intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ năm 2000 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung giải quyết những nội dung cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam - Australia từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2015, gồm những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục, an ninh quốc phòng...Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ năm 2000 đến nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- TRẦN THÙY TRANG NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - AUSTRALIA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THÙY TRANG NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - AUSTRALIA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Chỉnh Hà Nội - 2015 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Đình Chỉnh. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thùy Trang iii
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể và các ban ngành. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Đình Chỉnh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Đông Phương học; Thư viện Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội; Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, CBCNV đã tạo điều kiện để tôi thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Trần Thùy Trang iv
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... ........... v DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................... ......vii MỞ ĐẦU.................................................................................................. .................. 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. ........... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… .. ……………6 4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………….. ……………6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn.......................................................................... .................. 7 Chƣơng 1. Quan hệ Việt Nam - Australia trƣớc năm 2000............. .................. ...9 1.1. Vài nét về đất nước, con người Australia....................................... .............. 9 1.2. Quan hệ chính trị ngoại giao Việt Nam – Australia trước năm 2000...... ... 15 1.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Australia trước năm 2000.......................... ... 26 1.4. Quan hệ an ninh – quốc phòng Việt Nam – Australia trước năm 2000... .. 31 1.5. Quan hệ giáo dục Việt Nam – Australia trước năm 2000........................ .. 32 Tiểu kết chương 1............................................................................................ .. 33 Chƣơng 2. Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Australia từ 2000 đến 2010................................. .........................................................................35 2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực.................................................................. .... 35 2.2. Quan hệ chính trị - Ngoại giao............................................................... .... 39 2.3. Quan hệ kinh tế......................................................................................... .. 44 2.3.1. Viện trợ............................................................................................. . 44 v
  6. 2.3.2. Hợp tác đầu tư.....................................................................................50 2.3.3. Hợp tác thương mại........................................................................... .52 2.4. Hợp tác an ninh – quốc phòng.. ..................................................................55 2.5. Hợp tác văn hóa – giáo dục................ ........................................................58 Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................60 Chƣơng 3. Thành tựu và triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Australia từ sau 2010 đến nay................................................ ............................................................62 3.1. Bối cảnh thế giới và khu vực................................................................ ...... 62 3.2. Quan hệ chính trị - Ngoại giao........................................................... ........ 67 3.3. Quan hệ kinh tế................................................................................... ........ 73 3.3.1. Viện trợ........................................................................................ ...... 73 3.3.2. Hợp tác đầu tư............................................................................. ....... 76 3.3.3. Hợp tác thương mại............................................................................ 79 3.4. Hợp tác an ninh - quốc phòng.............................................................. ...... 81 3.5. Hợp tác văn hóa - giáo dục.................................................................... ..... 83 3.6. Triển vọng quan hệ Việt Nam - Australia.............................................. .... 85 3.6.1. Triển vọng trong quan hệ chính trị - ngoại giao.......................... ...... 86 3.6.2. Triển vọng trong hợp tác kinh tế........................................................87 3.6.3. Về hợp tác an ninh - quốc phòng.................................................. ..... 88 3.6.4. Hợp tác văn hóa - giáo dục.................................................................89 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... .... 90 KẾT LUẬN.................................................................................................. ............ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... ............. 96 vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương AUD Australia Dollar Đôla Australia AAECP Australia – ASEAN Economic Cooperation Program Chương trình hợp tác kinh tế Australia - ASEAN AusAID Australian Agency for International Development Cơ quan phát triển quốc tế Australia ACIAR Australian Centre for International Agricultural Research Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu (Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu) ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN AANZFTA ASEAN, Australia and New Zealand Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Australia, New Zealand ADMM + ASEAN Defence Ministers Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADIZ Air Defense Identification Zone Vùng nhận dạng phòng không ANZUS Australia, New Zealand, United States Security Treaty Khối hiệp ước quân sự Australia - New Zealand - Mỹ EAS East Asia Summit vii
  8. Hội nghị cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức nông lương (của Liên Hợp Quốc) FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài JTECC Joint Trade and Economic Cooperation Committee Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và thương mại NAFTA North America Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Đối tác kinh tế toàn diện khu vực SEATO Southeast Asia Treaty Organization Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á SAARC South Asia Association for Regional Cooperation Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SEARP The South East Asia Regional Program Chương trình khu vực Đông Nam Á TTP Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương USD United States Dollar Đôla Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới viii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đầu tư của Australia vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 1996........... ........ ..30 Bảng 1.2. Tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép của Australia giai đoạn 1996 - trước 2000....................................................... ............ 31 Bảng 2.1. Những dự án đầu tư lớn nhất còn hiệu lực cho đến năm 2007 của Australia tại Việt Nam............................................................ ........ .51 Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Australia và Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006..................................................... ........................................ 53 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Australia - Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011............................................................... ........ .....54 Bảng 3.1. Một số dự án đầu tư lớn của Australia tại Việt Nam năm 2011...............76 ix
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện về mọi mặt, hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia vững mạnh cả về kinh tế, chính trị và văn hóa. Chính phủ Việt Nam chủ trương đi theo đường lối độc lập tự chủ, đồng thời mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới, đa phương hóa - đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có sự giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực với hầu hết các nước trên thế giới. Có thể thấy rằng, quan hệ đối ngoại ngày càng được Việt Nam chú trọng và đang trong thời kỳ mở rộng hơn bao giờ hết. Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt phải kể đến Australia. So với Australia, Việt nam có nhiều điểm khác biệt khá lớn. Việt Nam và Australia không cùng một hệ thống chính trị - xã hội. Sự tương đồng lớn nhất giữa hai nước là vị trí địa lý (cùng nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương), tuy nhiên Australia lại mang nhiều đặc điểm của một quốc gia phương Tây. Sự tương phản giữa vị trí địa lý với đặc điểm xã hội đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Australia từ ngày lập quốc đến nay, trong đó có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam - một đất nước thuần chất Á Đông. Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia đã trải qua nhiều thử thách, thăng trầm trước khi đi đến giai đoạn ổn định và đạt nhiều thành tựu như ngày nay. Có thời gian Australia tẩy chay Việt Nam như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hay lúc chính phủ hai nước không tin tưởng lẫn nhau hồi những năm thập kỷ 70... Trải qua bao biến cố, Việt Nam - Australia dần giải quyết hết các mâu thuẫn, bất đồng và bắt tay xây dựng mối quan hệ hợp tác - tin tưởng lẫn nhau từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến nay, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia càng ngày càng được củng cố, phát triển trên nhiều mặt cả về chính trị - kinh tế lẫn văn hóa - giáo dục. Trước những biến động của thế giới và khu vực, Australia và Việt Nam đều chủ động điều 1
  11. chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Trước đây, Australia có xu hướng nghiêng về phương Tây - lạnh nhạt với châu Á. Dần dần, chính phủ nước này nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ với các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt trong thời kỳ Thủ tướng Paul Keating (1991 - 1996) nắm quyền, Australia bắt đầu chủ trương "hướng về châu Á", đưa đất nước hòa nhập với khu vực, cam kết gắn liền sự phát triển của đất nước với sự phát triển của châu Á - Thái Bình Dương. Biến chuyển này rất phù hợp với đường lối đổi mới của Việt Nam là mở cửa đất nước, đẩy mạnh giao lưu quốc tế. Cũng từ đó, quan hệ Việt Nam - Australia mới có cơ hội được đẩy mạnh và củng cố. Tuy quan hệ Việt Nam - Australia đang trên đà phát triển và đạt nhiều dấu ấn quan trọng trên các lĩnh vực, các công trình nghiên cứu về quan hệ song phương giữa hai nước vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiện tại, khi Australia ngày càng dành nhiều ưu tiên cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, việc đào sâu nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Australia ngày càng trở nên có giá trị to lớn cả về thực tiễn lẫn khoa học. Ta có thể xác định được vị trí Việt Nam trong chính sách khu vực của Australia thông qua việc nhìn nhận, đánh giá khách quan quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước và phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ theo từng thời kỳ. Từ đó, các nhà hoạch định Việt Nam sẽ đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp với Australia nhằm tăng hiệu quả tương tác giữa hai nước, mức độ quan hệ cũng được điều chỉnh cho xứng với tiềm năng. Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng cần phải đẩy mạnh nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam- Australia để có cái nhìn hệ thống và toàn diện về những thành tựu đạt được của mối bang giao này, đồng thời có thể nêu một số dự báo về quan hệ giữa hai nước trong những thập kỷ tiếp theo. Chúng tôi chọn đề tài: “ Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ năm 2000 đến nay" làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Quan hệ Việt Nam - Australia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xã hội ở hai nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. 2
  12. Australia đã hỗ trợ tích cực Việt Nam trong quá trình tái thiết và xây dựng đất nước, đồng thời giúp Việt Nam hội nhập nhanh chóng với môi trường quốc tế. Quan hệ ngoại giao với Australia ngày càng được chính phủ Việt Nam coi trọng, bởi vậy việc đào sâu nghiên cứu về mối quan hệ này trở nên có giá trị thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hai bên gia tăng hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng tầm mối quan hệ song phương trong tương lai. Luận văn tập trung giải quyết những nội dung cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam - Australia từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2015, gồm những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục, an ninh quốc phòng… Trên cơ sở những thành tựu nêu trên, luận văn chỉ ra và phân tích các thuận lợi, khó khăn trong quan hệ giữa hai nước đồng thời trình bày thực trạng của mối quan hệ. Quan hệ Việt Nam - Australia là quan hệ chiến lược hai chiều được hình thành và phát triển qua bao thăng trầm lịch sử. Để tiếp tục đưa quan hệ Việt nam - Australia lên một bước phát triển mới, luận văn nêu lên triển vọng của mối quan hệ và những bài học kinh nghiệm cho cả hai nước trong giai đoạn mới. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia được bắt đầu từ vài thập kỷ trước. Năm 1995, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho xuất bản cuốn "Giới thiệu quốc gia Australia", trong đó giới thiệu sơ lược về đất nước này đồng thời khái quát mối quan hệ song phương Việt Nam - Australia. Đến năm 1997, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hai hội thảo khoa học về Australia. Lúc đó, các báo cáo tham dự hội thảo và công trình của tác giả Vũ Tuyết Loan tuy đề cập đến nhiều khía cạnh của đất nước Australia nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu bước đầu và hết sức sơ lược về quốc gia này. Năm 1998, cuốn "Australia ngày nay" do Tiến sĩ Vũ Tuyết Loan chủ biên được xuất bản. Cuốn sách đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về đất nước, con người, lịch sử, truyền thống, chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, quan hệ ngoại 3
  13. giao... của Australia. Tác giả đồng thời tổng kết chặng đường 25 năm mối quan hệ Việt Nam - Australia từ 1973 đến 1998. Cũng trong năm 1998, Bộ Thương mại Việt Nam cho biên soạn và xuất bản cuốn "Cơ hội đầu tư và thương mại Việt - Úc". Tác phẩm chỉ tập trung đánh giá, tổng kết thành tựu hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại - đầu tư. Ngoài ra, cuốn sách còn chỉ rõ những lĩnh vực, các ngành và mặt hàng ưu thế của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với Australia. Năm 1999, cuốn "Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới lần hai" của Tiến sĩ Đỗ Thị Hạnh được xuất bản. Trong cuốn sách, tác giả đánh giá về quá hình thành, phát triển và thay đổi trong chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực Đông Nam Á. Riêng phần quan hệ Australia - Việt Nam tuy được đề cập nhưng cũng chỉ chiếm thời lượng tương đối. Năm 2002, cuốn "Khám phá Australia - con đường dẫn đến thành công" được công ty cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (Hà Nội) cho xuất bản. Một lần nữa, đất nước Australia được tác giả mô tả theo nhiều khía cạnh, bao gồm vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, khí hậu, con người, văn hóa - xã hội, nền chính trị, đặc biệt có đề cập đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Australia trên các lĩnh vực ngoại giao, thương mại, viện trợ, giáo dục... Năm 2004, tác phẩm "Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến nay: Hiện trạng và triển vọng" do Tiến sĩ Vũ Tuyết Loan chủ biên được Viện KHXH&NV - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản. Cuốn sách cung cấp cho người đọc kiến thức về thực trạng quan hệ, chính sách của Australia đối với tổ chức ASEAN nói chung và với từng nước thuộc tổ chức nói riêng. Theo đó, mối quan hệ được phân chia theo từng lĩnh vực là chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tác giả cũng đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của quan hệ Australia - ASEAN ở thời kỳ đầu của thế kỷ XXI. Về các đề tài nghiên cứu, nổi bật nhất là luận án tiến sĩ sử học của tác giả Đỗ Thị Hạnh mang tên "Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế 4
  14. giới lần hai đến giữa thập niên 90" và luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thị Định mang tên "Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1973 - 1995". Ngoài ra, nhiều bài viết về quan hệ Việt Nam - Australia của các tác giả Việt Nam cũng được đăng trên báo, tạp chí, ví dụ tiêu biểu là bài "Quan hệ Australia - Việt Nam (1973 - 2002)" của Trịnh Thị Định; "25 năm mối quan hệ sôi động" của Trần Văn Tùng, Đại sứ Việt Nam tại Australia; "30 năm quan hệ Việt Nam - Australia (1973 - 2003) của Vũ Tuyết Loan... Về phần Australia, lĩnh vực nghiên cứu Đông Nam Á được các chuyên gia và nhà khoa học đẩy mạnh ngay từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Thủ tướng Gough Whitlam đề xướng chiến lược "Hướng về châu Á" trong thời gian nắm quyền từ năm 1972 đến năm 1975. Chính sách này thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, họ đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị về việc mở rộng và tăng cường quan hệ giữa Australia với các nước Đông Nam Á. Ví dụ tiêu biểu là bộ "Australia and the World Affairs" (tạm dịch là "Australia với các vấn đề thế giới"), có nội dung xoay quanh quan hệ ngoại giao của Australia trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX. Mối quan hệ Australia - Đông Nam Á lại được Ngoại trưởng Australia Evans Gareth và nhà nghiên cứu Bruce Grant bàn đến trong tác phẩm "Quan hệ quốc tế của Australia trong những năm 90" (được tác giả Vũ Thị Hường dịch sang tiếng Việt). Những cuốn sách này ngoài nội dung khái quát, nhận xét, đánh giá quan hệ đối ngoại của Australia còn chứa đựng nhiều ý kiến mang tính xây dựng và ý tưởng có giá trị của các tác giả gửi đến chính phủ Australia nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Australia - Đông Nam Á. Thực tế, tuy cả Việt Nam lẫn Australia đều có số lượng tương đối các công trình nghiên cứu về quan hệ Australia - ASEAN, mảng quan hệ Australia - Việt Nam vẫn chưa được nhắc đến nhiều hay phân tích cặn kẽ, nếu có thì chỉ mang tính khái quát, sơ lược nên chưa đủ cụ thể. Đa phần các công trình, tác phẩm nêu trên đều mang tính tổng quan, tức là không thực sự đào sâu nghiên cứu về vấn đề mà bản thân tôi chọn làm đề tài luận 5
  15. văn. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu từ những công trình này hết sức có giá trị, là tư liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu thế hệ sau. Nội dung chủ yếu của luận văn sẽ được trình bày theo trật tự thời gian từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, đặc biệt tập trung vào giai đoạn 2000 – nửa đầu 2015. Quá trình quan hệ trước năm 2000 cũng được khái quát nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn rõ hơn về lịch sử phát triển và những thăng trầm trong quan hệ song phương mà Australia và Việt Nam phải trải qua trước khi bước vào thời kỳ hợp tác phát triển. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những thành tựu trong mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia giai đoạn từ năm 2000, được chia theo các lĩnh vực là chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quốc phòng và văn hóa – giáo dục. Trong đó, luận văn sẽ trình bày những vấn đề như bối cảnh lịch sử, những yếu tố tác động của khu vực và quốc tế, các chính sách của hai nước, vấn đề và khó khăn nảy sinh trong từng lĩnh vực, các thành tựu cũng như một số hạn chế và cuối cùng là triển vọng và dự báo quan hệ Việt Nam - Australia trong tương lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận văn nghiên cứu mối quan hệ hai chiều Việt Nam – Australia, tuy nhiên tập trung phần lớn vào thái độ và chính sách từ phía chính phủ Australia đối với Việt Nam. Mối quan hệ song phương này cũng được đặt trong mối quan hệ đa phương của hai nước đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Australia từ năm 2000 đến nửa đầu 2015. Tuy nhiên, để có cái nhìn hệ thống và toàn diện, quan hệ Việt Nam - Australia trước năm 2000 cũng được xem là một nội dung quan trọng giúp cho kết cấu và nội dung của luận văn tạo nên sự cân đối và hợp lý. Về lý do chọn tiêu đề luận văn, chúng tôi cho rằng, năm 2000 là năm khởi đầu của thiên niên kỷ mới, là mốc đánh dấu sự thay đổi và nhiều biến động lớn trên toàn cầu. Bên cạnh sự phát triển vũ bão về kinh tế, khoa học - công nghệ cùng xu hướng 6
  16. toàn cầu hóa quan hệ quốc tế, nguy cơ khủng bố - xung đột - chiến tranh lại tăng cao. Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ ngoại giao giữa nhiều nước trên thế giới, giữa các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có quan hệ Việt Nam – Australia. Thứ hai, từ năm 2000, chính phủ Australia đặc biệt nỗ lực thắt chặt quan hệ hợp tác với ASEAN. Australia trong giai đoạn này ngày càng hòa mình hơn với môi trường khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Australia chia sẻ mối lo với ASEAN về những bất ổn trong nền an ninh khu vực kể từ năm 2000, đồng thời có nhiều động thái hỗ trợ - hợp tác với các quốc gia ASEAN (bao gồm Việt Nam) trong việc gìn giữ ổn định khu vực. Vài năm gần đây, chính phủ Australia thường xuyên lên tiếng ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp diễn ra trên vùng biển khu vực. Ngoài ra, Australia còn nỗ lực hết sức giúp Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Thứ ba, nếu trước năm 2000 quan hệ Việt Nam - Australia gặp rất nhiều biến động thì giai đoạn sau năm 2000, mối quan hệ này trở nên ổn định và phát triển mạnh mẽ. Đây có thể được coi là thời kỳ mà quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu nhất từ trước đến nay. Hai nước có sự hợp tác toàn diện, tiêu biểu là kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng... Cùng với sự nỗ lực của mỗi nước, quan hệ Việt Nam - Australia sẽ thu được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài "Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ năm 2000 đến nay", phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp khu vực học, phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Do mối quan hệ Việt Nam- Australia được hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ qua nên phương pháp lịch sử sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, bảng biểu trong quá trình nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn 7
  17. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1. Quan hệ Việt Nam - Australia trước năm 2000 Chương 2. Những thành tựu nổi bật trong Quan hệ Việt Nam - Australia từ 2000 đến 2010 Chương 3. Thành tựu và triển vọng quan hệ Việt Nam - Australia từ sau 2010 đến nay 8
  18. CHƢƠNG 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - AUSTRALIA TRƢỚC NĂM 2000 1.1. Vài nét về đất nƣớc, con ngƣời Australia Australia nằm ở cực Nam Thái Bình Dương, là một lục địa đảo nằm tách biệt với các châu lục còn lại của thế giới. Vì có vị trí đặc biệt, Australia không chịu sự tác động từ bên ngoài cho đến năm 1616, khi thủy thủ Hà Lan Dirk Hartog phát hiện ra châu Úc. Không chỉ có nền văn hóa riêng biệt, Australia còn hầu như không có mối liên hệ với các quốc gia khác, kể cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương cận kề, trong một thời gian khá dài. Các nhà sử học Australia dùng cụm từ "nền chuyên chế của khoảng cách" để miêu tả về đất nước mình. Người Anh đến định cư tại Australia từ năm 1788, mang theo ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tôn giáo của mình đến vùng đất lạ. Australia dần trở thành thuộc địa di dân của Anh, bởi vậy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ mẫu quốc. Tuy nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xã hội Australia mang nhiều tính chất và đặc điểm của một xã hội phương Tây. Về địa lý, Australia có diện tích hơn 7,6 triệu km vuông (lớn thứ 6 thế giới về tổng diện tích) với đường bờ biển trên 34 nghìn km (chưa tính đến các đảo ngoài khơi). Quốc gia này trải dài khoảng 3,7 nghìn km từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam và trải rộng khoảng 4 nghìn km từ Đông sang Tây. Theo số liệu của tổ chức tài chính quốc tế The World Bank, dân số Australia đến năm 2013 là trên 23 triệu người, trong đó 2/3 người dân sống tập trung tại các thành phố lớn và khu vực duyên hải. Australia là một trong những nước có mật độ dân cư thấp nhất thế giới và đặc biệt có rất đông dân nhập cư. Lúc mới đặt chân đến đây, người phương Tây luôn cảm thấy lo sợ vì thiếu khả năng phòng thủ. Thực tế là trong nửa sau thế kỷ XIX, cộng đồng người da trắng tại Australia luôn xảy ra xung đột với những người nhập cư (phần lớn là người châu Á và người da đen từ các đảo nam Thái Bình Dương) đến tìm vàng. Lo sợ bị người châu Á xâm nhập và bị các nước Nga, Pháp, Đức dòm ngó, Australia thành lập liên bang vào năm 1901. 9
  19. Australia đi theo mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa (TBCN) của phương Tây, điều này được thể hiện trong mọi mặt từ kinh tế, văn hóa đến chính trị. Về thể chế chính trị và văn hóa, Australia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa đảng. Australia là thành viên khối Liên Hiệp Anh, Nữ hoàng Anh Elizabeth II, nữ hoàng của cả Australia, là người đứng đầu nhà nước. Đại diện của nữ hoàng tại Australia là toàn quyền (do nữ hoàng chỉ định), tại mỗi bang là thống đốc. Theo Hiến pháp Australia từ năm 1901, Hạ viện và Thượng viện là cơ quan lập pháp, được bầu lên trong ba năm và có quyền hạn ngang nhau. Thủ lĩnh đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện sẽ là thủ tướng và có quyền chỉ định nội các. Tổng tuyển cử được tổ chức ít nhất ba năm một lần. Các cuộc bầu cử nghị viện và chính phủ (nhất là từ sau năm 1945) đều cho thấy sự lấn át của hai đảng chủ chốt là Công đảng (Labour Party) và Liên đảng Tự do - Quốc gia (Liberal - National Party). Các đảng này có đường lối chính sách đối nội, đối ngoại khá tương đồng về mục tiêu và bản chất, chỉ khác nhau chút ít về biện pháp hay mức độ. Thủ tướng đương nhiệm của Australia là Malcolm Turnbull, nhậm chức ngày 15/9/2015. Về mặt kinh tế, thời kỳ mới lập quốc, Australia phát triển khá chậm. Phải đến năm 1851 khi nhiều mỏ vàng được phát hiện tại đây, nền kinh tế Australia dần đi vào ổn định phát triển. Từ cuối thế kỷ XX, Australia bắt đầu xây dựng nền kinh tế hỗn hợp theo mô hình phương Tây. Quá trình này gặp nhiều thuận lợi bởi Australia vốn không bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến hay quan hệ tiền tư bản, lại được kế thừa thành tựu của nền TBCN Anh. Chế độ TBCN ở Australia là chế độ cạnh tranh tự do: các công ty tư nhân đóng vai trò chủ đạo, chính phủ nắm một số ngành quan trọng và quản lý kinh tế bằng chính sách tiền tệ thuế khóa. Từ sau Chiến tranh Thế giới II, Australia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản, năng lượng và cả nông sản. Các ngành khai thác và công nghiệp chế tạo đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế của lục địa đảo này. Từ khi hình thành liên bang vào năm 1901, Australia nhìn chung phát triển ổn định. Nền kinh tế TBCN có trình độ khá cao, hệ thống chính trị mang tính dân chủ phương Tây điển hình. 10
  20. Về đối ngoại, lịch sử cho thấy Australia chịu ảnh hưởng lớn từ các nước phương Tây, đặc biệt là Anh. Quốc gia này đi theo chế độ TBCN và hướng chính sách đối ngoại đến mục tiêu gìn giữ, phát triển mối quan hệ với các nước tư bản phương Tây. Cả hai đảng cầm quyền ở Australia đều có đường lối đối ngoại như trên. Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Australia kế tiếp chính sách đối nội (yếu tố bên trong) nhưng lại chịu tác động lớn hơn bởi các yếu tố bên ngoài (môi trường khu vực, môi trường quốc tế, thay đổi về tương quan lực lượng, những thách thức mới, khó khăn nảy sinh...). Việc chịu ảnh hưởng bởi các nước tư bản phương Tây (đặc biệt là Anh, Mỹ) về đường lối, chính sách ngoại giao tất yếu chi phối mối quan hệ giữa Australia với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chính sách đối ngoại của lục địa đảo này luôn đặt các nhóm lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Nhóm lợi ích thứ nhất là lợi ích an ninh - quốc phòng, chính là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nền chính trị độc lập của Australia. Lợi ích này được bảo đảm thông qua việc các quốc gia láng giềng duy trì nền hòa bình, ổn định và có thiện chí với Australia. Khu vực lợi ích an ninh của Australia bao gồm "khu vực có lợi ích quân sự trực tiếp" (lãnh thổ Australia và các vùng biển lân cận, Indonesia, Papua New Guinea, New Zealand và các đảo quốc tây nam Thái Bình Dương) và khu vực "lợi ích chiến lược căn bản" (đông Ấn Độ Dương, phần còn lại của Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và tây nam Thái Bình Dương). Nhóm thứ hai là lợi ích kinh tế - thương mại. Australia là nước TBCN, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Australia luôn hướng tới một cơ cấu thương mại quốc tế tự do, ổn định, hợp lý để hàng hóa nước mình có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế. Thứ ba là nhóm lợi ích về vai trò, vị thế quốc tế. Australia mong muốn có tiếng nói trong việc tham gia giải quyết các vấn đề thế giới như chính trị, an ninh, quân sự, môi trường, sức khỏe... Hai nhóm lợi ích đầu quan trọng hơn, đặc biệt là lợi ích an ninh - quốc phòng, là những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại tổng thể của Australia. Mối 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1