Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 9
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng áp dụng Quy chế pháp lý tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, rút ra những ưu điểm, hạn chế; từ đó tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy chế pháp lý đối với các KCN, đáp ứng yêu cẩu thực tiễn, pháp huy tốt nhất vai trò của các Khu kinh tế trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế NGUYỄN THỊ QUỲNH Hà Nội – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hà Hà Nội – 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu. Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Hà; các số liệu trong luận văn là hoàn toàn khoa học, có cơ sở rõ ràng và trung thực; kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quỳnh
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Luật Kinh tế, cán bộ thuộc Phòng Đào tạo sau đại học, Trung tâm Thư viện – Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Hà đã tận hình hướng dẫn giúp đỡ và có những chỉ dẫn quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin nói lời cảm ơn chân thành đối với những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quỳnh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.......................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ................................................................................................................. 7 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm và phân loại KCN................................................................ 7 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam ............. 9 1.1.3. Vai trò của các KCN ........................................................................... 12 1.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ............................... 14 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quy chế pháp lý các khu công nghiệp ........... 14 1.2.2. Sự cần thiết phải ban hành quy chế pháp lý các KCN ....................... 16 1.2.3. Nội dung của quy chế pháp lý các KCN ............................................. 17 1.2.4. Áp dụng quy chế pháp lý các KCN ..................................................... 28 1.2.5. Vai trò của quy chế pháp lý các KCN ................................................. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH ..................................................... 36 2.1. KHÁI QUÁT CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................ 36 2.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 36 2.1.2. Giới thiệu chi tiết về các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............ 37 2.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KCN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH .......................................................................................................................... 46 2.2.1. Thực tiễn xây dựng và ban hành........................................................ 46 2.2.2. Thực tiễn áp dụng .............................................................................. 66
- iv 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................ 72 2.3.1. Thành công ........................................................................................ 72 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................... 74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH .......................................................................................... 76 3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ TẠI CÁC KHU CÔNG NHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ....................................................................................................... 76 3.1.1. Còn tồn tại việc thiếu thống nhất trong hệ thống các văn bản của Trung ương và của tỉnh. .............................................................................. 76 3.1.2. Về tính ổn định trong việc áp dụng các quy chế pháp lý. ................... 77 3.1.3. Tác động của các cơ chế pháp lý đến việc thu hút đầu tư tại các KCN chưa cao. ...................................................................................................... 78 3.1.4. Các quy định trong vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động. ............................................................................................................. 82 3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ PHÁP LÝ CÁC KCN TẠI TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................ 83 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh. ............................................................................................................ 84 3.2.2. Định hướng hoàn thiện quy chế pháp lý các KCN ............................. 85 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 85 3.3.1. Một số giải pháp đối với tỉnh Quảng Ninh ......................................... 85 3.3.2. Một số khuyến nghị đối với Nhà nước ............................................... 93 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CCN Cụm công nghiệp CLKCN Cụm liên kết công nghiệp CNĐKĐT Chứng nhận đăng ký đầu tư CNH Công nghiệp hóa DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục thống kêế GTGT Giá trị gia tăng HĐH Hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCNLN KCN làng nghề KCNTTTT KCN thông tin tập trung KKT Khu kinh tế KNNƯDC Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NCNSNN Ngân sách nhà nước PTBV Phát triển bền vững QPPL Quy phạm pháp luật R&D Research and Development (nghiên cứu và phát triển) SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân UDKHC Ứng dụng khoa học công nghệ N VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organization (Tổ chức tThương mại tThế giới) XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách Quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............. 37 Bảng 2.2: Bảng dự báo nhu cầu về nhà ở công nhân trong KCN ........................... 56 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 .......................................................... 56 Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu về thiết chế văn hóa trong khu ở của công nhân ........... 57 (nhà trẻ, mẫu giáo, điểm vui chơi, giải trí) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ........... 57 Bảng 2.4: Nội dung triển khai nhà ở công nhân ..................................................... 67 theo quy hoạch tại các KCN Quảng Ninh .............................................................. 67 DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ KCN Cái Lân ............................................................................... 38 Hình 2.2. Sơ đồ KCN Việt Hưng ........................................................................... 39 Hình 2.3. Sơ đồ KCN Hải Yên .............................................................................. 41 Hình 2.4. Sơ đồ KCN Đông Mai............................................................................ 42 Hình 2.5. Sơ đồ KCN Cảng biển Hải Hà................................................................ 44 Hình 2.6. Sơ đồ KCN Đầm Nhà Mạc..................................................................... 46
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Quỳnh. Khóa:1 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hà Từ khóa (Keyword): “Quy chế pháp lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh” Nội dung tóm tắt: Qua hơn 20 năm hoạt động các mô hình Khu Công nghiệp đã được hình thành, phát triển đa dạng, góp phần tích cực phát triển các ngành nghề của Việt Nam. Để phát huy tốt các lợi ích từ các KCN, việc xây dựng một hệ thống các Quy chế pháp lý đồng bộ, đầy đủ và khoa học là việc làm vô cùng quan trọng, tạo nên khuôn khổ pháp lý để quản lý hiệu quả các hoạt động trong các KCN. Mặc dù đã có một hệ thống các quy chế pháp lý quy định về hoạt động tại các KCN, tuy nhiên qua thực trạng hoạt động, các KCN chưa phát huy được sức mạnh của mình như mong muốn, đặc biệt đối với đặc thù của Quảng Ninh - nơi hội tụ nhiều tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thì việc nghiên cứu để đưa ra các quy chế pháp lý phù hợp thực tế địa phương để phát huy vai trò của các khu kinh tế là điều rất cần thiết. Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng áp dụng Quy chế pháp lý tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, rút ra những ưu điểm, hạn chế; từ đó tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy chế pháp lý đối với các KCN. Đồng thời xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các KCN và với đặc thù các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quy chế pháp lý tại các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu quy chế pháp lý các KCN về Chính sách đối với KCN; quản lý nhà nước về KCN; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KCN, KKT được áp dụng tại các KCN trên
- viii địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 1998 (từ khi có KCN đầu tiên của Quảng ninh) đến tháng 7-2018. Luận văn đề cập tới những ưu, nhược điểm của quy chế pháp lý được áp dụng tại các KCN của Quảng Ninh, những tiêu chí đánh giá và kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy chế pháp lý tại các KCN Quảng Ninh. Để hoàn thành luận văn, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp thống kê, phân tích; Phỏng vấn đối với các đối tượng: Lãnh đạo Doanh nghiệp hoạt động trong KCN; Lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh và Phương pháp nghiên cứu nội dung các quy chế tại các đối tượng được nghiên cứu. Kết luận: Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình KCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Quảng Ninh, các KCN đang tiếp tục phát huy các hiệu quả trong các mặt kinh tế xã hội, góp phần huy động tốt nguồn lực, đảm bảo nhu cầu việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, tạo những tiền đề vững chắc qua đó góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên để phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động của các KCN, việc hoàn thiện các quy chế pháp lý điều chỉnh toàn diện các mặt hoạt động trong KCN là vấn đề luôn cần có sự quan tâm thực hiện, qua đó tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động về quản lý nhà nước cũng như đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo Tổng kết 20 năm hoạt động các mô hình Khu Công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10/02/2017, xuất phát từ công cuộc đổi mới năm 1986, để hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, tăng cường thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng thế mạnh trong nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế đã được hình thành, phát triển đa dạng. Trong những năm qua, việc hình thành các KCN đã góp phần tích cực phát triển các ngành nghề của Việt Nam, nâng cao sự thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội1. Để phát huy tốt các lợi ích từ các KCN, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, việc xây dựng một hệ thống các Quy chế pháp lý đồng bộ, đầy đủ và khoa học là việc làm vô cùng quan trọng. Hệ thống các quy chế này tạo nên khuôn khổ pháp lý để quản lý hiệu quả các hoạt động trong các KCN nhằm đảm bảo đất nước phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội; thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như đã đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Theo quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 20302, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 10 KCN (quy hoạch đến năm 2020) với tổng diện tích 11.736,46 ha. Đến nay, ở Quảng Ninh, 09 KCN được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích 4.529,65 ha, trong đó có 06 KCN đã được thành lập và đang vận hành (bao gồm: Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Đông Mai, Texhong Hải Hà, Nam Tiền Phong). 1 Báo cáo số: 35/BC-KHĐT, ngày 10 tháng 02 năm 2017 Tổng kết 20 năm hoạt động các mô hình Khu Công nghiệp. 2 Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh tại Công văn số 2628/TTg-KCN ngày 22/12/2014 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN.
- 2 Tỉnh Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực; Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo, có Yên tử - nơi phát tích của trường phái Trúc lâm Yên Tử. Khu công nhiệp có vai trò rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả nhất vai trò to lớn của mình, KCN cần có những quy chế pháp lý phù hợp, tiên tiến, điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội pháp sinh, tạo động lực cho sự hoạt động ổn định, có những bước phát triển theo kịp xu thế chung của thời đại. Mặc dù đã có một hệ thống các quy chế pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động tại các KCN, tuy nhiên qua thực trạng hoạt động, các KCN chưa phát huy được sức mạnh của mình như mong muốn, đặc biệt đối với đặc thù của Quảng Ninh - nơi hội tụ nhiều tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thì việc nghiên cứu để đưa ra các quy chế pháp lý phù hợp thực tế địa phương để phát huy vai trò của các khu kinh tế là điều rất cần thiết. Với chuyên ngành được đào tạo về Luật kinh tế, việc nghiên cứu quy chế pháp lý về các KCN phù hợp với hướng nghiên cứu được đào tạo, qua đó nhằm đề ra những giải pháp thực hiện hiệu quả nhất công tác này. Từ những yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn đề ra, việc nghiên cứu đề tài: “Quy chế pháp lý về các KCN và thực tiễn áp dụng tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” thực sự cần thiết và góp phần mang đến giải pháp để hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các KCN hiện nay.
- 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với tính chất quan trọng như vậy, song hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về các quy chế pháp lý áp dụng tại các KCN chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt hầu như chưa có các công trình, các khảo cứu chuyên sâu về vấn đề quy chế pháp lý về các KCN và thực tiễn áp dụng tại Quảng Ninh. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động vận hành và quản lý các KCN như: Luận văn Thạc sỹ “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư và KCN Thụy Vân” tác giả Nguyễn Hà Việt, năm 2011, Trường đại học Bách khoa Hà Nội; Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phan Mạnh Cường, năm 2015, tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng” tác giả Mạc Thị Minh Trà, năm 2010, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa phân tích chuyên sâu về Quy chế pháp lý về KCN trên cơ sở đánh giá, phân tích những đặc thù thực tiễn hoạt động tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các KCN. Nhìn chung, những khoá luận, luận văn, Luận án trên đã cung cấp một số nội dung về công tác quản lý nhà nước về KCN; đánh giá, nhận định, phân tích một số tồn tại và hạ chế của hệ thống các quy chế áp dụng tại một số KCN; cung cấp, rút kinh nghiệm về hoạt động quản lý tai các KCN… Dù có những đóng góp nhất định, song các công trình trên mới chỉ đề cập đến một số KCN cụ thể, các đối tượng cụ thể. Các nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu sâu những thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy chế pháp lý đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những đặc thù văn hóa xã hội vốn có. Vì vậy, có thể nói, đây là đề tài đầu tiên đề cập, tìm hiểu vấn đề Quy chế pháp lý về các KCN và thực tiễn áp dụng tại Quảng Ninh.
- 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng áp dụng Quy chế pháp lý tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, rút ra những ưu điểm, hạn chế; từ đó tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy chế pháp lý đối với các KCN, đáp ứng yêu cẩu thực tiễn, pháp huy tốt nhất vai trò của các Khu kinh tế trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung. Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các KCN và với đặc thù các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu ở phần trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý luận về khu công nghiệm và quy chế quản lý về các khu công nghiệp. - Làm rõ thực trạng áp dụng các quy chế pháp lý đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong quản lý các KCN và rút ra bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh; Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng các quy chế pháp lý đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các KCN trên địa tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quy chế pháp lý tại các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu quy chế pháp lý các KCN về: Chính sách đối với KCN; quản lý nhà nước về KCN; chức năng, nhiệm vụ, quyền
- 5 hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KCN, KKT được áp dụng tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 1998 (từ khi có KCN đầu tiên của Quảng ninh) đến tháng 7-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng để thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tư liệu đã có nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, qua đó hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng các luận cứ khoa học. - Phương pháp thống kê, phân tích đối với các quy chế pháp lý tại các KCN, nhằm phân tích thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế trong áp dụng vào thực tiễn. - Phỏng vấn đối với các đối tượng: Lãnh đạo Doanh nghiệp hoạt động trong KCN; Lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh; cán bộ và một số chuyên gia pháp luật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến về vấn này. - Phương pháp nghiên cứu nội dung các quy chế tại các đối tượng được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đề cập tới những ưu, nhược điểm của quy chế pháp lý được áp dụng tại các KCN của Quảng Ninh, những tiêu chí đánh giá và kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy chế pháp lý tại các KCN Quảng Ninh. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu pháp luật nói chung, cũng như các cơ quan quản lý về các KCN. Những giải pháp có thể giúp cho các cơ quan thực hiện nâng cao chất lượng áp dụng các quy chế pháp lý tại các KCN. Đồng thời Luận văn có thể giúp cho những người quan tâm khác có thông tin và kiến thức về vấn đền quy chế pháp lý tại các KCN.
- 6 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về quy chế pháp lý các KCN. Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh.
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và phân loại KCN Ở Việt Nam khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật như Quy chế KCN ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996; Quy chế KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005. Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế KCN ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ thì KCN được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau: “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ” Hiện nay, theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về KCN, khái niệm KCN được định nghĩa là: “Khu vực có ranh giới địa lý xác định,chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Phân loại: KCN gồm nhiều loại hình khác nhau bao gồm: Khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái. Các KCN này có những đặc điểm chung như sau: - KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc công nghiệp
- 8 và dịch vụ có dự án đầu tư dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng). - Có hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông, KCN, KCX là các trọng điểm thu hút đầu tư các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa phương. - KCN được hình thành gắn với nguồn vùng nguyên liệu của địa phương để phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. - Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương. - Trong KCN có thể có hoặc không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài KCN phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN. - Sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN có thể tiêu thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài. Từ khái niệm chung này, Nghị định 82/2018/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa cho một số khái niệm có liên quan như: - Khu chế xuất (sau đây viết tắt là KCX) "là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”3. - KCN hỗ trợ “là KCN chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN”4. 3 Điểm a, Khoản 1, Điều 2Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về KCN. 4 Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về KCN.
- 9 - KCN sinh thái “là KCN, trong đó có các doanh nghiệp trong KCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp” 5. - KCN - đô thị - dịch vụ “gồm các khu chức năng: KCN là khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho KCN (có thể bao gồm các phân khu chức năng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cần thiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững của khu), được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của KCN. Quy mô diện tích khu đô thị - dịch vụ tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích KCN”6. - Ban quản lý KCN “là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN”7. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam 1.1.2.1. Chính sách và cơ sở pháp lý cho việc hình thành các KCN ở Việt Nam Theo báo cáo Tổng kết 20 năm hoạt động các mô hình KCN (sau đây viết tắt là KCN) của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 10/02/2017, KCN ở nước ta hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). Tiếp theo đó, Đại hội VII đã kịp thời đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện 5 Điểm c, Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ. 6 Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ. 7 Khoản 1, Điều 61, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ.
- 10 nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX 8 và Quy chế KCN9. Tiếp đó, định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996): "Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư". Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn". Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương “Nâng cao hiệu quả các KCN, khu chế xuất”, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững KCN, KCX. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 “...tất cả các cụm, KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung”. 8 Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991, ban hành Quy chế Khu chế xuất 9 Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994, ban hành Quy chế Khu công nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 310 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 120 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 229 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 88 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 67 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 193 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn