Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài<br />
sản theo pháp luật phá sản Việt Nam<br />
Đặng Văn Huy<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br />
Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
<br />
Abstract. Nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định<br />
của Luật phá sản năm 2004, sự thay đổi so với Luật phá sản năm 1993. Hệ thống hóa<br />
cơ sở lý luận về chủ thể quản lý tài sản nói chung và Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói<br />
riêng cũng như về khái niệm, đặc điểm và nội dung quy chế pháp lý của Tổ trong sự<br />
đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Đánh giá thực trạng<br />
pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và<br />
nguyên nhân của nó trong thời gian qua. Kiến nghị phương hướng và một số giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý<br />
tài sản.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Thanh lý tài sản; Luật phá sản.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh,<br />
quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ là một điều tất yếu. Các doanh nghiệp trong nền<br />
kinh tế vận hành và chịu sự chi phối của các quy luật này, doanh nghiệp nào thích nghi và vận<br />
hành phù hợp với các quy luật đó thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các doanh nghiệp sẽ<br />
không thể phát triển và tồn tại được. Sự đào thải các doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại<br />
<br />
trong nền kinh tế được thể hiện thể hiện thông qua nhiều hình thức, cơ chế khác nhau và thủ<br />
tục phá sản là một trong những cơ chế phổ biến nhất<br />
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được khởi xướng tại<br />
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã và đang vận hành cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng<br />
vào nền kinh tế - xã hội thế giới. Nằm trong quy luật chung đó, các doanh nghiệp trong nền<br />
kinh tế nước ta ra đời, tồn tại và phát triển và cũng không tránh khỏi trường hợp có những<br />
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, cần phải có một hành lang<br />
pháp lý đảm bảo sự chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp đó một cách phù hợp, có trật tự<br />
nhằm giải quyết được quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan, qua đó<br />
góp phần ổn định và tái cơ cấu lại nền kinh tế.<br />
Đáp ứng yêu cầu đó, Luật phá sản năm 1993 của nước ta đã được ban hành. Tuy<br />
nhiên quá trình thực thi Luật phá sản năm 1993 cho thấy Luật này còn nhiều những tồn tại,<br />
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Tại kỳ họp thứ 5, ngày 15 tháng 6 năm<br />
2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phá sản và có<br />
hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2004 thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp năm<br />
1993. Luật phá sản năm 2004 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoàn<br />
thiện hệ thống pháp luật phá sản ở nước ta.<br />
Tuy nhiên, phá sản còn là một hiện tượng khá mới mẻ ở nước ta, đồng thời nền kinh<br />
tế hàng hóa với nhiều thành phần nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị<br />
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật<br />
nước ta còn chưa đồng bộ, đầy đủ do đó việc ban hành Luật phá sản còn có nhiều những bất<br />
cập. Thực tiễn cho thấy, hiệu lực thi hành Luật phá sản năm 2004 đã có những chuyển biến<br />
song vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một trong những hạn chế tồn tại của<br />
Luật là các quy định về quản lý và xử lý tài sản nói chung và các quy định về chủ thể thực<br />
hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản - Tổ quản lý và thanh lý tài sản phá sản nói riêng<br />
còn có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn khiến cho chủ thể này còn gặp nhiều khó<br />
khăn trong hoạt động, trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả của thủ tục tố tụng phá sản.<br />
Đồng thời nhiều nội dung trong các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản còn chưa thể<br />
hiện được tinh thần hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Chính vì vậy việc sửa đổi, bổ sung và<br />
hoàn thiện các quy trong Luật phá sản về quản lý và xử lý tài sản nói chung và chủ thể quản<br />
lý thanh lý tài sản nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa<br />
<br />
hiệu quả hoạt động của chủ thể này, giúp cho việc giải quyết phá sản được nhanh chóng,<br />
thuận lợi, qua đó nâng cao hiệu lực của Luật phá sản. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu một<br />
cách toàn diện về chủ thể này về cả lý luận cũng như pháp lý và thực tiễn hoạt động nằm<br />
trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước, nhằm thấy rõ những ưu điểm cũng như<br />
những bất cập trong các quy định của pháp luật và đưa ra những kiến giải cần thiết, nhằm xây<br />
dựng một quy chế pháp lý về chủ thể quản lý và xử lý tài sản một cách hợp lý, đáp ứng yêu<br />
cầu thực thi Luật phá sản ở nước ta. Đây chính là lý do để tôi chọn chủ đề "Quy chế pháp lý<br />
về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt<br />
nghiệp cao học tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Kể từ khi ban hành Luật phá sản năm 1993 đến nay đã có nhiều công trình khoa học<br />
về phá sản cũng như pháp luật về phá sản nói chung do các nhà khoa học cũng như những người<br />
hoạt động về thực tiễn thực hiện. Trong đó phải kể đến các công trình có đề cập vấn đề chủ thể<br />
quản lý và thanh lý tài sản như:<br />
- Công trình nghiên cứu "pháp luật phá sản của Việt Nam", của PGS.TS Dương<br />
Đăng Huệ, Nxb Tư pháp, 2005. Đây là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về<br />
các vấn đề liên quan đến phá sản. Công trình đã chú ý đến việc phân tích về các chủ thể trong<br />
tố tụng phá sản, trong đó có chủ thể quản lý và thanh lý tài sản, nghiên cứu nhiều quy định<br />
mới trong pháp luật phá sản năm 2004 so với Luật phá sản năm 1993. Tuy nhiên, vì là một<br />
công trình bao quát nên công trình đã không nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng về Tổ<br />
quản lý và thanh lý tài sản.<br />
- Luận án tiến sĩ luật học của Vũ thị Hồng Vân, bảo vệ thành công năm 2008 tại khoa<br />
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài:"Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của<br />
pháp luật phá sản Việt Nam". Luận án đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về<br />
thủ tục quản lý và xử lý tài sản phá sản, trong đó có đề cập tới Tổ quản lý và thanh lý tài sản<br />
với tư cách là chủ thể của hoạt động đó; phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các<br />
quy định pháp luật về chủ thể này trong thực tiễn. Tuy nhiên luận án chưa có được những<br />
nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể<br />
đặc biệt trong tố tụng phá sản.<br />
<br />
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Thực trạng pháp luật về phá sản và việc<br />
hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam", của Bộ Tư , 2009.<br />
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các báo<br />
cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật phá sản như:<br />
- "Phá sản doanh nghiệp - một số vấn đề thực tiễn", Nguyễn Tấn Hơn, Nxb Chính trị<br />
quốc gia, 1995;<br />
- "Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và Việt Nam", do PGS. Hoàng Công Thi chủ<br />
biên, Nxb Tài chính, 1993.<br />
- Đặc sản chuyên đề về Luật phá sản của tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 8 năm 2004.<br />
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004, Bộ Tư pháp,<br />
2008.<br />
Nhìn chung các công trình trên thường chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá<br />
các quy định của về điều kiện, phạm vi và trình tự, thủ tục giải quyết việc phá sản trong Luật<br />
phá sản nói chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ<br />
thống về Tổ quản lý và thanh lý tài sản. vì vậy nằm trong yêu cầu sửa đổi bổ sung các quy<br />
định của Luật phá sản thì việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và bổ ích.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về Tổ quản<br />
lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể trong tố tụng phá sản, thực trạng pháp luật về<br />
chủ thể này, chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng<br />
và hoàn thiện các quy định về Tổ quản và xử lý tài sản phá sản, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu<br />
quả hoạt động quản lý và xử lý tài sản, đảm bảo được quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người<br />
lao động một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.<br />
Với mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ:<br />
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chủ thể quản lý và xử lý tài sản phá sản trong chỉnh<br />
thể các chủ thể của quá trình giải quyết việc phá sản, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và thanh<br />
lý tài sản với các chủ thể đó. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các mô hình về chủ thể này<br />
<br />
theo Luật phá sản của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang<br />
Nga, Australia, Latvia v.v…, chỉ rõ cơ sở của Việc xây dựng và những ưu điểm, hạn chế của<br />
mỗi mô hình làm cơ sở cho việc tiếp thu có chọn lọc để xây dựng mô hình về chủ thể quản lý<br />
và xử lý tài sản ở nước ta;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của Luật phá sản hiện hành và các<br />
văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các quy<br />
định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản trong thực tế và nguyên nhân của những khó khăn bất<br />
cập đó;<br />
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy chế pháp lý về<br />
Tổ quản lý và thanh lý tài sản ở nước ta, trong đó đề xuất các quy định liên quan đến thủ tục<br />
quản lý và xử lý tài sản nói chung, về Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói riêng cũng như những<br />
yêu cầu để đảm bảo hiệu quả của hoạt động của Tổ này trong thực tiễn.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản được thể hiện tập trung trong Luật<br />
phá sản, các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao, các<br />
nghị định, thông tư của Chính phủ. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu các<br />
quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004. Đồng<br />
thời là việc nghiên cứu, phân tích và so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để<br />
thấy rõ cơ sở lý luận về chủ thể này được khái niệm, nội dung của quy chế pháp lý về Tổ quản<br />
lý và thanh lý tài sản; những tồn tại bất cập của quy chế và đưa ra những phương hướng, giải<br />
pháp hoàn thiện hơn nữa quy chế này.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bao gồm phương pháp luận của chủ nghĩa duy<br />
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các văn kiện của Đảng, quan điểm, đường lối,<br />
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động của doanh<br />
nghiệp nói riêng.<br />
<br />