Luận văn: Quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
lượt xem 60
download
Dưới tác động của xu hướng “ toàn cầu hoá”, và nhu cầu phát triển nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện nền kinh tế mở cửa tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thiết lập và phát triển. Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình mở cửa nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng liên doanh cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
- 1 ĐỀ TÀI Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên :
- 2 Lời nói đầu ........................................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài................................ ................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................ ................................ ................................ ........ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4 5. Kết cấu của khoá luận...................................................................................................... 4 Chương 1 .............................................................................................................................. 6 1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của ngân hàng ..................................................................... 6 1.2. Qúa trình ra đời và phát triển của ngân hàng liên doanh ........................................... 8 1.3. Sự hình thành của ngân hàng liên doanh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ................................................................ ................................ ........... 13 Chương 2 ............................................................................................................................ 18 2.1. Khái niệm về ngân hàng liên doanh ................................ ................................ ........... 18 2.2. Một số nội dung cơ bản về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam . 23 Chương 3 ............................................................................................................................ 52 3.1. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam................................ ...... 52 3.2. Kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng liên doanh tại một số nước.......................... 55 3.4. Một số kiến nghị ................................ .......................................................................... 61 Kết luận .............................................................................................................................. 73
- 3 Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, xu hướng “ to àn cầu ho á” đ ang từng ngày, từng giờ tác đ ộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, hoạt động tài chính quốc tế sẽ là hoạt động chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất của x u hướng này. Bởi lẽ, sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là khâu đột phá, mở đường cho sự phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế - quốc tế trên mọi lĩnh vực khác, tạo đà cho sự p hát triển kinh tế m ỗi nước. Hệ thống ngân hàng các nước ngày càng mở rộng hoạt động, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngo ài sự vận động chung đó. Hơn nữa, đường lối đổi m ới toàn diện của Đại hội Đảng V I (1986) như luồng gió m át lành đầy sinh khí thổi vào bức tranh kinh tế V iệt Nam. Một trong những nội d ung quan trọng của đường lối này là đổi mới nền kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở cửa. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để thực hiện thành công mở cửa nền kinh tế thì hệ thống tài chính - ngân hàng là hệ thống hỗ trợ hiệu q uả nhất. Dưới tác động của xu hướng “ toàn cầu hoá”, và nhu cầu phát triển nền kinh tế trong đ iều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện nền kinh tế mở cửa tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thiết lập và phát triển. Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình mở cửa nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng liên doanh cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ được tiếp cận, học hỏi công nghệ ngân hàng tiên tiến từ đó cải tiến, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ. 2. Mục đích nghiên cứu Khái niệm “ liên doanh” hiện nay được hiểu ở hai góc độ: “ liên doanh cũ” và “liên doanh mới”. “ Liên doanh cũ” đ ơn thuần là sự liên doanh giữa một
- 4 (hoặc các b ên) Việt Nam với một (các bên) nước ngoài. “ Liên doanh mới” là sự hợp tác liên doanh theo cách thức doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp liên doanh…Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, tôi chỉ xin phép nghiên cứu những quy định cơ bản nhất về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Mục đ ích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của ngân hàng liên doanh đối với sự phát triển kinh tế, q uy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng liên doanh…; trên cơ sở xem xét hệ thống pháp luật thực định về ngân hàng liên doanh và thực tiễn hoạt động của nó từ đó chỉ ra các thiếu sót, hạn chế để có thể khắc phục, đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. 3. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những chế định về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín d ụng, Luật đầu tư năm 2005... và các văn bản d ưới luật có liên quan. Với mục đích như đã đặt ra ở trên, phạm vi nghiên cứu của khoá luận được giới hạn là những lý luận khái quát và quy chế p háp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận d ựa trên phương pháp luận của triết học Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp p hương pháp phân tích và tổng hợp… Tác giả khoá luận sử dụng p hương pháp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, lấy Luật đầu tư năm 2005 và Luật Các Tổ chức Tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi là Luật các TCTD) làm cơ sở pháp lý cơ bản cho việc nghiên cứu. 5. K ết cấu của khoá luận Ngoài phần m ở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành b a chương:
- 5 Chương 1 đề cập những vấn đề khái quát về Ngân hàng và ngân hàng liên doanh; Chương 2, quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở V iệt Nam; Chương 3, thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.
- 6 Chương 1 Những vấn đề khái quát về ngân hàng và ngân hàng liên doanh 1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của ngân hàng Hiện nay, các nhà khoa học và các nhà kinh tế đều cho rằng: “Hoạt động ngân hàng hình thành và phát triển cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người”. Ngân hàng đã bước đi từng bước cực kỳ thô sơ (như hình thức bancus) và dưới những tác động của nhu cầu phát triển xã hội, nền kinh tế, đã thúc đ ẩy ngân hàng không ngừng được ho àn thiện. Xã hội càng phát triển thì hoạt động của ngân hàng càng trở nên đa dạng hơn. Giai đoạn lịch sử phát triển đầu tiên của hoạt động ngân hàng được gọi là “giai đoạn sơ khai của các ngân hàng” xuất hiện vào thời Hy Lạp, đế quốc La Mã…Điển hình là hoạt động của các nhà đổi tiền Hy Lạp (Iraperita) nhận tiền của giai cấp quý tộc, người giàu có…và cho các thương gia vay. Đ ây là hoạt động mua bán, trao đổi vay tiền sơ khai đầu tiên. Đồng thời, nó cũng dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “ ngân hàng” (xuất p hát từ chữ Latinh Bancus). G iai đo ạn phát triển thứ hai của lịch sử ngân hàng bắt đầu từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII với nhiều hoạt động mới được áp dụng. Hoạt động ngân hàng tiến bộ rất nhiều so với ngân hàng sơ khai như sự xuất hiện của nghiệp vụ áp dụng phương pháp bù trừ trong thanh toán, nghiệp vụ chuyển ngân…Thế kỷ XVII ngân hàng bước vào giai đo ạn ba với việc mạnh dạn cho vay tạo ra những kho ản tiền mới và lưu thông, nghĩa là ngân hàng đ ã “tham gia vào ho ạt động cung ứng tiền”. Đồng thời là sự ra đời của một loạt các ngân hàng như ngân hàng Anh ở Luân Đôn - N gân hàng lớn nhất thế giới cuối thế kỷ XVII, ngân hàng Đ ông Phương của Anh ở Trung Q uốc, ngân hàng Đô ng Dương của Pháp thành lập tại V iệt Nam (Thế kỷ X IX)…
- 7 Trong thời đại ngày nay, hoạt động ngân hàng rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ ngân hàng lại rất phức tạp và luôn biến động theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau nên đến nay vẫn chưa có sự đồng nhất trong khái niệm ngân hàng. Theo pháp luật V iệt Nam, khái niệm ngân hàng được hiểu là loại hình tổ chức tín dụng đ ược thực hiện to àn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (K hoản 2 Điều 20 Luật các TCTD). Từ quy định này có thể thấy, ngân hàng tại V iệt Nam có các đặc điểm sau: là loại hình tổ chức tín dụng tiến hành các ho ạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận; nội dung hoạt động thường xuyên và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi có ho àn trả và sử d ụng tiền gửi để cấp tín dụng; ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định. Như vậy, khái niệm ngân hàng được sử dụng như một thuật ngữ để nói đ ến các tổ chức làm chức năng thu nhận tiền gửi của công chúng và đ em số tiền đó cho người khác vay nhằm thu lợi nhuận. Nền kinh tế của một nước càng phát triển thì vai trò của hệ thống ngân hàng càng có tầm quan trọng đặc biệt. Vai trò của ngân hàng được xác định trên cơ sở các chức năng và các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn. Q ua việc nghiên cứu các chức năng của ngân hàng như chức năng trung gian tín dụng, chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Ta thấy vai trò của ngân hàng được thực hiện ở hai mặt là thực thi chính sách tiền tệ đã đ ược hoạch định bởi Ngân hàng Trung ương và góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng; thực hiện trung gian thanh toán các nguồn vốn cho nền kinh tế thị trường; thúc đ ẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển; góp p hần hình thành và phát triển thị trường chứng khoán; phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Như vậy, ngân hàng ra đ ời cùng với quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và khi ngân hàng phát triển nó lại đóng vai trò thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển nhanh.
- 8 1.2. Qúa trình ra đời và phát triển của ngân hàng liên doanh 1.2.1 Sự cần thiết của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và sự ra đời của ngân hàng liên doanh Xu hướng hợp tác kinh tế, quốc tế là m ột nhu cầu tất yếu đối với phát triển kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường, đặc biệt với các nước đang phát triển. Cách mạng công nghiệp đã cho ra đời một nền công nghiệp mới và d ần thay thế công nghệ truyền thống. Các nước phát triển đang chuyển tỷ trọng từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, dựa vào tri thức và thông tin. N ền kinh tế không hướng theo chiều rộng mà hướng tới phát triển theo chiều sâu. Tình hình đó làm phát sinh nhu cầu bức thiết là đòi hỏi các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - quốc tế để tiếp nhận công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy sản xuất, công nghiệp hoá đất nước. Hợp tác kinh tế - quốc tế được mở rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có hợp tác kinh tế - quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, không một hoạt động kinh tế nào không liên quan tới hoạt động tài chính và tín dụng, giám sát và điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ. Ngân hàng được coi là một bộ phận của hạ tầng cơ sở trong nền kinh tế. Thứ nhất, để ổn định và phát triển kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường thì vị trí của đồng tiền và vai trò của ngân hàng hết sức to lớn. Đồng tiền với vai trò thúc đẩy sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hoá phải luôn ổn định, đủ tín nhiệm cả đối ngoại lẫn đối nội và ngân hàng cần được tổ chức thành một hệ thống, có mặt ở khắp nơi đ ể kế toán, kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng đối với quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Thứ hai, trong nền kinh tế hướng ngoại, giao lưu và hợp tác kinh tế phát triển thì mọi hoạt động kinh tế đối ngoại (xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngo ài…) đều trực tiếp phụ thuộc và liên quan mật thiết vào hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là quan hệ đối ngoại của ngành ngân hàng. Ngân hàng là trung tâm thanh toán điều hoà và cho vay vốn bảo đảm khả năng chi trả cho các nhà xuất nhập
- 9 khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng cũng đóng vai trò là người tài trợ cùng tham gia hợp tác kinh doanh với các nhà xuất nhập khẩu, là trung tâm tư vấn cho các nhà xuất nhập khẩu trong quá trình hoạt động, ngân hàng là cầu nối quan trọng giữa các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, từ đó thúc đ ẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Trong ho ạt động đầu tư trực tiếp, ngân hàng tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư từ khâu hình thành dự án đầu tư (thực hiện nghĩa vụ môi giới, tham gia thẩm định các dự án đầu tư), đến khi d ự án được triển khai (như mở tài khoản, chuyển vốn đầu tư…), xí nghiệp đi vào hoạt động (hoạt động thanh toán, chuyển tiền…), x í nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể (chuyển vốn, thanh lý tài sản xí nghiệp…). Ngân hàng tham gia vào hoạt động đầu tư gián tiếp thông qua việc tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc cung cấp vốn, hùn vốn đầu tư… Từ xu thế phát triển của thế giới, vai trò quan trọng đặc biệt của ngân hàng trong nền kinh tế; ta nhận thấy phát triển kinh tế trong điều kiện mở cửa, giao lưu hợp tác kinh tế - quốc tế thì trước hết p hải phát triển hệ thống ngân hàng, mở rộng hoạt động của ngà nh ngân hà ng trong đó có các hoạt động đối ngoại và sự hợp tác kinh tế - quốc tế của ngành ngân hàng. Sự phát triển và vận động này của ngân hà ng đã dẫn đến những hình thức ngân hàng mới như chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh… Vấn đề quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngo ài vào một nước cụ thể là hệ thống ngân hàng nước đó có đủ uy tín hay khô ng? N gân hàng nước họ đã xuất hiện chưa và họ sẽ được hỗ trợ gì?.. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài d ưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngo ài và ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngo ài, trong giai đoạn đầu của q uá trình mở cửa, là một xu hướng phổ biến, giải q uyết được những khúc mắc của các nhà đ ầu tư nước ngo ài, từ đó thu hút đ ầu tư nước ngoài. Hầu hết các nước đang phát triển khi bước vào thời kỳ đầu của quá trình cô ng nghiệp hoá, hiện đại ho á; hệ thống ngân hàng còn chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh
- 10 tế. V ì thế, cần phải thực hiện hiệu quả việc thu hút vốn đ ầu tư nước ngoài. Ngân hàng liên doanh được thành lập nhằm tạo ra một ngân hàng có sức mạnh tổng hợp trên cơ sở khắc phục những yếu kém của ngân hàng trong nước, phát huy thế m ạnh của ngân hàng nước ngoài, góp phần cải thiện mô i trường đầu tư và tạo điều kiện cho việc đổi mới hệ thống ngân hàng tại các nước này. Ngân hàng liên doanh là một loại hình ngân hàng mà trong đ ó có sự tham gia hợp tác liên doanh giữa ngân hàng thương mại trong nước với ngân hàng nước ngoài trên cơ sở góp vốn đ ể hình thành nên một ngân hàng thương mại mới, có tư cách p háp nhân và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại. Qua khái niệm trên, ta thấy ngân hàng liên doanh có những đặc điểm như: - Ngân hàng liên doanh được ra đời trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa bên ngân hàng trong nước và bên ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng liên doanh có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập với ngân hàng đ ã tham gia liên doanh thành lập ra nó. - Ngân hàng liên doanh có sự hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa bên ngân hàng trong nước với bên ngân hàng nước ngoài nhằm tiến hành các ho ạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Sự gắn bó chặt chẽ giữa các bên được thể hiện qua các nội dung kinh tế như vốn, quản trị đ iều hành, phân chia lợi nhuận… - Ngân hàng liên doanh phần lớn là liên doanh hai bên trong đó một bên là ngân hàng nước ngoài có uy tín và tầm cỡ trên thế giới với một bên là ngân hàng thương mại trong nước có khả năng tài chính tố t nhằm tạo ra một ngân hàng có tiềm lực tài chính và hoạt động hiệu quả ngay sau khi ra đ ời. Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng liên doanh đã khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển k inh tế của các nước đang phát triển. Trước hết, sự ra đời các ngân hàng liên doanh tạo điều kiện cho việc cải thiện m ôi trường đầu tư tại các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi đ ể thu hút vốn đầu tư nước ngo ài, tăng cường và mở rộng các quan hệ thương mại và dịch vụ với nước ngo ài. Đồng thời, ngân hàng liên doanh cũng tạo ra khả năng tiếp cận, học tập
- 11 và tranh thủ kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ tiên tiến…của các ngân hàng nước ngo ài, từ đó góp phần cải thiện mô i trường dịch vụ ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó , ngân hàng liên doanh còn đóng góp vai trò với tư cách là một loại hình liên doanh của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mục đích của việc liên doanh nhằm giải q uyết các nhu cầu đ òi hỏi của quá trình p hát triển kinh tế đất nước là vốn, khoa học công nghệ hiện đ ại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến…đều có thể đạt được trong ngân hàng liên doanh. N goài ra, ngân hàng liên doanh còn là một trong những yếu tố quan trọng thúc đ ẩy sự hình thành, phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tài chính tại các nước đang phát triển. Như vậy, sự ra đời của các ngân hàng liên doanh mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình lịch sử và điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển. Ngân hàng liên doanh đã đóng góp những nhân tố tích cực cho sự p hát triển kinh tế tại các nước này. 1.2.2 Sơ lược về ngân hàng liên doanh ở một số nước Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngo ài xuất hiện lần đầu tiên trên thế g iới và o những năm 50 tại khu vực Châu Á. Ở Inđô nêx ia, ngân hàng liên doanh với nước ngo ài được thành lập đầu tiên vào những năm 1953 là ngân hàng PT Bank Perdania. Thời kỳ đầu, từ những năm 1953 khi bắt đầu cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh với nước ngoài cho đến cuối những năm 60 và đầu những năm 70 . Trong giai đo ạn này, do mới giành được độc lập, hệ thống ngân hàng Inđônêxia còn yếu kém. Để thu hút vốn từ bên ngoài, Chính phủ Inđônêxia đã cho phép các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động dưới một hình thức d uy nhất là ngân hàng liên doanh trên cơ sở cùng góp vốn liên doanh giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại trong nước với tỷ lệ góp vốn khá chênh lệch bên ngân hàng thương mại Inđônêxia 20% còn b ên ngân hàng nước ngoài vào khoảng 80%. Do vậy, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Inđônêxia được thành lập hầu hết vào giai đoạn này. Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 cho đến cuối những năm 80 và đến nay, nền kinh tế đã phát triển, các ngân hàng thương mại nội địa
- 12 Inđônênx ia dần lớn m ạnh, đ áp ứng được nhu cầu dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế, Chính phủ Inđônêxia thực hiện chính sách hạn chế sự có mặt của các ngân hàng liên doanh. Nhìn chung, sự đ iều chỉnh pháp luật đối với ngân hàng liên doanh của Inđônêxia là điển hình của x u hướng “ thu hẹp dần”. Đây là xu hướng mà ban đầu, việc cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh rất rộng rãi với nhiều ưu đãi… nhằm khuyến khích sự có mặt của các ngân hàng nước ngo ài tại nước sở tại, góp phần đ ẩy nhanh thu hút vốn tạo sức bật cho nền kinh tế. Khi hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã phát triển vững mạnh thì thắt chặt dần các quy đ ịnh đối với ngân hàng liên doanh. Ngược lại với xu hướng “thu hẹp dần” là xu hướng “ mở rộng dần”. Đ iển hình của xu hướng này là Trung Quốc. Ngân hàng liên doanh với nước ngoài xuất hiện tại Trung Quốc cùng với công cuộc m ở cửa và được đánh dấu bằng Bộ luật đầu tư và hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài ngày 1 /7/1979. Đ ể khuyến khích sự có mặt các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc, ngay từ đ ầu Chính phủ Trung Quốc cho phép các ngân hàng nước ngoài được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, ngân hàng nước ngo ài độc lập 100% vốn; chi nhánh ngân hàng nước ngo ài; ngân hàng liên doanh…D ưới những hình thức này, đến nay tại Trung Quốc đã có mặt nhiều ngân hàng lớn có tầm cỡ của các nước như: Mỹ, Anh…Ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Trung Quốc được thành lập là liên doanh giữa một b ên là ngân hàng thương mại Trung Quốc có khả năng tài chính tố t và một bên là các ngân hàng có uy tín và tầm cỡ quốc tế. K hác với Inđô nêx ia, Trung Quốc luôn đ ề cao vai trò ngân hàng thương mại nội địa trong việc liên doanh. Trung Quốc mở rộng dần m ạng lưới và địa b àn hoạt động của các ngân hàng liên doanh tương ứng với sự lớn m ạnh của các ngân hàng thương mại trong nước và sự hoàn thiện của chính sách tiền tệ. Tóm lại, sự hiện diện của ngân hàng liên doanh đã đóng góp nhiều nhân tố tích cực cho sự p hát triển nền kinh tế thị trường. V à xuất phát từ những hoàn cảnh kinh tế - x ã hội khác nhau mà sự ra đời, phát triển và sự điều chỉnh của pháp luật đối với ngân hàng liên doanh mỗi nước là khác nhau.
- 13 1.3. Sự hình thành của ngân hàng liên doanh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam 1.3.1 Sự hình thành ngân hàng liên doanh ở Việt Nam Sau Đại hội Đảng lần th ứ V I, nước ta bắt đầu đổi mới cơ chế kinh tế, trong đó quan hệ thị trường dần được củng cố và phát triển. Trên cơ sở đổi mới trong q uan hệ kinh tế đối ngoại, cuối năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của đời sống kinh tế đất nước. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm khai thác có hiệu q uả mọ i tiềm năng đất nước (về tài nguyên và lao động) để tăng tích luỹ, tăng nguồn hàng về xuất khẩu, giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc là m và phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác quốc tế qua đó phá t triển nền kinh tế cho theo kịp thời đại. Nó đã tạo ra một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, tài chính…Lĩnh vực tài chính - ngân hàng khô ng nằm ngoài dòng đầu tư đó . Trong báo cáo c ủa Uỷ b an nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) 1990 đã nhận xé t: “ Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần giải quyết tố t khâu ngân hàng vì không một dự án nào không liên quan đến việc giải quyết vốn và tín dụng, giá m sát và điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ, những nhược điểm hiện nay c ủa ngân hà ng nước ta cũng như sự vắng mặt của các ngân hàng nước ngoà i đã trở thà nh cản trở đối với nhiều dự án”. Trước yêu cầu đó, Hội đồng nhà nước đã b an hành Phá p lệnh Ngân hàng Nhà n ước và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính thá ng 5 năm 1990. Phá p lệnh Ngân hà ng, hợp tác xã tín dụng và cô ng ty tài chính 1990 (sau đây gọi là Pháp lệnh N gân hàng năm 1990) đã đưa ra mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng, định hướng rõ chính sách và cơ chế nghiệp vụ cũng như về cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng, tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong những mụ c tiêu của cải cách hệ thống ngân hà ng là làm cho hệ thống ngân hà ng ngày càng đa dạ ng hơn để các tổ chức tín dụng đáp ứng được tốt hơn với môi trường và hoà n cảnh kinh tế mới. Đây là cơ sở p háp lý và đ iều
- 14 kiện nền tảng cho sự ra đời của ngân hà ng liên doanh. Lần đầu tiên khái niệm “ngân hàng nước ngo ài” và “ngân hàng liên doanh” được đưa ra trong Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990. Pháp lệnh này cũng d ành toàn bộ chương V để điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất đối với ngân hàng liên doanh với nước ngoài hoạt động tại V iệt Nam, p hù hợp với Luật đ ầu tư nước ngoà i tại Việt Nam, phù hợp với các hình thức đầu tư trực tiếp của nướ c ngoài trong Luật đầu tư. Sau khi ban hành Pháp lệnh Ngân hà ng năm 1990 , ngày 15 tháng 6 năm 1991 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy chế về chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên d oanh hoạt động tại Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 189/HĐBT ngà y 15/6 /1991 ) đã quy định chi tiết về việc cấp phép , khai trương nội dung và phạ m vi hoạt động, tài chính và hoạ ch toán, thay đổi gia hạ n chấm dứt hoạt động và thanh lý. Để chi tiết hoá hơn nữa, Ngân hàng Nhà nướ c đã ban hà nh Thông tư 178/NH-TT ngà y 5/10/1991 hướng dẫn thực hiện quy chế về chi nhánh ngân hàng nướ c ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam. Có thể nói, Luật đầu tư và Pháp lệnh Ngân hà ng năm 1990 là hai văn bản phá p quy quan trọng nhất chi phối sự thà nh lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoà i tại Việt Nam. Tháng 1 năm 1991, ngân hàng liên doanh đầu tiên được thành lập tại V iệt Nam là ngân hàng liên doanh IndoVina (viết tắt là IVB). Ngân hàng IVB ra đời trên cơ sở liên doanh giữa ngân hàng C ông thương Việt Nam và ngân hàng Summa Handel Bank Inđônêxia với giấy phép đầu tư số 135/GPĐ T của Uỷ b an Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) cấp ngày 21/11/1990 và đ ã khai trương hoạt động từ ngày 21/01/1991. Tuy nhiên, sau khi ban hành Nghị định 189/HĐBT ngày 15/6/1991 và thực hiện theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1 990 thì ngân hàng liên doanh IVB đã được Ngân hàng Nhà nước cấp lại giấy phép hoạt động số 08/NH-GP ngày 29/10/1992. Đ ây là ngân hàng liên doanh giữa hai bên trong đó phần vốn góp của mỗi bên ngân hàng là 50% trong tổng số 10 triệu USD vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Các đối tác tham gia ngân hàng liên doanh:
- 15 - Bên ngân hàng Việt Nam là ngân hàng Cô ng thương Việt Nam - một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất và giữ vị trí quan trọng trơng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Bên đối tác nước ngoài là ngân hàng Summa của Inđônêxia, là ngân hàng thuộc tập đoàn Soeryadjaya đ ăng ký kinh doanh tại Đức, có trung tâm quản lý tại Inđônêxia và văn phòng đại d iện tại nhiều nước trên thế giới như M ỹ, Hồng Kô ng. Sau nhiều biến động của tình hình kinh doanh tháng 8/1993, ngân hàng IVB thay đổi đối tác mới là ngân hàng Dagang Natinonal. Đến ngày 14/6/2000 Ngân hàng thương mại Thế Hoa, một trong ba ngân hàng thương mại lớn nhất Đài Loan đã tham gia liên doanh trong ngân hàng IVB thay thế ngân hàng Dagang Natinonal. Từ đó đến nay, ở nước ta đã có 5 ngân hà ng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoà i được thành lập: ngân hàng liên doanh Shinhanvinabank (đ ầu tiên là ngân hàng liên doanh First Vina); ngân hàng liên doanh Indovinabank, ngân hàng liên doanh V idpublicbank, ngân hàng liên doanh V inasiam (Việt - Thái), ngân hàng liên doanh Việt Nga. Ngân hàng liên doanh Việt - N ga là ngân hàng liên doanh được thành lập mới nhất trong gần 10 năm trở lại đây. N gân hàng liên doanh Việt - N ga là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Đầu tư và Phát triển V iệt Nam và ngân hàng Ngoại thương của Nga với số vốn điều lệ là 10 triệu U SD, trong đó ngân hàng Đầu tư và Phát triển V iệt Nam đóng góp 51% số vốn. Số vốn điều lệ dự kiến sẽ được tăng lên 30 triệu U SD. Ngân hàng liên doanh Việt - Nga đã khai trương hoạt động vào ngày 19/11/2006, trụ sở chính được đặt tại Hà Nội. Nhìn chung, sự ra đời của các ngân hàng liên doanh là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế V iệt Nam trong giai đoạn hiện nay, q ua đó thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự phá t triển kinh tế Việt Nam nói chung và hệ th ống ngân hàng Việt Nam nói riêng dần hoà nhập vào thị trườ ng thế giới và thị trường tài chính quốc tế. 1.3.2 Vai trò của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
- 16 Sự xuất hiện của các ngân hà ng liên doanh có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển kinh tế hàng hoá, thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế, quốc tế. Trước hết, sự xuất hiện của các ngân hàng liên doanh đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngà y nay, khi đầu tư vào một nước cụ thể các nhà đầu tư quan tâm đầu tiên là ở nước đó hệ thống ngân hà ng có đủ mạ nh không? hỗ trợ gì cho họ? ngân hàng của nước họ đã có mặt chưa? Môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút được nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài, đáp ứng một phần nhu cầu vốn phát triển kinh tế trong nước. Sự có mặt ngân hàng liên doanh với nước ngoài là đánh dấu một bước khởi đầu của thời kỳ tăng cường hợp tác kinh tế - quốc tế; tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại. Trong ngân hàng liên doanh, do bản chất là sự góp vốn kinh doanh tiền tệ giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoà i nên ngân hàng trong nước cũng được trực tiếp tham gia vào quản lý kinh doanh cùng bên nước ngoài, vì vậy ngân hàng nước sở tại có điều kiện để học tập kinh nghiệm, quả n lý, nghệ thuật kinh doanh, tiếp thu công nghệ ngân hàng tiên tiến từ đó hoàn thiện và phá t triển công nghệ ngân hàng trong nước. N gân hà ng liên doanh là nơi đào tạo ra một đội ngũ cá n bộ nghiệp vụ và quả n lý trong nền kinh tế thị trường do các cán bộ nước sở tại làm việc tại các ngân hàng liên doanh, đ ược học hỏi tác phong, nghiệp vụ của bên nước ngo ài. Ngân hàng liên doanh còn tăng cường đáp ứng các dịch vụ ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, góp phần cải thiện hoạt động dịch vụ ngân hà ng, tạo ra nhiều kênh để thu hút vốn cho sự phát triển kinh tế. Ngân hà ng liên doanh thành lập tại nước sở tại với tư cách là một loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hà ng nước sở tại. Hơn nữa, ngân hàng thương mại trong nước không còn được sự bảo hộ như trước, qua đó thúc đẩy cạnh tranh, trao đổi kinh nghiệm hoạt động ngân hàng, tạo ra một môi trường cạnh tranh là nh mạnh, cải thiện môi trường dịch vụ ngân hàng nước sở tại.
- 17 Có thể nói với ngân hàng liên doanh, các mụ c tiêu cơ bản đối với các nước đặc biệt là cá c nước đang phát triển đặt ra về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh ngân hà ng tiên tiến, đào tạo sử dụng cán bộ ngân hà ng đều có th ể đạt đượ c nhất là trong việc tiếp cận công nghệ mới.
- 18 Chương 2 Quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam 2.1. Khái niệm về ngân hàng liên doanh 2.1.1 Khái niệm ngân hàng liên doanh Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, pháp luật nước ta chưa có quy định về ngân hàng liên doanh. Phá p lệnh Ngân hàng năm 1990 đã đánh dấu một nấc thang pháp lý mới trong đổi mới hệ thống ngân hàng nước ta và sự ra đời c ủa ngân hàng liên doanh. Trong Phá p lệnh N gân hàng năm 1990, khái niệm ngân hàng liên doanh được hiểu là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên ngân hàng Việt Nam và Bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở tại V iệt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam (Điều 1); quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh được quy định tại chương V: Chi nhá nh ngân hà ng nước ngoà i và ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Để cụ thể hơn các quy định pháp lý về ngân hà ng liên doanh và khắc phục những hạ n chế không phù hợp của Pháp lệnh Ngân hà ng năm 1 990, Nhà nước ta đã b an hành Luật các TCTD để chỉnh sửa, bổ sung và phát triển thêm một bước tiến mới các quy định v ề hệ thống ngân hàng. Luật các TCTD không trực tiếp và chính thức đưa ra khái niệm về ngân hàng liên doanh mà chỉ gián tiếp thông qua các nội dung của khái niệm ngân hàng, và định nghĩa tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng n ước ngoà i. Luật các TCTD quy định: Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nhà n ước cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh (Kho ản 2 Điều 12 ). Theo Điều 20 của Luật các TCTD thì: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khá c của phá p luật đ ể hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
- 19 dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán; Ngân hàng là loạ i hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hà ng và các hoạ t động kinh doanh k hác có liên quan; Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thà nh lập theo pháp luật nước ngoài; Nghị định 13/1999/ NĐ -CP ngày 17/3/1999 về tổ chức hoạt động của Tổ chức tín dụng nướ c ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín d ụng nước ngoài tại Việt Nam đã có những quy định cụ thể về khái niệm ngân hà ng liên doanh. Gần đây nhất, Chính Phủ đã ban hà nh Nghị định 22 /2006/NĐ -CP ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hà ng 100% vốn nước ngoà i, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoà i tại Việt Nam thay thế Nghị đ ịnh 13 nói trên, q uy định chi tiết về ngân hàng liên doanh tại chương III. N ghị định 22/2006/ NĐ -CP đã có những bổ sung chi tiết hơn thay thế N ghị định 13 về khá i niệm ngân hàng liên doanh tại khoả n 5 Điều 7: “Ngân hà ng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp c ủa Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hà ng Việt Nam) và Bên nướ c ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thà nh lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạ n, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam”. Qua khái niệm nêu trên ta thấy, ngân hàng liên doanh có một số đặc điểm như sau: Cơ sở phá p lý để hình thà nh ngân hàng liên doanh là hợp đồng liên doanh. Một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam hợp tác kinh doanh với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Bên nước ngoài bỏ vốn đ ầu tư và o Việt Nam để hoạt động ngân hàng là cá c tổ chức tín dụng nước ngoài chứ không phả i bất kỳ tổ chức, cá nhân nước ngoài nà o.
- 20 Vốn pháp định của ngân hàng liên doanh; ngân hàng liên doanh được thà nh lập bằng vốn góp của bên ngân hàng nước ngoài và bên ngân hàng Việt Nam. Đ ặc điểm của ngân hàng liên doanh là sự hợp tác kinh tế chặt chẽ dựa trên cơ sở cùng sở hữu tài sản nên nghĩa vụ hàng đầu của bên liên doanh là phải đóng góp vốn theo đúng cam kết thành lập ngân hà ng liên doanh. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng thì mức vốn p háp đ ịnh của ngân hàng liên doanh đến hết ngày 31/12/2007 phải đạt 1000 tỷ đồng Việt Nam, đến năm 2010 tăng lên 3000 tỷ đồng V iệt Nam. Tỷ lệ góp vốn điều lệ do các bên thoả thuận và phải được ghi rõ trong Đ iều lệ. Mức góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, trừ những trường hợp đặc b iệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định (Đ iều 46 Nghị định 22/2006/NĐ-CP). Tỷ lệ góp vốn của các bên liên doanh xác định trá ch nhiệm và lợi ích của mỗi bên trong ngân hà ng liên doanh. Tính chất sở hữu vốn của ngân hàng liên doanh, ngân hàng liên doanh là một pháp nhân ho ạt động và hạch toán độc lập nên ngân hàng liên doanh hoạt động và chịu trách nhiệm về rủi ro trong phạm vi số vốn điều lệ tự có, mà không phụ thuộc vào các ngân hàng tham gia thành lập ra nó. Các b ên trong liên doanh cùng sở hữu tài sản, cùng q uản lý, phân chia lợi nhuận và cùng mạo hiểm rủi ro. Tổ chức q uản trị điều hành; ngân hàng liên doanh chịu sự quản lý và giám sát của N gân hàng Trung ương. Ngân hàng liên doanh có bộ m áy q uản lý chung trong đó cơ quan lãnh đ ạo cao nhất là Hội đ ồng quản trị, tiếp theo là bộ m áy điều hành như Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát… Thời hạ n hoạ t động tối đa của ngân hà ng liên doanh không quá 99 năm. Khi có nhu cầu gia hạn thời hạn ho ạt động, ngân hàng liên doanh nộp hồ sơ xin gia hạn cho Ngân hàng Nhà nước trước khi thời hạn ho ạt động kết thúc tối thiểu là 180 ngày. Mỗi lần gia hạn tối đa b ằng thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong giấy phép (Điều 11,12 Nghị đ ịnh 22/2006/NĐ -CP).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Quy chế pháp lý về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam "
129 p | 195 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy chế pháp lý về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
120 p | 206 | 44
-
Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh
66 p | 128 | 38
-
Luận văn: Xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển 1982
10 p | 204 | 34
-
Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
107 p | 159 | 33
-
Luận văn: Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà
89 p | 113 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
93 p | 93 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý về căn hộ khách sạn (Condotel) tại Việt Nam hiện nay
86 p | 74 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý của Hội nghị chủ nợ
15 p | 119 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
284 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
123 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý về góp vốn bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
68 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
103 p | 40 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam
9 p | 80 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
36 p | 19 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam
24 p | 71 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam
24 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn