Điều332, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Bảo qu ản giữ gìn tài sản cầm cố , nếu làm mất ho ặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố . - Không được bán, trao đổi tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đ ảm thực hiện nghĩa vụ khác. - Không được khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố , nếu không được bên cầm cố đồng ý. - Trả lại tài sản cầm cố cho khách hàng vay khi nghĩa vụ được bảo đ ảm bằng cầm cố chấm dứt. * Trong trường hợp có bên thứ ba tham gia vào quan hệ cầm cố thì:
  13. Bên th ứ ba giữ tài sản cầm cố có quyền: Nhận thù lao và thanh toán chi phí giữ gìn, bảo qu ản tài sản theo thỏa thuận của mỗ i bên. Được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tứ c từ tài sản cầm cố n ếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp lợi tức vẫn thuộ c tài sản cầm cố. Nghĩa vụ của bên thứ b a giữ tài sản cầm cố như ngh ĩa vụ của TCTD giữ tài sản cầm cố theo quy đ ịnh củ a thông tư số 07/2003/TT-NHNN. đ. Hình th ức cầm cố tài sản Theo quy đ ịnh tại điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2005 và mục 1 chương II củ a thông tư số 07/2003/TT-NHNN: “Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong h ợp đồng tín dụng”. Theo thông tư này, hợp đồng cầm cố tài sản có các nội dung chủ yếu sau: Tên và đ ịa ch ỉ các bên, ngày tháng năm. - Ngh ĩa vụ đươc bảo đảm. - Mô tả tài sản cầm cố , giá trị của tài sản cầm cố, riêng tài sản cầm cố là tài - sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản. Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sảm cầm cố. - Quyền và nghĩa vụ củ a các bên. - Các thỏa thu ận về trường h ợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố. - Các thỏa thu ận khác. 1 .2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp a . Khái niệm thế chấp tài sản. Bảo đ ảm tiền vay b ằng tài sản th ế chấp của khách hàng vay là m ột biện pháp b ảo đ ảm tiền vay mà các TCTD thường áp dụng. Theo quy định của điều 342, Bộ lu ật Dân sự năm 2005: “Thế chấp tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộ c sở hữu của mình để bảo đả m thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận th ế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Trong trường hợp th ế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộ c tài sản thế ch ấp. Tài sản th ế chấp do khách hàng vay giữ, các bên có thể thỏ a thuận giao cho người thứ b a giữ tài sản thế chấp. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng khách hàng vay vốn có thể dùng tài sản đ ã có thuộc quyền sở hữu của mình để đ ảm bảo cho khoản vay. Bên cạnh đó theo quy
  14. đ ịnh của pháp luật khách hàng vay cũng có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để đảm b ảo cho khoản vay, nói cách khác trong trường hợp này tài sản th ế chấp được hình thành từ việc sử dụng khoản tiền vay và hợp đồng th ế chấp được ký khi tài sản đã hình thành. Nếu như biện pháp th ế chấp tài sản thông thường có thể được áp dụng đ ể bảo đ ảm cả ngh ĩa vụ hợp đồng và ngh ĩa vụ ngoài hợp đồng thì bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay chỉ đươc áp dụng đố i với ngh ĩa vụ hợp đồng- nghĩa vụ trả n ợ của khách hàng vay theo h ợp đồng tín dụng giữ a họ với TCTD. Vì vậy, có thể nói b ảo đảm tiền vay b ằng tài sản th ế chấp của khách hàng vay là h ợp đồng phụ đặt ra bên cạnh hợp đồng chính-hợp đồng tín dụng để bảo đảm cho việc thực hiện h ợp đồng chính. b . Chủ thể thế chấp tài sản. Cũng như các quan hệ thế ch ấp khác, chủ thể của giao d ịch bảo đảm tiền vay b ằng tài sản th ế chấp của khách hàng vay bao gồm bên th ế chấp-bên b ảo đảm (bên phải dùng tài sản của mình đ ể b ảo đảm thự c hiện ngh ĩa vụ trả nợ) và bên nhận th ế chấp-bên được bảo đảm. - Bên thế chấp là khách hàng vay bao gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ h ợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty h ợp danh, pháp nhân Việt Nam và cá nhân, pháp nhân nước ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại TCTD theo quy đ ịnh củ a NHNN Việt Nam (khoản 9 điều 2 ngh ị định số 178/1999/ NĐ-CP và khoản 4 điều 1 nghị định 85/2002/NĐ-CP). - Bên nhận thế chấp là các TCTD đ ã cấp tín dụng dư ới hình thức cho vay đối với khách hàng vay theo quy định củ a luật các TCTD. c. Đố i tượng của th ế chấp. Theo quy định củ a Bộ luật dân sự năm 1995, tài sản dùng để thế ch ấp ph ải là b ất động sản thuộc sở hữu của khách hàng vay. Đây là một quy định quá cứng nhắc, gây khó khăn và làm hạn chế kh ả n ăng đư ợc vay vố n của khách hàng, quyền được cho vay củ a TCTD. Với sự ra đời củ a Bộ luật dân sự n ăm 2005, đã giải quyết đư ợc vướng mắc trên, theo đó tài sản dùng để thế chấp không còn bó h ẹp ở bất động sản nữa mà thay vào đó là mọi tài sản kể cả động sản và bất động sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật đều có thể dùng làm tài sản th ế chấp. Theo quy
  15. định tại mục 2.2 chương I thông tư số 07/2003/TT-NHNN, tài sản thế chấp bao gồm: - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây d ựng và các tài sản khác gắn liền với đ ất. - Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp lu ật về đất đai quy đ ịnh được th ế ch ấp. - Tàu biển theo quy đ ịnh của bộ lu ật Hàng h ải Việt Nam, tàu bay theo quy định củ a luật Hàng không dân dụ ng Việt Nam trong trường hợp đư ợc thế ch ấp. - Tài sản hình thành trong tương lai là b ất đ ộng sản hình thành sau thời điểm ký kết giao d ịch thế ch ấp và sẽ thuộc quyền sở hữu củ a bên thế ch ấp như hoa lợi, lợi tứ c, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. d. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản. Phạm vi b ảo đảm th ực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với TCTD, bao gồm tiền vay, lãi vay, lãi phạt quá h ạn, các kho ản phí nếu có được ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trả theo quy đ ịnh của pháp luật. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả lãi vay, lãi ph ạt quá h ạn các khoản phí n ếu có không thuộc phạm vi b ảo đảm nghĩa vụ nếu các bên có thỏ a thuận. Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đ ồng tín dụng có th ể được bảo đ ảm bằng mộ t hoặc nhiều tài sản th ế chấp củ a khách vay với điều kiện tổng giá trị các tài sản thế chấp phải lớn hơn nghĩa vụ trả n ợ được bảo đảm (điều 9 ngh ị định số 178/1999/NĐ-CP và điều 347 Bộ lu ật Dân sự năm 2005). Một tài sản củ a khách hàng vay có thể đ ược dùng đ ể b ảo đảm thự c hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều TCTD, với điều kiện giá trị tài sản thế ch ấp được xác đ ịnh tại thời điểm ký hợp đồng thế ch ấp phải lớn hơn các nghĩa vụ trả nợ được bảo đ ảm trừ trường hợp pháp luật có quy đ ịnh khác (điều 1.13 Nghi định 85/2002/NĐ-CP). đ. Nộ i dung của quan hệ thế chấp bảo đảm tiền vay. Nội dung của quan hệ thế chấp để bảo đảm tiền vay được cấu thành bởi hai quan h ệ: thứ nh ất là quan hệ giữa TCTD và khách hàng vay liên quan đến tài sản
  16. thế chấp; thứ hai là quan hệ trực tiếp giữa TCTD đối với tài sản th ế chấp. Đây là hai mố i quan hệ đan xen với nhau và được thể hiên cụ thể như sau: đ.1 Đối với bên thế chấp:  Trường hợp tài sản thế ch ấp do khách hàng giữ. * Khách hàng có nghĩa vụ (điều 348 Bộ lu ật dân sự n ăm 2005): - Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho TCTD. - Bảo qu ản giữ gìn tài sản thế ch ấp. - Áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự gây thiệt h ại, làm giảm giá trị tài sản bảo đ ảm. - Thông báo cho TCTD về quyền của người thứ b a đối với tài sản thế ch ấp nếu có. Trong trường hợp không thông báo cho TCTD, thì TCTD có quyền hủ y hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồ i thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và ch ấp nhận quyền của người th ứ b a đối với tài sản thế chấp. - Không được bán, trao đổi tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường h ợp theo quy đ ịnh củ a pháp lu ật hoặc được TCTD đồng ý. * Nếu các bên không có thỏa thu ận khác, khách hàng vay giữ tài sản thế chấp có quyền (Điều 349 bộ lu ật Dân sự n ăm 2005): - Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tứ c cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận. - Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Được bán, thay thế tài sản thế chấp nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Được bán trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không ph ải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xu ất kinh doanh nếu được TCTD đồng ý. - Được cho thuê, mượn tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê mượn biết về việc tài sản cho thuê, mượn đang được dùng để th ế chấp và phải thông báo cho TCTD biết. - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đ ảm bằng thế chấp chấm d ứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  17.  Trường hợp người thứ b a là bên giữ tài sản thế chấp. Bên thứ b a có nghĩa vụ bảo qu ản giữ gìn tài sản thế ch ấp như tài sản của chính mình, nếu làm m ất giá trị ho ặc giảm sút giá trị thì phải bồ i thường. Đồng thời người thứ ba giữ tài sản thế ch ấp được hưởng chi phí giữ tài sản th ế chấp; được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế ch ấp và một số quyền khác như trường hợp khách hàng vay giữ tài sản thế chấp n ếu các bên có thỏa thu ận. đ.2 Bên nhận thế chấp tài sản-tổ ch ức tín dụng. * Quyền củ a TCTD (điều 351, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải ch ấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, n ếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó. - Được xem xét, kiểm tra trự c tiếp tài sản th ế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng khai thác tài sản thế chấp. - Yêu cầu bên th ế chấp phải cung cấp thông tin về th ực trạng tài sản thế chấp. - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường h ợp có nguy cơ làm m ất giá trị ho ặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. - Yêu cầu bên thế ch ấp (khách hàng vay) hoặc người th ứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình đ ể xử lý trong trường hợp đ ến hạn thự c hiện ngh ĩa vụ m à bên có ngh ĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. - Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nh ận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. - Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định và được ưu tiên thanh toán. * Ngh ĩa vụ của TCTD. - Trong trừờng hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp (TCTD) giữ giấy tờ về tài sản thế ch ấp thì khi chấm dứ t thế chấp ph ải hoàn trả cho bên thế chấp (khách hàng vay) giấy tờ về tài sản th ế chấp. -Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch b ảo đảm xóa đăng ký trong các trường hợp ngh ĩa vụ bảo đảm ch ấm dứt theo quy định. e. Hình thức thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay
  18. Theo quy định tại điều 343 bộ luật dân sự năm 2005 và mục 1 chương II thông tư số 07/2003/TT-NHNN, việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có th ể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính-hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp ph ải được công chứng, chứng thự c hoặc đăng ký. Nội dung chủ yếu của h ợp đồng th ế ch ấp tài sản theo quy định tại mục 1.1 chương II thông tư số 07/2003/TT-NHNN tương tự như các nội dung chủ yếu củ a h ợp đồng cầm cố tài sản như đã trình bày ở trên. 1 .2.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh Trong nhiều trư ờng hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn ở các TCTD nhưng do chưa có uy tín, cũng không có tài sản bảo đảm nên họ khó có khả năng được ngân hàng cấp vốn cho vay. Lúc này b ảo lãnh xuất hiện vừa có tác dụng là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ vừa là biện pháp tạo cơ hộ i tín dụng cho người có nhu cầu vay vốn. Nếu bên khách hàng có nhu cầu vay vố n tìm được cho mình người bảo lãnh có đủ năng lự c th ực hiện n ghĩa vụ của người bảo lãnh và nếu đựợc TCTD ch ấp nhận thì sẽ tạo cơ h ội cho bên có nhu cầu về vốn được vay vốn và về phía ngân hàng an toàn tín dụng vẫn b ảo đảm khi cho vay. Biện pháp bảo lãnh được định ngh ĩa khá rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2005: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ th ực hiện ngh ĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không th ực hiện hoặc thực hiện không đúng ngh ĩa vụ” (Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005). Bảo lãnh thực chất cũng là một loại hợp đồng cụ th ể m à đối tượng trước hết của nó là sự cam kết bằng uy tín để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điều này có ngh ĩa là khi nhận bảo lãnh, n gười nhận bảo lãnh cũng rất quan tâm đ ến nhân thân người bảo lãnh cũng như khả năng tài sản của người b ảo lãnh, vì trong trường hợp nghĩa vụ tài sản không được người được bảo lãnh thực hiện, thự c hiện không đúng, người b ảo lãnh sẽ ph ải thực hiện thay bằng tài sản củ a mình. Bảo lãnh trong ho ạt động ngân hàng theo quy định tại khoản 3 điều 1 ngh ị định số 85/2002/NĐ-CP: “Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với TCTC về việc sử dụng tài sản thuộ c quyền sở h ữu, giá trị quyền sử dụng đấ t của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộ c quyền quản lý, sử dụng đ ể th ực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu
  19. đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ”. Như vậy bản chất của bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng chính là việc bên bảo lãnh dùng tài sản thuộc sở h ữu của mình để bảo lãnh thự c hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay cho TCTD trong các trường hợp: - Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ m à bên có nghĩa vụ (khách hàng vay vốn) không thự c hiện nghĩa vụ. - Hoặc đến h ạn mà ngư ời có nghĩa vụ đ ã thực hiện ngh ĩa vụ nhưng không đúng, không đầy đ ủ n ghĩa vụ theo thỏ a thuận. b. Đố i tượng của bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Theo điều 361 bộ luật dân sự năm 2005 đố i tượng của bảo lãnh là cam kết củ a bên bảo lãnh. Cam kết này được bảo đảm b ằng tài sản thuộc sở hữu của bên bảo lãnh. Khi tiến hành ký kết h ợp đồng tín dụng có áp dụng các biện pháp đảm bảo bằng tài sản, TCTD sẽ thẩm tra tài sản xem bảo lãnh có thuộc sở hữu hợp pháp củ a bên bảo lãnh hay không. Điều này đòi hỏi các tổ chức tín dụng ph ải rất cẩn trọng trong việc thẩm đ ịnh quyền sở hữu đố i với tài sản b ảo lãnh của bên bảo lãnh vì đối với một số tài sản không đăng ký quyền sở h ữu thì việc ch ứng minh đố i với tài sản đó là rất khó khăn. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định những tài sản thuộ c sở hữu chung muốn đem b ảo lãnh thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu chủ và ủ y quyền bằng văn bản cho người đại diện ký kết hợp đồng bảo đảm. Nhìn chung tài sản dùng đ ể b ảo lãnh có thể là các tài sản có thể thế ch ấp, cầm cố nó có đ ặc trưng củ a tài sản b ảo đảm là được phép giao dịch và không có tranh ch ấp. Ngoài ra đối với một số tài sản mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì bên bảo lãnh bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay, ví dụ như máy bay, tàu biển... c. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh. Theo khái niệm về bảo lãnh củ a Bộ luật Dân sự năm 2005, th ì chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh bao gồm ba bên: - Bên bảo lãnh là các tổ chứ c cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. - Bên nh ận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng.
  20. - Bên được bảo lãnh là khách hàng vay vốn. * Để bảo đ ảm an toàn cho khoản vay, pháp luật trao quyền chủ động cho TCTD được quyết định lựa chọn bên thứ b a bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay (khoản 5 điều 1 nghị đ ịnh 85/2002/NĐ-CP). Tuy nhiên theo mục 4 chương I củ a thông tư 07/2003/TT-NHNN thì TCTD lự a chọn bên bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự đ ối với bên bảo lãnh là pháp nhân, còn nếu bên bảo lãnh là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự . Đố i với pháp nhân phải có người đại diện đủ thẩm quyền để thay m ặt pháp nhân ký kêt hợp đồng. - Bên b ảo lãnh phải có kh ả năng về vốn, tài sản để thự c hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Bên bảo lãnh phải ch ịu trách nhiệm trư ớc TCTD về kho ản vay của khách hàng mà mình đ ứng ra b ảo lãnh.Trư ờng hợp nhiều người cùng đứng ra bảo lãnh cho một khoản nợ thì tất cả những người b ảo lãnh đương nhiên ph ải chịu trách nhiệm đối với TCTD (Điều 365 Bộ luật Dân sự n ăm 2005). * Trong quan hệ bảo lãnh bằng tài sản vay vố n ngân hàng, TCTD và bên bảo lãnh có thể thỏa thu ận để cho bên bảo lãnh cầm cố, th ế chấp tài sản để bảo đảm thự c hiện nghĩa bảo lãnh. Về n guyên tắc, TCTD sẽ cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở sự bảo lãnh của người thứ ba n ếu như người bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện trên. Tuy nhiên có một vài trường hợp TCTD không được đồng ý sự bảo lãnh cho khách hàng vay củ a một số chủ th ể, đó là: - Thành viên Hội đồng qu ản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đố c (Giám đố c), Phó Tổng Giám đố c (Phó Giám đốc) của TCTD cho vay. - Ngư ời th ẩm định xét duyệt cho vay của TCTD cho vay. - Bố, m ẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đ ốc (Phó Giám đốc) của TCTD cho vay. * Trường hợp, bên bảo lãnh là ngân hàng thì thực hiện theo quy ch ế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết đ ịnh số 26/2006/QĐ-NHNN củ a NHNN Việt Nam ban hành ngày 26/6/2006. Theo kho ản 1 Điều 5 củ a quy ch ế n ày, bảo lãnh vay vốn là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2